Đoạn Đường Chiến Binh

Lang Thang Đến Bao Giờ

Chắc cũng phải có tiếng gọi của Không Trung, của bạn bè đồng ngũ, của những người cùng ăn chung mâm, ngủ cùng phòng, chia sẻ hiểm nguy và trách nhiệm.

Tác Giả: Người Nhạn Trắng - Phạm Đăng Cường

Lời Gíới Thiệu (Khóa 3/69 & 69B): NT Phạm Đăng Cường, vị anh hùng Phi Công Khu Trục A-1 và F-5. NT Cường là người cùng khóa với NT Lê Như Hòan trong thời gian huấn luyện bay trong trường Phi hành Hải Quân Hoa Kỳ. NT Cường đã vinh viễn ra đi vào ngày 11 tháng 3 năm 1988. Trong bài "Lang Thang Đến Bao Giờ", NT Cường nhắc lại cuộc hành quân biệt phái của Biệt Đội Khu Trục tại Biên Hòa yểm trợ cho chiến trường Pleime, Kontum năm 1965. NT Hòan lúc đó là Thiếu Úy Biệt Đội Trưởng Khu Trục Tại Pleiku. NT Cuờng đã gặp gỡ các SVSQ Khóa 69B vào năm 1969. NT Cường vẫn hay đề cập đến "duyên nợ" của NT Hòan với Khóa 69B.


1965 những người hùng Không Quân tham dự cuộc oanh kích Vĩnh Linh - Bắc Việt

Lang Thang Đến Bao Giờ
Người Nhạn Trắng
---&&&---

Hôm nay ngồi nhìn cửa sổ, thấy lòng rộn rã, nghe như có tiếng gọi của Không Trung, hay là tại cái chuởng của anh chàng Đầu Bếp: "Không Bỏ Anh Em, Không Quên Bạn Bè" làm anh em khổ sở vì câu này. Nay lại tung thêm một chưởng nữa: "Những cây bút chủ lực", nghe qua thật là hay nhưng xét lại thì cũng ... suớng thật! Bởi vì nói theo kiểu bình dân thì đây là một cái "lai-xên" (license), còn theo kiểu qúi phái thì đây là "tai-tồn" (title) chứ bộ. Đành phải cố gắng, tan hàng rồi, mà cứ còn phải ... cố gắng!

Chắc cũng phải có tiếng gọi của Không Trung, của bạn bè đồng ngũ, của những người cùng ăn chung mâm, ngủ cùng phòng, chia sẻ hiểm nguy và trách nhiệm.

Vẫn những đám mây quen thuộc ấy ngòai cửa sổ, nhưng còn đâu những mây đen vần vũ giăng đầu núi, những mưa sa bão táp, tôi cùng anh Trát "dìu" nhau về đáp. Anh không còn thấy tôi, tôi không còn thấy anh, chỉ chập chờn nhận ra nhau qua hai đóm đèn đầu cánh; đèn xanh là tôi, đèn đỏ là anh. Chúng mình chỉ cách nhau có một thước, anh nhẹ tay là sống, anh mạnh tay là chết, đó là luật khu trục, phải tin tưởng lẫn nhau, không được tin tưởng vào một cái gì khác ngòai tình đồng đội.

Còn đâu những buổi trời xanh bao la, mây trắng như sữa, trải thảm đến tận chân trời, anh Tập và tôi lướt chơi trên thảm mây như trượt tuyết. Chán rồi lại ngâm cả phi cơ vào trong mây, chỉ còn ló thắp thóang cái "canopy" (nắp đậy phòng lái) ra ngòai như hai cái bong bóng.

Còn đâu những lúc hành quân đêm, lấy ánh hỏa châu của anh Sơn làm tình cầu dẫn lộ để đến mục tiêu tận mãi ven biển Hà Tiên. Tụi tôi không liên lạc được với tiền đồn, anh vừa thả trái sáng vừa làm FAC (điều không tiền tuyến) chỉ dẫn tụi tôi giải vây tiền đồn. Anh thả hỏa châu rồi giải tỏa về phía tay mặt; tụi tôi thả bom rồi giải tỏa về phía tay trái. Anh thả it lại, mỗi "pass" còn hai qủa thay vì bốn qủa để tụi tôi còn rộng không gian để xoay trở. Địch rút, quân ta giữ được đồn.

