TIN CỘNG ĐỒNG
Làm sao bay sang Mỹ???
Nếu như mùa hè là thời gian để các bạn du học sinh hiện tại nghỉ ngơi, thư dãn, xả stress, hay tìm các suất thực tập, tham gia vào các chuyến thiện nguyện phục vụ cộng đồng
Nếu như mùa hè là thời gian để các bạn du học sinh hiện tại nghỉ ngơi, thư dãn, xả stress, hay tìm các suất thực tập, tham gia vào các chuyến thiện nguyện phục vụ cộng đồng; thì đối với các ‘ma mới’ sắp đặt chân lên con đường du học, mùa hè là mùa của những lo âu, những thắc mắc, những ngơ ngác mà không biết đi đâu để tìm ra câu trả lời.
Bản thân đã từng trải qua những cảm giác này nên Cá rất hiểu và thông cảm với các bạn, và cả với gia đình của các bạn nữa. Ừ thì đi du học bây giờ cũng không còn là chuyện lạ nữa. Ừ thì bây giờ số lượng các du học sinh không còn có thể đếm trên đầu ngón tay nữa. Ừ thì đi du học và cầm tấm bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ từ Mỹ về bây giờ cũng không còn to tát nữa. Nhưng để đạt tới giai đoạn mà tất cả mọi thứ đều rất bình thường này thì phải có giai đoạn khởi đầu. Khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì đó, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có chung cảm giác ‘con nai vàng ngơ ngác’ thì phải. Do đó, hôm nay, Cá sẽ viết một đề tài mà nghe qua cũng không có gì to tát cả, nhưng Cá nghĩ sẽ rất cần thiết cho các tân du học sinh trong học kỳ mùa thu sắp tới, đó là chuyện đi máy bay. Nếu không sang được nửa bên kia của Trái Đất thì làm sao bạn có thể bắt đầu một trang mới trong cuộc đời của bạn được phải không?
Hồi Cá chuẩn bị đi du học, thay vì hào hứng cho Cá khi sắp được sang trời Tây, sắp được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, thì cả nhà Cá đều có chung phản ứng như thế này: “Cả nhà đi nước ngoài hết rồi. Cuối cùng thì nó cũng đã có dịp được đi máy bay và ra nước ngoài rồi, may quá.” Lúc đó Cá thắc mắc trong đầu là đi máy bay thì có gì đâu ngoài việc di chuyển dưới mặt đất thì bây giờ sẽ là ở trên trời? Nhưng càng gần tới ngày bay, càng có nhiều người tới dặn dò Cá đủ kiểu chuyện liên quan tới chuyện đi máy bay, mà chẳng thấy có mấy ai dặn dò Cá sang học hành chăm chỉ cả. (Thực ra là cũng có, nhưng mà nếu mà đem cân số lượng các câu dặn dò lên thì chuyện đi máy bay nặng hơn hẳn.) Thế là, với một đứa tâm lý hay biến đổi do tác nhân bên ngoài như Cá thì Cá bắt đầu hơi sợ sợ. Rồi đến lúc ra sân bay, sau khi làm thủ tục và chuẩn bị vào cổng bay, phải thú thật là Cá run lắm luôn. Nhưng vì sợ cả nhà lo lắng nên Cá đã tỏ vẻ cứng rắn, cười toe cười toét, chứ thực ra tim đập thình thịch luôn, sợ nhất là ‘bắt nhầm’ máy bay. Cá nhớ là Cá cứ bị ám ảnh mãi suy nghĩ trong đầu là nhỡ thay vì đi du học Mỹ, mình lại đi du lịch giữa Thái Bình Dương, không sang được bờ bên kia thì chắc vui lắm. Nghĩ lại thì thấy mọi người lo cho Cá như vậy là vì lúc trước Cá đã từng là một đứa rất nhút nhát và chưa từng đi đâu xa một mình cả, cho nên mọi người lo như vậy cũng phải thôi.
Nhưng mà thôi, lan man chừng đó về chuyện lo sợ đi máy bay cũng đủ rồi. Cá sẽ nói nhanh cho các bạn hành trình mà các bạn nên chuẩn bị từ lúc đặt vé máy bay và bay sang tới Mỹ là như thế nào.
Thông thường, khi bay từ Việt Nam qua Mỹ, các bạn sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến. Từ Việt Nam transit ra một nước quốc tế nào đó ở châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan v..v..), sau đó từ trạm trung chuyển quốc tế này bạn sẽ bay một lèo sang Mỹ. Thời gian tổng cộng bay thường trong khoảng 20 tiếng (nếu nhanh) và 28 tiếng (nếu chậm), nhưng cũng có thể lên tới 58 tiếng (như Cá đã từng bay một lần chỉ vì ham vé rẻ.) Nhưng khoan nói đến chuyện này, Cá sẽ kể cho các bạn nghe chuyện du học sinh săn vé rẻ từ Mỹ về Việt Nam sau. Chuyến bay dài nhất sẽ chính là chuyến từ châu Á sang bên châu Mỹ này các bạn ạ. Thường các bạn sẽ ngồi nguyên trên máy bay khoảng 13-18 tiếng.
Sân bay ở Mỹ đầu tiên các bạn đặt chân xuống sẽ là sân bay bạn phải làm thủ tục nhập cảnh. Trước khi máy bay đáp xuống sân bay nhập cảnh này, tiếp viên hàng không (flight attendant) sẽ phát cho bạn hai phiếu để điền các thông tin. Một trong phiếu này chính là form I-94 mà sau đó nhân viên hải quan Mỹ sẽ ghim vào hộ chiếu của bạn, và bạn sẽ phải giữ nguyên ‘hiện trường’ này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ. Khi đó, nhân viên hải quan sẽ tự động giật ra, chứ bạn không phải là người giật nó ra đâu nhé. Phiếu này chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ đó.
