Tham Khảo
Liệu Trung Quốc có noi gương Nga?
Hôm nay, thứ tư, 2 tháng 4, 2014, hãng thông tấn AFP ghi một phóng sự vừa dí dỏm vừa cảm động, về 9 binh si thuỷ quân lục chiến Philippines trên chiếc tàu cũ trấn thủ bải Cỏ Mây, nơi bị Trung Quốc dành chủ quyền. Bài báo kể chuyện các binh sĩ này đã phải chuẩn bị lưới và thả lưới bắt cá ăn để chống đói, khi hai tàu dân sự của Manila tiếp tế cho họ bị Trung Quốc chặn và đuổi đi hồi khoảng ngày 21 tháng trước. May sao sau đó máy bay thả hàng tiếp tế, họ vui mừng thấy sẽ no bụng được vài tuần nữa. Rồi đến 29 tháng 3, tàu tuần duyên Trung Quốc cũng ngăn chặn, cắt đường hải hành của tàu hải quân Philippines, nhưng tàu Philippines đã lách qua khỏi tàu Trung Quốc, đem hàng tiếp vận và một tiểu đội thuỷ quân lục chiến ra thay quân.
Công luận thế giới có nơi đặt câu hỏi vì sao trước đây Trung Quốc không cản trở gì công tác tiếp vận của quân đội Philippines cho vị trí này, mà bây giờ lại cương quyết như vậy?
Câu chuyện cũng dễ hiểu, là vì Trung Quốc vẫn giành chủ quyền bãi Cỏ Mây từ nhiều năm nay, nhưng đến nay Philippines nhất quyết đưa sự việc ra Tòa án Luật biển của Liên Hiệp Quốc nên Bắc Kinh mới cương quyết giành chiếm chủ quyền nơi này. Và Philippines đã làm một việc rất hay, là đưa cả một phái đoàn đông đảo phóng viên quốc tế đi theo tàu tiếp liệu, nên sự kiện được ghi nhận và phổ biến rất rộng rãi. Rồi hôm qua Hoa Kỳ đã lên tiếng trách cứ Trung Quốc có hành động khiêu khích khi cho tàu tuần duyên ngăn cản việc tiếp liệu đó.
Nhưng tại sao đến khi sự việc được đưa ra tòa quốc tế thì Bắc Kinh mới tỏ thái độ quyết đoán như vậy?
Bãi Cỏ Mây cách Đá Vành Khăn 35km phía đông nam. Đá Vành Khăn cách Palawan của Philippines 230 km, nhưng khu vực này là nơi tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1995 Trung Quốc xây cất kiến trúc kiên cố ở Vành Khăn, nhất quyết giành chủ quyền nơi này mặc dù Philippines và Việt Nam phản đối. Vì vậy Trung Quốc dựa vào Vành Khăn, cũng giành chủ quyền ở bãi Cỏ Mây. Ai cũng thấy đó là hành động cướp biển trắng trợn, không cách nào có thể chứng minh bằng lịch sử và pháp lý quốc tế. Và ai cũng biết tất cả các đảo ở Trường Sa đều đã được Việt Nam xác lập chủ quyền từ thời nhà Nguyễn, có thể nói từ thời chúa Nguyễn ở miền Nam, và các quốc gia châu Á không nói gì đến chủ quyền đó cho đến thời kỳ quốc gia Việt Nam bị chia cắt thành hai miền nam bắc Việt Nam. Lúc ấy Đài Loan và Đông Nam Á mới thừa nước đục thả câu tranh nhau nhảy vào Trường Sa, khi mà Trung Quốc còn chưa dám léo hánh tới nơi đó vì hạm đội 7 Hoa Kỳ đang tung hoành khắp biển Đông.
Vì không thể tranh thắng về pháp lý trước tòa Luật biển Liên Hiệp Quốc theo Công ước LHQ, là văn kiện mà Trung Quốc có ký kết, nên Trung Quốc phải ỷ thế mạnh, giữ chặt chủ quyền bất hợp pháp đó và nhất quyết ngăn chống hoạt động duy trì chủ quyền của các nước khác.
Theo tin không chính thức của hãng thông tấn Inter Press Service thì đầu năm nay Trung Quốc đã xoa dịu Manila, đề nghị hai bên cùng rút khỏi Scarborough và Cỏ Mây, thì Trung Quốc sẽ mở rộng giao thương và đầu tư và hoãn áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Nếu điều này đúng sự thật thì nó chứng tỏ Bắc Kinh rất ngại việc bị kiện ra tòa Luật biển.
Hành động kiện Trung Quốc ra tòa Luật biển Liên Hiệp Quốc có đem lại lợi ích gì cho chủ quyền của Philippines và các nước khác ở những vùng tranh chấp với Trung Quốc không?
Các nước thành viên Công ước Luật biển đều có quyền không tham dự phiên tòa và không chấp nhận phán quyết của Tòa án Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Như vậy có nghĩa là mọi pháp nhân đều có quyền không chấp nhận cả tính cách bị can trước tòa quốc tế đó, cho nên không có gì ràng buộc họ được về mặt pháp lý.
Nếu vậy vì sao Trung Quốc phải làm ầm ĩ về việc Philippines đưa họ ra tòa quốc tế?
Không bị ràng buộc pháp lý không có nghĩa là không bị ảnh hưởng gì do động thái bị đưa ra tòa quốc tế. Ngay hành vi phản đối nguyên đơn khi bị đưa ra tòa Luật biển cũng đã khiến quốc tế trông thấy tính cách phi chính nghĩa của bị đơn trong trường hợp này. Trung Quốc cũng thấy rõ phán quyết của tòa sẽ hoàn toàn bất lợi cho họ; đến lúc đó họ sẽ phải phản đối, càng làm lộ rõ thế phi chính nghĩa.
Vì vậy họ phải làm mọi cách để chứng tỏ chủ quyền mà họ tự coi là đương nhiên ở những vùng tranh chấp ở biển Đông. Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị việc này từ khi thành lập huyện Tam Sa, chọn thủ phủ là Hoàng Sa, bao gồm tất cả biển đảo từ Hải Nam tới cuối Trường Sa, theo cái đường chín đoạn Lưỡi Bò mà họ tự ý vạch ra.
Philippines từng mời gọi Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc về chủ quyền ở Trường Sa, tại sao Việt Nam không đáp ứng, trong khi Manila có những hành động rất quyết liệt về vấn đề này?
Trước hết Việt Nam đã xác lập chủ quyền ở toàn thể quần đảo Trường Sa bao gồm đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, nghĩa là cũng mâu thuẫn cả với Philippines, nên không thể đứng cùng Philippines kiện Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam không giành chủ quyền ở Scarborough, nên không có tư cách gì đứng đơn cùng với Philippines. Ta cũng biết Việt Nam từng nói với người dân trong nước là chính quyền ở váo thế khó lòng mà đứng thẳng lên để phản đối hay chống đối quyết liệt đối với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trong phạm vi biển Đông, lý do vì sao thì tưởng không phải nhắc lại ở đây.
Có luồng dư luận cho rằng Trung Quốc đã quan sát, theo dõi vụ Liên Bang Nga chiếm Crimea, và sẽ lượng sức để thực hiện kế sách gọi là "bảo vệ người Hoa" giống như người Nga "bảo vệ người Nga", để thôn tính lãnh thổ quanh châu Á. Liệu điều đó có thể xảy ra không?
Hầu như sẽ không xảy ra với toàn thể Đông Nam Á. Theo báo The Straits Times của Singapore, trước hết Trung Quốc lo ngại Nga sẽ lấn đất ở Trung Á, khiến khu vực năng lượng đó sẽ mất ảnh hưởng do Bắc Kinh dày công tạo dựng, và sau đó sẽ đe dọa cả biên cương phía bắc Trung Quốc. Luận điểm thứ nhì nói rằng người Hoa ở rải rác khá đông trên thế giới, nhất là ở Đông Nam Á, và sau tấm gương chiếm đất ở Georgia và Crimea do Moscow thực hiện, Đông Nam Á đang hết sức cảnh giác với những kiều dân Trung Hoa đó. Một động thái đáng nghi ngờ nào của Bắc Kinh cũng sẽ đem lại bất lợi cho khối Hoa kiều hải ngoại.
Tuy nhiên trong vùng Đông Nam Á nơi đáng lo nhất là Việt Nam. Xứ sở này hiện đã có rất đông người Hoa sinh sống hợp pháp và bất hợp pháp, và có những khu vực gần như lãnh địa của Trung Quốc, nhân viên an ninh của chính quyền Việt Nam cũng khó lòng ra vào tự do, nhất là ở những khu vực trọng điểm chiến lược như Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, và trung du, thượng du miền Bắc. Một khi Trung Quốc thấy có đủ thời cơ để thực hiện kế sách như ở Crimea, chính quyền Việt Nam, trong xu thế hiện nay, khó lòng có thể phản ứng thích đáng và hữu hiệu.RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Liệu Trung Quốc có noi gương Nga?
Hôm nay, thứ tư, 2 tháng 4, 2014, hãng thông tấn AFP ghi một phóng sự vừa dí dỏm vừa cảm động, về 9 binh si thuỷ quân lục chiến Philippines trên chiếc tàu cũ trấn thủ bải Cỏ Mây, nơi bị Trung Quốc dành chủ quyền. Bài báo kể chuyện các binh sĩ này đã phải chuẩn bị lưới và thả lưới bắt cá ăn để chống đói, khi hai tàu dân sự của Manila tiếp tế cho họ bị Trung Quốc chặn và đuổi đi hồi khoảng ngày 21 tháng trước. May sao sau đó máy bay thả hàng tiếp tế, họ vui mừng thấy sẽ no bụng được vài tuần nữa. Rồi đến 29 tháng 3, tàu tuần duyên Trung Quốc cũng ngăn chặn, cắt đường hải hành của tàu hải quân Philippines, nhưng tàu Philippines đã lách qua khỏi tàu Trung Quốc, đem hàng tiếp vận và một tiểu đội thuỷ quân lục chiến ra thay quân.
Công luận thế giới có nơi đặt câu hỏi vì sao trước đây Trung Quốc không cản trở gì công tác tiếp vận của quân đội Philippines cho vị trí này, mà bây giờ lại cương quyết như vậy?
Câu chuyện cũng dễ hiểu, là vì Trung Quốc vẫn giành chủ quyền bãi Cỏ Mây từ nhiều năm nay, nhưng đến nay Philippines nhất quyết đưa sự việc ra Tòa án Luật biển của Liên Hiệp Quốc nên Bắc Kinh mới cương quyết giành chiếm chủ quyền nơi này. Và Philippines đã làm một việc rất hay, là đưa cả một phái đoàn đông đảo phóng viên quốc tế đi theo tàu tiếp liệu, nên sự kiện được ghi nhận và phổ biến rất rộng rãi. Rồi hôm qua Hoa Kỳ đã lên tiếng trách cứ Trung Quốc có hành động khiêu khích khi cho tàu tuần duyên ngăn cản việc tiếp liệu đó.
Nhưng tại sao đến khi sự việc được đưa ra tòa quốc tế thì Bắc Kinh mới tỏ thái độ quyết đoán như vậy?
Bãi Cỏ Mây cách Đá Vành Khăn 35km phía đông nam. Đá Vành Khăn cách Palawan của Philippines 230 km, nhưng khu vực này là nơi tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1995 Trung Quốc xây cất kiến trúc kiên cố ở Vành Khăn, nhất quyết giành chủ quyền nơi này mặc dù Philippines và Việt Nam phản đối. Vì vậy Trung Quốc dựa vào Vành Khăn, cũng giành chủ quyền ở bãi Cỏ Mây. Ai cũng thấy đó là hành động cướp biển trắng trợn, không cách nào có thể chứng minh bằng lịch sử và pháp lý quốc tế. Và ai cũng biết tất cả các đảo ở Trường Sa đều đã được Việt Nam xác lập chủ quyền từ thời nhà Nguyễn, có thể nói từ thời chúa Nguyễn ở miền Nam, và các quốc gia châu Á không nói gì đến chủ quyền đó cho đến thời kỳ quốc gia Việt Nam bị chia cắt thành hai miền nam bắc Việt Nam. Lúc ấy Đài Loan và Đông Nam Á mới thừa nước đục thả câu tranh nhau nhảy vào Trường Sa, khi mà Trung Quốc còn chưa dám léo hánh tới nơi đó vì hạm đội 7 Hoa Kỳ đang tung hoành khắp biển Đông.
Vì không thể tranh thắng về pháp lý trước tòa Luật biển Liên Hiệp Quốc theo Công ước LHQ, là văn kiện mà Trung Quốc có ký kết, nên Trung Quốc phải ỷ thế mạnh, giữ chặt chủ quyền bất hợp pháp đó và nhất quyết ngăn chống hoạt động duy trì chủ quyền của các nước khác.
Theo tin không chính thức của hãng thông tấn Inter Press Service thì đầu năm nay Trung Quốc đã xoa dịu Manila, đề nghị hai bên cùng rút khỏi Scarborough và Cỏ Mây, thì Trung Quốc sẽ mở rộng giao thương và đầu tư và hoãn áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Nếu điều này đúng sự thật thì nó chứng tỏ Bắc Kinh rất ngại việc bị kiện ra tòa Luật biển.
Hành động kiện Trung Quốc ra tòa Luật biển Liên Hiệp Quốc có đem lại lợi ích gì cho chủ quyền của Philippines và các nước khác ở những vùng tranh chấp với Trung Quốc không?
Các nước thành viên Công ước Luật biển đều có quyền không tham dự phiên tòa và không chấp nhận phán quyết của Tòa án Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Như vậy có nghĩa là mọi pháp nhân đều có quyền không chấp nhận cả tính cách bị can trước tòa quốc tế đó, cho nên không có gì ràng buộc họ được về mặt pháp lý.
Nếu vậy vì sao Trung Quốc phải làm ầm ĩ về việc Philippines đưa họ ra tòa quốc tế?
Không bị ràng buộc pháp lý không có nghĩa là không bị ảnh hưởng gì do động thái bị đưa ra tòa quốc tế. Ngay hành vi phản đối nguyên đơn khi bị đưa ra tòa Luật biển cũng đã khiến quốc tế trông thấy tính cách phi chính nghĩa của bị đơn trong trường hợp này. Trung Quốc cũng thấy rõ phán quyết của tòa sẽ hoàn toàn bất lợi cho họ; đến lúc đó họ sẽ phải phản đối, càng làm lộ rõ thế phi chính nghĩa.
Vì vậy họ phải làm mọi cách để chứng tỏ chủ quyền mà họ tự coi là đương nhiên ở những vùng tranh chấp ở biển Đông. Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị việc này từ khi thành lập huyện Tam Sa, chọn thủ phủ là Hoàng Sa, bao gồm tất cả biển đảo từ Hải Nam tới cuối Trường Sa, theo cái đường chín đoạn Lưỡi Bò mà họ tự ý vạch ra.
Philippines từng mời gọi Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc về chủ quyền ở Trường Sa, tại sao Việt Nam không đáp ứng, trong khi Manila có những hành động rất quyết liệt về vấn đề này?
Trước hết Việt Nam đã xác lập chủ quyền ở toàn thể quần đảo Trường Sa bao gồm đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, nghĩa là cũng mâu thuẫn cả với Philippines, nên không thể đứng cùng Philippines kiện Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam không giành chủ quyền ở Scarborough, nên không có tư cách gì đứng đơn cùng với Philippines. Ta cũng biết Việt Nam từng nói với người dân trong nước là chính quyền ở váo thế khó lòng mà đứng thẳng lên để phản đối hay chống đối quyết liệt đối với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trong phạm vi biển Đông, lý do vì sao thì tưởng không phải nhắc lại ở đây.
Có luồng dư luận cho rằng Trung Quốc đã quan sát, theo dõi vụ Liên Bang Nga chiếm Crimea, và sẽ lượng sức để thực hiện kế sách gọi là "bảo vệ người Hoa" giống như người Nga "bảo vệ người Nga", để thôn tính lãnh thổ quanh châu Á. Liệu điều đó có thể xảy ra không?
Hầu như sẽ không xảy ra với toàn thể Đông Nam Á. Theo báo The Straits Times của Singapore, trước hết Trung Quốc lo ngại Nga sẽ lấn đất ở Trung Á, khiến khu vực năng lượng đó sẽ mất ảnh hưởng do Bắc Kinh dày công tạo dựng, và sau đó sẽ đe dọa cả biên cương phía bắc Trung Quốc. Luận điểm thứ nhì nói rằng người Hoa ở rải rác khá đông trên thế giới, nhất là ở Đông Nam Á, và sau tấm gương chiếm đất ở Georgia và Crimea do Moscow thực hiện, Đông Nam Á đang hết sức cảnh giác với những kiều dân Trung Hoa đó. Một động thái đáng nghi ngờ nào của Bắc Kinh cũng sẽ đem lại bất lợi cho khối Hoa kiều hải ngoại.
Tuy nhiên trong vùng Đông Nam Á nơi đáng lo nhất là Việt Nam. Xứ sở này hiện đã có rất đông người Hoa sinh sống hợp pháp và bất hợp pháp, và có những khu vực gần như lãnh địa của Trung Quốc, nhân viên an ninh của chính quyền Việt Nam cũng khó lòng ra vào tự do, nhất là ở những khu vực trọng điểm chiến lược như Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, và trung du, thượng du miền Bắc. Một khi Trung Quốc thấy có đủ thời cơ để thực hiện kế sách như ở Crimea, chính quyền Việt Nam, trong xu thế hiện nay, khó lòng có thể phản ứng thích đáng và hữu hiệu.RFA