Di Sản Hồ Chí Minh
Lãnh đạo nào của Việt Nam chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc Báo cáo viên Liên hiệp quốc?
hạm Chí Dũng
26-07-2014
Vụ việc Công an TP.HCM và công an một số địa phương ngăn chặn không cho ra khỏi nhà đối với những người đấu tranh dân chủ vào ngày 25/7/2014 và cả một số ngày sau đó là bằng chứng mới nhất, sống động nhất và cũng lộ liễu nhất về việc “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người”.
Ngày 25/7 cũng là thời điểm mà một đoàn
giám sát về tự do tôn giáo của Liên hiệp quốc dẫn đầu bởi ông Heiner
Biederfeldt, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, vào TP. HCM để gặp gỡ một số
chức sắc tôn giáo và nhân chứng, nhằm kiểm chứng tính thực chất về việc
“Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp
quốc” là như thế nào.
Không chỉ bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân (vợ tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, mà hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng cũng bị công an địa phương ngăn chặn ngay tại nhà riêng nhằm không cho tiếp xúc với ông Heiner Biederfeldt – Báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Bất cứ động tác nào của công dân hợp pháp muốn rời khỏi nhà đều bị nhân viên an ninh và cảnh sát xô đẩy bằng hành vi thô bạo và hoàn toàn bất hợp pháp.
Vi phạm cam kết
Trước khi được chấp thuận tham gia chính thức vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, Nhà nước Việt Nam đã cam kết trước chủ tịch Hội đồng nhân quyền 14 điều, trong đó có nội dung sẽ mời báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo đến Việt Nam, và “sẽ tạo điều kiện tốt nhất” để báo cáo viên này được tiếp xúc với những ai mà Liên hiệp quốc thấy cần gặp.
Vào nửa đầu năm 2014, cam kết trên được giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam là ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng chính phủ, cùng Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam nhiệt tình lặp lại trong những cuộc làm việc với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hoa Kỳ. Cam kết về tự do tôn giáo cũng được đưa vào báo cáo chính thức của Phái đoàn Việt Nam tại buổi xem xét báo cáo đầu ra của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 6/2014 tại Thụy Sĩ.
Một ủy viên Bộ chính trị khác và được xem là ứng viên tiềm tàng cho cương vị Tổng bí thư tại đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 – ông Phạm Quang Nghị – cũng vừa đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam luôn bảo đảm nhân quyền” trong chuyến công du của ông ở Hoa Kỳ vào thời gian này.
Để có được sự thuận thảo của các quốc gia trong khối Hiệp định đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận tham gia vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng các điều kiện về nhân quyền và dân chủ hợp lý mà cộng đồng quốc tế đòi hỏi. Tuy nhiên, bằng chứng ngăn chặn công dân mới nhất vừa nêu đã cho thấy đối với giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói và làm vẫn là hai hành vi khác nhau về bản chất, không chỉ bản chất chính trị mà cả về tư cách chính khách.
Tư cách chính khách?
Sự khác biệt quá cơ bản về bản chất trên có lẽ đã là nguyên do đủ nặng ký để Nhà nước Úc, dù trước đây khá nhã nhặn với chính quyền Việt Nam, nay cũng phải tỏ thái độ kiên quyết hơn trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng hơn nữa các quyền con người.
Ngay trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc sẽ diễn ra vào cuối tháng 7/2014, chính quyền Việt Nam lại ghi thêm một điểm rất xấu về “thành tích” vi phạm nhân quyền. Việc vi phạm không chỉ lần đầu và mang tính hệ thống như thế tất yếu dẫn đến những câu hỏi không thể lảng tránh:
1. Việc ngăn chặn bất hợp pháp đối với công dân như trên là do Công an TP. HCM và công an một số địa phương “chủ động biện pháp nghiệp vụ”, hay những cơ quan công an này được chỉ đạo bởi những cấp lãnh đạo nào?
2. Nếu cơ quan công an được chỉ đạo, vậy những lãnh đạo nào của Việt Nam đã chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc với Báo cáo viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo?
3. Nếu việc chỉ đạo ngăn chặn công dân như thế thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam – những người vẫn thường ra mặt hứa hẹn với Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ 14 điều cam kết về nhân quyền, liệu Liên hiệp quốc và chính giới phương Tây nên có cái nhìn sâu xa và rạch ròi đến mức nào đối với những lãnh đạo ấy, kể cả một cái nhìn liên đới với hai dự luật Nhân quyền Việt Nam và Chế tài nhân quyền Việt Nam còn đang treo ở Thượng nghị viện Mỹ?
Phạm Chí Dũng
Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Phát ngôn viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
Thành viên Diễn đàn Xã hội dân sự Việt Nam
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Lãnh đạo nào của Việt Nam chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc Báo cáo viên Liên hiệp quốc?
26-07-2014
Vụ việc Công an TP.HCM và công an một số địa phương ngăn chặn không cho ra khỏi nhà đối với những người đấu tranh dân chủ vào ngày 25/7/2014 và cả một số ngày sau đó là bằng chứng mới nhất, sống động nhất và cũng lộ liễu nhất về việc “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người”.
Ngày 25/7 cũng là thời điểm mà một đoàn
giám sát về tự do tôn giáo của Liên hiệp quốc dẫn đầu bởi ông Heiner
Biederfeldt, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, vào TP. HCM để gặp gỡ một số
chức sắc tôn giáo và nhân chứng, nhằm kiểm chứng tính thực chất về việc
“Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp
quốc” là như thế nào.
Không chỉ bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân (vợ tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, mà hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng cũng bị công an địa phương ngăn chặn ngay tại nhà riêng nhằm không cho tiếp xúc với ông Heiner Biederfeldt – Báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Bất cứ động tác nào của công dân hợp pháp muốn rời khỏi nhà đều bị nhân viên an ninh và cảnh sát xô đẩy bằng hành vi thô bạo và hoàn toàn bất hợp pháp.
Vi phạm cam kết
Trước khi được chấp thuận tham gia chính thức vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, Nhà nước Việt Nam đã cam kết trước chủ tịch Hội đồng nhân quyền 14 điều, trong đó có nội dung sẽ mời báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo đến Việt Nam, và “sẽ tạo điều kiện tốt nhất” để báo cáo viên này được tiếp xúc với những ai mà Liên hiệp quốc thấy cần gặp.
Vào nửa đầu năm 2014, cam kết trên được giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam là ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng chính phủ, cùng Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam nhiệt tình lặp lại trong những cuộc làm việc với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hoa Kỳ. Cam kết về tự do tôn giáo cũng được đưa vào báo cáo chính thức của Phái đoàn Việt Nam tại buổi xem xét báo cáo đầu ra của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 6/2014 tại Thụy Sĩ.
Một ủy viên Bộ chính trị khác và được xem là ứng viên tiềm tàng cho cương vị Tổng bí thư tại đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 – ông Phạm Quang Nghị – cũng vừa đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam luôn bảo đảm nhân quyền” trong chuyến công du của ông ở Hoa Kỳ vào thời gian này.
Để có được sự thuận thảo của các quốc gia trong khối Hiệp định đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận tham gia vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng các điều kiện về nhân quyền và dân chủ hợp lý mà cộng đồng quốc tế đòi hỏi. Tuy nhiên, bằng chứng ngăn chặn công dân mới nhất vừa nêu đã cho thấy đối với giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói và làm vẫn là hai hành vi khác nhau về bản chất, không chỉ bản chất chính trị mà cả về tư cách chính khách.
Tư cách chính khách?
Sự khác biệt quá cơ bản về bản chất trên có lẽ đã là nguyên do đủ nặng ký để Nhà nước Úc, dù trước đây khá nhã nhặn với chính quyền Việt Nam, nay cũng phải tỏ thái độ kiên quyết hơn trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng hơn nữa các quyền con người.
Ngay trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc sẽ diễn ra vào cuối tháng 7/2014, chính quyền Việt Nam lại ghi thêm một điểm rất xấu về “thành tích” vi phạm nhân quyền. Việc vi phạm không chỉ lần đầu và mang tính hệ thống như thế tất yếu dẫn đến những câu hỏi không thể lảng tránh:
1. Việc ngăn chặn bất hợp pháp đối với công dân như trên là do Công an TP. HCM và công an một số địa phương “chủ động biện pháp nghiệp vụ”, hay những cơ quan công an này được chỉ đạo bởi những cấp lãnh đạo nào?
2. Nếu cơ quan công an được chỉ đạo, vậy những lãnh đạo nào của Việt Nam đã chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc với Báo cáo viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo?
3. Nếu việc chỉ đạo ngăn chặn công dân như thế thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam – những người vẫn thường ra mặt hứa hẹn với Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ 14 điều cam kết về nhân quyền, liệu Liên hiệp quốc và chính giới phương Tây nên có cái nhìn sâu xa và rạch ròi đến mức nào đối với những lãnh đạo ấy, kể cả một cái nhìn liên đới với hai dự luật Nhân quyền Việt Nam và Chế tài nhân quyền Việt Nam còn đang treo ở Thượng nghị viện Mỹ?
Phạm Chí Dũng
Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Phát ngôn viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
Thành viên Diễn đàn Xã hội dân sự Việt Nam