Đối với những bạn nào không phải bay thêm một, hai chuyến nữa mà đây là sân bay cuối cùng của bạn thì bạn có thể đi bộ thong thả bắt taxi đi về hoặc chờ người ra đón được rồi. Còn những ai mà cần phải bay thêm một, hai chuyến sau thì trước khi xuống tới sân bay để nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra lại vé máy bay để xem thời gian chuyển tiếp (layover time) giữa chuyến vừa rồi bạn bay và chuyến kế tiếp là bao lâu. Thông thường, nếu là 3,4 tiếng trở lên thì bạn có thời gian vừa vừa để nhập cảnh. Có thể vừa đi vừa hát cũng được. Nhưng, nếu bạn chỉ có 1,2 tiếng thì bạn cần xác định tinh thần cần phải chạy. Lý do là vì thường tại các sân bay quốc tế, các hàng làm thủ tục nhập cảnh rất dài. Cho dù có năm, sáu hàng đi nữa thì hàng nào cũng dài như nhau. Bạn cần phải nhanh chân chọn một hàng và làm thủ tục. Đối với các dạng visa khác thì Cá không rõ, nhưng đối với dạng đi du học (J1 hoặc F1), khi làm thủ tục, ngoài hai tấm phiếu mà bạn được phát từ lúc ở trên máy bay thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn hộ chiếu và form DS-2019 (cho visa J1) hoặc I-20 (cho visa F1.)
Sau khi hoàn thành xong thủ tục, một điều rất quan trọng, đó là bạn phải chạy đến ngay khu vực hành lý (baggage claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó ra, và check-in lại với hãng máy bay nội địa Mỹ. Ở các sân bay ở Mỹ đều có các xe đẩy hành lý (cart), bạn cần phải lấy được một chiếc xe này để chất hành lý của mình lên và đẩy tới chỗ hãng bay tiếp theo. Đừng dại gì mà lôi hết chỗ hành lý bằng tay không nhé các bạn. (Thực ra nếu bạn muốn tập thể dục, vận động chân tay sau hơn 10 tiếng ngồi trên chuyến bay trước thì bạn hoàn toàn có thể lôi, vác, kéo chỗ hành lý đó tay không cũng được.) Nói đùa cho vui vậy thôi, chứ tốt nhất để tiết kiệm thời gian, nhớ tìm lấy một chiếc xe và chất hành lý lên xe. Một điểm cần lưu ý là không phải sân bay nào cũng có xe đẩy miễn phí. Ví dụ như ở LAX (Los Angeles) thì là miễn phí, nhưng ở sân bay Detroit, Michigan, thì bạn phải trả 5$ để có một chiếc xe. Bạn có thể trả bằng thẻ hoặc tiền mặt. Tuy nhiên, thông thường để tránh rắc rối khi hệ thống không nhận thẻ của bạn (nếu làm ở Việt Nam), bạn nên có sẵn chút tiền mặt trong người.
Sau khi có xe rồi, nếu không biết hãng bay tiếp theo ở đâu, bạn tìm người mặc đồng phục sân bay (thông thường ai mà cầm bộ đàm đi loanh quanh ở sân bay) thì bạn nhào tới, túm lấy người ta rồi hỏi. Theo kinh nghiệm bay của Cá thì Cá thấy nhân viên sân bay ở đây đều rất tốt và lịch sự, bạn đừng sợ hay ngại gì mà hỏi người ta nhé. Sau đó, nhanh chân chạy đến hãng bay để check-in lại với hãng. Lúc này cũng là lúc bạn ký gửi lại hành lý ký gửi. Sau khi gửi hành lý và lấy vé bay ‘boarding pass’ xong, bạn kiểm tra xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Nếu còn nhiều thời gian (hai tiếng trở lên), bạn có thể bắt đầu ung dung đi bộ hay đi mua đồ ăn được rồi. Còn nếu không còn nhiều thời gian (một tiếng), rất tiếc, bạn phải tiếp tục chạy. Bạn nghĩ một tiếng là thừa thời gian để vào máy bay hả? Phải nói với bạn rằng, sân bay quốc tế ở Mỹ rất rộng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian chạy tới khu vực an ninh ( Transportation Security Administration – TSA) để soát hành lý xách tay, người, trước khi vào cổng bay.
Sau sự kiện 11/9/2001, an ninh bay ở Mỹ đã thắt chặt hơn. Nếu bạn đã biết các thông tin về việc mang chất lỏng, dung dịch khi bay tại Mỹ rồi thì tốt. Nếu chưa biết thì Cá sẽ nói qua cho các bạn. Lượng chất lỏng bạn được phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay tối đa là 100ml và phải được đựng trong một túi nhỏ, díp lại. Nếu bạn không để trong túi nhỏ này, đồ của bạn có thể sẽ bị tịch thu. Nếu bạn mang nhiều hơn 100ml, đồ của bạn cũng sẽ bị vứt đi không thương tiếc. Cho nên, nhớ lưu ý nha các bạn. (Các bạn click vào chữ TSA màu xanh ở đoạn trên để tìm hiểu về các quy định của TSA nhé, rất quan trọng đấy.)
Nói chung, việc đi qua cổng an ninh ở Mỹ thì ngoài lượng chất lỏng, bạn chỉ cần lưu ý thêm hai điểm nữa. Một là lôi tất cả đồ điện tử (laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh) từ trong túi ra ngoài và đặt vào trong khay. Thứ hai là cởi giày, tất, áo khoác, khăn. Chính vì mất khá nhiều thời gian trong việc “cởi đồ” này, trước lúc bạn bay, tốt nhất nên chọn áo khoác và giày dép kiểu đơn giản, dễ mặc, dễ xỏ, để lúc…cởi ra cho nhanh, tiết kiệm thời gian.
Trải qua những bước này rồi thì bạn bắt đầu có thể thở phào tung tăng đi tới cổng bay và chờ lên máy bay thôi.