Sợ trên đường về vân dâm dễ buồn ngủ, tụi tôi bay hợp đòan với anh. Tới không phận Sài Gòn, anh lấy hướng Tân Sơn Nhất, tụi tôi lấy hướng về Biên Hòa. Lúc ấy không được hân hạnh biết mặt anh, nhưng mỗi lần gặp anh trên tần số trong đêm vắng, tôi thấy thật qúi mến.


Hình ảnh cựu Tr/Tá Hoàn xưa và nay

Còn đâu những lần thăm viếng nhau, anh Hòan biệt đội trưởng Pleiku, tôi đặc trách khu trục Biên Hòa thừa dịp huấn luyện du hành Biên Hòa - Đà Nẵng - Biên Hòa, lấy cớ cho khóa sinh đáp sân lạ, tôi ghé thăm anh, thăm núi rừng âm u. Anh kể cho tôi chuyện hành quân nơi đất đỏ xa xôi này của quê hương. Phi đội anh và những người lính kỹ thuật làm việc 200%. Anh nói: "Với tao, ba chiếc A-1 vừa đáp xong, một tiếng đồng hồ sau là phải báo cáo tình trạng khả dụng, xăng nhớt, bom đạn để sẵn sàng cho những phi vụ kế tiếp, ngày cũng như đêm". Anh luôn luôn có mặt ở phi đạo để đôn đốc và góp mặt với anh em. Rồi anh còn nhắc tôi thay phiên biệt phái đúng ngày vì tụi nó ăn cơm tay cầm (bánh mì thịt) riết sẽ không chịu quá 15 ngày. Anh em nhìn anh vừa phấn khởi, tự nhiên có một sự tin tưởng mãnh liệt vào anh, một vị chỉ huy trẻ hăng say và nhiệt huyết, một thế hệ mới của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Có anh đây thì vùng trời và vùng đất này của quê hương sẽ được bảo vệ (không yểm) tối đa mà sức người có thể làm đuợc. Giữa núi đồi cao nguyên, hình bóng in trên nền phi đạo là cả một sự kết tụ huyết thống đất Thần kinh nơi anh sinh trưởng, của sự độc đáo và hào hùng của Không Quân VNCH, Quân chủng mà anh đã chọn, và sự kiêu hãnh của Hải Quân Hoa Kỳ, nơi mà anh được đào tạo. Anh mặc áo bay mầu cam, mang giầy Navy mầu "bơ-găng-đi". Những lúc vui chơi với anh em, anh cũng hết tình hết nghĩa, cũng "Càn khôn ơi, Xin rót rượu giùm ngay" lia lịa, cũng quay cuồng trong điệu nhạc, cũng nghiêng mình trước mỹ nhân. Anh đã đem cái tinh thần trên truyền lại cho các đàn em, khi anh trông nom sinh viên sĩ quan ở quân trường Nha Trang. Và tôi cũng có dịp ghé ngang thăm anh và được anh giới thiệu với các sinh viên sĩ quan: "Đây là nguời phi công khu trục của Biên Hòa". Và còn đâu:

"Em là gái bên song cửa,
Anh là mây bốn phuơng trời.
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa."


