Cõi Người Ta
Làm sao nói 'Không' với Sếp? - BBC
Nếu năm thì mười thuở Sếp mới nhờ thì có lẽ bạn làm để giúp Sếp mà không phải nghĩ ngợi gì. Nhưng nếu Sếp cứ yêu cầu hết lần này đến lần khác thì sao?
Nếu Sếp yêu cầu bạn làm việc gì đó không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn, bạn có thể cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải thi hành theo lệnh Sếp.
Nếu năm thì mười thuở Sếp mới nhờ thì có lẽ bạn làm để giúp Sếp mà không phải nghĩ ngợi gì. Nhưng nếu Sếp cứ yêu cầu hết lần này đến lần khác thì sao? Một lần là bỏ đồ đi giặt, lần khác là đi đón con cho Sếp hay đi đổ rác. Khi nào thì những yêu cầu kiểu này trở nên không thể chấp nhận được?
Đặt trong bối cảnh
"Bối cảnh là tất cả," bà Mary Schaefer, một chuyên gia tư vấn quản lý nhân sự ở Philadelphia, viết trong email, " Nó tùy thuộc vào mối quan hệ và cách hành xử của bạn cho đến lúc đó."
Đầu tiên, bạn có muốn làm công việc đó hay không? Thứ hai, có phải Sếp không có lựa chọn nào khác ngoài phải nhờ bạn? Thứ ba, nếu bạn không làm thì có thể có hậu quả gì?
Khi nào thì đặt ra giới hạn?
Đừng cho rằng đây là vấn đề của riêng công ty nào đó. Đây là vấn đề của cả công ty lớn lẫn nhỏ, theo bà Scarborough Civitelli, "Các ông chủ quá đáng ở đâu cũng có."
Xác định ranh giới ngay từ đầu là rất quan trọng. Bà Scarborough Civitelli gợi ý chúng ta có thể nói kiểu như: "Tôi cũng muốn giúp ích cho Sếp nhưng tôi nghĩ chúng ta có những mong đợi khác biệt... Chúng ta có thể thảo luận việc này để có thể thống nhất với nhau về phạm vi công việc của tôi được không?"
Nhưng đừng dừng lại ở đó. Dựa trên những gì đã nói chuyện với Sếp, bạn hãy viết ra và gửi Sếp qua email trong đó viết rằng: "Tôi tóm tắt lại dưới đây những gì mà tôi nghe Sếp nói về công việc của tôi. Nếu có chỗ nào đó tôi nói không đúng hay còn thiếu thì Sếp hãy nói cho tôi biết," bà Mary Schaefer.
Bằng cách ghi lại, bạn sẽ có thể xem lại nó khi cần thiết. "Khi tôi còn là giám đốc nhân sự, tôi thấy rất ngạc nhiên là các nhân viên không bao giờ nghe những đánh giá về năng lực của họ cho đến khi nó được viết ra giấy," bà Schaefer nói, "Việc này cũng có tác dụng như vậy nếu bạn viết ra những gì bạn đã trao đổi với Sếp.
Không đi đến đâu
Nếu Sếp bạn vẫn chứng nào tật đó thì bạn nên hỏi ý kiến một ai đó mà bạn tin tưởng, bà Schaefer nói, "Bạn không cần phải kể tất cả và người đó có thể cho bạn lời khuyên khi nào thì làm lớn chuyện."
Nếu mối quan ngại của bạn vẫn không được Sếp lắng nghe và bạn tiếp tục đối diện với những yêu cầu quái gở của Sếp thì bạn nên liên hệ với phòng nhân sự. Cần đảm bảo rằng bạn có sẵn giấy tờ hồ sơ để nói chuyện.
Khác biệt địa phương
Ở một số nước, ranh giới công việc không hề rõ ràng, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp gia đình. "Ở châu Á, đôi khi điều bắt buộc là làm nhiều hơn những gì mà công việc lúc đầu yêu cầu," Steven Yeong, một chuyên gia tuyển dụng ở Hof Consulting ở Singapore, viết trong email, "Thông thường thì trưởng phòng tiếp thị hay trưởng phòng kinh doanh phải đi đón con Sếp ở sân bóng."
"Rất khó để cấp dưới nói không với cấp trên ngay cả khi người nhân viên đó dùng rất nhiều lời lẽ ngoại giao và cách tiếp cận mềm," Yeong nói thêm. Trong những trường hợp này, Yeong đã chứng kiến nhiều người thà nghỉ việc chứ không nói chuyện với Sếp.
Nhưng ở Pháp thì khác. Ranh giới công việc ở Pháp rất rõ ràng kể từ khi luật làm việc 35 giờ một tuần được áp dụng khoảng 15 năm trước.
"Đạo luật này yêu cầu các ông chủ các doanh nghiệp nhỏ phải đảm bảo các nhân viên của họ tập trung trước hết vào công việc chính của họ để tránh thời gian làm việc vượt quá mức cho phép,“ bà Tilbury nói. Điều này không có nghĩa là Sếp ở Pháp không đưa ra những yêu cầu bất thường nhưng nhân viên có thể dễ dàng từ chối hơn.
Chọn lối đi đúng
"Điều quan trọng là bạn phải tin vào bản năng của mình," Tilbury nói. Nếu có điều gì đó mà bạn cảm thấy không đúng thì nhiều khả năng là nó không đúng. "Một khi bạn nghĩ rằng cần phải xác định lại phạm vi công việc thì hãy trao đổi với người liên quan một cách xây dựng nhất và nhanh nhất có thể," bà Tilbury nói thêm.
"Thời gian chờ đợi chỉ càng làm cho bạn cảm thấy tức giận và ức chế và điều này có thể dẫn đến sự bùng nổ trong thái độ của bạn khiến bạn không còn có tính xây dựng nữa. Đó là lý do tại sao bạn cần phải trao đổi với Sếp càng nhanh càng tốt."
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Capital.
Bàn ra tán vào (0)
Làm sao nói 'Không' với Sếp? - BBC
Nếu năm thì mười thuở Sếp mới nhờ thì có lẽ bạn làm để giúp Sếp mà không phải nghĩ ngợi gì. Nhưng nếu Sếp cứ yêu cầu hết lần này đến lần khác thì sao?
Nếu Sếp yêu cầu bạn làm việc gì đó không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn, bạn có thể cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải thi hành theo lệnh Sếp.
Nếu năm thì mười thuở Sếp mới nhờ thì có lẽ bạn làm để giúp Sếp mà không phải nghĩ ngợi gì. Nhưng nếu Sếp cứ yêu cầu hết lần này đến lần khác thì sao? Một lần là bỏ đồ đi giặt, lần khác là đi đón con cho Sếp hay đi đổ rác. Khi nào thì những yêu cầu kiểu này trở nên không thể chấp nhận được?
Đặt trong bối cảnh
"Bối cảnh là tất cả," bà Mary Schaefer, một chuyên gia tư vấn quản lý nhân sự ở Philadelphia, viết trong email, " Nó tùy thuộc vào mối quan hệ và cách hành xử của bạn cho đến lúc đó."
Đầu tiên, bạn có muốn làm công việc đó hay không? Thứ hai, có phải Sếp không có lựa chọn nào khác ngoài phải nhờ bạn? Thứ ba, nếu bạn không làm thì có thể có hậu quả gì?
Khi nào thì đặt ra giới hạn?
Đừng cho rằng đây là vấn đề của riêng công ty nào đó. Đây là vấn đề của cả công ty lớn lẫn nhỏ, theo bà Scarborough Civitelli, "Các ông chủ quá đáng ở đâu cũng có."
Xác định ranh giới ngay từ đầu là rất quan trọng. Bà Scarborough Civitelli gợi ý chúng ta có thể nói kiểu như: "Tôi cũng muốn giúp ích cho Sếp nhưng tôi nghĩ chúng ta có những mong đợi khác biệt... Chúng ta có thể thảo luận việc này để có thể thống nhất với nhau về phạm vi công việc của tôi được không?"
Nhưng đừng dừng lại ở đó. Dựa trên những gì đã nói chuyện với Sếp, bạn hãy viết ra và gửi Sếp qua email trong đó viết rằng: "Tôi tóm tắt lại dưới đây những gì mà tôi nghe Sếp nói về công việc của tôi. Nếu có chỗ nào đó tôi nói không đúng hay còn thiếu thì Sếp hãy nói cho tôi biết," bà Mary Schaefer.
Bằng cách ghi lại, bạn sẽ có thể xem lại nó khi cần thiết. "Khi tôi còn là giám đốc nhân sự, tôi thấy rất ngạc nhiên là các nhân viên không bao giờ nghe những đánh giá về năng lực của họ cho đến khi nó được viết ra giấy," bà Schaefer nói, "Việc này cũng có tác dụng như vậy nếu bạn viết ra những gì bạn đã trao đổi với Sếp.
Không đi đến đâu
Nếu Sếp bạn vẫn chứng nào tật đó thì bạn nên hỏi ý kiến một ai đó mà bạn tin tưởng, bà Schaefer nói, "Bạn không cần phải kể tất cả và người đó có thể cho bạn lời khuyên khi nào thì làm lớn chuyện."
Nếu mối quan ngại của bạn vẫn không được Sếp lắng nghe và bạn tiếp tục đối diện với những yêu cầu quái gở của Sếp thì bạn nên liên hệ với phòng nhân sự. Cần đảm bảo rằng bạn có sẵn giấy tờ hồ sơ để nói chuyện.
Khác biệt địa phương
Ở một số nước, ranh giới công việc không hề rõ ràng, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp gia đình. "Ở châu Á, đôi khi điều bắt buộc là làm nhiều hơn những gì mà công việc lúc đầu yêu cầu," Steven Yeong, một chuyên gia tuyển dụng ở Hof Consulting ở Singapore, viết trong email, "Thông thường thì trưởng phòng tiếp thị hay trưởng phòng kinh doanh phải đi đón con Sếp ở sân bóng."
"Rất khó để cấp dưới nói không với cấp trên ngay cả khi người nhân viên đó dùng rất nhiều lời lẽ ngoại giao và cách tiếp cận mềm," Yeong nói thêm. Trong những trường hợp này, Yeong đã chứng kiến nhiều người thà nghỉ việc chứ không nói chuyện với Sếp.
Nhưng ở Pháp thì khác. Ranh giới công việc ở Pháp rất rõ ràng kể từ khi luật làm việc 35 giờ một tuần được áp dụng khoảng 15 năm trước.
"Đạo luật này yêu cầu các ông chủ các doanh nghiệp nhỏ phải đảm bảo các nhân viên của họ tập trung trước hết vào công việc chính của họ để tránh thời gian làm việc vượt quá mức cho phép,“ bà Tilbury nói. Điều này không có nghĩa là Sếp ở Pháp không đưa ra những yêu cầu bất thường nhưng nhân viên có thể dễ dàng từ chối hơn.
Chọn lối đi đúng
"Điều quan trọng là bạn phải tin vào bản năng của mình," Tilbury nói. Nếu có điều gì đó mà bạn cảm thấy không đúng thì nhiều khả năng là nó không đúng. "Một khi bạn nghĩ rằng cần phải xác định lại phạm vi công việc thì hãy trao đổi với người liên quan một cách xây dựng nhất và nhanh nhất có thể," bà Tilbury nói thêm.
"Thời gian chờ đợi chỉ càng làm cho bạn cảm thấy tức giận và ức chế và điều này có thể dẫn đến sự bùng nổ trong thái độ của bạn khiến bạn không còn có tính xây dựng nữa. Đó là lý do tại sao bạn cần phải trao đổi với Sếp càng nhanh càng tốt."
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Capital.