Còn những ai vẫn đang ở ngưỡng tìm hiểu về đi du học thì khoảng tháng 7 hàng năm có hội thảo Chuyển đuốc do Vietabroader tổ chức. Các bạn chỉ cần google hội thảo du học chuyển đuốc 2013 là sẽ tìm thấy thông tin nhé. Hình như cũng sắp hết hạn đăng ký rồi thì phải…Chúc các bạn may mắn nhé!!!
Bản thân đã từng trải qua những cảm giác này nên Cá rất hiểu và thông cảm với các bạn, và cả với gia đình của các bạn nữa. Ừ thì đi du học bây giờ cũng không còn là chuyện lạ nữa. Ừ thì bây giờ số lượng các du học sinh không còn có thể đếm trên đầu ngón tay nữa. Ừ thì đi du học và cầm tấm bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ từ Mỹ về bây giờ cũng không còn to tát nữa. Nhưng để đạt tới giai đoạn mà tất cả mọi thứ đều rất bình thường này thì phải có giai đoạn khởi đầu. Khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì đó, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có chung cảm giác ‘con nai vàng ngơ ngác’ thì phải. Do đó, hôm nay, Cá sẽ viết một đề tài mà nghe qua cũng không có gì to tát cả, nhưng Cá nghĩ sẽ rất cần thiết cho các tân du học sinh trong học kỳ mùa thu sắp tới, đó là chuyện đi máy bay. Nếu không sang được nửa bên kia của Trái Đất thì làm sao bạn có thể bắt đầu một trang mới trong cuộc đời của bạn được phải không?
Hồi Cá chuẩn bị đi du học, thay vì hào hứng cho Cá khi sắp được sang trời Tây, sắp được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, thì cả nhà Cá đều có chung phản ứng như thế này: “Cả nhà đi nước ngoài hết rồi. Cuối cùng thì nó cũng đã có dịp được đi máy bay và ra nước ngoài rồi, may quá.” Lúc đó Cá thắc mắc trong đầu là đi máy bay thì có gì đâu ngoài việc di chuyển dưới mặt đất thì bây giờ sẽ là ở trên trời? Nhưng càng gần tới ngày bay, càng có nhiều người tới dặn dò Cá đủ kiểu chuyện liên quan tới chuyện đi máy bay, mà chẳng thấy có mấy ai dặn dò Cá sang học hành chăm chỉ cả. (Thực ra là cũng có, nhưng mà nếu mà đem cân số lượng các câu dặn dò lên thì chuyện đi máy bay nặng hơn hẳn.) Thế là, với một đứa tâm lý hay biến đổi do tác nhân bên ngoài như Cá thì Cá bắt đầu hơi sợ sợ. Rồi đến lúc ra sân bay, sau khi làm thủ tục và chuẩn bị vào cổng bay, phải thú thật là Cá run lắm luôn. Nhưng vì sợ cả nhà lo lắng nên Cá đã tỏ vẻ cứng rắn, cười toe cười toét, chứ thực ra tim đập thình thịch luôn, sợ nhất là ‘bắt nhầm’ máy bay. Cá nhớ là Cá cứ bị ám ảnh mãi suy nghĩ trong đầu là nhỡ thay vì đi du học Mỹ, mình lại đi du lịch giữa Thái Bình Dương, không sang được bờ bên kia thì chắc vui lắm. Nghĩ lại thì thấy mọi người lo cho Cá như vậy là vì lúc trước Cá đã từng là một đứa rất nhút nhát và chưa từng đi đâu xa một mình cả, cho nên mọi người lo như vậy cũng phải thôi.
Nhưng mà thôi, lan man chừng đó về chuyện lo sợ đi máy bay cũng đủ rồi. Cá sẽ nói nhanh cho các bạn hành trình mà các bạn nên chuẩn bị từ lúc đặt vé máy bay và bay sang tới Mỹ là như thế nào.
Thông thường, khi bay từ Việt Nam qua Mỹ, các bạn sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến. Từ Việt Nam transit ra một nước quốc tế nào đó ở châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan v..v..), sau đó từ trạm trung chuyển quốc tế này bạn sẽ bay một lèo sang Mỹ. Thời gian tổng cộng bay thường trong khoảng 20 tiếng (nếu nhanh) và 28 tiếng (nếu chậm), nhưng cũng có thể lên tới 58 tiếng (như Cá đã từng bay một lần chỉ vì ham vé rẻ.) Nhưng khoan nói đến chuyện này, Cá sẽ kể cho các bạn nghe chuyện du học sinh săn vé rẻ từ Mỹ về Việt Nam sau. Chuyến bay dài nhất sẽ chính là chuyến từ châu Á sang bên châu Mỹ này các bạn ạ. Thường các bạn sẽ ngồi nguyên trên máy bay khoảng 13-18 tiếng.
Sân bay ở Mỹ đầu tiên các bạn đặt chân xuống sẽ là sân bay bạn phải làm thủ tục nhập cảnh. Trước khi máy bay đáp xuống sân bay nhập cảnh này, tiếp viên hàng không (flight attendant) sẽ phát cho bạn hai phiếu để điền các thông tin. Một trong phiếu này chính là form I-94 mà sau đó nhân viên hải quan Mỹ sẽ ghim vào hộ chiếu của bạn, và bạn sẽ phải giữ nguyên ‘hiện trường’ này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ. Khi đó, nhân viên hải quan sẽ tự động giật ra, chứ bạn không phải là người giật nó ra đâu nhé. Phiếu này chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ đó.