Giờ đây cảm thấy thiếu thốn một cái gì, một cái gì đó đã hòan tòan mất hẳn. Càng ở trong Quân Đội, trong Không Quân càng lâu càng thấy thấm thía, càng thương nhớ và càng thấy mất mát một cái gì. Đi Không Quân mà được du học bay bổng ở Hoa Kỳ là cả một ân huệ lớn được Quân Đội dành cho. Huấn luyện một quân nhân trở thành phi công tốn kém rất nhiều. Nào là tiền trả lương cho cả tháng để về Sài Gòn làm thủ tục xuất ngọai. May áo đại lễ trắng, đại phục xanh, quân phục thường, những thứ vải đặc biệt, áo lạnh chòang, áo lạnh cụt nganh lưng, ôi đủ thứ. Nào là vừa được trả tiền phụ trội du hoc bằng đô-la hàng ngày, còn thêm tiền bay phản lực trong lúc thụ huấn tại Hoa Kỳ trong khi vẫn lãnh lương ở Việt Nam đều đều. Tất cả tính vào ngân quỹ quốc gia. Đã vậy, Không Quân còn ưu đãi, cho quân nhân đi tu nghiệp để trau dồi kiến thức và cập nhật hóa thường xuyên. Phi hành trau dồi thêm khả năng về phi cụ, xuyên huấn các lọai tầu bay tối tân hơn, về an ninh phi hành, học cả chiến thuật không chiến, học về tham mưu và chỉ huy. Không phi hành thì tu nghiệp các ngành chuyên môn, kỹ thuật, quân báo, an ninh dưới đất, mưu sinh thóat hiểm v... v... Người nào du học ít nhất cũng một hai lần. Càng nghĩ càng thương Quân Đội.

Trong những buổi Đại hội của các Hội Cựu Quân Nhân có những biểu ngữ:

"Anh có thể lấy tội ra khỏi Quân Đội, chứ anh không thể lấy Quân Đội ra khỏi tôi".

Hay:

"Hỡi những người lính một thời ngang dọc,
Mầy lang thang đất lạ đến bao giờ ..."


Và còn được anh cả Trường Sơn giảng giải chữ "mầy". Ông nói: "Tiếng Việt Nam thật là phong phú, chữ mầy ở đây thực sự là đặc sắc, không có ý thô tục, nó thật dễ thương nghe thật là gần gũi và hiên ngang và v... v..."

Càng nghe, tôi càng nhớ Quân Đội lại càng thương mến Không Quân.

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cái lon, cái chức vụ là ân huệ của Quân Đội. Thụ huấn ở quân trường Nha Trang hay xuất thân từ những trường danh tiếng Hoa Kỳ, Không Quân hiện dịch vẫn mang Chuẩn Úy, anh em vẫn vui mừng và hãnh diện, nhưng đôi lúc cũng khóa nhau là "thượng sĩ gân".

Nhưng so với những nguời cùng lứa, cùng tuổi ở tiền đồn xa xôi, hẻo lánh như bị bỏ quên vì yểm trợ khó khăn. Không Quân chúng ta còn suớng hơn nhiều. Những anh em Bộ Binh đã chiến đấu hết sức anh dũng cho Tổ Quốc và sự sinh tồn của chính họ. Có nơi, người vợ phải bò lên nạp đạn phụ với chồng, cố gắng cùng ngăn cản địch, không than vãn, không thắc mắc, rồi cùng chết yên tĩnh cam chịu. Vì thấu hiểu như vậy, có những đêm trực bay, ngủ trong trailer, lạnh bị cảm sổ mũi nhưng khi điện thọai reo lúc một hai giờ sáng, gọi đi giải vây tiền đồn, khi chấm tọa độ trên bản đồ thấy Hà Tiên, Năm Căn hay Cà Mâu xa mịt mù, tôi đã phải vội vã cố gắng co giò co cẳng chạy ra phi cơ, may ra còn kịp giờ.

Có những người lính ngồi trên bãi đậu, đợi phi cơ không vận ra tiền tuyến. Thấy nguời chiến binh da sạm nắng, người có vẻ khỏe mạnh nhưng gầy ốm, trên người mang hành trang đạn dược quá nhiều, tôi vội hỏi: " Sao anh không mang theo đồ ăn, đồ tẩm bổ nhiều để đề phòng khi bị vây hãm?". Anh trả lời: "Đụng trận không đủ đạn để bắn, đâu có thì giờ để ăn".

Mặc dầu tôi đã chiến đấu hết sức mình trong cuộc chiến, tôi vẫn cảm thấy đã nợ quá nhiều ân huệ của Quân Đội, của Không Quân.


Từ trái ngồi: Người thứ hai, NT Lê Như Hoàn.
Từ trái đứng: Người thứ tư, NT Phạm Đăng Cường.


Người Nhạn Trắng
Phạm Đăng Cuờng
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lang Thang Đến Bao Giờ

Chắc cũng phải có tiếng gọi của Không Trung, của bạn bè đồng ngũ, của những người cùng ăn chung mâm, ngủ cùng phòng, chia sẻ hiểm nguy và trách nhiệm.

Tác Giả: Người Nhạn Trắng - Phạm Đăng Cường

Lời Gíới Thiệu (Khóa 3/69 & 69B): NT Phạm Đăng Cường, vị anh hùng Phi Công Khu Trục A-1 và F-5. NT Cường là người cùng khóa với NT Lê Như Hòan trong thời gian huấn luyện bay trong trường Phi hành Hải Quân Hoa Kỳ. NT Cường đã vinh viễn ra đi vào ngày 11 tháng 3 năm 1988. Trong bài "Lang Thang Đến Bao Giờ", NT Cường nhắc lại cuộc hành quân biệt phái của Biệt Đội Khu Trục tại Biên Hòa yểm trợ cho chiến trường Pleime, Kontum năm 1965. NT Hòan lúc đó là Thiếu Úy Biệt Đội Trưởng Khu Trục Tại Pleiku. NT Cuờng đã gặp gỡ các SVSQ Khóa 69B vào năm 1969. NT Cường vẫn hay đề cập đến "duyên nợ" của NT Hòan với Khóa 69B.


1965 những người hùng Không Quân tham dự cuộc oanh kích Vĩnh Linh - Bắc Việt

Lang Thang Đến Bao Giờ
Người Nhạn Trắng
---&&&---

Hôm nay ngồi nhìn cửa sổ, thấy lòng rộn rã, nghe như có tiếng gọi của Không Trung, hay là tại cái chuởng của anh chàng Đầu Bếp: "Không Bỏ Anh Em, Không Quên Bạn Bè" làm anh em khổ sở vì câu này. Nay lại tung thêm một chưởng nữa: "Những cây bút chủ lực", nghe qua thật là hay nhưng xét lại thì cũng ... suớng thật! Bởi vì nói theo kiểu bình dân thì đây là một cái "lai-xên" (license), còn theo kiểu qúi phái thì đây là "tai-tồn" (title) chứ bộ. Đành phải cố gắng, tan hàng rồi, mà cứ còn phải ... cố gắng!

Chắc cũng phải có tiếng gọi của Không Trung, của bạn bè đồng ngũ, của những người cùng ăn chung mâm, ngủ cùng phòng, chia sẻ hiểm nguy và trách nhiệm.

Vẫn những đám mây quen thuộc ấy ngòai cửa sổ, nhưng còn đâu những mây đen vần vũ giăng đầu núi, những mưa sa bão táp, tôi cùng anh Trát "dìu" nhau về đáp. Anh không còn thấy tôi, tôi không còn thấy anh, chỉ chập chờn nhận ra nhau qua hai đóm đèn đầu cánh; đèn xanh là tôi, đèn đỏ là anh. Chúng mình chỉ cách nhau có một thước, anh nhẹ tay là sống, anh mạnh tay là chết, đó là luật khu trục, phải tin tưởng lẫn nhau, không được tin tưởng vào một cái gì khác ngòai tình đồng đội.

Còn đâu những buổi trời xanh bao la, mây trắng như sữa, trải thảm đến tận chân trời, anh Tập và tôi lướt chơi trên thảm mây như trượt tuyết. Chán rồi lại ngâm cả phi cơ vào trong mây, chỉ còn ló thắp thóang cái "canopy" (nắp đậy phòng lái) ra ngòai như hai cái bong bóng.

Còn đâu những lúc hành quân đêm, lấy ánh hỏa châu của anh Sơn làm tình cầu dẫn lộ để đến mục tiêu tận mãi ven biển Hà Tiên. Tụi tôi không liên lạc được với tiền đồn, anh vừa thả trái sáng vừa làm FAC (điều không tiền tuyến) chỉ dẫn tụi tôi giải vây tiền đồn. Anh thả hỏa châu rồi giải tỏa về phía tay mặt; tụi tôi thả bom rồi giải tỏa về phía tay trái. Anh thả it lại, mỗi "pass" còn hai qủa thay vì bốn qủa để tụi tôi còn rộng không gian để xoay trở. Địch rút, quân ta giữ được đồn.

Sợ trên đường về vân dâm dễ buồn ngủ, tụi tôi bay hợp đòan với anh. Tới không phận Sài Gòn, anh lấy hướng Tân Sơn Nhất, tụi tôi lấy hướng về Biên Hòa. Lúc ấy không được hân hạnh biết mặt anh, nhưng mỗi lần gặp anh trên tần số trong đêm vắng, tôi thấy thật qúi mến.


Hình ảnh cựu Tr/Tá Hoàn xưa và nay

Còn đâu những lần thăm viếng nhau, anh Hòan biệt đội trưởng Pleiku, tôi đặc trách khu trục Biên Hòa thừa dịp huấn luyện du hành Biên Hòa - Đà Nẵng - Biên Hòa, lấy cớ cho khóa sinh đáp sân lạ, tôi ghé thăm anh, thăm núi rừng âm u. Anh kể cho tôi chuyện hành quân nơi đất đỏ xa xôi này của quê hương. Phi đội anh và những người lính kỹ thuật làm việc 200%. Anh nói: "Với tao, ba chiếc A-1 vừa đáp xong, một tiếng đồng hồ sau là phải báo cáo tình trạng khả dụng, xăng nhớt, bom đạn để sẵn sàng cho những phi vụ kế tiếp, ngày cũng như đêm". Anh luôn luôn có mặt ở phi đạo để đôn đốc và góp mặt với anh em. Rồi anh còn nhắc tôi thay phiên biệt phái đúng ngày vì tụi nó ăn cơm tay cầm (bánh mì thịt) riết sẽ không chịu quá 15 ngày. Anh em nhìn anh vừa phấn khởi, tự nhiên có một sự tin tưởng mãnh liệt vào anh, một vị chỉ huy trẻ hăng say và nhiệt huyết, một thế hệ mới của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Có anh đây thì vùng trời và vùng đất này của quê hương sẽ được bảo vệ (không yểm) tối đa mà sức người có thể làm đuợc. Giữa núi đồi cao nguyên, hình bóng in trên nền phi đạo là cả một sự kết tụ huyết thống đất Thần kinh nơi anh sinh trưởng, của sự độc đáo và hào hùng của Không Quân VNCH, Quân chủng mà anh đã chọn, và sự kiêu hãnh của Hải Quân Hoa Kỳ, nơi mà anh được đào tạo. Anh mặc áo bay mầu cam, mang giầy Navy mầu "bơ-găng-đi". Những lúc vui chơi với anh em, anh cũng hết tình hết nghĩa, cũng "Càn khôn ơi, Xin rót rượu giùm ngay" lia lịa, cũng quay cuồng trong điệu nhạc, cũng nghiêng mình trước mỹ nhân. Anh đã đem cái tinh thần trên truyền lại cho các đàn em, khi anh trông nom sinh viên sĩ quan ở quân trường Nha Trang. Và tôi cũng có dịp ghé ngang thăm anh và được anh giới thiệu với các sinh viên sĩ quan: "Đây là nguời phi công khu trục của Biên Hòa". Và còn đâu:

"Em là gái bên song cửa,
Anh là mây bốn phuơng trời.
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa."


Giờ đây cảm thấy thiếu thốn một cái gì, một cái gì đó đã hòan tòan mất hẳn. Càng ở trong Quân Đội, trong Không Quân càng lâu càng thấy thấm thía, càng thương nhớ và càng thấy mất mát một cái gì. Đi Không Quân mà được du học bay bổng ở Hoa Kỳ là cả một ân huệ lớn được Quân Đội dành cho. Huấn luyện một quân nhân trở thành phi công tốn kém rất nhiều. Nào là tiền trả lương cho cả tháng để về Sài Gòn làm thủ tục xuất ngọai. May áo đại lễ trắng, đại phục xanh, quân phục thường, những thứ vải đặc biệt, áo lạnh chòang, áo lạnh cụt nganh lưng, ôi đủ thứ. Nào là vừa được trả tiền phụ trội du hoc bằng đô-la hàng ngày, còn thêm tiền bay phản lực trong lúc thụ huấn tại Hoa Kỳ trong khi vẫn lãnh lương ở Việt Nam đều đều. Tất cả tính vào ngân quỹ quốc gia. Đã vậy, Không Quân còn ưu đãi, cho quân nhân đi tu nghiệp để trau dồi kiến thức và cập nhật hóa thường xuyên. Phi hành trau dồi thêm khả năng về phi cụ, xuyên huấn các lọai tầu bay tối tân hơn, về an ninh phi hành, học cả chiến thuật không chiến, học về tham mưu và chỉ huy. Không phi hành thì tu nghiệp các ngành chuyên môn, kỹ thuật, quân báo, an ninh dưới đất, mưu sinh thóat hiểm v... v... Người nào du học ít nhất cũng một hai lần. Càng nghĩ càng thương Quân Đội.

Trong những buổi Đại hội của các Hội Cựu Quân Nhân có những biểu ngữ:

"Anh có thể lấy tội ra khỏi Quân Đội, chứ anh không thể lấy Quân Đội ra khỏi tôi".

Hay:

"Hỡi những người lính một thời ngang dọc,
Mầy lang thang đất lạ đến bao giờ ..."


Và còn được anh cả Trường Sơn giảng giải chữ "mầy". Ông nói: "Tiếng Việt Nam thật là phong phú, chữ mầy ở đây thực sự là đặc sắc, không có ý thô tục, nó thật dễ thương nghe thật là gần gũi và hiên ngang và v... v..."

Càng nghe, tôi càng nhớ Quân Đội lại càng thương mến Không Quân.

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cái lon, cái chức vụ là ân huệ của Quân Đội. Thụ huấn ở quân trường Nha Trang hay xuất thân từ những trường danh tiếng Hoa Kỳ, Không Quân hiện dịch vẫn mang Chuẩn Úy, anh em vẫn vui mừng và hãnh diện, nhưng đôi lúc cũng khóa nhau là "thượng sĩ gân".

Nhưng so với những nguời cùng lứa, cùng tuổi ở tiền đồn xa xôi, hẻo lánh như bị bỏ quên vì yểm trợ khó khăn. Không Quân chúng ta còn suớng hơn nhiều. Những anh em Bộ Binh đã chiến đấu hết sức anh dũng cho Tổ Quốc và sự sinh tồn của chính họ. Có nơi, người vợ phải bò lên nạp đạn phụ với chồng, cố gắng cùng ngăn cản địch, không than vãn, không thắc mắc, rồi cùng chết yên tĩnh cam chịu. Vì thấu hiểu như vậy, có những đêm trực bay, ngủ trong trailer, lạnh bị cảm sổ mũi nhưng khi điện thọai reo lúc một hai giờ sáng, gọi đi giải vây tiền đồn, khi chấm tọa độ trên bản đồ thấy Hà Tiên, Năm Căn hay Cà Mâu xa mịt mù, tôi đã phải vội vã cố gắng co giò co cẳng chạy ra phi cơ, may ra còn kịp giờ.

Có những người lính ngồi trên bãi đậu, đợi phi cơ không vận ra tiền tuyến. Thấy nguời chiến binh da sạm nắng, người có vẻ khỏe mạnh nhưng gầy ốm, trên người mang hành trang đạn dược quá nhiều, tôi vội hỏi: " Sao anh không mang theo đồ ăn, đồ tẩm bổ nhiều để đề phòng khi bị vây hãm?". Anh trả lời: "Đụng trận không đủ đạn để bắn, đâu có thì giờ để ăn".

Mặc dầu tôi đã chiến đấu hết sức mình trong cuộc chiến, tôi vẫn cảm thấy đã nợ quá nhiều ân huệ của Quân Đội, của Không Quân.


Từ trái ngồi: Người thứ hai, NT Lê Như Hoàn.
Từ trái đứng: Người thứ tư, NT Phạm Đăng Cường.


Người Nhạn Trắng
Phạm Đăng Cuờng
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm