Nhân Vật
Liên Hiệp Quốc lên tiếng về việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cô Trần Thị Nga
Ngày 24/1/2017 trên trang Facebook của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Châu Á, các quan chức công khai bày tỏ sự lo ngại của họ, về việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cô Trần Thị Nga, vào ngày 21/1/2017, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Điều Luật 88 của Việt Nam buộc tội vi phạm an ninh quốc gia, có mức án tù giam từ 3 đến 20 năm. Điều khoản này còn cho phép công an biệt giam cô Trần Thị Nga trong suốt thời gian điều tra, và họ có thể dùng nhục hình để thẩm vấn – một hình thức vi phạm Công Ước Chống Tra Trấn mà Việt Nam phê duyệt hồi tháng 2/2015.
Những năm vừa qua, Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Châu Á từng lên tiếng đối với một số trường hợp tương tự, liên quan đến bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Năm ngoái, Ủy Viên Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là ông Zeid Ra’ad Al Hussein, kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội bãi bỏ các điều luật vi phạm chuẩn mực nhân quyền quốc tế, trong đó có các điều 88, 79, 87, 245 và 258 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Liên Hiệp Quốc lên tiếng về việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cô Trần Thị Nga
Ngày 24/1/2017 trên trang Facebook của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Châu Á, các quan chức công khai bày tỏ sự lo ngại của họ, về việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cô Trần Thị Nga, vào ngày 21/1/2017, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Điều Luật 88 của Việt Nam buộc tội vi phạm an ninh quốc gia, có mức án tù giam từ 3 đến 20 năm. Điều khoản này còn cho phép công an biệt giam cô Trần Thị Nga trong suốt thời gian điều tra, và họ có thể dùng nhục hình để thẩm vấn – một hình thức vi phạm Công Ước Chống Tra Trấn mà Việt Nam phê duyệt hồi tháng 2/2015.
Những năm vừa qua, Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Châu Á từng lên tiếng đối với một số trường hợp tương tự, liên quan đến bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Năm ngoái, Ủy Viên Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là ông Zeid Ra’ad Al Hussein, kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội bãi bỏ các điều luật vi phạm chuẩn mực nhân quyền quốc tế, trong đó có các điều 88, 79, 87, 245 và 258 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.