Đối với những bạn nào không phải bay thêm một, hai chuyến nữa mà đây là sân bay cuối cùng của bạn thì bạn có thể đi bộ thong thả bắt taxi đi về hoặc chờ người ra đón được rồi. Còn những ai mà cần phải bay thêm một, hai chuyến sau thì trước khi xuống tới sân bay để nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra lại vé máy bay để xem thời gian chuyển tiếp (layover time) giữa chuyến vừa rồi bạn bay và chuyến kế tiếp là bao lâu. Thông thường, nếu là 3,4 tiếng trở lên thì bạn có thời gian vừa vừa để nhập cảnh. Có thể vừa đi vừa hát cũng được. Nhưng, nếu bạn chỉ có 1,2 tiếng thì bạn cần xác định tinh thần cần phải chạy. Lý do là vì thường tại các sân bay quốc tế, các hàng làm thủ tục nhập cảnh rất dài. Cho dù có năm, sáu hàng đi nữa thì hàng nào cũng dài như nhau. Bạn cần phải nhanh chân chọn một hàng và làm thủ tục. Đối với các dạng visa khác thì Cá không rõ, nhưng đối với dạng đi du học (J1 hoặc F1), khi làm thủ tục, ngoài hai tấm phiếu mà bạn được phát từ lúc ở trên máy bay thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn hộ chiếu và form DS-2019 (cho visa J1) hoặc I-20 (cho visa F1.)
Sau khi hoàn thành xong thủ tục, một điều rất quan trọng, đó là bạn phải chạy đến ngay khu vực hành lý (baggage claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó ra, và check-in lại với hãng máy bay nội địa Mỹ. Ở các sân bay ở Mỹ đều có các xe đẩy hành lý (cart), bạn cần phải lấy được một chiếc xe này để chất hành lý của mình lên và đẩy tới chỗ hãng bay tiếp theo. Đừng dại gì mà lôi hết chỗ hành lý bằng tay không nhé các bạn. (Thực ra nếu bạn muốn tập thể dục, vận động chân tay sau hơn 10 tiếng ngồi trên chuyến bay trước thì bạn hoàn toàn có thể lôi, vác, kéo chỗ hành lý đó tay không cũng được.) Nói đùa cho vui vậy thôi, chứ tốt nhất để tiết kiệm thời gian, nhớ tìm lấy một chiếc xe và chất hành lý lên xe. Một điểm cần lưu ý là không phải sân bay nào cũng có xe đẩy miễn phí. Ví dụ như ở LAX (Los Angeles) thì là miễn phí, nhưng ở sân bay Detroit, Michigan, thì bạn phải trả 5$ để có một chiếc xe. Bạn có thể trả bằng thẻ hoặc tiền mặt. Tuy nhiên, thông thường để tránh rắc rối khi hệ thống không nhận thẻ của bạn (nếu làm ở Việt Nam), bạn nên có sẵn chút tiền mặt trong người.
Sau khi có xe rồi, nếu không biết hãng bay tiếp theo ở đâu, bạn tìm người mặc đồng phục sân bay (thông thường ai mà cầm bộ đàm đi loanh quanh ở sân bay) thì bạn nhào tới, túm lấy người ta rồi hỏi. Theo kinh nghiệm bay của Cá thì Cá thấy nhân viên sân bay ở đây đều rất tốt và lịch sự, bạn đừng sợ hay ngại gì mà hỏi người ta nhé. Sau đó, nhanh chân chạy đến hãng bay để check-in lại với hãng. Lúc này cũng là lúc bạn ký gửi lại hành lý ký gửi. Sau khi gửi hành lý và lấy vé bay ‘boarding pass’ xong, bạn kiểm tra xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Nếu còn nhiều thời gian (hai tiếng trở lên), bạn có thể bắt đầu ung dung đi bộ hay đi mua đồ ăn được rồi. Còn nếu không còn nhiều thời gian (một tiếng), rất tiếc, bạn phải tiếp tục chạy. Bạn nghĩ một tiếng là thừa thời gian để vào máy bay hả? Phải nói với bạn rằng, sân bay quốc tế ở Mỹ rất rộng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian chạy tới khu vực an ninh ( Transportation Security Administration – TSA) để soát hành lý xách tay, người, trước khi vào cổng bay.
Sau sự kiện 11/9/2001, an ninh bay ở Mỹ đã thắt chặt hơn. Nếu bạn đã biết các thông tin về việc mang chất lỏng, dung dịch khi bay tại Mỹ rồi thì tốt. Nếu chưa biết thì Cá sẽ nói qua cho các bạn. Lượng chất lỏng bạn được phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay tối đa là 100ml và phải được đựng trong một túi nhỏ, díp lại. Nếu bạn không để trong túi nhỏ này, đồ của bạn có thể sẽ bị tịch thu. Nếu bạn mang nhiều hơn 100ml, đồ của bạn cũng sẽ bị vứt đi không thương tiếc. Cho nên, nhớ lưu ý nha các bạn. (Các bạn click vào chữ TSA màu xanh ở đoạn trên để tìm hiểu về các quy định của TSA nhé, rất quan trọng đấy.)
Nói chung, việc đi qua cổng an ninh ở Mỹ thì ngoài lượng chất lỏng, bạn chỉ cần lưu ý thêm hai điểm nữa. Một là lôi tất cả đồ điện tử (laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh) từ trong túi ra ngoài và đặt vào trong khay. Thứ hai là cởi giày, tất, áo khoác, khăn. Chính vì mất khá nhiều thời gian trong việc “cởi đồ” này, trước lúc bạn bay, tốt nhất nên chọn áo khoác và giày dép kiểu đơn giản, dễ mặc, dễ xỏ, để lúc…cởi ra cho nhanh, tiết kiệm thời gian.
Trải qua những bước này rồi thì bạn bắt đầu có thể thở phào tung tăng đi tới cổng bay và chờ lên máy bay thôi.
Còn những ai vẫn đang ở ngưỡng tìm hiểu về đi du học thì khoảng tháng 7 hàng năm có hội thảo Chuyển đuốc do Vietabroader tổ chức. Các bạn chỉ cần google hội thảo du học chuyển đuốc 2013 là sẽ tìm thấy thông tin nhé. Hình như cũng sắp hết hạn đăng ký rồi thì phải…Chúc các bạn may mắn nhé!!!
