TIN CỘNG ĐỒNG
Lễ Thượng Kỳ Tết Kỷ Hợi tại thành phố Greater Dandenong và Maribyrnong, TB Victoria, Úc Châu
Mọi người hồi hộp chờ đợi, và rồi những tràng pháo tay nổ ra cùng với tiếng reo hò khi Ông Bill Shorten, vị Thủ Lãnh Đảng Lao Động (đối lập), tuyên bố, nếu đắc cử trong kỳ bầu cử sắp tới, sẽ tài trợ $4.45 triệu cho Dự Án Viện Bảo Tàng, tương đương với số tiền tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria. Lời hứa ấy đã được Ông Bill Shorten tuyến bố trong buổi Lễ Thượng Kỳ được CĐNVTD/VIC tổ chức vào sáng Chủ Nhật, 03/02/2019, tại Tòa Thị Sảnh Maribyrnong.
Chỉ riêng sự hiện diện của Ông Bill Shorten trong buổi Lễ Thựơng Kỳ đã là một niềm vinh dự cho Cộng đồng Người Việt, bây giờ lại có thêm một lời hứa về việc tài trợ cho Dự Án Viện Bảo Tàng chẳng khác nào Ông đã “lì xì” cho Cộng đồng một món quà Tết Kỷ Hợi vô cùng quý giá.
Theo thông báo, CĐNVTD/VIC có một buổi Lễ Thượng Kỳ đầu năm tại Multicultural Place thuộc thành phố Greater Dandenong vào sáng Thứ Bảy, 02/02/2019, và một tại Tòa Thị Sảnh thành phố Maribyrnong vào sáng Chủ Nhật, 03/02/2019. Cả hai buổi lễ đều được Uỷ Ban Cựu Thành Viên Chương Trình Khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đảm trách việc tổ chức.
Tại thành phố Greater Dandenong, hai MC trẻ thuộc thế hệ thứ hai, Tommy Nguyễn Phạm và Claudia Nguyễn cử hành nghi thức chào Quốc Kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm với phần kéo cờ do các vị CQN QLVNCH/VIC đảm nhiệm.
Anh Trần Đình Thức (PCT CĐNVTD/VIC), thay mặt cho BCH, chào mừng các quan khách và ghi nhận sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo, các hội đoàn, đoàn thể, các dân cử địa phương và tiểu bang. Anh Thức cho biết – “Đây là buổi Lễ Thượng Kỳ đầu năm được tổ chức lần thứ tư tại thành phố Greater Dandenong và đây cũng là một sự đánh dấu đặc biệt và khá quan trọng trong CĐNVTD. “Đặc biệt” là vì lá Cờ Vàng tượng trưng cho nguồn gốc của chúng ta, nếu như không có nguồn gốc thì chúng ta rất dễ bị lạc hướng và cô lập. Lá Cờ Vàng là biểu tượng cho sự tự do mà chúng ta ai cũng đều rất trân quý sự tự do ấy. Để có được tự do ấy đôi khi chúng ta phải đánh đổi cả mạng sống …”
Bà Roz Blades, Thị Trưởng thành phố Greater Dandenong, ca ngợi những sự đóng góp trong suốt hơn 40 năm qua của Cộng đồng người Việt cho đất nước Úc và nhất là cho thành phố Greater Dandenong, một thành phố đa dạng, đa văn hóa nhất Úc Châu. Nhân dịp này bà Roz Blades cũng xin chúc mừng bà Bé Hà (Chủ Tịch Hội Tương Trợ Người Tỵ Nạn Đông Dương – SICMAA) đã nhận được Huân Chương Quốc Gia Úc (OAM), theo bà Roz Blades, tính đến thời điểm này, có lẽ bà Bé Hà là người Việt đầu tiên nhận được Huân Chương cao quý này.
Ông Hoàng Chính Đan (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC) chia sẻ – Chúng ta đã đón 44 mùa xuân tại đất khách quê người, ngày hôm nay Cờ Vàng ba sọc đỏ của chúng ta tiếp tục tung bay đó là công lao và tinh thần phục vụ của CĐNVTD, của các vị dân cử địa phương và tiểu bang. Mặc dầu đã ở hải ngoại đã 44 năm, tuy nhiên đối với người quân nhân QLVNCH tín niệm – Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm vẫn còn canh cánh bên lòng. Thêm vào đó chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ đối với đất nước dù chúng ta đang ở hải ngoại. Chúng ta phải yễm trợ, khuyến khích cho giới trẻ, tiếp tay cho các em thuộc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc để tiếp tục công cuộc đấu tranh của các bậc cha anh.
Cô Casey Dương (Uỷ Ban Chương Trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2019) bày tỏ cảm nghĩ về lá Cờ Vàng – Casey lần đầu tiên biết đến Cờ Vàng lúc khoảng 10 tuổi (nhờ việc tìm kiếm lá cờ VN để làm một bài làm ở trường viết về gia đình và nguồn gốc của mình) nhưng mãi cho đến khi tham dự Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc thì mới biết rõ về ý nghĩa của lá Cờ Vàng. Những câu chuyện ẩn chứa trong lá Cờ Vàng đã thay đổi sự hiểu biết và cảm xúc của Casey. Đó là những câu chuyện vượt biên, vượt biển kinh hoàng, đầy hiểm nguy của cha mẹ và người thân của Casey. Casey biết được và nhìn thấy hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam hằn sâu trên những gương mặt của những người thuộc thế hệ cha ông đã chiến đấu vì chính nghĩa của lá Cờ Vàng và tương lai của các thế hệ con em … bây giờ khi nhìn thấy là Cờ Vàng là Casey cảm thấy gần gũi với những người đi trước, những người Việt tỵ nạn và cảm nhận được những nổi khổ đau, hy sinh, chịu đựng mà họ đã từng trải qua.
Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang) ghi nhận trước tiên sự hiện diện của các vị Cựu Chiến Binh Úc và CQN QLVNCH với lý do là các vị này là những người đã từng chiến đấu và hy sinh dưới lá Cờ Vàng. Sau đó ông Bon đã dành một phần lớn thời gian phát biểu để vinh danh các anh hùng Hải Quân QLVNCH đã chiến đấu, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Và ông đã không kềm được sự tức giận khi nói về sự tàn ác, phi nhân của CSVN trong việc cướp đất Vườn Rau Lộc Hưng.
Dân Biểu Julian Hill (vùng Bruce, Lao Động) cho rằng trong một đất nước, một cộng đồng đa văn hóa một người có nhiều nguồn gốc là điều rất tự nhiên. Theo ông Chương Trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc là một chương trình quan trọng đã giúp cho giới trẻ biết về nguồn gốc, về văn hóa truyền thống. Thêm vào đó ông cho rằng Cộng đồng người Việt đã làm thay đổi bộ mặt của rất nhiều vùng trên toàn cỏi nước Úc. Sau cùng ông kêu gọi mọi người hãy tham dự buổi Lễ Thượng Kỳ tại Tòa Thị Sảnh Maribyrnong vì ông Bill Shorten (Thủ Lãnh Đảng Lao Động) sẽ có mặt ở đấy và sẽ dành một sự ngạc nhiên cho Cộng đồng người Việt.
Bà Bé Hà hy vọng một ngày không xa lá Cờ Vàng sẽ được tung bay mãi mãi trên bầu trời của đất nước Việt Nam.
Thay mặt cho Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC ca sĩ Anh Đào mời mọi người cùng hát chung hai ca khúc “Trả Lại Cho Dân” (Việt Khang) và “Ly Rượu Mừng” (Phạm Đình Chương) để chấm dứt buổi Lễ Thượng Kỳ tại thành phố Greater Dandenong trong tinh thần vui xuân nhưng vẫn không quên tranh đấu cho dân tộc Việt Nam.
Trở lại với buổi Lễ Thượng Kỳ tại Maribyrnong, sau khi cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) ngỏ lời chào mừng các quan khách và đồng bào, cô Kathy Trần (Thư Ký CĐNVTD/VIC), thay mặt cho BCH, đọc diễn văn khai mạc buổi lễ. Cô Kathy Trần cho rằng Lễ Thượng Kỳ đầu năm là buổi lễ rất quan trọng, Cờ Vàng là biểu tượng cho sự hy sinh, chịu đựng và tranh đấu cho tự do với niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng. Cờ Vàng cũng là hình ảnh cho sự vươn lên của Cộng đồng người Việt với sự đóng góp, xây dựng đất nước Úc mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Theo phong tục Việt Nam, người ta tin rằng vị khách quý đầu tiên “đạp đất” sẽ mang lại nhiều may mắn cho cả năm và Ông Bill Shorten chính là vị khách quý ấy.
Tiếp theo, hai MC của buổi lễ – Jennifer Trần và Daniel Nguyễn (Khóa sinh Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2018) lần lượt mời một số quan khách lên phát biểu.
Ông Hoàng Chính Đan (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC) chia sẻ một vài cảm tưởng về buổi Lễ Thượng Kỳ – “Cờ Vàng là biểu tượng cho tự do, dân chủ của người Việt tự do tại hải ngoại và quốc nội … trong nổ lực nhằm giải thể chế độ CSVN …”
Cô Gina Huỳnh (Phó Thị Trưởng HĐTP Maribyrnong) – Tết Nguyên Đán là dịp để Cộng đồng người Việt chia sẻ một nét văn hóa tuyền thống tốt đẹp cùng đất nước Úc, một đất nước đã mở rộng vòng tay đón chào những người Việt tỵ nạn thuộc thế hệ thứ nhất, trong đó có ba mẹ của cô. Nhân dịp này cô ngõ lời cám ơn Ông Bill Shorten và Dân Biểu Liên Bang Tim Watts trong việc hỗ trợ cho Dự Án Viện Bảo Tàng là một dự án rất quan trọng đã được CĐNVTD/VIC đặt thật nhiều tâm huyết trong suốt 20 năm qua.
Ông Bill Shorten – Đầu năm mới là thời gian để chúng ta hướng về tương lai với nhiều hy vọng nhưng cũng là dịp để chúng ta nhìn về quá khứ để thấy rằng chúng ta đã tiến được bao xa và đã đạt được những gì trong cuộc sống. Tiếp theo Ông ca ngợi lòng can đảm, sự hy sinh và sức chịu đựng của người Việt tỵ nạn thuộc thế hệ thứ nhất trên con đường đi tìm tự do, bỏ lại quê hương để chạy trốn sự đàn áp dã man của một chế độ phi nhân và đã nhận đất nước Úc làm quê hương thứ hai. Nói một cách công bằng, có lẽ chưa có một cộng đồng sắc tộc nào đã có những đóng góp to lớn cho đất nước Úc như Cộng đồng người Việt. Đức tính cần mẫn siêng năng của người Việt đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước Úc cùng với sự thành đạt của các con em thuộc thế hệ nối tiếp đã đánh tan sự nghi ngờ về giá trị và sự thành công của người di dân/tỵ nạn. Hình ảnh của cô Phượng Vỹ và những nghị viên tại HĐTP Maribyrnong là niềm hy vọng về sự xuất hiện những người lãnh đạo trẻ, tài năng trong mọi lãnh vực kể cả lãnh vực chính trị cấp tiểu bang và liên bang. Ông ngỏ lời cám ơn Cộng đồng người Việt và cho rằng đã đến lúc cần phải xây dựng một [Viện Bảo Tàng] để đánh dấu và ghi lại cuộc hành trình đi tìm tự do cùng sự đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt.
Ngay sau đó, Ông đã hãnh diện và vui mừng tuyến bố – Nếu đắc cử trong kỳ bầu cử sắp tới thì chính phủ Lao Động sẽ tài trợ $4.45 triệu cho dự án xây dựng Viện Bảo Tàng. Đây là một nơi để Cộng đồng người Việt tề tựu về đây cùng nhau chia sẻ những mẩu chuyện về đời tỵ nạn và để cho các thế hệ con em người Úc gốc Việt cũng như cộng đồng chính mạch có cơ hội học hỏi về sự can đảm trong cuộc hành trình đi tìm tự do, về những sự thành đạt và đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước Úc. Ông hy vọng rằng, cùng vào thời gian nầy trong năm tới, công trình xây dựng Viện Bảo Tàng đã được tiến hành.
Elizabeth Vũ (Đại diện cho Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2018), một bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai, bày tỏ cảm nghĩ – Lễ Thượng Kỳ mang ý nghĩa gì? Là một người Úc gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, Elizabeth có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Theo Elizabeth, một người mà không biết về nguồn gốc của mình thì cũng như cây mà không có gốc rễ. Đối với một người thuộc thế hệ thứ hai như Elizabeth, Lễ Thượng Kỳ không phải chỉ là một nghi thức mà là dịp để chúng ta nghĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam, để ghi nhớ công ơn của thế hệ cha ông đã làm những viên đá lót đường cho thế hệ con em – những người đã từng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến hay bị đày ải trong các ngục tù CSVN. Cho nên Lễ Thương Kỳ, đối với Elizabeth, là một buổi lễ truy điệu để tưởng nhớ những người đã nằm xuống vì chính nghĩa đồng thời cũng là biểu tượng của cuộc hành trình đi tìm tự do của hàng trăm ngàn người Việt. Buổi Lễ Thượng Kỳ ngày hôm nay không chỉ là dịp để Elizabeth bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, mà còn là dịp để hồi tưởng về quá khứ, vui mừng với hiện tại về sự xây dựng và phát triển một cộng đồng vững mạnh. Trong quá trình 44 năm qua, Lễ Thượng Kỳ là một buổi lễ nói lên sự hàn gắn những đau thương, mất mát của cuộc chiến và của cuộc hành trình đi tìm tự do đối với thế hệ cha ông và thế hệ con em. Ngày nay, những mầm non đã được vun trồng và mọc lên trên vùng đất mà chúng ta gọi là quê hương [thứ hai], đây chính là nơi đã cho phép chúng ta làm Lễ Thượng Kỳ, biết và nói về sự thật lịch sử. Người Việt tỵ nạn, như cây cối, đã được trồng, mọc lên ở khắp nơi trên thế giới. Nếu người Việt chúng ta là cây thì đất nước Úc là một ngôi vườn có đất đai màu mỡ. Trách nhiệm của chúng ta là tưới nước và vun xới cho cây được lớn mạnh để chúng ta tưởng nhớ về quá khứ và hướng về tương lai.
Ông Nguyễn Hồng Ký (Chủ Tịch Hội Thương Gia Á Châu vùng Footscray – FABA) – “… Ngọn Cờ Vàng ba sọc đỏ đang tung bay một cách tự hào trên thành phố Maribyrnong nói lên sự thành công, đoàn kết của đồng bào Việt Nam chúng ta tại Úc Châu … Cổ nhân có nói “dựng nước thì rất khó nhưng giữ nước lại càng khó hơn” … để giữ vững hình ảnh này chúng ta phải tiếp tục đoàn kết và thành công hơn nữa. Công việc cụ thể trước mắt, chúng ta hãy cùng nhau hỗ trợ về mọi mặt, vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành càng sớm càng tốt công trình xây dựng Viện Bảo Tàng Văn Hóa Việt Nam tại Footscray. Chúng ta có Cổng Chào Sài Gòn, có Sài Gòn precint, có Thương Xá Little Saigon (được tái lập trong tương lai), chúng ta đang tiến hành xây dựng Viện Bảo Tàng Văn Hóa Việt Nam. Nếu chúng tà hoàn thành được những công trình nêu trên, đây là những yếu tố đóng góp mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế địa phương trong tương lai ở Footscray.”
Trong cả hai buổi Lễ Thượng Kỳ, Timothy Đinh, qua nhạc phẩm “Mẹ ơi, Xuân này con không nhà” (Trúc Hồ), đã hướng lòng đồng bào về với quê hương, xót xa cho những người không nhà, đặc biệt là những người dân của vườn rau Lộc Hưng đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất (đúng nghĩa) ngay vào những ngày cuối năm, bước sang năm mới.
Để chấm dứt buổi Lễ Thượng Kỳ tại Tòa Thị Sảnh Maribyrnong, Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC cùng các phu quân với ca khúc “Chúc Xuân” (Đinh Trung Chính) đã mang đến một không khí vui tươi cho những ngày đầu năm, cho một mùa xuân mới ấm áp tình người.
Melbourne
02 & 03/02/2019
Một số hình ảnh tại thành phố Greater Dandenong – https://photos.app.goo.gl/
Một số hình ảnh tại Toà Thi Sảnh Maribyrnong – https://photos.app.goo.gl/
Nguồn; http://www.lyhuong.net/au/
DML chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Lễ Thượng Kỳ Tết Kỷ Hợi tại thành phố Greater Dandenong và Maribyrnong, TB Victoria, Úc Châu
Mọi người hồi hộp chờ đợi, và rồi những tràng pháo tay nổ ra cùng với tiếng reo hò khi Ông Bill Shorten, vị Thủ Lãnh Đảng Lao Động (đối lập), tuyên bố, nếu đắc cử trong kỳ bầu cử sắp tới, sẽ tài trợ $4.45 triệu cho Dự Án Viện Bảo Tàng, tương đương với số tiền tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria. Lời hứa ấy đã được Ông Bill Shorten tuyến bố trong buổi Lễ Thượng Kỳ được CĐNVTD/VIC tổ chức vào sáng Chủ Nhật, 03/02/2019, tại Tòa Thị Sảnh Maribyrnong.
Chỉ riêng sự hiện diện của Ông Bill Shorten trong buổi Lễ Thựơng Kỳ đã là một niềm vinh dự cho Cộng đồng Người Việt, bây giờ lại có thêm một lời hứa về việc tài trợ cho Dự Án Viện Bảo Tàng chẳng khác nào Ông đã “lì xì” cho Cộng đồng một món quà Tết Kỷ Hợi vô cùng quý giá.
Theo thông báo, CĐNVTD/VIC có một buổi Lễ Thượng Kỳ đầu năm tại Multicultural Place thuộc thành phố Greater Dandenong vào sáng Thứ Bảy, 02/02/2019, và một tại Tòa Thị Sảnh thành phố Maribyrnong vào sáng Chủ Nhật, 03/02/2019. Cả hai buổi lễ đều được Uỷ Ban Cựu Thành Viên Chương Trình Khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đảm trách việc tổ chức.
Tại thành phố Greater Dandenong, hai MC trẻ thuộc thế hệ thứ hai, Tommy Nguyễn Phạm và Claudia Nguyễn cử hành nghi thức chào Quốc Kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm với phần kéo cờ do các vị CQN QLVNCH/VIC đảm nhiệm.
Anh Trần Đình Thức (PCT CĐNVTD/VIC), thay mặt cho BCH, chào mừng các quan khách và ghi nhận sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo, các hội đoàn, đoàn thể, các dân cử địa phương và tiểu bang. Anh Thức cho biết – “Đây là buổi Lễ Thượng Kỳ đầu năm được tổ chức lần thứ tư tại thành phố Greater Dandenong và đây cũng là một sự đánh dấu đặc biệt và khá quan trọng trong CĐNVTD. “Đặc biệt” là vì lá Cờ Vàng tượng trưng cho nguồn gốc của chúng ta, nếu như không có nguồn gốc thì chúng ta rất dễ bị lạc hướng và cô lập. Lá Cờ Vàng là biểu tượng cho sự tự do mà chúng ta ai cũng đều rất trân quý sự tự do ấy. Để có được tự do ấy đôi khi chúng ta phải đánh đổi cả mạng sống …”
Bà Roz Blades, Thị Trưởng thành phố Greater Dandenong, ca ngợi những sự đóng góp trong suốt hơn 40 năm qua của Cộng đồng người Việt cho đất nước Úc và nhất là cho thành phố Greater Dandenong, một thành phố đa dạng, đa văn hóa nhất Úc Châu. Nhân dịp này bà Roz Blades cũng xin chúc mừng bà Bé Hà (Chủ Tịch Hội Tương Trợ Người Tỵ Nạn Đông Dương – SICMAA) đã nhận được Huân Chương Quốc Gia Úc (OAM), theo bà Roz Blades, tính đến thời điểm này, có lẽ bà Bé Hà là người Việt đầu tiên nhận được Huân Chương cao quý này.
Ông Hoàng Chính Đan (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC) chia sẻ – Chúng ta đã đón 44 mùa xuân tại đất khách quê người, ngày hôm nay Cờ Vàng ba sọc đỏ của chúng ta tiếp tục tung bay đó là công lao và tinh thần phục vụ của CĐNVTD, của các vị dân cử địa phương và tiểu bang. Mặc dầu đã ở hải ngoại đã 44 năm, tuy nhiên đối với người quân nhân QLVNCH tín niệm – Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm vẫn còn canh cánh bên lòng. Thêm vào đó chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ đối với đất nước dù chúng ta đang ở hải ngoại. Chúng ta phải yễm trợ, khuyến khích cho giới trẻ, tiếp tay cho các em thuộc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc để tiếp tục công cuộc đấu tranh của các bậc cha anh.
Cô Casey Dương (Uỷ Ban Chương Trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2019) bày tỏ cảm nghĩ về lá Cờ Vàng – Casey lần đầu tiên biết đến Cờ Vàng lúc khoảng 10 tuổi (nhờ việc tìm kiếm lá cờ VN để làm một bài làm ở trường viết về gia đình và nguồn gốc của mình) nhưng mãi cho đến khi tham dự Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc thì mới biết rõ về ý nghĩa của lá Cờ Vàng. Những câu chuyện ẩn chứa trong lá Cờ Vàng đã thay đổi sự hiểu biết và cảm xúc của Casey. Đó là những câu chuyện vượt biên, vượt biển kinh hoàng, đầy hiểm nguy của cha mẹ và người thân của Casey. Casey biết được và nhìn thấy hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam hằn sâu trên những gương mặt của những người thuộc thế hệ cha ông đã chiến đấu vì chính nghĩa của lá Cờ Vàng và tương lai của các thế hệ con em … bây giờ khi nhìn thấy là Cờ Vàng là Casey cảm thấy gần gũi với những người đi trước, những người Việt tỵ nạn và cảm nhận được những nổi khổ đau, hy sinh, chịu đựng mà họ đã từng trải qua.
Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang) ghi nhận trước tiên sự hiện diện của các vị Cựu Chiến Binh Úc và CQN QLVNCH với lý do là các vị này là những người đã từng chiến đấu và hy sinh dưới lá Cờ Vàng. Sau đó ông Bon đã dành một phần lớn thời gian phát biểu để vinh danh các anh hùng Hải Quân QLVNCH đã chiến đấu, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Và ông đã không kềm được sự tức giận khi nói về sự tàn ác, phi nhân của CSVN trong việc cướp đất Vườn Rau Lộc Hưng.
Dân Biểu Julian Hill (vùng Bruce, Lao Động) cho rằng trong một đất nước, một cộng đồng đa văn hóa một người có nhiều nguồn gốc là điều rất tự nhiên. Theo ông Chương Trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc là một chương trình quan trọng đã giúp cho giới trẻ biết về nguồn gốc, về văn hóa truyền thống. Thêm vào đó ông cho rằng Cộng đồng người Việt đã làm thay đổi bộ mặt của rất nhiều vùng trên toàn cỏi nước Úc. Sau cùng ông kêu gọi mọi người hãy tham dự buổi Lễ Thượng Kỳ tại Tòa Thị Sảnh Maribyrnong vì ông Bill Shorten (Thủ Lãnh Đảng Lao Động) sẽ có mặt ở đấy và sẽ dành một sự ngạc nhiên cho Cộng đồng người Việt.
Bà Bé Hà hy vọng một ngày không xa lá Cờ Vàng sẽ được tung bay mãi mãi trên bầu trời của đất nước Việt Nam.
Thay mặt cho Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC ca sĩ Anh Đào mời mọi người cùng hát chung hai ca khúc “Trả Lại Cho Dân” (Việt Khang) và “Ly Rượu Mừng” (Phạm Đình Chương) để chấm dứt buổi Lễ Thượng Kỳ tại thành phố Greater Dandenong trong tinh thần vui xuân nhưng vẫn không quên tranh đấu cho dân tộc Việt Nam.
Trở lại với buổi Lễ Thượng Kỳ tại Maribyrnong, sau khi cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) ngỏ lời chào mừng các quan khách và đồng bào, cô Kathy Trần (Thư Ký CĐNVTD/VIC), thay mặt cho BCH, đọc diễn văn khai mạc buổi lễ. Cô Kathy Trần cho rằng Lễ Thượng Kỳ đầu năm là buổi lễ rất quan trọng, Cờ Vàng là biểu tượng cho sự hy sinh, chịu đựng và tranh đấu cho tự do với niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng. Cờ Vàng cũng là hình ảnh cho sự vươn lên của Cộng đồng người Việt với sự đóng góp, xây dựng đất nước Úc mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Theo phong tục Việt Nam, người ta tin rằng vị khách quý đầu tiên “đạp đất” sẽ mang lại nhiều may mắn cho cả năm và Ông Bill Shorten chính là vị khách quý ấy.
Tiếp theo, hai MC của buổi lễ – Jennifer Trần và Daniel Nguyễn (Khóa sinh Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2018) lần lượt mời một số quan khách lên phát biểu.
Ông Hoàng Chính Đan (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC) chia sẻ một vài cảm tưởng về buổi Lễ Thượng Kỳ – “Cờ Vàng là biểu tượng cho tự do, dân chủ của người Việt tự do tại hải ngoại và quốc nội … trong nổ lực nhằm giải thể chế độ CSVN …”
Cô Gina Huỳnh (Phó Thị Trưởng HĐTP Maribyrnong) – Tết Nguyên Đán là dịp để Cộng đồng người Việt chia sẻ một nét văn hóa tuyền thống tốt đẹp cùng đất nước Úc, một đất nước đã mở rộng vòng tay đón chào những người Việt tỵ nạn thuộc thế hệ thứ nhất, trong đó có ba mẹ của cô. Nhân dịp này cô ngõ lời cám ơn Ông Bill Shorten và Dân Biểu Liên Bang Tim Watts trong việc hỗ trợ cho Dự Án Viện Bảo Tàng là một dự án rất quan trọng đã được CĐNVTD/VIC đặt thật nhiều tâm huyết trong suốt 20 năm qua.
Ông Bill Shorten – Đầu năm mới là thời gian để chúng ta hướng về tương lai với nhiều hy vọng nhưng cũng là dịp để chúng ta nhìn về quá khứ để thấy rằng chúng ta đã tiến được bao xa và đã đạt được những gì trong cuộc sống. Tiếp theo Ông ca ngợi lòng can đảm, sự hy sinh và sức chịu đựng của người Việt tỵ nạn thuộc thế hệ thứ nhất trên con đường đi tìm tự do, bỏ lại quê hương để chạy trốn sự đàn áp dã man của một chế độ phi nhân và đã nhận đất nước Úc làm quê hương thứ hai. Nói một cách công bằng, có lẽ chưa có một cộng đồng sắc tộc nào đã có những đóng góp to lớn cho đất nước Úc như Cộng đồng người Việt. Đức tính cần mẫn siêng năng của người Việt đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước Úc cùng với sự thành đạt của các con em thuộc thế hệ nối tiếp đã đánh tan sự nghi ngờ về giá trị và sự thành công của người di dân/tỵ nạn. Hình ảnh của cô Phượng Vỹ và những nghị viên tại HĐTP Maribyrnong là niềm hy vọng về sự xuất hiện những người lãnh đạo trẻ, tài năng trong mọi lãnh vực kể cả lãnh vực chính trị cấp tiểu bang và liên bang. Ông ngỏ lời cám ơn Cộng đồng người Việt và cho rằng đã đến lúc cần phải xây dựng một [Viện Bảo Tàng] để đánh dấu và ghi lại cuộc hành trình đi tìm tự do cùng sự đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt.
Ngay sau đó, Ông đã hãnh diện và vui mừng tuyến bố – Nếu đắc cử trong kỳ bầu cử sắp tới thì chính phủ Lao Động sẽ tài trợ $4.45 triệu cho dự án xây dựng Viện Bảo Tàng. Đây là một nơi để Cộng đồng người Việt tề tựu về đây cùng nhau chia sẻ những mẩu chuyện về đời tỵ nạn và để cho các thế hệ con em người Úc gốc Việt cũng như cộng đồng chính mạch có cơ hội học hỏi về sự can đảm trong cuộc hành trình đi tìm tự do, về những sự thành đạt và đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước Úc. Ông hy vọng rằng, cùng vào thời gian nầy trong năm tới, công trình xây dựng Viện Bảo Tàng đã được tiến hành.
Elizabeth Vũ (Đại diện cho Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2018), một bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai, bày tỏ cảm nghĩ – Lễ Thượng Kỳ mang ý nghĩa gì? Là một người Úc gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, Elizabeth có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Theo Elizabeth, một người mà không biết về nguồn gốc của mình thì cũng như cây mà không có gốc rễ. Đối với một người thuộc thế hệ thứ hai như Elizabeth, Lễ Thượng Kỳ không phải chỉ là một nghi thức mà là dịp để chúng ta nghĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam, để ghi nhớ công ơn của thế hệ cha ông đã làm những viên đá lót đường cho thế hệ con em – những người đã từng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến hay bị đày ải trong các ngục tù CSVN. Cho nên Lễ Thương Kỳ, đối với Elizabeth, là một buổi lễ truy điệu để tưởng nhớ những người đã nằm xuống vì chính nghĩa đồng thời cũng là biểu tượng của cuộc hành trình đi tìm tự do của hàng trăm ngàn người Việt. Buổi Lễ Thượng Kỳ ngày hôm nay không chỉ là dịp để Elizabeth bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, mà còn là dịp để hồi tưởng về quá khứ, vui mừng với hiện tại về sự xây dựng và phát triển một cộng đồng vững mạnh. Trong quá trình 44 năm qua, Lễ Thượng Kỳ là một buổi lễ nói lên sự hàn gắn những đau thương, mất mát của cuộc chiến và của cuộc hành trình đi tìm tự do đối với thế hệ cha ông và thế hệ con em. Ngày nay, những mầm non đã được vun trồng và mọc lên trên vùng đất mà chúng ta gọi là quê hương [thứ hai], đây chính là nơi đã cho phép chúng ta làm Lễ Thượng Kỳ, biết và nói về sự thật lịch sử. Người Việt tỵ nạn, như cây cối, đã được trồng, mọc lên ở khắp nơi trên thế giới. Nếu người Việt chúng ta là cây thì đất nước Úc là một ngôi vườn có đất đai màu mỡ. Trách nhiệm của chúng ta là tưới nước và vun xới cho cây được lớn mạnh để chúng ta tưởng nhớ về quá khứ và hướng về tương lai.
Ông Nguyễn Hồng Ký (Chủ Tịch Hội Thương Gia Á Châu vùng Footscray – FABA) – “… Ngọn Cờ Vàng ba sọc đỏ đang tung bay một cách tự hào trên thành phố Maribyrnong nói lên sự thành công, đoàn kết của đồng bào Việt Nam chúng ta tại Úc Châu … Cổ nhân có nói “dựng nước thì rất khó nhưng giữ nước lại càng khó hơn” … để giữ vững hình ảnh này chúng ta phải tiếp tục đoàn kết và thành công hơn nữa. Công việc cụ thể trước mắt, chúng ta hãy cùng nhau hỗ trợ về mọi mặt, vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành càng sớm càng tốt công trình xây dựng Viện Bảo Tàng Văn Hóa Việt Nam tại Footscray. Chúng ta có Cổng Chào Sài Gòn, có Sài Gòn precint, có Thương Xá Little Saigon (được tái lập trong tương lai), chúng ta đang tiến hành xây dựng Viện Bảo Tàng Văn Hóa Việt Nam. Nếu chúng tà hoàn thành được những công trình nêu trên, đây là những yếu tố đóng góp mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế địa phương trong tương lai ở Footscray.”
Trong cả hai buổi Lễ Thượng Kỳ, Timothy Đinh, qua nhạc phẩm “Mẹ ơi, Xuân này con không nhà” (Trúc Hồ), đã hướng lòng đồng bào về với quê hương, xót xa cho những người không nhà, đặc biệt là những người dân của vườn rau Lộc Hưng đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất (đúng nghĩa) ngay vào những ngày cuối năm, bước sang năm mới.
Để chấm dứt buổi Lễ Thượng Kỳ tại Tòa Thị Sảnh Maribyrnong, Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC cùng các phu quân với ca khúc “Chúc Xuân” (Đinh Trung Chính) đã mang đến một không khí vui tươi cho những ngày đầu năm, cho một mùa xuân mới ấm áp tình người.
Melbourne
02 & 03/02/2019
Một số hình ảnh tại thành phố Greater Dandenong – https://photos.app.goo.gl/
Một số hình ảnh tại Toà Thi Sảnh Maribyrnong – https://photos.app.goo.gl/
Nguồn; http://www.lyhuong.net/au/
DML chuyen