Cõi Người Ta
Làm thế nào bọn khủng bố có được súng AK-47 ở Pháp?
Pháp là nước cấm buôn bán và sở hữu súng đạn, vậy làm thế nào mà những kẻ khủng bố lại có được súng AK-47 để thực hiện những cuộc tấn công đẫm máu như cuộc tấn công hôm 13.11? Đó là điều mà dư luận đang thắc mắc.
Những vụ tấn công khủng bố bằng súng, đặt bom tại ngay trung tâm thủ đô nước Pháp như hôm 13.11 vừa qua hoặc vụ tấn công tại tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi đầu năm 2015 đã dấy lên câu hỏi trong công chúng rằng làm thế nào ở một nước cấm sở hữu súng như Pháp bọn mà khủng bố lại được trang bị tốt như vậy.
Trong thực tế, không khó để kiếm được một khẩu súng tiểu liên AK-47 tại Pháp, thậm chí nếu muốn, những kẻ khủng bố hoàn toàn có thể trang bị được cả súng chống tăng nếu chúng đủ tiền và quen biết đủ rộng.
Chính phủ Pháp đã từng thừa nhận "có vấn đề" trong việc kiểm soát dòng súng lậu từ nước ngoài. Nhưng đến hôm qua, ngày 13.11, chuỗi tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris giết hơn 127 người, làm bị thương 200 người khác trong đó có hơn 80 người đang trong tình trạng nguy kịch, đã chứng minh rằng mọi nỗ lực kiểm soát súng buôn lậu vào nước Pháp đã thất bại hoàn toàn.
"Kho" vũ khí bất hợp pháp tại Đông Âu
Đông Âu chính là xuất phát điểm cho những vũ khí cá nhân tuồn vào châu Âu, bởi khu vực này có "truyền thống" buôn bán súng đạn bất hợp pháp, bí mật.
Chính quyền các nước này gần như không đủ sức can thiệp, chặn đứng các tổ chức buôn lậu vũ khí bởi chúng là những tổ chức rất có thế lực.
Vũ khí mà bọn buôn lậu đang đem bán khắp châu Âu chỉ là một phần trong số vũ khí khổng lồ đã được sử dụng trong những cuộc xung đột vũ trang ở Serbia, Cosovo, Bosnia hồi thập niên 90 thế kỷ trước.
Khi những cuộc xung đột tại Đông Âu kết thúc cuối thập niên 1990, vẫn còn 6 triệu vũ khí cá nhân tồn tại trong các khu vực xung đột, theo tổ chức nghiên cứu Thăm dò vũ khí nhỏ (ở Thụy Sĩ) cho biết.
Kết quả là số lượng vũ khí cỡ nhỏ khổng lồ ở Đông Âu đang được tuồn sang các khu vực chiến sự trên khắp thế giới, nhất là đến Tây Âu, nơi những khẩu súng này sẽ bán được với giá cao hơn cho các tổ chức tội phạm.
Cảnh sát châu Âu cũng không thể chặn nguồn vũ khí bất hợp pháp
Năm 2009, cảnh sát Pháp công bố số liệu họ đã thu giữ được hơn 1.500 vũ khí bất hợp pháp các loại, năm 2010 con số này tăng lên thành 2.700. Số lượng súng bất hợp pháp tại Pháp gia tăng với tốc độ chóng mặt trong vài năm qua, theo số liệu của Đài quan sát tội phạm quốc gia ở Paris.
"Thực tế cho thấycó thể mua một khẩu AK-47 Kalashnikov hoặc một khẩu súng chống tăng với giá chỉ từ 300 - 700 euro trong một số khu vực của EU, lượng vũ khí này luôn có sẵn để bán (cho các tổ chức tội phạm), cho các băng nhóm đường phố hoặc những kẻ âm mưu tấn công khủng bố", Europol - cơ quan thực thi Pháp luật chung của EU cho biết trong một báo cáo.
Kết quả là, với số vũ khí "tồn kho" ở Đông Âu, súng đạn nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và Tây Âu là thị trường nhắm đến của dòng súng buôn lậu này.
"Nhiều kẻ buôn lậu vũ khí ở châu Âu đến từ khu vực Balkan", Europol cho biết. Trong năm 2014, cảnh sát nước Slovakia đã chặn được một xe tải đang cố gắng xâm nhập biên giới chứa một số lượng lớn súng và lựu đạn. Chiếc xe đã di chuyển từ Bosnia và Herzegovina với đích đến là Thụy Điển".
Kết quả, do sự bất lực của nhà chức trách, dòng vũ khí trái phép vẫn đang tuồn vào châu Âu một cách "thoải mái", và những vụ tấn công khủng bố liên hoàn như vụ khủng bố ngày 13.11 tại Paris là điều đã được báo trước.
Thiên Hà (theo The Daily Beast
Bàn ra tán vào (0)
Làm thế nào bọn khủng bố có được súng AK-47 ở Pháp?
Pháp là nước cấm buôn bán và sở hữu súng đạn, vậy làm thế nào mà những kẻ khủng bố lại có được súng AK-47 để thực hiện những cuộc tấn công đẫm máu như cuộc tấn công hôm 13.11? Đó là điều mà dư luận đang thắc mắc.
Những vụ tấn công khủng bố bằng súng, đặt bom tại ngay trung tâm thủ đô nước Pháp như hôm 13.11 vừa qua hoặc vụ tấn công tại tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi đầu năm 2015 đã dấy lên câu hỏi trong công chúng rằng làm thế nào ở một nước cấm sở hữu súng như Pháp bọn mà khủng bố lại được trang bị tốt như vậy.
Trong thực tế, không khó để kiếm được một khẩu súng tiểu liên AK-47 tại Pháp, thậm chí nếu muốn, những kẻ khủng bố hoàn toàn có thể trang bị được cả súng chống tăng nếu chúng đủ tiền và quen biết đủ rộng.
Chính phủ Pháp đã từng thừa nhận "có vấn đề" trong việc kiểm soát dòng súng lậu từ nước ngoài. Nhưng đến hôm qua, ngày 13.11, chuỗi tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris giết hơn 127 người, làm bị thương 200 người khác trong đó có hơn 80 người đang trong tình trạng nguy kịch, đã chứng minh rằng mọi nỗ lực kiểm soát súng buôn lậu vào nước Pháp đã thất bại hoàn toàn.
"Kho" vũ khí bất hợp pháp tại Đông Âu
Đông Âu chính là xuất phát điểm cho những vũ khí cá nhân tuồn vào châu Âu, bởi khu vực này có "truyền thống" buôn bán súng đạn bất hợp pháp, bí mật.
Chính quyền các nước này gần như không đủ sức can thiệp, chặn đứng các tổ chức buôn lậu vũ khí bởi chúng là những tổ chức rất có thế lực.
Vũ khí mà bọn buôn lậu đang đem bán khắp châu Âu chỉ là một phần trong số vũ khí khổng lồ đã được sử dụng trong những cuộc xung đột vũ trang ở Serbia, Cosovo, Bosnia hồi thập niên 90 thế kỷ trước.
Khi những cuộc xung đột tại Đông Âu kết thúc cuối thập niên 1990, vẫn còn 6 triệu vũ khí cá nhân tồn tại trong các khu vực xung đột, theo tổ chức nghiên cứu Thăm dò vũ khí nhỏ (ở Thụy Sĩ) cho biết.
Kết quả là số lượng vũ khí cỡ nhỏ khổng lồ ở Đông Âu đang được tuồn sang các khu vực chiến sự trên khắp thế giới, nhất là đến Tây Âu, nơi những khẩu súng này sẽ bán được với giá cao hơn cho các tổ chức tội phạm.
Cảnh sát châu Âu cũng không thể chặn nguồn vũ khí bất hợp pháp
Năm 2009, cảnh sát Pháp công bố số liệu họ đã thu giữ được hơn 1.500 vũ khí bất hợp pháp các loại, năm 2010 con số này tăng lên thành 2.700. Số lượng súng bất hợp pháp tại Pháp gia tăng với tốc độ chóng mặt trong vài năm qua, theo số liệu của Đài quan sát tội phạm quốc gia ở Paris.
"Thực tế cho thấycó thể mua một khẩu AK-47 Kalashnikov hoặc một khẩu súng chống tăng với giá chỉ từ 300 - 700 euro trong một số khu vực của EU, lượng vũ khí này luôn có sẵn để bán (cho các tổ chức tội phạm), cho các băng nhóm đường phố hoặc những kẻ âm mưu tấn công khủng bố", Europol - cơ quan thực thi Pháp luật chung của EU cho biết trong một báo cáo.
Kết quả là, với số vũ khí "tồn kho" ở Đông Âu, súng đạn nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và Tây Âu là thị trường nhắm đến của dòng súng buôn lậu này.
"Nhiều kẻ buôn lậu vũ khí ở châu Âu đến từ khu vực Balkan", Europol cho biết. Trong năm 2014, cảnh sát nước Slovakia đã chặn được một xe tải đang cố gắng xâm nhập biên giới chứa một số lượng lớn súng và lựu đạn. Chiếc xe đã di chuyển từ Bosnia và Herzegovina với đích đến là Thụy Điển".
Kết quả, do sự bất lực của nhà chức trách, dòng vũ khí trái phép vẫn đang tuồn vào châu Âu một cách "thoải mái", và những vụ tấn công khủng bố liên hoàn như vụ khủng bố ngày 13.11 tại Paris là điều đã được báo trước.
Thiên Hà (theo The Daily Beast