Nhân Vật
Lễ giỗ cố quốc trưởng Phan Khắc Sửu
SANTA ANA - Cố Quốc Trưởng VNCH Phan Khắc Sửu mất ngày 24 tháng Năm, 1970, để lại trong lòng rất nhiều người Việt quốc gia sự kính trọng và thương tiếc
Cụ Trần Sinh Cát Bình trước bàn thờ cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu.
SANTA ANA - Cố Quốc Trưởng VNCH Phan Khắc Sửu mất ngày 24 tháng
Năm, 1970, để lại trong lòng rất nhiều người Việt quốc gia sự kính trọng
và thương tiếc. Những năm gần đây, một số thân hào nhân sĩ và các cựu
chiến sĩ QL/VNCH đã tổ chức lễ giỗ nhà ái quốc Phan Khắc Sửu một cách
long trọng.
Năm nay, do tình thế nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam, mọi người dồn nỗ lực, thì giờ vào các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn Việt Nam, đả đảo đảng và nhà nước CSVN đã bán đứng tổ quốc cho Trung Cộng, vì thế thân nhân của cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu quyết định chỉ tổ chức đơn sơ tại tư gia cụ Trần Sinh Cát Bình (em kết nghĩa của cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu) ở Santa Ana trong tinh thần gia đình mà thôi.
Tại tư gia cụ Trần Sinh Cát Bình, ngoài gia đình gia chủ còn có cháu ruột của cố Quốc Trưởng là ông Phan Kỳ Nhơn và không quá 10 thân hữu. Mọi người đến trước bàn thờ có chân dung Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu thắp hương và khấn vái.
Ông Phan Kỳ Nhơn cũng thắp ba nén hương và khấn với người chú của mình, “Thưa Cụ, đất nước, quê hương Việt Nam đang lâm nguy trước sự xâm lấn của Tàu Cộng, chúng con đang rất lo âu trước tình hình này, bởi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, không những không dám phản ứng mà còn ra sức đàn áp những người dân lành muốn bày tỏ tinh thần yêu nước của mình. Xin Cụ có linh thiêng hãy phù hộ, độ trì cho dân tộc Việt Nam. Khi còn sinh tiền, Cụ đã hy sinh hết cả cuộc đời cho dân tộc thì nay xin Cụ cũng phò trợ cho người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước đồng lòng, đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ yên bờ cõi.”
Cụ Trần Sinh Cát Bình, nguyên Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Quốc Táng cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu năm 1970, cũng dành ít phút tâm tình với thân hữu có mặt.
Được biết, cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu sinh ngày 9 tháng Một, 1905 tại Cái Vồn, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Năm 1924 du học tại Tunisia rồi qua Paris tiếp tục học lấy bằng Kỹ Sư Canh Nông. Sau khi về nước, ông được cử làm Chánh Sự Vụ Sở Nghiên Cứu Kinh Tế và Kỹ Thuật ở Nam Kỳ, sau đó tham gia phong trào sinh viên chống thực dân Pháp. Năm 1940, vì sinh hoạt tích cực trong tổ chức Việt Nam Nhân Dân Cách Mạng Đảng nên bị Toàn Quyền Đông Dương là Jean Decoux tuyên án 8 năm lao động khổ sai tại Côn Đảo. Tại đây ông trở thành tín đồ Cao Đài Giáo. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng Ba, 1945 ông được trả tự do và cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thành lập Đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập tại Saigon để tiếp tục chống Pháp. Năm 1948 ông gia nhập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, chủ trương ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, cụ Phan Khắc Sửu được cử giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông và Cứu Tế Xã Hội, nhưng không lâu sau ông xin từ chức.
Ông Phan Kỳ Nhơn (cháu ruột cố Quốc Trưởng) cùng một số thân hữu đang khấn vái.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, TT Ngô Đình Diệm cử ông Phan giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa nhưng ông cũng xin từ chức sau thời gian ngắn. Tháng 2/1959 ông đắc cử Dân Biểu rồi gia nhập Mặt Trận Đại Đoàn Kết Quốc Dân cùng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ra mặt đối lập chính phủ Ngô Đình Diệm. Ngày 26 tháng Tư, 1960 ông cùng 17 nhân sĩ ký tên vào Tuyên Cáo được gọi là “Tuyên Cáo Caravelle.” Ông bị tòa án quân sự tại Saigon tuyên án 8 năm cấm cố. Ngày 31 tháng Bảy, 1963 ông bị đày ra Côn Đảo. Nhưng ba tháng sau, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được đón về Saigon.
Sau cuộc khủng hoảng ngày 8 tháng Chín, 1964, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mời cụ tham gia vào Thượng Hội Đồng Quốc Gia, và Hội Đồng này bầu cụ làm Quốc Trưởng VNCH. Ngay sau khi nhậm chức, cụ Phan Khắc Sửu bổ nhiệm cụ Trần Văn Hương là Thủ Tướng. Sau cuộc khủng hoảng, ngày 16 tháng Hai, 1965, tướng Nguyễn Khánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực lại mời cụ ra làm Quốc Trưởng và bổ nhiệm ông Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Sau đó, chính phủ Phan Huy Quát bị Hội Đồng Tướng Lãnh làm đảo chánh và giải tán, Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Quốc Trưởng.
Năm 1966, một lần nữa cụ Phan trở lại hoạt động chính trị, đắc cử Dân Biểu và được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội. Nhưng quá chán ngán về cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 4 tháng Chín,1967 của liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, cụ đã rút khỏi chính trường. Đến năm 1968, cụ Phan cùng với ông Trần Sinh Cát Bình, Nguyễn Thành Vinh và một số nhân sĩ thành lập Phong Trào Tân Dân Việt Nam nhưng không đầy hai năm sau, cụ ra đi.
Cụ Phan Khắc Sửu qua đời ngày 24 tháng Năm, 1970 tại Saigon. Tang lễ của cụ được tổ chức theo nghi thức tang lễ một Quốc Trưởng. Cụ được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Bảo Quốc Huân Chương.
Cụ Phan Khắc Sửu nổi tiếng thanh liêm, không nhận tiền lương mà yêu cầu chuyển tiền lương của cụ cho quỹ trợ cấp xã hội để giúp đồng bào nghèo. Dù ở địa vị cao trọng nhất nước, hiền thê của cụ vẫn hàng ngày mua bán vải ở chợ Vườn Chuối Saigon để sinh sống và nuôi con cháu, không hề tỏ ra mình là một Đệ Nhất Phu Nhân
http://www.viendongdaily.com/le-gio-co-quoc-truong-phan-khac-suu-aUv7tm5f.html
Thanh Phong/Viễn Đông
Cụ Trần Sinh Cát Bình trước bàn thờ cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu.
Năm nay, do tình thế nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam, mọi người dồn nỗ lực, thì giờ vào các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn Việt Nam, đả đảo đảng và nhà nước CSVN đã bán đứng tổ quốc cho Trung Cộng, vì thế thân nhân của cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu quyết định chỉ tổ chức đơn sơ tại tư gia cụ Trần Sinh Cát Bình (em kết nghĩa của cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu) ở Santa Ana trong tinh thần gia đình mà thôi.
Tại tư gia cụ Trần Sinh Cát Bình, ngoài gia đình gia chủ còn có cháu ruột của cố Quốc Trưởng là ông Phan Kỳ Nhơn và không quá 10 thân hữu. Mọi người đến trước bàn thờ có chân dung Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu thắp hương và khấn vái.
Ông Phan Kỳ Nhơn cũng thắp ba nén hương và khấn với người chú của mình, “Thưa Cụ, đất nước, quê hương Việt Nam đang lâm nguy trước sự xâm lấn của Tàu Cộng, chúng con đang rất lo âu trước tình hình này, bởi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, không những không dám phản ứng mà còn ra sức đàn áp những người dân lành muốn bày tỏ tinh thần yêu nước của mình. Xin Cụ có linh thiêng hãy phù hộ, độ trì cho dân tộc Việt Nam. Khi còn sinh tiền, Cụ đã hy sinh hết cả cuộc đời cho dân tộc thì nay xin Cụ cũng phò trợ cho người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước đồng lòng, đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ yên bờ cõi.”
Cụ Trần Sinh Cát Bình, nguyên Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Quốc Táng cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu năm 1970, cũng dành ít phút tâm tình với thân hữu có mặt.
Được biết, cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu sinh ngày 9 tháng Một, 1905 tại Cái Vồn, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Năm 1924 du học tại Tunisia rồi qua Paris tiếp tục học lấy bằng Kỹ Sư Canh Nông. Sau khi về nước, ông được cử làm Chánh Sự Vụ Sở Nghiên Cứu Kinh Tế và Kỹ Thuật ở Nam Kỳ, sau đó tham gia phong trào sinh viên chống thực dân Pháp. Năm 1940, vì sinh hoạt tích cực trong tổ chức Việt Nam Nhân Dân Cách Mạng Đảng nên bị Toàn Quyền Đông Dương là Jean Decoux tuyên án 8 năm lao động khổ sai tại Côn Đảo. Tại đây ông trở thành tín đồ Cao Đài Giáo. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng Ba, 1945 ông được trả tự do và cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thành lập Đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập tại Saigon để tiếp tục chống Pháp. Năm 1948 ông gia nhập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, chủ trương ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, cụ Phan Khắc Sửu được cử giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông và Cứu Tế Xã Hội, nhưng không lâu sau ông xin từ chức.
Ông Phan Kỳ Nhơn (cháu ruột cố Quốc Trưởng) cùng một số thân hữu đang khấn vái.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, TT Ngô Đình Diệm cử ông Phan giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa nhưng ông cũng xin từ chức sau thời gian ngắn. Tháng 2/1959 ông đắc cử Dân Biểu rồi gia nhập Mặt Trận Đại Đoàn Kết Quốc Dân cùng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ra mặt đối lập chính phủ Ngô Đình Diệm. Ngày 26 tháng Tư, 1960 ông cùng 17 nhân sĩ ký tên vào Tuyên Cáo được gọi là “Tuyên Cáo Caravelle.” Ông bị tòa án quân sự tại Saigon tuyên án 8 năm cấm cố. Ngày 31 tháng Bảy, 1963 ông bị đày ra Côn Đảo. Nhưng ba tháng sau, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được đón về Saigon.
Sau cuộc khủng hoảng ngày 8 tháng Chín, 1964, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mời cụ tham gia vào Thượng Hội Đồng Quốc Gia, và Hội Đồng này bầu cụ làm Quốc Trưởng VNCH. Ngay sau khi nhậm chức, cụ Phan Khắc Sửu bổ nhiệm cụ Trần Văn Hương là Thủ Tướng. Sau cuộc khủng hoảng, ngày 16 tháng Hai, 1965, tướng Nguyễn Khánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực lại mời cụ ra làm Quốc Trưởng và bổ nhiệm ông Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Sau đó, chính phủ Phan Huy Quát bị Hội Đồng Tướng Lãnh làm đảo chánh và giải tán, Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Quốc Trưởng.
Năm 1966, một lần nữa cụ Phan trở lại hoạt động chính trị, đắc cử Dân Biểu và được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội. Nhưng quá chán ngán về cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 4 tháng Chín,1967 của liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, cụ đã rút khỏi chính trường. Đến năm 1968, cụ Phan cùng với ông Trần Sinh Cát Bình, Nguyễn Thành Vinh và một số nhân sĩ thành lập Phong Trào Tân Dân Việt Nam nhưng không đầy hai năm sau, cụ ra đi.
Cụ Phan Khắc Sửu qua đời ngày 24 tháng Năm, 1970 tại Saigon. Tang lễ của cụ được tổ chức theo nghi thức tang lễ một Quốc Trưởng. Cụ được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Bảo Quốc Huân Chương.
Cụ Phan Khắc Sửu nổi tiếng thanh liêm, không nhận tiền lương mà yêu cầu chuyển tiền lương của cụ cho quỹ trợ cấp xã hội để giúp đồng bào nghèo. Dù ở địa vị cao trọng nhất nước, hiền thê của cụ vẫn hàng ngày mua bán vải ở chợ Vườn Chuối Saigon để sinh sống và nuôi con cháu, không hề tỏ ra mình là một Đệ Nhất Phu Nhân
http://www.viendongdaily.com/le-gio-co-quoc-truong-phan-khac-suu-aUv7tm5f.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Lễ giỗ cố quốc trưởng Phan Khắc Sửu
SANTA ANA - Cố Quốc Trưởng VNCH Phan Khắc Sửu mất ngày 24 tháng Năm, 1970, để lại trong lòng rất nhiều người Việt quốc gia sự kính trọng và thương tiếc
Thanh Phong/Viễn Đông
Cụ Trần Sinh Cát Bình trước bàn thờ cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu.
Năm nay, do tình thế nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam, mọi người dồn nỗ lực, thì giờ vào các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn Việt Nam, đả đảo đảng và nhà nước CSVN đã bán đứng tổ quốc cho Trung Cộng, vì thế thân nhân của cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu quyết định chỉ tổ chức đơn sơ tại tư gia cụ Trần Sinh Cát Bình (em kết nghĩa của cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu) ở Santa Ana trong tinh thần gia đình mà thôi.
Tại tư gia cụ Trần Sinh Cát Bình, ngoài gia đình gia chủ còn có cháu ruột của cố Quốc Trưởng là ông Phan Kỳ Nhơn và không quá 10 thân hữu. Mọi người đến trước bàn thờ có chân dung Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu thắp hương và khấn vái.
Ông Phan Kỳ Nhơn cũng thắp ba nén hương và khấn với người chú của mình, “Thưa Cụ, đất nước, quê hương Việt Nam đang lâm nguy trước sự xâm lấn của Tàu Cộng, chúng con đang rất lo âu trước tình hình này, bởi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, không những không dám phản ứng mà còn ra sức đàn áp những người dân lành muốn bày tỏ tinh thần yêu nước của mình. Xin Cụ có linh thiêng hãy phù hộ, độ trì cho dân tộc Việt Nam. Khi còn sinh tiền, Cụ đã hy sinh hết cả cuộc đời cho dân tộc thì nay xin Cụ cũng phò trợ cho người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước đồng lòng, đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ yên bờ cõi.”
Cụ Trần Sinh Cát Bình, nguyên Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Quốc Táng cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu năm 1970, cũng dành ít phút tâm tình với thân hữu có mặt.
Được biết, cố Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu sinh ngày 9 tháng Một, 1905 tại Cái Vồn, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Năm 1924 du học tại Tunisia rồi qua Paris tiếp tục học lấy bằng Kỹ Sư Canh Nông. Sau khi về nước, ông được cử làm Chánh Sự Vụ Sở Nghiên Cứu Kinh Tế và Kỹ Thuật ở Nam Kỳ, sau đó tham gia phong trào sinh viên chống thực dân Pháp. Năm 1940, vì sinh hoạt tích cực trong tổ chức Việt Nam Nhân Dân Cách Mạng Đảng nên bị Toàn Quyền Đông Dương là Jean Decoux tuyên án 8 năm lao động khổ sai tại Côn Đảo. Tại đây ông trở thành tín đồ Cao Đài Giáo. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng Ba, 1945 ông được trả tự do và cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thành lập Đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập tại Saigon để tiếp tục chống Pháp. Năm 1948 ông gia nhập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, chủ trương ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, cụ Phan Khắc Sửu được cử giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông và Cứu Tế Xã Hội, nhưng không lâu sau ông xin từ chức.
Ông Phan Kỳ Nhơn (cháu ruột cố Quốc Trưởng) cùng một số thân hữu đang khấn vái.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, TT Ngô Đình Diệm cử ông Phan giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa nhưng ông cũng xin từ chức sau thời gian ngắn. Tháng 2/1959 ông đắc cử Dân Biểu rồi gia nhập Mặt Trận Đại Đoàn Kết Quốc Dân cùng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ra mặt đối lập chính phủ Ngô Đình Diệm. Ngày 26 tháng Tư, 1960 ông cùng 17 nhân sĩ ký tên vào Tuyên Cáo được gọi là “Tuyên Cáo Caravelle.” Ông bị tòa án quân sự tại Saigon tuyên án 8 năm cấm cố. Ngày 31 tháng Bảy, 1963 ông bị đày ra Côn Đảo. Nhưng ba tháng sau, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được đón về Saigon.
Sau cuộc khủng hoảng ngày 8 tháng Chín, 1964, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mời cụ tham gia vào Thượng Hội Đồng Quốc Gia, và Hội Đồng này bầu cụ làm Quốc Trưởng VNCH. Ngay sau khi nhậm chức, cụ Phan Khắc Sửu bổ nhiệm cụ Trần Văn Hương là Thủ Tướng. Sau cuộc khủng hoảng, ngày 16 tháng Hai, 1965, tướng Nguyễn Khánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực lại mời cụ ra làm Quốc Trưởng và bổ nhiệm ông Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Sau đó, chính phủ Phan Huy Quát bị Hội Đồng Tướng Lãnh làm đảo chánh và giải tán, Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Quốc Trưởng.
Năm 1966, một lần nữa cụ Phan trở lại hoạt động chính trị, đắc cử Dân Biểu và được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội. Nhưng quá chán ngán về cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 4 tháng Chín,1967 của liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, cụ đã rút khỏi chính trường. Đến năm 1968, cụ Phan cùng với ông Trần Sinh Cát Bình, Nguyễn Thành Vinh và một số nhân sĩ thành lập Phong Trào Tân Dân Việt Nam nhưng không đầy hai năm sau, cụ ra đi.
Cụ Phan Khắc Sửu qua đời ngày 24 tháng Năm, 1970 tại Saigon. Tang lễ của cụ được tổ chức theo nghi thức tang lễ một Quốc Trưởng. Cụ được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Bảo Quốc Huân Chương.
Cụ Phan Khắc Sửu nổi tiếng thanh liêm, không nhận tiền lương mà yêu cầu chuyển tiền lương của cụ cho quỹ trợ cấp xã hội để giúp đồng bào nghèo. Dù ở địa vị cao trọng nhất nước, hiền thê của cụ vẫn hàng ngày mua bán vải ở chợ Vườn Chuối Saigon để sinh sống và nuôi con cháu, không hề tỏ ra mình là một Đệ Nhất Phu Nhân
http://www.viendongdaily.com/le-gio-co-quoc-truong-phan-khac-suu-aUv7tm5f.html