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Làm sao bay sang Mỹ???
Nếu như mùa hè là thời gian để các bạn du học sinh hiện tại nghỉ ngơi, thư dãn, xả stress, hay tìm các suất thực tập, tham gia vào các chuyến thiện nguyện phục vụ cộng đồng
Nếu như mùa hè là thời gian để các bạn du học sinh hiện tại nghỉ ngơi, thư dãn, xả stress, hay tìm các suất thực tập, tham gia vào các chuyến thiện nguyện phục vụ cộng đồng; thì đối với các ‘ma mới’ sắp đặt chân lên con đường du học, mùa hè là mùa của những lo âu, những thắc mắc, những ngơ ngác mà không biết đi đâu để tìm ra câu trả lời.
Bản thân đã từng trải qua những cảm giác này nên Cá rất hiểu và thông cảm với các bạn, và cả với gia đình của các bạn nữa. Ừ thì đi du học bây giờ cũng không còn là chuyện lạ nữa. Ừ thì bây giờ số lượng các du học sinh không còn có thể đếm trên đầu ngón tay nữa. Ừ thì đi du học và cầm tấm bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ từ Mỹ về bây giờ cũng không còn to tát nữa. Nhưng để đạt tới giai đoạn mà tất cả mọi thứ đều rất bình thường này thì phải có giai đoạn khởi đầu. Khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì đó, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có chung cảm giác ‘con nai vàng ngơ ngác’ thì phải. Do đó, hôm nay, Cá sẽ viết một đề tài mà nghe qua cũng không có gì to tát cả, nhưng Cá nghĩ sẽ rất cần thiết cho các tân du học sinh trong học kỳ mùa thu sắp tới, đó là chuyện đi máy bay. Nếu không sang được nửa bên kia của Trái Đất thì làm sao bạn có thể bắt đầu một trang mới trong cuộc đời của bạn được phải không?
Hồi Cá chuẩn bị đi du học, thay vì hào hứng cho Cá khi sắp được sang trời Tây, sắp được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, thì cả nhà Cá đều có chung phản ứng như thế này: “Cả nhà đi nước ngoài hết rồi. Cuối cùng thì nó cũng đã có dịp được đi máy bay và ra nước ngoài rồi, may quá.” Lúc đó Cá thắc mắc trong đầu là đi máy bay thì có gì đâu ngoài việc di chuyển dưới mặt đất thì bây giờ sẽ là ở trên trời? Nhưng càng gần tới ngày bay, càng có nhiều người tới dặn dò Cá đủ kiểu chuyện liên quan tới chuyện đi máy bay, mà chẳng thấy có mấy ai dặn dò Cá sang học hành chăm chỉ cả. (Thực ra là cũng có, nhưng mà nếu mà đem cân số lượng các câu dặn dò lên thì chuyện đi máy bay nặng hơn hẳn.) Thế là, với một đứa tâm lý hay biến đổi do tác nhân bên ngoài như Cá thì Cá bắt đầu hơi sợ sợ. Rồi đến lúc ra sân bay, sau khi làm thủ tục và chuẩn bị vào cổng bay, phải thú thật là Cá run lắm luôn. Nhưng vì sợ cả nhà lo lắng nên Cá đã tỏ vẻ cứng rắn, cười toe cười toét, chứ thực ra tim đập thình thịch luôn, sợ nhất là ‘bắt nhầm’ máy bay. Cá nhớ là Cá cứ bị ám ảnh mãi suy nghĩ trong đầu là nhỡ thay vì đi du học Mỹ, mình lại đi du lịch giữa Thái Bình Dương, không sang được bờ bên kia thì chắc vui lắm. Nghĩ lại thì thấy mọi người lo cho Cá như vậy là vì lúc trước Cá đã từng là một đứa rất nhút nhát và chưa từng đi đâu xa một mình cả, cho nên mọi người lo như vậy cũng phải thôi.
Nhưng mà thôi, lan man chừng đó về chuyện lo sợ đi máy bay cũng đủ rồi. Cá sẽ nói nhanh cho các bạn hành trình mà các bạn nên chuẩn bị từ lúc đặt vé máy bay và bay sang tới Mỹ là như thế nào.
Thông thường, khi bay từ Việt Nam qua Mỹ, các bạn sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến. Từ Việt Nam transit ra một nước quốc tế nào đó ở châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan v..v..), sau đó từ trạm trung chuyển quốc tế này bạn sẽ bay một lèo sang Mỹ. Thời gian tổng cộng bay thường trong khoảng 20 tiếng (nếu nhanh) và 28 tiếng (nếu chậm), nhưng cũng có thể lên tới 58 tiếng (như Cá đã từng bay một lần chỉ vì ham vé rẻ.) Nhưng khoan nói đến chuyện này, Cá sẽ kể cho các bạn nghe chuyện du học sinh săn vé rẻ từ Mỹ về Việt Nam sau. Chuyến bay dài nhất sẽ chính là chuyến từ châu Á sang bên châu Mỹ này các bạn ạ. Thường các bạn sẽ ngồi nguyên trên máy bay khoảng 13-18 tiếng.
Sân bay ở Mỹ đầu tiên các bạn đặt chân xuống sẽ là sân bay bạn phải làm thủ tục nhập cảnh. Trước khi máy bay đáp xuống sân bay nhập cảnh này, tiếp viên hàng không (flight attendant) sẽ phát cho bạn hai phiếu để điền các thông tin. Một trong phiếu này chính là form I-94 mà sau đó nhân viên hải quan Mỹ sẽ ghim vào hộ chiếu của bạn, và bạn sẽ phải giữ nguyên ‘hiện trường’ này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ. Khi đó, nhân viên hải quan sẽ tự động giật ra, chứ bạn không phải là người giật nó ra đâu nhé. Phiếu này chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ đó.
Đối với những bạn nào không phải bay thêm một, hai chuyến nữa mà đây là sân bay cuối cùng của bạn thì bạn có thể đi bộ thong thả bắt taxi đi về hoặc chờ người ra đón được rồi. Còn những ai mà cần phải bay thêm một, hai chuyến sau thì trước khi xuống tới sân bay để nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra lại vé máy bay để xem thời gian chuyển tiếp (layover time) giữa chuyến vừa rồi bạn bay và chuyến kế tiếp là bao lâu. Thông thường, nếu là 3,4 tiếng trở lên thì bạn có thời gian vừa vừa để nhập cảnh. Có thể vừa đi vừa hát cũng được. Nhưng, nếu bạn chỉ có 1,2 tiếng thì bạn cần xác định tinh thần cần phải chạy. Lý do là vì thường tại các sân bay quốc tế, các hàng làm thủ tục nhập cảnh rất dài. Cho dù có năm, sáu hàng đi nữa thì hàng nào cũng dài như nhau. Bạn cần phải nhanh chân chọn một hàng và làm thủ tục. Đối với các dạng visa khác thì Cá không rõ, nhưng đối với dạng đi du học (J1 hoặc F1), khi làm thủ tục, ngoài hai tấm phiếu mà bạn được phát từ lúc ở trên máy bay thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn hộ chiếu và form DS-2019 (cho visa J1) hoặc I-20 (cho visa F1.)
Sau khi hoàn thành xong thủ tục, một điều rất quan trọng, đó là bạn phải chạy đến ngay khu vực hành lý (baggage claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó ra, và check-in lại với hãng máy bay nội địa Mỹ. Ở các sân bay ở Mỹ đều có các xe đẩy hành lý (cart), bạn cần phải lấy được một chiếc xe này để chất hành lý của mình lên và đẩy tới chỗ hãng bay tiếp theo. Đừng dại gì mà lôi hết chỗ hành lý bằng tay không nhé các bạn. (Thực ra nếu bạn muốn tập thể dục, vận động chân tay sau hơn 10 tiếng ngồi trên chuyến bay trước thì bạn hoàn toàn có thể lôi, vác, kéo chỗ hành lý đó tay không cũng được.) Nói đùa cho vui vậy thôi, chứ tốt nhất để tiết kiệm thời gian, nhớ tìm lấy một chiếc xe và chất hành lý lên xe. Một điểm cần lưu ý là không phải sân bay nào cũng có xe đẩy miễn phí. Ví dụ như ở LAX (Los Angeles) thì là miễn phí, nhưng ở sân bay Detroit, Michigan, thì bạn phải trả 5$ để có một chiếc xe. Bạn có thể trả bằng thẻ hoặc tiền mặt. Tuy nhiên, thông thường để tránh rắc rối khi hệ thống không nhận thẻ của bạn (nếu làm ở Việt Nam), bạn nên có sẵn chút tiền mặt trong người.
Sau khi có xe rồi, nếu không biết hãng bay tiếp theo ở đâu, bạn tìm người mặc đồng phục sân bay (thông thường ai mà cầm bộ đàm đi loanh quanh ở sân bay) thì bạn nhào tới, túm lấy người ta rồi hỏi. Theo kinh nghiệm bay của Cá thì Cá thấy nhân viên sân bay ở đây đều rất tốt và lịch sự, bạn đừng sợ hay ngại gì mà hỏi người ta nhé. Sau đó, nhanh chân chạy đến hãng bay để check-in lại với hãng. Lúc này cũng là lúc bạn ký gửi lại hành lý ký gửi. Sau khi gửi hành lý và lấy vé bay ‘boarding pass’ xong, bạn kiểm tra xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Nếu còn nhiều thời gian (hai tiếng trở lên), bạn có thể bắt đầu ung dung đi bộ hay đi mua đồ ăn được rồi. Còn nếu không còn nhiều thời gian (một tiếng), rất tiếc, bạn phải tiếp tục chạy. Bạn nghĩ một tiếng là thừa thời gian để vào máy bay hả? Phải nói với bạn rằng, sân bay quốc tế ở Mỹ rất rộng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian chạy tới khu vực an ninh ( Transportation Security Administration – TSA) để soát hành lý xách tay, người, trước khi vào cổng bay.
Sau sự kiện 11/9/2001, an ninh bay ở Mỹ đã thắt chặt hơn. Nếu bạn đã biết các thông tin về việc mang chất lỏng, dung dịch khi bay tại Mỹ rồi thì tốt. Nếu chưa biết thì Cá sẽ nói qua cho các bạn. Lượng chất lỏng bạn được phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay tối đa là 100ml và phải được đựng trong một túi nhỏ, díp lại. Nếu bạn không để trong túi nhỏ này, đồ của bạn có thể sẽ bị tịch thu. Nếu bạn mang nhiều hơn 100ml, đồ của bạn cũng sẽ bị vứt đi không thương tiếc. Cho nên, nhớ lưu ý nha các bạn. (Các bạn click vào chữ TSA màu xanh ở đoạn trên để tìm hiểu về các quy định của TSA nhé, rất quan trọng đấy.)
Nói chung, việc đi qua cổng an ninh ở Mỹ thì ngoài lượng chất lỏng, bạn chỉ cần lưu ý thêm hai điểm nữa. Một là lôi tất cả đồ điện tử (laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh) từ trong túi ra ngoài và đặt vào trong khay. Thứ hai là cởi giày, tất, áo khoác, khăn. Chính vì mất khá nhiều thời gian trong việc “cởi đồ” này, trước lúc bạn bay, tốt nhất nên chọn áo khoác và giày dép kiểu đơn giản, dễ mặc, dễ xỏ, để lúc…cởi ra cho nhanh, tiết kiệm thời gian.
Trải qua những bước này rồi thì bạn bắt đầu có thể thở phào tung tăng đi tới cổng bay và chờ lên máy bay thôi.
Còn những ai vẫn đang ở ngưỡng tìm hiểu về đi du học thì khoảng tháng 7 hàng năm có hội thảo Chuyển đuốc do Vietabroader tổ chức. Các bạn chỉ cần google hội thảo du học chuyển đuốc 2013 là sẽ tìm thấy thông tin nhé. Hình như cũng sắp hết hạn đăng ký rồi thì phải…Chúc các bạn may mắn nhé!!!
Bản thân đã từng trải qua những cảm giác này nên Cá rất hiểu và thông cảm với các bạn, và cả với gia đình của các bạn nữa. Ừ thì đi du học bây giờ cũng không còn là chuyện lạ nữa. Ừ thì bây giờ số lượng các du học sinh không còn có thể đếm trên đầu ngón tay nữa. Ừ thì đi du học và cầm tấm bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ từ Mỹ về bây giờ cũng không còn to tát nữa. Nhưng để đạt tới giai đoạn mà tất cả mọi thứ đều rất bình thường này thì phải có giai đoạn khởi đầu. Khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì đó, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có chung cảm giác ‘con nai vàng ngơ ngác’ thì phải. Do đó, hôm nay, Cá sẽ viết một đề tài mà nghe qua cũng không có gì to tát cả, nhưng Cá nghĩ sẽ rất cần thiết cho các tân du học sinh trong học kỳ mùa thu sắp tới, đó là chuyện đi máy bay. Nếu không sang được nửa bên kia của Trái Đất thì làm sao bạn có thể bắt đầu một trang mới trong cuộc đời của bạn được phải không?
Hồi Cá chuẩn bị đi du học, thay vì hào hứng cho Cá khi sắp được sang trời Tây, sắp được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, thì cả nhà Cá đều có chung phản ứng như thế này: “Cả nhà đi nước ngoài hết rồi. Cuối cùng thì nó cũng đã có dịp được đi máy bay và ra nước ngoài rồi, may quá.” Lúc đó Cá thắc mắc trong đầu là đi máy bay thì có gì đâu ngoài việc di chuyển dưới mặt đất thì bây giờ sẽ là ở trên trời? Nhưng càng gần tới ngày bay, càng có nhiều người tới dặn dò Cá đủ kiểu chuyện liên quan tới chuyện đi máy bay, mà chẳng thấy có mấy ai dặn dò Cá sang học hành chăm chỉ cả. (Thực ra là cũng có, nhưng mà nếu mà đem cân số lượng các câu dặn dò lên thì chuyện đi máy bay nặng hơn hẳn.) Thế là, với một đứa tâm lý hay biến đổi do tác nhân bên ngoài như Cá thì Cá bắt đầu hơi sợ sợ. Rồi đến lúc ra sân bay, sau khi làm thủ tục và chuẩn bị vào cổng bay, phải thú thật là Cá run lắm luôn. Nhưng vì sợ cả nhà lo lắng nên Cá đã tỏ vẻ cứng rắn, cười toe cười toét, chứ thực ra tim đập thình thịch luôn, sợ nhất là ‘bắt nhầm’ máy bay. Cá nhớ là Cá cứ bị ám ảnh mãi suy nghĩ trong đầu là nhỡ thay vì đi du học Mỹ, mình lại đi du lịch giữa Thái Bình Dương, không sang được bờ bên kia thì chắc vui lắm. Nghĩ lại thì thấy mọi người lo cho Cá như vậy là vì lúc trước Cá đã từng là một đứa rất nhút nhát và chưa từng đi đâu xa một mình cả, cho nên mọi người lo như vậy cũng phải thôi.
Nhưng mà thôi, lan man chừng đó về chuyện lo sợ đi máy bay cũng đủ rồi. Cá sẽ nói nhanh cho các bạn hành trình mà các bạn nên chuẩn bị từ lúc đặt vé máy bay và bay sang tới Mỹ là như thế nào.
Thông thường, khi bay từ Việt Nam qua Mỹ, các bạn sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến. Từ Việt Nam transit ra một nước quốc tế nào đó ở châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan v..v..), sau đó từ trạm trung chuyển quốc tế này bạn sẽ bay một lèo sang Mỹ. Thời gian tổng cộng bay thường trong khoảng 20 tiếng (nếu nhanh) và 28 tiếng (nếu chậm), nhưng cũng có thể lên tới 58 tiếng (như Cá đã từng bay một lần chỉ vì ham vé rẻ.) Nhưng khoan nói đến chuyện này, Cá sẽ kể cho các bạn nghe chuyện du học sinh săn vé rẻ từ Mỹ về Việt Nam sau. Chuyến bay dài nhất sẽ chính là chuyến từ châu Á sang bên châu Mỹ này các bạn ạ. Thường các bạn sẽ ngồi nguyên trên máy bay khoảng 13-18 tiếng.
Sân bay ở Mỹ đầu tiên các bạn đặt chân xuống sẽ là sân bay bạn phải làm thủ tục nhập cảnh. Trước khi máy bay đáp xuống sân bay nhập cảnh này, tiếp viên hàng không (flight attendant) sẽ phát cho bạn hai phiếu để điền các thông tin. Một trong phiếu này chính là form I-94 mà sau đó nhân viên hải quan Mỹ sẽ ghim vào hộ chiếu của bạn, và bạn sẽ phải giữ nguyên ‘hiện trường’ này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ. Khi đó, nhân viên hải quan sẽ tự động giật ra, chứ bạn không phải là người giật nó ra đâu nhé. Phiếu này chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ đó.
Đối với những bạn nào không phải bay thêm một, hai chuyến nữa mà đây là sân bay cuối cùng của bạn thì bạn có thể đi bộ thong thả bắt taxi đi về hoặc chờ người ra đón được rồi. Còn những ai mà cần phải bay thêm một, hai chuyến sau thì trước khi xuống tới sân bay để nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra lại vé máy bay để xem thời gian chuyển tiếp (layover time) giữa chuyến vừa rồi bạn bay và chuyến kế tiếp là bao lâu. Thông thường, nếu là 3,4 tiếng trở lên thì bạn có thời gian vừa vừa để nhập cảnh. Có thể vừa đi vừa hát cũng được. Nhưng, nếu bạn chỉ có 1,2 tiếng thì bạn cần xác định tinh thần cần phải chạy. Lý do là vì thường tại các sân bay quốc tế, các hàng làm thủ tục nhập cảnh rất dài. Cho dù có năm, sáu hàng đi nữa thì hàng nào cũng dài như nhau. Bạn cần phải nhanh chân chọn một hàng và làm thủ tục. Đối với các dạng visa khác thì Cá không rõ, nhưng đối với dạng đi du học (J1 hoặc F1), khi làm thủ tục, ngoài hai tấm phiếu mà bạn được phát từ lúc ở trên máy bay thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn hộ chiếu và form DS-2019 (cho visa J1) hoặc I-20 (cho visa F1.)
Sau khi hoàn thành xong thủ tục, một điều rất quan trọng, đó là bạn phải chạy đến ngay khu vực hành lý (baggage claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó ra, và check-in lại với hãng máy bay nội địa Mỹ. Ở các sân bay ở Mỹ đều có các xe đẩy hành lý (cart), bạn cần phải lấy được một chiếc xe này để chất hành lý của mình lên và đẩy tới chỗ hãng bay tiếp theo. Đừng dại gì mà lôi hết chỗ hành lý bằng tay không nhé các bạn. (Thực ra nếu bạn muốn tập thể dục, vận động chân tay sau hơn 10 tiếng ngồi trên chuyến bay trước thì bạn hoàn toàn có thể lôi, vác, kéo chỗ hành lý đó tay không cũng được.) Nói đùa cho vui vậy thôi, chứ tốt nhất để tiết kiệm thời gian, nhớ tìm lấy một chiếc xe và chất hành lý lên xe. Một điểm cần lưu ý là không phải sân bay nào cũng có xe đẩy miễn phí. Ví dụ như ở LAX (Los Angeles) thì là miễn phí, nhưng ở sân bay Detroit, Michigan, thì bạn phải trả 5$ để có một chiếc xe. Bạn có thể trả bằng thẻ hoặc tiền mặt. Tuy nhiên, thông thường để tránh rắc rối khi hệ thống không nhận thẻ của bạn (nếu làm ở Việt Nam), bạn nên có sẵn chút tiền mặt trong người.
Sau khi có xe rồi, nếu không biết hãng bay tiếp theo ở đâu, bạn tìm người mặc đồng phục sân bay (thông thường ai mà cầm bộ đàm đi loanh quanh ở sân bay) thì bạn nhào tới, túm lấy người ta rồi hỏi. Theo kinh nghiệm bay của Cá thì Cá thấy nhân viên sân bay ở đây đều rất tốt và lịch sự, bạn đừng sợ hay ngại gì mà hỏi người ta nhé. Sau đó, nhanh chân chạy đến hãng bay để check-in lại với hãng. Lúc này cũng là lúc bạn ký gửi lại hành lý ký gửi. Sau khi gửi hành lý và lấy vé bay ‘boarding pass’ xong, bạn kiểm tra xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Nếu còn nhiều thời gian (hai tiếng trở lên), bạn có thể bắt đầu ung dung đi bộ hay đi mua đồ ăn được rồi. Còn nếu không còn nhiều thời gian (một tiếng), rất tiếc, bạn phải tiếp tục chạy. Bạn nghĩ một tiếng là thừa thời gian để vào máy bay hả? Phải nói với bạn rằng, sân bay quốc tế ở Mỹ rất rộng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian chạy tới khu vực an ninh ( Transportation Security Administration – TSA) để soát hành lý xách tay, người, trước khi vào cổng bay.
Sau sự kiện 11/9/2001, an ninh bay ở Mỹ đã thắt chặt hơn. Nếu bạn đã biết các thông tin về việc mang chất lỏng, dung dịch khi bay tại Mỹ rồi thì tốt. Nếu chưa biết thì Cá sẽ nói qua cho các bạn. Lượng chất lỏng bạn được phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay tối đa là 100ml và phải được đựng trong một túi nhỏ, díp lại. Nếu bạn không để trong túi nhỏ này, đồ của bạn có thể sẽ bị tịch thu. Nếu bạn mang nhiều hơn 100ml, đồ của bạn cũng sẽ bị vứt đi không thương tiếc. Cho nên, nhớ lưu ý nha các bạn. (Các bạn click vào chữ TSA màu xanh ở đoạn trên để tìm hiểu về các quy định của TSA nhé, rất quan trọng đấy.)
Nói chung, việc đi qua cổng an ninh ở Mỹ thì ngoài lượng chất lỏng, bạn chỉ cần lưu ý thêm hai điểm nữa. Một là lôi tất cả đồ điện tử (laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh) từ trong túi ra ngoài và đặt vào trong khay. Thứ hai là cởi giày, tất, áo khoác, khăn. Chính vì mất khá nhiều thời gian trong việc “cởi đồ” này, trước lúc bạn bay, tốt nhất nên chọn áo khoác và giày dép kiểu đơn giản, dễ mặc, dễ xỏ, để lúc…cởi ra cho nhanh, tiết kiệm thời gian.
Trải qua những bước này rồi thì bạn bắt đầu có thể thở phào tung tăng đi tới cổng bay và chờ lên máy bay thôi.
Còn những ai vẫn đang ở ngưỡng tìm hiểu về đi du học thì khoảng tháng 7 hàng năm có hội thảo Chuyển đuốc do Vietabroader tổ chức. Các bạn chỉ cần google hội thảo du học chuyển đuốc 2013 là sẽ tìm thấy thông tin nhé. Hình như cũng sắp hết hạn đăng ký rồi thì phải…Chúc các bạn may mắn nhé!!!
VOA