Văn Học & Nghệ Thuật

Lê Uyên Phương - Một cõi nhạc tình

Chúng ta bây giờ có lẽ đã quên hẳn một “đợt sóng mới” của thời xưa. Thời xưa ấy, cách đây đúng năm chục năm, Sài Gòn của chúng ta đã xôn xao với chữ “đợt sóng mới”. Sài Gòn thôi, không phải là cả miền Nam. Chữ đó xuất hiện từ Paris, từ điện ảnh Pháp với tác phẩm của một số đạo diễn trẻ muốn phá cách, phá thể và thậm chí phá phách trong nghệ thuật thứ bảy. Khi các bộ phim đó, như của Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard vào tới Sài Gòn thì nam thanh nữ tú của chúng ta đều say mê và gần như th

 
Image

Lê Uyên Phương -
Một cõi nhạc tình


Quỳnh Giao


Chúng ta bây giờ có lẽ đã quên hẳn một “đợt sóng mới” của thời xưa.

Thời xưa ấy, cách đây đúng năm chục năm, Sài Gòn của chúng ta đã xôn xao với chữ “đợt sóng mới”. Sài Gòn thôi, không phải là cả miền Nam. Chữ đó xuất hiện từ Paris, từ điện ảnh Pháp với tác phẩm của một số đạo diễn trẻ muốn phá cách, phá thể và thậm chí phá phách trong nghệ thuật thứ bảy. Khi các bộ phim đó, như của Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard vào tới Sài Gòn thì nam thanh nữ tú của chúng ta đều say mê và gần như thay đổi cách ăn nói, ăn mặc hay cắt tóc.

Khi ấy, nhóm Sáng Tạo cũng đang muốn làm mới văn chương và nhiều nhà văn đã tìm thấy trong “đợt sóng mới” của Tây cái trớn cho trào lưu sáng tác của mình, dù rằng đa số chưa từng đặt chân lên đất Pháp. Họ chỉ đọc văn chương Pháp và coi phim Tây trong nguyên bản.

Thế rồi đợt sóng mới đó cũng dạt vào bờ và tan biến dần trong chiến tranh và hỗn loạn, trước sau thì chỉ “mới” được có mười năm, cho đến 1968. Tại Paris, nó không còn tiếng vang, và Sài Gòn của chúng ta cũng thay đổi với những trào lưu sáng tác mới.

Giữa tiếng ì ầm của đạn bom và lời than vãn về sự tàn phá và tàn phai, chói lọi nhất là qua nhạc Trịnh Công Sơn, bỗng dưng chúng ta thấy lòng mình trũng lại vì tiếng thở than của tình yêu. Ðó là thời điểm xuất hiện nhạc Lê Uyên Phương.

Tác phẩm Lê Uyên Phương là các ca khúc đầy hạnh phúc của những cặp tình nhân đang gào lên lời khấn nguyện là sẽ chết cho tình yêu. Nhạc tình của Lê Uyên Phương là những bài ngợi ca tình yêu ngay giữa thảm kịch. Một đợt sóng mới tràn đầy nước mắt.


Và nó chinh phục mọi người.

Trong chiến tranh, chỉ còn một nơi ẩn náu và phủ dụ nhau, đó là tình yêu, dù là tình yêu bi thảm. Tác phẩm của Lê Uyên Phương chinh phục chúng ta trước tiên là nhờ lời đẹp như thơ được nhạc đưa thẳng vào hồn người nghe. Nhớ lại và nghe lại thì Lê Uyên Phương là một tên tuổi gần gũi với chúng ta vào thời thanh xuân chìm trong lửa đạn.

Nói về một nhạc sĩ, điều đầu tiên và cần thiết là về nhạc thuật của người ấy.

Lê Uyên Phương là người viết nhạc đầy cá tính, có nét đẹp đơn giản của một kẻ rong ca cho tình yêu. Từ sự đơn giản đó, người viết đoán rằng anh sáng tác trên cây đàn guitar. Mỗi nhạc sĩ đều có phương pháp hay phong cách sáng tác riêng. Ở trong nhà, từ bé, Quỳnh Giao đã thấy Dương Thiệu Tước viết nhạc với cây guitar. Tiếng dây tơ chạm nhẹ, và chỉ cần một chuỗi arpège rải lướt trên hợp âm (accord) hài hòa, mình đã nghe thấy đời sống của tác phẩm đang thành hình. Nguyễn Mỹ Ca là tay vĩ cầm có hạng nên bài “Dạ Khúc” của ông là tiếng réo rắt, quyến luyến của cây archet miết rung trên sợi dây tơ. Văn Phụng viết trên phím ngà, nhạc tuôn như suối, và tràn đầy rung cảm... Nghe kể rằng Nguyễn Văn Khánh viết nhạc với cây guitar Hawaiienne, thảo nào mà nét nhạc uốn lượn như sóng nước, với tiếng nhấn ẻo lả gây liên tưởng tới vũ điệu Hạ Uy Di mềm mại:

Yêu (u u) ai..

