Di Sản Hồ Chí Minh

Làng báo Việt Cộng và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương

Tôi muốn tìm nguyên do tại sao các báo tại Việt Nam mất một tuần trước lúc nêu danh tính nghi phạm Đoàn Thị Hương trong vụ sát hại ông Kim Jong-nam.


BBC

21-2-2017

Hình của cảnh sát Malaysia công bố ghi rõ số hộ chiếu C1031046 của nghi phạm Đoàn Thị Hương và ngày đến từ Hà Nội. Ảnh: Getty Images.

Hình của cảnh sát Malaysia công bố ghi rõ số hộ chiếu C1031046 của nghi phạm Đoàn Thị Hương và ngày đến từ Hà Nội. Ảnh: Getty Images.

Tôi muốn tìm nguyên do tại sao các báo tại Việt Nam mất một tuần trước lúc nêu danh tính nghi phạm Đoàn Thị Hương trong vụ sát hại ông Kim Jong-nam.

Hãy thử điểm lại diễn biến vụ việc được tường thuật trên mặt báo để xem tác nghiệp của các nhà báo thế nào.

Hôm 15/2, cảnh sát Malaysia phát đi thông cáo về việc bắt giữ nghi phạm Đoàn Thị Hương sinh ngày 31/5/1988 tại Nam Định và tiếp đó có thông báo người này bị tạm giam bảy ngày.

Từ thời điểm ấy, hầu hết các báo Việt Nam đều đưa tin về vụ án và nghi phạm này nhưng không hề đề cập hai chữ ‘Việt Nam’ trong các bản tin, một số chỉ ghi là ‘nghi phạm châu Á’.

Chưa tiếp xúc lãnh sự với Đoàn Thị Hương

Thêm chi tiết về nghi phạm vụ Kim Jong-nam

Đêm 19/2, Reuters đăng bài tường thuật lời một người đàn ông ở Nam Định nói rằng ông tin em gái mình là nghi phạm Đoàn Thị Hương.

Chiều 20/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam phát đi thông cáo nói phía Malaysia “chưa cho tiếp xúc lãnh sự với Đoàn Thị Hương”.

Sau thời điểm này, một loạt báo như VnExpress, Thanh Niên… mới có bài chi tiết về nhân thân của nghi phạm này.

Có thể đoán để làm các bài này, tòa soạn đã phải chuẩn bị trước.

Hôm 21/2, một người làm công tác tòa soạn tại một nhật báo ở TP. Hồ Chí Minh trả lời BBC nhưng đề nghị không nêu danh tính: “Chính xác là không ai cấm đăng [vụ Đoàn Thị Hương], nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban tuyên giáo đã khuyến nghị rằng do vụ việc phức tạp, chưa thể xác minh được nhân thân cô này nên đề nghị [các báo] chờ khi có xác minh thì đăng”

“Trong thời gian chờ đợi, các tòa soạn vẫn cử phóng viên đi xác minh tại địa phương của Đoàn Thị Hương và để bài nằm đó.”

“Cũng không ai nói cho đăng mà khi thông tin từ Malaysia quá rõ và công khai rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng rồi thì đăng thôi.”

‘Không suy diễn’

BBC được tiếp cận với một email được cho là do Ban tuyên giáo gửi hôm 21/2 với nội dung: “Vụ công dân Triều Tiên có tên là Kim Chon bị ám sát có phải là anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên hay không cơ quan chức năng Malaysia đang cho xét nghiệm ADN.”

“Do đó, các báo không suy diễn, không liên hệ các mối quan hệ giữa cá nhân, quan hệ Việt- Triều Tiên- Hàn Quốc.”

“Đặc biệt, việc cảnh sát Malaysia bắt nghi phạm người Việt mang hộ chiếu là Đoàn Thị Hương [thì] các báo càng đặc biệt thận trọng.”

“Nếu đưa không cẩn thận, không có nguồn chính thống, khả năng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam tại Malaysia cũng như ảnh hưởng hình ảnh của Việt Nam.”

“Việc cảnh sát mới bắt nghi phạm nhưng có báo đã về quê Nam Định của cô gái này, rồi khai thác đời tư, đăng chia sẻ của bố mẹ, gia đình nghi phạm là thiếu nhạy cảm.”

Trong bối cảnh truyền thông xã hội trở thành nguồn cung cấp tin tức – cả tin thật, tin giả – cho công chúng, dễ hiểu khi nhiều người Việt Nam cảm thấy sốt ruột.

Trên một diễn đàn về nghề báo hôm 21/2, một facebooker đặt câu hỏi: “Làng báo Việt Nam kể cũng lạ. Một tin nhỏ xíu như diễn viên Megan Fox có nuôi thú cưng là một chú heo mọi gốc Việt thì đưa tin rất nhanh, trong lúc những tin quan trọng hơn như về vụ Đoàn Thị Hương thì lại rất dè dặt.”

“Phải chăng các tòa soạn cho rằng nếu không đọc báo chính thống thì người đọc không có cách nào để tiếp cận thông tin về vụ việc trên báo nước ngoài hoặc mạng xã hội?”.

“Nghĩ như thế thì bao giờ báo chí Việt Nam mới xứng đáng để người đọc đặt niềm tin là nơi đăng tải sự thật chứ không phải ‘sự thật phiên phiến’ như kiểu ‘một nữ nghi phạm châu Á’ khi viết về Đoàn Thị Hương.”

Hôm 21/2, ông Nguyễn Thành Phong, Cựu tổng biên tập báo Dân Sinh, nói với BBC: “Theo thông lệ thì báo Việt Nam phản ứng rất nhanh với những thông tin quốc tế liên quan đến người Việt.”

“Nhưng những thông tin mang tính tích cực như thành tích, việc tốt người tốt thì họ đưa nhanh hơn, còn những thông tin tiêu cực như nghi phạm người Việt thì [các tòa soạn] cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn.”

“Nói theo dân gian thì ‘tốt khoe ra, xấu che lại.”

“Sự cẩn trọng của những người làm báo tại Việt Nam là cần thiết để giảm thiểu rủi ro bị phạt hoặc bị lên án, mất uy tín nếu đưa tin sai.”

_____

BBC

Đoàn Thị Hương ‘gọi điện về nhà hôm 14/2’

21-2-2017

Gia đình của người phụ nữ Việt Nam bị cho là nghi phạm trong cái chết của người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn hôm thứ Ba xác nhận rằng cô đúng là thân nhân của họ, hãng tin AP nói.

Nhưng nói họ tin rằng cô không nhận thức được việc đang tham dự vào một vụ giết người. Dưới đây là nội dung tường thuật của phóng viên Trần Văn Minh của AP:

Đoàn Thị Hương được cho là một trong người hai phụ mà theo hình ảnh camera an ninh ghi lại đã tiếp cận Kim Jong-nam hôm 13/2 tại sân bay Malaysia. Ông Kim đã tử vong sau khi nói với nhân viên sân bay là ông bị xịt một chất lỏng gì đó vào mặt.

Cô Hương và một nữ nghi phạm từ Indonesia đã bị giới chức Malaysia bắt giữ cùng với hai người đàn ông mang giấy tùy thân Bắc Hàn và Malaysia.

Trong căn nhà đơn giản, ít đồ đạc tại một làng quê Nam Định, ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, xác nhận rằng Hương là con gái ông, nhưng nói ông không tin là cô có thể thực hiện hành vi tội phạm.

“Làm sao nó lại dám làm cái chuyện động trời được?” ông nói. “Nó sợ chuột, cóc, nó không thể dám làm chuyện đó được.”

Cháu gái của Hương là Đinh Thị Quyên, 18 tuổi, nói cô tin rằng Hương bị lừa để tham gia vào âm mưu này.

“Dì tôi là người rất tốt bụng, rất dễ tin người,” Quyên nói. “Tôi tin là dì đã bị lừa để làm việc này.”

Cảnh sát trưởng Indonesia cũng nói rằng nghi phạm nữ thứ hai, cô Siti Aisyah, đã bị lừa và tưởng là đang tham gia vào một chương trình hài với việc xịt nước vào mặt những người đàn ông.

Ông Thạnh, một cựu chiến binh bị mất chân phải trong một vụ nổ mìn, nói rằng cảnh sát đã tới gặp ông sau khi Hương bị bắt, để kiểm tra nhân thân con gái ông và nói sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cô.

Ông Thạnh nói con gái ông rời làng đi được chừng 10 năm nay, lên Hà Nội học trường dược, và chỉ thỉnh thoảng về nhà. Cô không có nhiều bạn bè ở quê.

Lần cuối gia đình gặp cô là trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lúc cô về nhà ăn Tết năm ngày.

Quyên nói dì cô đã gọi điện cho cô hôm 14/2, một ngày sau cái chết của ông Kim, và nói cô mua thẻ điện thoại trả trước để Hương chuyển tiền cho một cửa hàng ở Hà Nội đặt cọc mua chiếc váy mà Hương thích. Quyên nói cô đã mua thẻ và chuyển số PIN cho Hương, nhưng không rõ liệu nó đã được gửi cho cửa hàng chưa.

Quyên nói rằng gia đình sau nghe tin Hương bị bắt ở Malaysia đã tìm cách liên hệ qua điện thoại nhưng không được.

Truyền thông nhà nước Việt Nam đã đưa tin dày đặc về cái chết của ông Kim, nhưng cho tới tận thứ Hai đã không nhắc gì tới công dân người Việt trong vụ này.

Chính phủ nói đang phối hợp với giới chức Malaysia để xác định danh tính của cô Hương.

Advertisements

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
MÊ CUNG HỒ CHÍ MINH * Formosa Casa Mafia Muỗi bèo ruồi béo Cây Da Xà Nhà Thổ Casino Fuck niễng Lục xì Tố Hữu hồn Trương Ba * Mã Lai Đoàn Thị Hương la Ba Đình lừa quỷ Gạc Ma Đảo Mắt gà Minh Khai Nguyễn Thị phe ta Cát Bà Võ Thị Sáu tà thắng chánh ca Nguyễn Văn Trỗi dậy bài hoa hái Hoa Thịnh Đốn lâu la theo giặc cà * Phăng xoa Nửu Ứơc Ô Ba Ma Di dân hợp pháp chính trị gia Bất khả Xì Trump hùa Duterte Lê Hồng Phong hoả đảo đông tà * Đinh La Thăng dạ sói da mê cung lục lộ Chà Và cản giao thông Côn an tội Phạm Văn Đồng Anh hùng Núp chụp H'Mông kiếm bánh mỳ Bộ hành ngáo đá Củ Chi hảng rào củ tịt Diễm My củ láng giềng * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Làng báo Việt Cộng và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương

Tôi muốn tìm nguyên do tại sao các báo tại Việt Nam mất một tuần trước lúc nêu danh tính nghi phạm Đoàn Thị Hương trong vụ sát hại ông Kim Jong-nam.


BBC

21-2-2017

Hình của cảnh sát Malaysia công bố ghi rõ số hộ chiếu C1031046 của nghi phạm Đoàn Thị Hương và ngày đến từ Hà Nội. Ảnh: Getty Images.

Hình của cảnh sát Malaysia công bố ghi rõ số hộ chiếu C1031046 của nghi phạm Đoàn Thị Hương và ngày đến từ Hà Nội. Ảnh: Getty Images.

Tôi muốn tìm nguyên do tại sao các báo tại Việt Nam mất một tuần trước lúc nêu danh tính nghi phạm Đoàn Thị Hương trong vụ sát hại ông Kim Jong-nam.

Hãy thử điểm lại diễn biến vụ việc được tường thuật trên mặt báo để xem tác nghiệp của các nhà báo thế nào.

Hôm 15/2, cảnh sát Malaysia phát đi thông cáo về việc bắt giữ nghi phạm Đoàn Thị Hương sinh ngày 31/5/1988 tại Nam Định và tiếp đó có thông báo người này bị tạm giam bảy ngày.

Từ thời điểm ấy, hầu hết các báo Việt Nam đều đưa tin về vụ án và nghi phạm này nhưng không hề đề cập hai chữ ‘Việt Nam’ trong các bản tin, một số chỉ ghi là ‘nghi phạm châu Á’.

Chưa tiếp xúc lãnh sự với Đoàn Thị Hương

Thêm chi tiết về nghi phạm vụ Kim Jong-nam

Đêm 19/2, Reuters đăng bài tường thuật lời một người đàn ông ở Nam Định nói rằng ông tin em gái mình là nghi phạm Đoàn Thị Hương.

Chiều 20/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam phát đi thông cáo nói phía Malaysia “chưa cho tiếp xúc lãnh sự với Đoàn Thị Hương”.

Sau thời điểm này, một loạt báo như VnExpress, Thanh Niên… mới có bài chi tiết về nhân thân của nghi phạm này.

Có thể đoán để làm các bài này, tòa soạn đã phải chuẩn bị trước.

Hôm 21/2, một người làm công tác tòa soạn tại một nhật báo ở TP. Hồ Chí Minh trả lời BBC nhưng đề nghị không nêu danh tính: “Chính xác là không ai cấm đăng [vụ Đoàn Thị Hương], nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban tuyên giáo đã khuyến nghị rằng do vụ việc phức tạp, chưa thể xác minh được nhân thân cô này nên đề nghị [các báo] chờ khi có xác minh thì đăng”

“Trong thời gian chờ đợi, các tòa soạn vẫn cử phóng viên đi xác minh tại địa phương của Đoàn Thị Hương và để bài nằm đó.”

“Cũng không ai nói cho đăng mà khi thông tin từ Malaysia quá rõ và công khai rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng rồi thì đăng thôi.”

‘Không suy diễn’

BBC được tiếp cận với một email được cho là do Ban tuyên giáo gửi hôm 21/2 với nội dung: “Vụ công dân Triều Tiên có tên là Kim Chon bị ám sát có phải là anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên hay không cơ quan chức năng Malaysia đang cho xét nghiệm ADN.”

“Do đó, các báo không suy diễn, không liên hệ các mối quan hệ giữa cá nhân, quan hệ Việt- Triều Tiên- Hàn Quốc.”

“Đặc biệt, việc cảnh sát Malaysia bắt nghi phạm người Việt mang hộ chiếu là Đoàn Thị Hương [thì] các báo càng đặc biệt thận trọng.”

“Nếu đưa không cẩn thận, không có nguồn chính thống, khả năng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam tại Malaysia cũng như ảnh hưởng hình ảnh của Việt Nam.”

“Việc cảnh sát mới bắt nghi phạm nhưng có báo đã về quê Nam Định của cô gái này, rồi khai thác đời tư, đăng chia sẻ của bố mẹ, gia đình nghi phạm là thiếu nhạy cảm.”

Trong bối cảnh truyền thông xã hội trở thành nguồn cung cấp tin tức – cả tin thật, tin giả – cho công chúng, dễ hiểu khi nhiều người Việt Nam cảm thấy sốt ruột.

Trên một diễn đàn về nghề báo hôm 21/2, một facebooker đặt câu hỏi: “Làng báo Việt Nam kể cũng lạ. Một tin nhỏ xíu như diễn viên Megan Fox có nuôi thú cưng là một chú heo mọi gốc Việt thì đưa tin rất nhanh, trong lúc những tin quan trọng hơn như về vụ Đoàn Thị Hương thì lại rất dè dặt.”

“Phải chăng các tòa soạn cho rằng nếu không đọc báo chính thống thì người đọc không có cách nào để tiếp cận thông tin về vụ việc trên báo nước ngoài hoặc mạng xã hội?”.

“Nghĩ như thế thì bao giờ báo chí Việt Nam mới xứng đáng để người đọc đặt niềm tin là nơi đăng tải sự thật chứ không phải ‘sự thật phiên phiến’ như kiểu ‘một nữ nghi phạm châu Á’ khi viết về Đoàn Thị Hương.”

Hôm 21/2, ông Nguyễn Thành Phong, Cựu tổng biên tập báo Dân Sinh, nói với BBC: “Theo thông lệ thì báo Việt Nam phản ứng rất nhanh với những thông tin quốc tế liên quan đến người Việt.”

“Nhưng những thông tin mang tính tích cực như thành tích, việc tốt người tốt thì họ đưa nhanh hơn, còn những thông tin tiêu cực như nghi phạm người Việt thì [các tòa soạn] cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn.”

“Nói theo dân gian thì ‘tốt khoe ra, xấu che lại.”

“Sự cẩn trọng của những người làm báo tại Việt Nam là cần thiết để giảm thiểu rủi ro bị phạt hoặc bị lên án, mất uy tín nếu đưa tin sai.”

_____

BBC

Đoàn Thị Hương ‘gọi điện về nhà hôm 14/2’

21-2-2017

Gia đình của người phụ nữ Việt Nam bị cho là nghi phạm trong cái chết của người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn hôm thứ Ba xác nhận rằng cô đúng là thân nhân của họ, hãng tin AP nói.

Nhưng nói họ tin rằng cô không nhận thức được việc đang tham dự vào một vụ giết người. Dưới đây là nội dung tường thuật của phóng viên Trần Văn Minh của AP:

Đoàn Thị Hương được cho là một trong người hai phụ mà theo hình ảnh camera an ninh ghi lại đã tiếp cận Kim Jong-nam hôm 13/2 tại sân bay Malaysia. Ông Kim đã tử vong sau khi nói với nhân viên sân bay là ông bị xịt một chất lỏng gì đó vào mặt.

Cô Hương và một nữ nghi phạm từ Indonesia đã bị giới chức Malaysia bắt giữ cùng với hai người đàn ông mang giấy tùy thân Bắc Hàn và Malaysia.

Trong căn nhà đơn giản, ít đồ đạc tại một làng quê Nam Định, ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, xác nhận rằng Hương là con gái ông, nhưng nói ông không tin là cô có thể thực hiện hành vi tội phạm.

“Làm sao nó lại dám làm cái chuyện động trời được?” ông nói. “Nó sợ chuột, cóc, nó không thể dám làm chuyện đó được.”

Cháu gái của Hương là Đinh Thị Quyên, 18 tuổi, nói cô tin rằng Hương bị lừa để tham gia vào âm mưu này.

“Dì tôi là người rất tốt bụng, rất dễ tin người,” Quyên nói. “Tôi tin là dì đã bị lừa để làm việc này.”

Cảnh sát trưởng Indonesia cũng nói rằng nghi phạm nữ thứ hai, cô Siti Aisyah, đã bị lừa và tưởng là đang tham gia vào một chương trình hài với việc xịt nước vào mặt những người đàn ông.

Ông Thạnh, một cựu chiến binh bị mất chân phải trong một vụ nổ mìn, nói rằng cảnh sát đã tới gặp ông sau khi Hương bị bắt, để kiểm tra nhân thân con gái ông và nói sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cô.

Ông Thạnh nói con gái ông rời làng đi được chừng 10 năm nay, lên Hà Nội học trường dược, và chỉ thỉnh thoảng về nhà. Cô không có nhiều bạn bè ở quê.

Lần cuối gia đình gặp cô là trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lúc cô về nhà ăn Tết năm ngày.

Quyên nói dì cô đã gọi điện cho cô hôm 14/2, một ngày sau cái chết của ông Kim, và nói cô mua thẻ điện thoại trả trước để Hương chuyển tiền cho một cửa hàng ở Hà Nội đặt cọc mua chiếc váy mà Hương thích. Quyên nói cô đã mua thẻ và chuyển số PIN cho Hương, nhưng không rõ liệu nó đã được gửi cho cửa hàng chưa.

Quyên nói rằng gia đình sau nghe tin Hương bị bắt ở Malaysia đã tìm cách liên hệ qua điện thoại nhưng không được.

Truyền thông nhà nước Việt Nam đã đưa tin dày đặc về cái chết của ông Kim, nhưng cho tới tận thứ Hai đã không nhắc gì tới công dân người Việt trong vụ này.

Chính phủ nói đang phối hợp với giới chức Malaysia để xác định danh tính của cô Hương.

Advertisements

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm