Di Sản Hồ Chí Minh
Lãnh đạo Vietnam Airlines “bán rẻ” dữ liệu khách hàng đổi lấy lợi nhuận khủng
Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vụ tấn công chỉ diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng hậu quả của nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để khắc phục hết. Đến giờ tuyệt nhiên không có một lời xin lỗi
Vụ tấn công mạng nhằm vào website của hãng hàng không quốc gia Việt
Nam (Vietnam Airlines) như đòn giáng mạnh mẽ vào an ninh một trong các
hệ thống máy tính xung yếu Việt Nam. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng
chìm, vụ tấn công chỉ diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng hậu quả
của nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để khắc phục hết. Đến giờ
tuyệt nhiên không có một lời xin lỗi và cam kết bồi thường hay nhận
trách nhiệm nào của lãnh đạo Vietnam Airlines.
Ông Phạm Ngọc Minh (phải) Chủ tịch HĐQT và ông Dương Trí Thành (bên trái) TGĐ Vietnam Airlines |
Xin hỏi Ông Phạm Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT và ông Dương Trí Thành - TGĐ
Vietnam Airlines chịu trách nhiệm thế nào đối với thiệt hại của khách
hàng? các lãnh đạo Vietnam Airlines sẽ chịu trách nhiệm thế nào đối với
thiệt hại của khách hàng sau vụ tấn công mạng?
Chiều ngày 29/07, website hãng hàng không Vietnam Airlines bị tấn công
bởi nhóm nhóm tin tặc được cho là mạnh nhất Trung Quốc 1937CN. Hơn 100
chuyến bay, với khoảng 20.000 lượt khách đã bị hoãn sau khi toàn bộ hệ
thống mạng của các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Phú Quốc bị tấn
công. Liệu trong thời gian đó, bao nhiêu hợp đồng kinh tế đã bị tuột
mất? Bao nhiêu hành khách bị ảnh hưởng đến công việc? Thiệt hại đối với
nền kinh tế là bao nhiêu? Tuy nhiên, đây chưa phải là thiệt hại lớn nhất
của vụ tấn công…
Hiện các khách hàng VIP, khách hàng thành viên từng đặt vé trực tuyến và
thanh toán bằng thẻ tín dụng như đang ngồi trên “chảo lửa” khi biết dữ
liệu nhạy cảm của bản thân đã rơi vào tay các tin tặc Trung Quốc. Thông
tin cá nhân của hơn 441.000 hội viên của Vietnam Airlines đang trôi nổi
trên các diễn đàn mua bán ngầm của giới tin tặc với giá rẻ mạt. Ấy vậy
mà, đã 4 ngày trôi qua, vẫn chưa thấy bất kỳ lãnh đạo Vietnam Airlines
nào đứng ra xin lỗi người dân, cam kết bồi thường và chịu trách nhiệm
cho sự cố tấn công mạng vô cùng nghiêm trọng này.
Vụ tấn công mạng nhằm vào website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
(Vietnam Airlines) như đòn giáng mạnh mẽ giáng vào an ninh các hệ thống
máy tính xung yếu Việt Nam. Vụ tấn công chỉ diễn ra chưa đầy một giờ
đồng hồ, nhưng hậu quả của nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để
khắc phục hết.
Vụ tấn công mạng nhằm vào website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
(Vietnam Airlines) diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng hậu quả của
nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để khắc phục hết.
Chưa rõ hiện Vietnam Airlines đã xử lý sự cố và đảm bảo quyền lợi của
khách hàng thế nào, nhưng tiết lộ của ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty
CP CNTT & Truyền thông Nam Trường Sơn cho biết: “Hiện chỉ có thể đưa
ra những cảnh báo chung chung. Chỉ khi Vietnam Airlines có yêu cầu, các
công ty bảo mật mới chính thức vào hệ thống của hãng hàng không này và
dò dỗi, đưa ra các hướng khắc phục cụ thể” đã phơi bày sự thật khủng
khiếp về thói vô trách nhiệm, dửng dưng của các lãnh đạo Vietnam
Airlines sau sự cố: những lời hứa khắc phục sự cố, tăng cường bảo mật
của Vietnam Airlines chỉ là lời nói suông, hãng hàng không này chưa hề
yêu cầu các hãng bảo mật bắt tay dò lỗi, vá lỗi trên hệ thống mạng của
mình. Xử lý sự cố theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”.
Khách hàng Vietnam Airlines đã mất gì?
Rò rỉ dữ liệu có thể còn xa lạ và nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa nhận
ra mức độ nguy hiểm của vấn đề này. Hãy thử tưởng tượng: vào một ngày
“đẹp trời” nào đó, toàn bộ tài khoản tại các ngân hàng đều quay ngược về
con số 0 tròn trĩnh; mọi thư từ, hợp đồng kinh tế, kế hoạch đầu tư gửi
qua các email đều rơi vào tay các công ty đối thủ; danh tính các thành
viên gia đình, địa chỉ nhà, cách thức liên lạc của bản thân đều lọt vào
tay bọn xấu… đây không phải là viễn cảnh xa vời nữa, “án tử hình” đang
treo lơ lửng trước mặt mỗi cá nhân, doanh nghiệp chỉ vì … lỡ đặt niềm
tin, giao toàn bộ thông tin nhạy cảm cho Vietnam Airlines, và bây giờ có
nguy cơ mất trắng, còn lãnh đạo Vietnam Airlines lại tiếp tục dửng dưng
phủi bỏ trách nhiệm.
Dữ liệu hành khách Vietnam Airline bị phát tán tràn lan trên mạng. Ai sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho họ đây? |
Trước khi thu thập dữ liệu riêng tư, Vietnam Airlines từng cam kết “sẽ
bảo mật các Thông tin cá nhân của Khách hàng, sẽ nỗ lực hết sức và sử
dụng các biện pháp thích hợp để các thông tin mà Khách hàng cung cấp cho
chúng tôi trong quá trình sử dụng website này được bảo mật và bảo vệ
khỏi sự truy cập trái phép. Tuy nhiên, Vietnam Airlines không đảm bảo
ngăn chặn được tất cả các truy cập trái phép”. Xin hỏi, các lãnh đạo
Vietnam Airlines đã nỗ lực và sử dụng “biện pháp thích hợp” nào để đảm
bảo danh tính cho các khách hàng, trong đó bao gồm danh tính của nhiều
lãnh đạo đất nước, chủ các tập đoàn/doanh nghiệp lớn và khách hàng thành
viên?
Ảnh chụp màn hình trang web của Vietnam Airlines thể hiện rõ những loại thông tin của khách hàng đang “rơi vào tay giặc” |
Các lãnh đạo của hãng hàng không Vietnam Airlines có giải thích được lý
do vì sao các ông hết lần này đến lần khác phớt lờ cảnh báo lỗ hổng bảo
mật trên website của Vietnam Airlines? Vì sao ngoan cố không hợp tác,
cho phép các cơ quan, tổ chức an ninh mạng can thiệp, dò lỗi và khắc
phục lổ hỗng hệ thống máy tính dẫn đến việc bị hack và công khai dữ liệu
như hôm nay? Phải chăng vì các ông muốn che giấu các thông tin sai phạm
lưu giữ trên hệ thống nên bỏ mặc sự an toàn các chuyến bay cùng thông
tin của khách hàng? Các lãnh đạo Vietnam Airlines phải chịu trách nhiệm
thế nào khi nhận mức lương khủng nhưng vô trách nhiệm, không quan tâm
bảo vệ thông tin và quyền lợi của khách hàng để khi xảy ra sự cố “mất bò
mới lo làm chuồng”?
Ngân hàng Quốc dân đã gửi tin nhắn thông báo này tới các khách hàng của mình: “Quý khách từng thanh toán vé máy bay qua mạng. Để đảm bảo an toàn thẻ của quý khách sẽ được tạm khóa thanh toán online”. |
Trong một diễn biến mới nhất, một số ngân hàng trong nước đã đưa ra biện
pháp đề phòng và bảo vệ khách hàng bằng cách tạm khóa hoàn toàn tính
năng thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng. Không biết giải pháp này
có hiệu quả hay không? Nhưng chắc chắn sẽ tác động không nhỏ, gây rối
loạn cuộc sống thường nhật của các khách hàng, ai sẽ đền bù cho những
thiệt hại và bất tiện này.
Trong bài toán hoạt động của Vietnam Airline, các lãnh đạo Vietnam
Airlines đã không ngần ngại đánh đổi sự an toàn của hành khách để đạt
được món lợi nhuận khổng lồ cho mình. Phải chăng lời cam kết bảo mật
thông tin, uy tín của hãng với các hành khách không đáng giá bằng lợi
nhuận bỏ túi của hãng hàng không quốc gia Việt Nam? Lãnh đạo Vietnam
Airlines sẽ giải thích thế nào đối với khách hàng sau sự cố vừa qua?
Nhìn ra các vụ tấn công mạng gây rò rỉ dữ liệu trên thế giới, hãng game
Sony đã buộc phải trả một khoản tiền bồi thường hàng triệu USD cho các
game thủ Mỹ vì sự cố rò rỉ tương tự; hay đồng Chủ tịch Hãng phim Sony
Pictures Entertainment, bà Amy Pascal phải tuyên bố từ chức vì hậu quả
nghiêm trọng của vụ tấn công mạng tình nghi do tin tặc CHDCND Triều Tiên
thực hiện. Còn lãnh đạo Vietnam Airlines thì sao?
Thiên Hà
(Blue VN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Lãnh đạo Vietnam Airlines “bán rẻ” dữ liệu khách hàng đổi lấy lợi nhuận khủng
Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vụ tấn công chỉ diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng hậu quả của nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để khắc phục hết. Đến giờ tuyệt nhiên không có một lời xin lỗi
Vụ tấn công mạng nhằm vào website của hãng hàng không quốc gia Việt
Nam (Vietnam Airlines) như đòn giáng mạnh mẽ vào an ninh một trong các
hệ thống máy tính xung yếu Việt Nam. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng
chìm, vụ tấn công chỉ diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng hậu quả
của nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để khắc phục hết. Đến giờ
tuyệt nhiên không có một lời xin lỗi và cam kết bồi thường hay nhận
trách nhiệm nào của lãnh đạo Vietnam Airlines.
Ông Phạm Ngọc Minh (phải) Chủ tịch HĐQT và ông Dương Trí Thành (bên trái) TGĐ Vietnam Airlines |
Xin hỏi Ông Phạm Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT và ông Dương Trí Thành - TGĐ
Vietnam Airlines chịu trách nhiệm thế nào đối với thiệt hại của khách
hàng? các lãnh đạo Vietnam Airlines sẽ chịu trách nhiệm thế nào đối với
thiệt hại của khách hàng sau vụ tấn công mạng?
Chiều ngày 29/07, website hãng hàng không Vietnam Airlines bị tấn công
bởi nhóm nhóm tin tặc được cho là mạnh nhất Trung Quốc 1937CN. Hơn 100
chuyến bay, với khoảng 20.000 lượt khách đã bị hoãn sau khi toàn bộ hệ
thống mạng của các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Phú Quốc bị tấn
công. Liệu trong thời gian đó, bao nhiêu hợp đồng kinh tế đã bị tuột
mất? Bao nhiêu hành khách bị ảnh hưởng đến công việc? Thiệt hại đối với
nền kinh tế là bao nhiêu? Tuy nhiên, đây chưa phải là thiệt hại lớn nhất
của vụ tấn công…
Hiện các khách hàng VIP, khách hàng thành viên từng đặt vé trực tuyến và
thanh toán bằng thẻ tín dụng như đang ngồi trên “chảo lửa” khi biết dữ
liệu nhạy cảm của bản thân đã rơi vào tay các tin tặc Trung Quốc. Thông
tin cá nhân của hơn 441.000 hội viên của Vietnam Airlines đang trôi nổi
trên các diễn đàn mua bán ngầm của giới tin tặc với giá rẻ mạt. Ấy vậy
mà, đã 4 ngày trôi qua, vẫn chưa thấy bất kỳ lãnh đạo Vietnam Airlines
nào đứng ra xin lỗi người dân, cam kết bồi thường và chịu trách nhiệm
cho sự cố tấn công mạng vô cùng nghiêm trọng này.
Vụ tấn công mạng nhằm vào website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
(Vietnam Airlines) như đòn giáng mạnh mẽ giáng vào an ninh các hệ thống
máy tính xung yếu Việt Nam. Vụ tấn công chỉ diễn ra chưa đầy một giờ
đồng hồ, nhưng hậu quả của nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để
khắc phục hết.
Vụ tấn công mạng nhằm vào website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
(Vietnam Airlines) diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ, nhưng hậu quả của
nó, có lẽ phải kéo dài đến hàng năm trời để khắc phục hết.
Chưa rõ hiện Vietnam Airlines đã xử lý sự cố và đảm bảo quyền lợi của
khách hàng thế nào, nhưng tiết lộ của ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty
CP CNTT & Truyền thông Nam Trường Sơn cho biết: “Hiện chỉ có thể đưa
ra những cảnh báo chung chung. Chỉ khi Vietnam Airlines có yêu cầu, các
công ty bảo mật mới chính thức vào hệ thống của hãng hàng không này và
dò dỗi, đưa ra các hướng khắc phục cụ thể” đã phơi bày sự thật khủng
khiếp về thói vô trách nhiệm, dửng dưng của các lãnh đạo Vietnam
Airlines sau sự cố: những lời hứa khắc phục sự cố, tăng cường bảo mật
của Vietnam Airlines chỉ là lời nói suông, hãng hàng không này chưa hề
yêu cầu các hãng bảo mật bắt tay dò lỗi, vá lỗi trên hệ thống mạng của
mình. Xử lý sự cố theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”.
Khách hàng Vietnam Airlines đã mất gì?
Rò rỉ dữ liệu có thể còn xa lạ và nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa nhận
ra mức độ nguy hiểm của vấn đề này. Hãy thử tưởng tượng: vào một ngày
“đẹp trời” nào đó, toàn bộ tài khoản tại các ngân hàng đều quay ngược về
con số 0 tròn trĩnh; mọi thư từ, hợp đồng kinh tế, kế hoạch đầu tư gửi
qua các email đều rơi vào tay các công ty đối thủ; danh tính các thành
viên gia đình, địa chỉ nhà, cách thức liên lạc của bản thân đều lọt vào
tay bọn xấu… đây không phải là viễn cảnh xa vời nữa, “án tử hình” đang
treo lơ lửng trước mặt mỗi cá nhân, doanh nghiệp chỉ vì … lỡ đặt niềm
tin, giao toàn bộ thông tin nhạy cảm cho Vietnam Airlines, và bây giờ có
nguy cơ mất trắng, còn lãnh đạo Vietnam Airlines lại tiếp tục dửng dưng
phủi bỏ trách nhiệm.
Dữ liệu hành khách Vietnam Airline bị phát tán tràn lan trên mạng. Ai sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho họ đây? |
Trước khi thu thập dữ liệu riêng tư, Vietnam Airlines từng cam kết “sẽ
bảo mật các Thông tin cá nhân của Khách hàng, sẽ nỗ lực hết sức và sử
dụng các biện pháp thích hợp để các thông tin mà Khách hàng cung cấp cho
chúng tôi trong quá trình sử dụng website này được bảo mật và bảo vệ
khỏi sự truy cập trái phép. Tuy nhiên, Vietnam Airlines không đảm bảo
ngăn chặn được tất cả các truy cập trái phép”. Xin hỏi, các lãnh đạo
Vietnam Airlines đã nỗ lực và sử dụng “biện pháp thích hợp” nào để đảm
bảo danh tính cho các khách hàng, trong đó bao gồm danh tính của nhiều
lãnh đạo đất nước, chủ các tập đoàn/doanh nghiệp lớn và khách hàng thành
viên?
Ảnh chụp màn hình trang web của Vietnam Airlines thể hiện rõ những loại thông tin của khách hàng đang “rơi vào tay giặc” |
Các lãnh đạo của hãng hàng không Vietnam Airlines có giải thích được lý
do vì sao các ông hết lần này đến lần khác phớt lờ cảnh báo lỗ hổng bảo
mật trên website của Vietnam Airlines? Vì sao ngoan cố không hợp tác,
cho phép các cơ quan, tổ chức an ninh mạng can thiệp, dò lỗi và khắc
phục lổ hỗng hệ thống máy tính dẫn đến việc bị hack và công khai dữ liệu
như hôm nay? Phải chăng vì các ông muốn che giấu các thông tin sai phạm
lưu giữ trên hệ thống nên bỏ mặc sự an toàn các chuyến bay cùng thông
tin của khách hàng? Các lãnh đạo Vietnam Airlines phải chịu trách nhiệm
thế nào khi nhận mức lương khủng nhưng vô trách nhiệm, không quan tâm
bảo vệ thông tin và quyền lợi của khách hàng để khi xảy ra sự cố “mất bò
mới lo làm chuồng”?
Ngân hàng Quốc dân đã gửi tin nhắn thông báo này tới các khách hàng của mình: “Quý khách từng thanh toán vé máy bay qua mạng. Để đảm bảo an toàn thẻ của quý khách sẽ được tạm khóa thanh toán online”. |
Trong một diễn biến mới nhất, một số ngân hàng trong nước đã đưa ra biện
pháp đề phòng và bảo vệ khách hàng bằng cách tạm khóa hoàn toàn tính
năng thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng. Không biết giải pháp này
có hiệu quả hay không? Nhưng chắc chắn sẽ tác động không nhỏ, gây rối
loạn cuộc sống thường nhật của các khách hàng, ai sẽ đền bù cho những
thiệt hại và bất tiện này.
Trong bài toán hoạt động của Vietnam Airline, các lãnh đạo Vietnam
Airlines đã không ngần ngại đánh đổi sự an toàn của hành khách để đạt
được món lợi nhuận khổng lồ cho mình. Phải chăng lời cam kết bảo mật
thông tin, uy tín của hãng với các hành khách không đáng giá bằng lợi
nhuận bỏ túi của hãng hàng không quốc gia Việt Nam? Lãnh đạo Vietnam
Airlines sẽ giải thích thế nào đối với khách hàng sau sự cố vừa qua?
Nhìn ra các vụ tấn công mạng gây rò rỉ dữ liệu trên thế giới, hãng game
Sony đã buộc phải trả một khoản tiền bồi thường hàng triệu USD cho các
game thủ Mỹ vì sự cố rò rỉ tương tự; hay đồng Chủ tịch Hãng phim Sony
Pictures Entertainment, bà Amy Pascal phải tuyên bố từ chức vì hậu quả
nghiêm trọng của vụ tấn công mạng tình nghi do tin tặc CHDCND Triều Tiên
thực hiện. Còn lãnh đạo Vietnam Airlines thì sao?
Thiên Hà
(Blue VN)