Yêu cả một đời...

(trong bài Nỗi Lòng)

Nhưng, khác hẳn tác phẩm của những nhạc sĩ vừa nhắc tới ở trên, nhạc Lê Uyên Phương được thai nghén từ cây đàn guitar và cũng được trình bày hay nhất là chỉ với một cây guitar. Trong cõi ẩn náu, cặp tình nhân chỉ cần một cây đàn để thủ thỉ vỗ về và không thể có một dàn nhạc thính phòng được.

Ða số ca khúc Lê Uyên Phương là những bài buồn, nét buồn majeur, bâng khuâng, tha thiết. Quỳnh Giao đặc biệt yêu thích những ca khúc trong tập “Khi Loài Thú Xa Nhau”

gồm 12 tình khúc buồn. Anh có một cấu trúc đơn giản, mỗi câu nhạc như một bài thơ sáu chữ, đôi khi vào cuối câu thì điểm thêm một chữ, nghe lại như tiếng thở dài:


Như hoa đem tin ngày buồn

Như chim đau quên mùa Xuân

Còn trong hôn mê buồn tênh

Lê mãi những bước ê chề

Xin cho thương em thật lòng

Xin cho thương em thật lòng

Dù có khi lòng thôi giá băng...

(Tình Khúc Cho Em)


Hoặc mở đầu đoạn mineur của bài “Vũng Lầy Của Chúng Ta”:


Theo em xuống phố trưa nay

Ðang còn ngất ngất cơn say

Theo em bước xuống cơn đau

Bên ngoài nắng đã lên mau

Cho nhau hết những mê say

Cho nhau hết cả chua cay

Cho nhau chắt hết thơ ngây

Trên cánh môi say, trên những đôi tay,

Trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn...


Ðoạn điệp khúc được chuyển qua âm giai trưởng nhưng vẫn buồn và tha thiết sôi nổi hơn. Khi nghe lại, ta nên rùng mình vì nghệ thuật dùng chữ rất mới, đầy tính chất siêu thực của tình yêu, thí dụ như câu “...chắt hết thơ ngây trên cánh môi say”... Chữ “chắt” này là tiếng thơ rất đắt, đầy nhục cảm... mà vẫn buồn, của một cuộc tình buồn mà sôi nổi.

Nếu nhớ lại thì phải nhìn cặp Lê Uyên Phương trên sân khấu mới thấy hết sự sôi nổi ấy.

Phải thấy anh Lộc bật dây đàn như muốn bật máu đầu ngón tay, như chỉ hát xong là gục ngất. Phải thấy Lê Uyên hát với cả tâm hồn, như trút hết hơi tàn qua giọng khàn đục gợi cảm, trên thân thể lượn sóng theo điệu đàn, và mái tóc dài rũ rượi như một tảng mây đen...

Khán thính giả nín lặng, đau theo nỗi đau của họ và đôi khi thâm tâm cũng mơ ước được một sự đam mê bật máu như vậy trong tình yêu...

Sự đơn giản là ở chỗ đó, nó chân thật và đẹp đẽ, không cần cường điệu, không cần sáo ngữ và không cần... cả một ban nhạc hay vũ công múa may ở hậu cảnh! Hát nhạc Lê Uyên Phương chỉ cần cây đàn guitar và một tâm hồn đầy xúc cảm. Và ít ai hát nhạc của anh ngoài anh và Lê Uyên.

Ngay cả khi họ đã xa nhau, thỉnh thoảng Quỳnh Giao được nghe và xem Uyên hát một mình bài của anh. Hình ảnh của chị lúc đó là sự trống trải, lẻ loi. Giọng ca của chị vẫn như thế, đầy nhục tính, rất gợi cảm, nhưng không thể lột hết cái đau đớn xót xa của ngày nào...

Ngẫm lại thì đợt sóng mới ấy trong nhạc Lê Uyên Phương thật ra vẫn còn rất mới vì chưa mấy ai vượt qua. Sau này, chỉ cần một cặp tình nhân yêu nhạc và yêu nhau cũng đủ rung lại những xúc động xa xưa của chúng ta, những xúc động mà thời nào cũng có, người nào cũng muốn có...
   
 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lê Uyên Phương - Một cõi nhạc tình

Chúng ta bây giờ có lẽ đã quên hẳn một “đợt sóng mới” của thời xưa. Thời xưa ấy, cách đây đúng năm chục năm, Sài Gòn của chúng ta đã xôn xao với chữ “đợt sóng mới”. Sài Gòn thôi, không phải là cả miền Nam. Chữ đó xuất hiện từ Paris, từ điện ảnh Pháp với tác phẩm của một số đạo diễn trẻ muốn phá cách, phá thể và thậm chí phá phách trong nghệ thuật thứ bảy. Khi các bộ phim đó, như của Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard vào tới Sài Gòn thì nam thanh nữ tú của chúng ta đều say mê và gần như th

 
Image

Lê Uyên Phương -
Một cõi nhạc tình


Quỳnh Giao


Chúng ta bây giờ có lẽ đã quên hẳn một “đợt sóng mới” của thời xưa.

Thời xưa ấy, cách đây đúng năm chục năm, Sài Gòn của chúng ta đã xôn xao với chữ “đợt sóng mới”. Sài Gòn thôi, không phải là cả miền Nam. Chữ đó xuất hiện từ Paris, từ điện ảnh Pháp với tác phẩm của một số đạo diễn trẻ muốn phá cách, phá thể và thậm chí phá phách trong nghệ thuật thứ bảy. Khi các bộ phim đó, như của Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard vào tới Sài Gòn thì nam thanh nữ tú của chúng ta đều say mê và gần như thay đổi cách ăn nói, ăn mặc hay cắt tóc.

Khi ấy, nhóm Sáng Tạo cũng đang muốn làm mới văn chương và nhiều nhà văn đã tìm thấy trong “đợt sóng mới” của Tây cái trớn cho trào lưu sáng tác của mình, dù rằng đa số chưa từng đặt chân lên đất Pháp. Họ chỉ đọc văn chương Pháp và coi phim Tây trong nguyên bản.

Thế rồi đợt sóng mới đó cũng dạt vào bờ và tan biến dần trong chiến tranh và hỗn loạn, trước sau thì chỉ “mới” được có mười năm, cho đến 1968. Tại Paris, nó không còn tiếng vang, và Sài Gòn của chúng ta cũng thay đổi với những trào lưu sáng tác mới.

Giữa tiếng ì ầm của đạn bom và lời than vãn về sự tàn phá và tàn phai, chói lọi nhất là qua nhạc Trịnh Công Sơn, bỗng dưng chúng ta thấy lòng mình trũng lại vì tiếng thở than của tình yêu. Ðó là thời điểm xuất hiện nhạc Lê Uyên Phương.

Tác phẩm Lê Uyên Phương là các ca khúc đầy hạnh phúc của những cặp tình nhân đang gào lên lời khấn nguyện là sẽ chết cho tình yêu. Nhạc tình của Lê Uyên Phương là những bài ngợi ca tình yêu ngay giữa thảm kịch. Một đợt sóng mới tràn đầy nước mắt.


Và nó chinh phục mọi người.

Trong chiến tranh, chỉ còn một nơi ẩn náu và phủ dụ nhau, đó là tình yêu, dù là tình yêu bi thảm. Tác phẩm của Lê Uyên Phương chinh phục chúng ta trước tiên là nhờ lời đẹp như thơ được nhạc đưa thẳng vào hồn người nghe. Nhớ lại và nghe lại thì Lê Uyên Phương là một tên tuổi gần gũi với chúng ta vào thời thanh xuân chìm trong lửa đạn.

Nói về một nhạc sĩ, điều đầu tiên và cần thiết là về nhạc thuật của người ấy.

Lê Uyên Phương là người viết nhạc đầy cá tính, có nét đẹp đơn giản của một kẻ rong ca cho tình yêu. Từ sự đơn giản đó, người viết đoán rằng anh sáng tác trên cây đàn guitar. Mỗi nhạc sĩ đều có phương pháp hay phong cách sáng tác riêng. Ở trong nhà, từ bé, Quỳnh Giao đã thấy Dương Thiệu Tước viết nhạc với cây guitar. Tiếng dây tơ chạm nhẹ, và chỉ cần một chuỗi arpège rải lướt trên hợp âm (accord) hài hòa, mình đã nghe thấy đời sống của tác phẩm đang thành hình. Nguyễn Mỹ Ca là tay vĩ cầm có hạng nên bài “Dạ Khúc” của ông là tiếng réo rắt, quyến luyến của cây archet miết rung trên sợi dây tơ. Văn Phụng viết trên phím ngà, nhạc tuôn như suối, và tràn đầy rung cảm... Nghe kể rằng Nguyễn Văn Khánh viết nhạc với cây guitar Hawaiienne, thảo nào mà nét nhạc uốn lượn như sóng nước, với tiếng nhấn ẻo lả gây liên tưởng tới vũ điệu Hạ Uy Di mềm mại:

Yêu (u u) ai..

Yêu cả một đời...

(trong bài Nỗi Lòng)

Nhưng, khác hẳn tác phẩm của những nhạc sĩ vừa nhắc tới ở trên, nhạc Lê Uyên Phương được thai nghén từ cây đàn guitar và cũng được trình bày hay nhất là chỉ với một cây guitar. Trong cõi ẩn náu, cặp tình nhân chỉ cần một cây đàn để thủ thỉ vỗ về và không thể có một dàn nhạc thính phòng được.

Ða số ca khúc Lê Uyên Phương là những bài buồn, nét buồn majeur, bâng khuâng, tha thiết. Quỳnh Giao đặc biệt yêu thích những ca khúc trong tập “Khi Loài Thú Xa Nhau”

gồm 12 tình khúc buồn. Anh có một cấu trúc đơn giản, mỗi câu nhạc như một bài thơ sáu chữ, đôi khi vào cuối câu thì điểm thêm một chữ, nghe lại như tiếng thở dài:


Như hoa đem tin ngày buồn

Như chim đau quên mùa Xuân

Còn trong hôn mê buồn tênh

Lê mãi những bước ê chề

Xin cho thương em thật lòng

Xin cho thương em thật lòng

Dù có khi lòng thôi giá băng...

(Tình Khúc Cho Em)


Hoặc mở đầu đoạn mineur của bài “Vũng Lầy Của Chúng Ta”:


Theo em xuống phố trưa nay

Ðang còn ngất ngất cơn say

Theo em bước xuống cơn đau

Bên ngoài nắng đã lên mau

Cho nhau hết những mê say

Cho nhau hết cả chua cay

Cho nhau chắt hết thơ ngây

Trên cánh môi say, trên những đôi tay,

Trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn...


Ðoạn điệp khúc được chuyển qua âm giai trưởng nhưng vẫn buồn và tha thiết sôi nổi hơn. Khi nghe lại, ta nên rùng mình vì nghệ thuật dùng chữ rất mới, đầy tính chất siêu thực của tình yêu, thí dụ như câu “...chắt hết thơ ngây trên cánh môi say”... Chữ “chắt” này là tiếng thơ rất đắt, đầy nhục cảm... mà vẫn buồn, của một cuộc tình buồn mà sôi nổi.

Nếu nhớ lại thì phải nhìn cặp Lê Uyên Phương trên sân khấu mới thấy hết sự sôi nổi ấy.

Phải thấy anh Lộc bật dây đàn như muốn bật máu đầu ngón tay, như chỉ hát xong là gục ngất. Phải thấy Lê Uyên hát với cả tâm hồn, như trút hết hơi tàn qua giọng khàn đục gợi cảm, trên thân thể lượn sóng theo điệu đàn, và mái tóc dài rũ rượi như một tảng mây đen...

Khán thính giả nín lặng, đau theo nỗi đau của họ và đôi khi thâm tâm cũng mơ ước được một sự đam mê bật máu như vậy trong tình yêu...

Sự đơn giản là ở chỗ đó, nó chân thật và đẹp đẽ, không cần cường điệu, không cần sáo ngữ và không cần... cả một ban nhạc hay vũ công múa may ở hậu cảnh! Hát nhạc Lê Uyên Phương chỉ cần cây đàn guitar và một tâm hồn đầy xúc cảm. Và ít ai hát nhạc của anh ngoài anh và Lê Uyên.

Ngay cả khi họ đã xa nhau, thỉnh thoảng Quỳnh Giao được nghe và xem Uyên hát một mình bài của anh. Hình ảnh của chị lúc đó là sự trống trải, lẻ loi. Giọng ca của chị vẫn như thế, đầy nhục tính, rất gợi cảm, nhưng không thể lột hết cái đau đớn xót xa của ngày nào...

Ngẫm lại thì đợt sóng mới ấy trong nhạc Lê Uyên Phương thật ra vẫn còn rất mới vì chưa mấy ai vượt qua. Sau này, chỉ cần một cặp tình nhân yêu nhạc và yêu nhau cũng đủ rung lại những xúc động xa xưa của chúng ta, những xúc động mà thời nào cũng có, người nào cũng muốn có...
   
 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm