Thân Hữu Tiếp Tay...

Liệu Việt Nam Có Dám Kiện Trung Quốc Về Vụ Tranh Chấp Ở Biển Đông? - Huy Vũ

)HNPD) Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, Phái Đoàn Thường Trực Việt Nam(PĐTT/VN) tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi Công Hàm mang số 22/HC-2020 đến ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (TTK/LHQ) để phản bác ....


Liệu Việt Nam Có Dám Kiện Trung Quốc
Về Vụ Tranh Chấp Ở Biển Đông?
Huy Vũ (HNPD)

Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, Phái Đoàn Thường Trực Việt Nam
(PĐTT/VN) tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi Công Hàm mang số 22/HC-2020
đến ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (TTK/LHQ) để phản bác các yêu sách của
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa
(Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam, với lý do là những yêu sách này đã
vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam tại biển Đông. Trong công hàm này, PĐTT/VN tại LHQ đã nhấn mạnh rằng,
Việt Nam có đầy đủ chứng cớ lịch sử và cơ sở pháp lý phù hợp với luật pháp quốc
tế để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vào ngày 17/04/2020, Phái Đoàn Thường Trực Trung Hoa
(PĐTT/TH) tại LHQ đã gửi công hàm mang số CML/42/2020 tới ông TTK/LHQ,
trong công hàm này PĐTT/TH đã dùng bức Công Hàm Ngoại Giao (CHNG) ký
ngày 14/09/1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng (TT/PVĐ) nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) gửi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai (TT/CAL) nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) để bác bỏ hoàn toàn chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của CHXHCNVN trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong công hàm này PĐTT/TH cũng buộc tội CHXHCNVN đã vi phạm Hiến
Chương LHQ đem quân xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và rạn
san hô của TQ ở Nansha (Trường Sa), đồng thời TQ còn đòi hỏi VN phải rút toàn
bộ thủy thủ đoàn và các cơ sở ra khỏi các đảo và rạn san hô mà VN đã chiếm bất
hợp pháp của TQ.

Chắc bạn đọc còn nhớ vào năm 2014 khi CHXCNVN cực lực phản
đối CHNDTH cho dàn khoan dầu Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 vào thềm lục
địa của VN để thăm dò dầu khí, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ)
cũng đã dùng công hàm này như là một chiếc tủ đứng kê vào miệng nhà cầm
quyền CSVN. Theo thiển ý của kẻ viết bài này thì công hàm của TT/PVĐ ký ngày
14/09/1958 là một khúc xương gà mắc trong cổ họng nhà cầm quyền CHXHCVN
khiến cho họ nhả ra cũng không được, nuốt vào cũng không xong, nên đành phải
ngậm miệng ú a ú ớ cho qua chuyện mà không dám kiện TQ trước bất cứ một tòa
án quốc tế nào cả.

2

Để độc giả dễ bề tham khảo, xin được đính kèm theo đây một bản

copy của công hàm này
zz1

Trong CH này TT/PVĐ đã tuyên bố rằng:
“Chính phủ Việt-nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản
tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa về quyết định về hải phận của Trung–quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy
và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận
12 hải lý của Trung-quốc, trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung
hoa trên mặt bể.”

Sở dĩ CHNG này được ký và gửi cho CHNDTH vào ngày 14/09/1958
là vì 10 ngày trước đó, TT/PVĐ có nhận được bản tuyên bố về lãnh hải của Trung
Quốc; dưới đây là một copy bản tuyên bố này:
zz222

3

Kẻ viết bài này xin được lược dịch ra tiếng Việt bản tuyên bố về lãnh

hải của TQ trên đây:

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
1. Chiều rộng lãnh hải của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải
lý. Điều này được áp dụng cho tất cả lãnh thổ của CHND/TH bao gồm đất liền và
các đảo ngoài khơi như: Đài Loan và các đảo thuộc đảo này, quẩn đảo Bành Hồ,
quẩn đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo
Nam Sa (Trường Sa) và tất các quần đảo khác thuộc TQ tách biệt bởi biển cả.
2. Đường ranh gồm những đoạn thẳng nối với những điểm cơ bản
trên nội địa và đường biên ngoài cùng của các đảo được dùng làm đường căn bản
để tính lãnh hải của TQ. Vùng nước tử đường căn bản này trải rộng ra phía ngoài
12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể
cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo
bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã
Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Đại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm,
đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

3. Tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm
nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời trên hải phận này, nếu không có sự cho
phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bất cứ tàu bè nước ngoài
nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ các luật lệ liên quan
của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4. Điều 2 và 3 kể trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận
của đảo này, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng
Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các đảo khác thuộc
Trung Hoa.

Khu vực Đài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa
Kỳ tạm chiếm. Đây là hành động phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ
đợi được thu hồi. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp

4

thích ứng vào thời gian thích hợp để lấy lại các phần đất này. Đây là việc nội bộ
của TQ, không cho phép nước ngoài can thiệp."

Sự ra đời vào đầu tháng 9/1958 của bản tuyên bố về lãnh hải của
CHNDTH được cho là bắt nguồn từ một biến cố vào tháng 8 cùng năm tại eo biển
Đài Loan, biến cố này còn được gọi là Khủng Hoảng Eo Biển Đài Loan 1958. Sở
dĩ cuộc khủng hoảng này đã xẩy ra là vì sau khi phải bỏ lục địa rộng lớn cho Mao
Trạch Đông để rút chạy ra Đài Loan, quân đội của cụ Tưởng Giới Thạch hay
Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) vẫn tiếp tục chiếm giữ và kiểm soát hai quần đảo
Kim Môn và Mã Tổ. Hai quần đảo này tuy cách Đài Loan khoảng hơn 100 hải lý
song chỉ cách đất liền của CHNDTH vài chục hải lý, nên tầu bè của Hải Quân Hoa
Kỳ thường xuyên đến thăm viếng hai quần đảo nảy, khiến Trung Quốc lo sợ rằng
Mỹ có thể dùng Kim Môn và Mã Tổ làm bàn đạp để tấn công vào nội địa của
Trung Quốc, nên Giải Phóng Quân TQ vẫn ấp ủ việc đánh chiếm lại hai quần đảo
này từ lâu nhưng chưa tiện thực hiện. Vào hồi 5 giờ chiều ngày 23/08/1958 Giải
Phóng Quân TQ đã thử thời vận bằng cách nã khoảng 4.500 quả pháo vào Kim
Môn; tất nhiên quân đội của THDQ tại đây đã phản pháo tương xứng khiến số tử
vong mỗi bên lên tới trên dưới 500 người, song vì quân đội của THDQ tại hai đảo
này được hải quân Hoa Kỳ tiếp viện đầy đủ, khiến cho CHNDTH đành phải tạm
hoãn việc giải phóng hai quần đảo này.

Khi nhận được bản tuyên bố về lãnh hải này của CHNDTH,
VNDCCH có rất nhiều lý do để không thể không ghi nhận và tán thành bản tuyên
bố này:

-VN và TQ là hai quốc gia lân bang, núi liền núi, sông liền sông biển

liền biển.

-Trong thế giới cộng sản, VN và TQ vừa là đồng chí vừa là anh em.
-Trong kháng chiến chống Pháp TQ đã tận tình giúp đảng CSVN đánh
bại thực dân Pháp và chiếm được nửa nước từ Ải Nam Quan đến Sông Bến Hải.
-Hiện tại (1958) VN vẫn tiếp tục nhận được viện trợ của TQ để đánh
VNCH, hầu chiếm nốt nửa nước còn lại và hoàn tất cuộc cách mạng dân tộc.
Trên đây là những lý do cốt lõi để TT/PVĐ ký và gởi công hàm ngày

14/09/1958 cho TT/CAL của CHNDTH.

5

Vào thời gian ký và gởi cho CHNDTH, công hàm này không được coi
là một văn kiện quan trọng nên chỉ được phổ biến hạn chế trong một số cơ quan
của của chính quyền ở trung ương, vì thế mà đại đa số nhân dân trong nước không
hề biết đến công hàm này. Cho đến năm 2014 khi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghỉa
Việt Nam (CHXHCNVN) tức VNDCCH cũ cực lực phản đối dàn khoan Hải
Dương 981 của TQ đã xâm nhập vào thềm lục địa của VN. Vào dịp này, giới
truyền thông của CHNDTH bèn công bố bức công hàm của TT/PVĐ để minh
chứng rằng, VNDCH trước đây hay CHXHCNVN hiện nay đã công nhận vùng
biển, nơi mà dàn khoan Hải Dương 981 đang “đóng chốt” thuộc lãnh hải của TQ,
đồng thời cũng để bịt miệng nhà cầm quyền CHXHCNVN.

Ngoài việc viện dẫn CHNG của TT/PVĐ nói trên, giới truyền thông
TQ còn viện dẫn nhiều bằng chứng khác nữa để chứng minh rằng VNDCH hay
CHXHCNVN đã công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc CHNDTH.
Dưới đây là một số dẫn chứng điển hình:

-Trong buổi họp vào ngày 15/06/1956, với vị đại sứ tạm thời Lý Chí
Dân (Li Zhimin) tại tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, thứ trưởng ngoại giao của
VNDCCH, ông Ung Văn Khiêm tuyên bố: “Căn cứ vào tài liệu và dữ liệu lịch sử
thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) thuộc Trung
Hoa.”

-Cũng trong cuộc họp này, Tổng Cục Trưởng cục Á Châu Sự Vụ của
Bộ Ngoại Giao VNDCCH, ông Lê Lộc, còn thêm rằng: “Về phương diện lịch sử
quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) đã thuộc về Trung
Hoa từ triều đại Nhà Tống.”

-Trong trang đầu của báo Nhân Dân ngày 04/09/1958 đã đăng toàn
văn bản tuyên bố về lãnh hải của CHNDTH bao gồm cả Xisha (Hoàng Sa) và
Nansha (Trường Sa) và tờ báo này cũng đã không đưa ra bất kỳ lời phản đối nào
cả.

-Vào ngày 9/05/1965, khi đưa ra lời tuyên bố phản đối chính phủ Hoa
kỳ trong việc qui định vùng chiến sự của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở Việt
Nam, chính phủ VNDCCH cũng đã tuyên bố rằng: “Hành động của Tổng Thống
Hoa Kỳ Johnson trong việc quy định toàn bộ Việt Nam và vùng ven biển 100 hải lý
và phần lãnh hải của quần đảo Xisha (Hoàng Sa) của CHNDTH là vùng tham
chiến của quân đội Hoa Kỳ, là một đe dọa đối với sự an ninh của nước VNDCCH
cũng như những quốc gia lân bang của Việt Nam.

6

- Trong bản đồ Thế Giới do Cục Bản Đồ của VNDCCH ấn hành vào
tháng 5/1972 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được viết tên Trung Quốc là
“Xisha” và “Nansha”.
zz33

- Trong sách giáo khoa về môn Địa Lý lớp 9 Trung Học Phổ Thông
do Nhà Xuất Bản Giáo Dục ấn hành, khi nói về quần đảo Nansha của Trung Quốc
tác giả viết: “Vòng cung tủ quần đảo Nansha (Trường Sa), đảo Hải Nam, Đài
Loan, quần đảo Bành Hồ, Châu Sơn… những đảo này đã cấu tạo thành bức Trường
Thành để bảo vệ lục địa Trung Hoa”. Khi dùng từ Nansha thay thế cho từ Trường
Sa nhà cầm quyền của VNDCCH có hàm ý xác nhận là quần đảo Trường Sa thuộc
Trung Quốc.
zz44

- Vào ngày 19/01/1974 khi hải quân Trung Quốc đánh bại hải quân
VNCH và chiếm Hoàng Sa thì các “đồng chí” trung ương đảng CSVN và chính
phủ VNDCCH cũng như dân chúng thủ đô Hà Nội đã đổ xô ra đường phố để hoan
hô chiến thắng của hải quân TQ.

7

Theo truyền thông TQ thì những trích dẫn trên đây là những bằng
chứng không thể chối cãi rằng CHXHCNVN đã công nhận quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là của CHNDTH.

Vào dịp này các vị trong Bộ Chính Trị của đảng CSVN mới “ngã
ngửa” ra rằng người láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “bốn tốt” và “16
chữ vàng” của VN đã lợi dụng thiện chí của VNDCCH trong việc “ghi nhận và
tán thành” hải phận 12 hải lý trong bản tuyên bố ngày 04/09/1958 của TQ để
cướp trắng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời cũng vào dịp này nhân
dân trong nước mới được biết đã có một CHNG như thế, nên đã bàn tán xôn xao về
bức CH này và lên án CH này là “văn tự” bán nước.

Để xoa dịu dư luận trong nước đồng thời cũng để đỡ mất mặt bầu-cua-
cá-cọp của đảng CSVN và chính phủ VNDCCH vào thời gian ấy, đảng CSVN đã
chi thị cho các nhà báo và các lý thuyết gia của đảng phải tìm mọi cách biện giải
và bênh vực công hàm này. Dưới đây là một số luận cứ lý giải đã được đưa ra:
-Công hàm của TT/PVĐ không có hiệu lực pháp lý vì một CHNG chỉ
có hiệu lực pháp lý khi được phê chuẩn bởi Quốc Hội, CHNG ký ngày 14/09/1958
của TT/PVĐ chưa được QH Việt Nam phê chuẩn nên không có hiệu lực.

-Công hàm ký ngày 14/09/1958 của TT/PVĐ tự bản thân nó không có
hiệu lực, vì theo Hiệp Định Geneve 1954 chia đôi nước VN. Vùng đất và biển dưới
vĩ tuyến 17 do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) quản lý hành chánh và vùng đất và
vùng biển trên vĩ tuyến 17 mới do VNDCCH quản lý hành chánh. Quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa hoàn toàn nằm dưới vĩ tuyến 17 nên VNDCCH không có quyền
quản lý hành chánh trên hai quần đảo này, nên không có quyền thừa nhận hai quần
đảo nay thuộc CHNDTH.

-Khi ký và gởi CH ngày 14 tháng Tư, chính phủ VNDCCH không hề
có ý định là thừa nhận HS và TS nằm trong hải phận TQ mà chỉ có ý định để cho
TQ giúp ta chiếm hai quần đảo này của VNCH. Khi hòa bình được vãn hồi, với
tinh thần quốc tế cộng sản, TQ sẽ trao trả lại cho VNDCCH, tương tự như là
CHNDTH đã đánh chiếm đảo Bạch Long Vỹ trong vịnh Bắc Việt vào năm 1949
từ tay Trung Hoa Dân Quốc, rồi sau đó đã trao trả đảo này cho VNDCCH vào năm
1950.

Theo thiển ý của kẻ viết bài này thì những luận cứ mà các nhà báo và
các lý thuyết gia của đảng CSVN nêu ra trên đây chỉ là để bào chữa cho những
hành động không lấy gì làm khôn ngoan hay nhìn xa trông rộng của TT/PVĐ nói
riêng cũng như của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam nói

8

chung trong lãnh vực bang giao quốc tế, đồng thời cũng để xoa dịu dư luận trong
nước về việc lên án công hàm của TT/PVĐ là văn tự bán nước.

Kề từ vụ CHXHCNVN phản đối CHNDTH cho dàn khoan Hải
Dương 981 xân phạm vào vủng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN vào
ngày 01/05/2014 đến nay thì công hàm số 22/HC-2020 đề ngày 30/03/2020 của
PĐTT/VN tại LHQ được coi là hành động phản đối chính thức bằng một văn thư
của VN trước LHQ; còn trước đó người ta chỉ thấy phát ngôn viên của
CHXHCNVN phản đối CHNDTH bằng miệng trong các cuộc họp báo tại bộ
Ngoại Giao mà thôi. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều người tiên đoán rằng công hàm số
22/HC-2020 là một hành động báo hiệu cho việc CHXHCNVN kiện CHNDTH
trước một tòa án quốc tế nào đó về vụ tranh chấp quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và
Trường Sa (Nansha) vào những ngày sắp tới.

Theo thiển ý của kẻ viết bài này, nếu CHXHCNVN kiện CHNDTH về
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước một Tòa Án Quốc Tế (TAQT)
nào đó, thì không phải là chắc thắng như một số người đã tiên đoán mà là “năm ăn
năm thua” . Trước khi quyết định vác đơn đi kiện nhà cầm quyền VN cần phải suy
nghĩ kỹ vể một vài điều then chốt là: Kiện ai? Kiện cái gì? Kiện tại tòa nào?

-Câu hỏi kiện ai, có lẽ rất dễ trả lơi là kiện CHNDTH.
-Còn câu hỏi kiện tại tòa nào, lại là việc rất khó trả lời, vì phần lớn
phán quyết của các TAQT thường không có hiệu lực cưỡng hành, nên các tòa án
này không muốn phán quyết của họ trở thành vô nghĩa, nên điều kiện tiên quyết
mà các tòa này đòi hỏi là các bên liên quan phải đồng thuận yêu cầu họ xét xử,
đồng thời cũng phải cam kết tôn trọng phán quyết mà họ đưa ra, nghĩa là hai bên
tranh chấp phải chấp nhận và thi hành phán quyết của của họ; với điều kiện tiên
quyết như thế, VN rất khó đạt được sự đồng thuận của TQ. Vì thế VN có thể chọn
một tòa nào đó tương tự như tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court Of
Arbitration) như Philippines đã chọn vào năm 2013, vì tòa này không đòi hỏi sự
đồng thuận giữa các bên liên quan trước khi xét xử, nhưng dĩ nhiên phán quyết của
tòa này không có hiệu lực cưỡng hành.

-Riêng về câu hỏi kiện cái gì, người ta nghĩ rằng VN có thể kiện TQ:
Một là kiện đường ranh chín đoạn có hình lưỡi bò về hải phận của TQ, bao gồm
quần đảo HS và TS của VN là bất hợp pháp; hai là việc TQ cưỡng chiếm hai quần
đảo HS và TS của VN là phi pháp.

9

Trong trường hợp VN kiện TQ về đường ranh chín đoạn có hình lưỡi
bò về hải phận của TQ là bất hợp pháp tại tòa Trọng Tài Thường Trực, như
Philippines đã kiện TQ vào năm 2013 thì VN nắm phần chắc thắng. Song có nhiều
người cho rằng điều này là không cần thiết, vì trong vụ Philippine kiện TQ thì phán
quyết tòa này công bố vào ngày 12/07/2016 đã tuyên bố rất rõ ràng rằng: “Không
có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử đối với
các tài nguyên trong các vùng biển nằm trong đường chín đoạn”; nói khác đi là
tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đã chính thức xác nhận đường ranh chín đoạn
có hình lưỡi bò của TQ là bất hợp pháp.

Trong trường hợp VN kiện về việc TQ cưỡng chiếm phi pháp HS và
TS của VN tại một tòa án quốc tế nào đó, dù là TQ có hay không đồng thuận tham
dự, thì nhiều người tin rằng VN sẽ thắng kiện; song lại có không ít người khác lại
tin rằng VN rất có thể bị thất kiện. Theo số không ít người này thì nếu toà án quốc
tế nào đó dựa vào nguyên tắc ESTOPPEL để xét xử thì CHXHCNVN rất có thể bị
thất kiện.

Nguyên tắc Estoppel, còn được gọi là nguyên tắc “không phủ nhận”,
đây là một quy tắc về bằng chứng thường được dùng trong các vụ kiện quốc tế.
Theo quy tắc này thì một cá nhân không được phép phủ nhận về một lời nói hay
một hành động do chính người này thực hiện và đã làm cho một người khác có liên
quan đến lời nói hay hành động này hiểu lầm mà làm một việc nào đó, thì cá nhân
này phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Tòa Án Công Lý Quốc Tế
(International Court of Justice) đã dùng nguyên tắc này để xét xử vụ tranh chấp
giữa Thái Lan va Cambodia về ngôi đền Preah Vihear nằn biên giới giữa hai
nước; cuối cùng tòa này đã tuyên phán Cambodia đã thắng kiện.

Để hiểu rõ nguyên tắc estoppels này, xin mời đọc giả thưởng thức câu

chuyên giả sử dưới đây:

B và N là hai anh em ruột, được cha mẹ chia cho mỗi người một khu
ruộng đất rộng lớn kế cận bên nhau và có đường phân ranh khá rõ ràng. T là một
kẻ tham lam và là hàng xóm chí thân của B. Vì thấy N có hai thửa ruộng có tên là
HS và TS rất mầu mỡ, ở cánh đồng sau làng, nên T có ý muốn chiếm đoạt hai thửa
ruộng này. Vào một ngày đẹp Trời, T bèn viết một tờ “bố cáo” thông báo cho làng
trên xóm dưới biết hai thửa ruộng HS và TS là của T. Khi thấy tờ “bố cáo” của T,
N cực lực phản đối T . Đáng lẽ B phải lên tiếng phản đối T về hành động phi pháp
này vì dù sao đi nữa B và N là anh em ruột thịt và giả dụ vào một ngày không lấy
gì làm đẹp Trời, N chẳng may qua đời thì B đương nhiên có quyền thừa kế hai thửa
ruộng HS và TS chứ còn ai vào đây nữa. Song rất tiếc vào thời gian này có lẽ vì B

10

vốn là kẻ bất nhân, bất nghĩa nên đã không làm như thế, trái lại còn viết thêm môt
tờ “bố cáo” dán chung với tờ bố cáo của T, trong tờ bố cáo B dõng dạc tuyên bố
rằng hoàn toàn tán thành nội dung tờ bố cáo của T, nói khác đi là B có hàm ý công
nhận hai thửa ruộng HS và TS là của T.

Chẳng bao lâu sau, N bị một người bạn phản bội giết chết, nên B với
tư cách anh em ruột của N được thửa hưởng toàn bộ tài sản của N. Sau một thời
gian tin tưởng là tất cả tài của N là của mình, bỗng vào một ngày trời quang mây
tạnh, B thầy T điều động máy cày máy xới rầm rộ tới hai thửa ruộng HS và TS để
cày, xới và trồng tỉa, B bèn liên tiếng phản đối và bảo T đó là đất của tao mà, sao
mày lại mang máy móc ra đây để cày xới. T liền chỉa tờ bố cáo của B trước đây ra
để nói với B rằng mày đã công nhận HS và TS là của tao, rồi hai bên lời qua tiếng
lại cuối cùng B và T cùng đồng ý đưa nội vụ ra trước TAND phân xử. Dưới đây là
biên bản tóm lược phiên xử của TAND:

-Trước Tòa B đã trưng khá đầy đủ bằng chứng rất phù hợp với luật

pháp hiện hành để chứng minh B là sở hữu chủ của HS và TS.

-Trước Tòa T không phải đối về những luận cứ mà B nêu ra trước tòa,
nhưng lại trưng ra tờ bố cáo của B và bảo rằng trong tờ bố cáo này, B đã tán thành
và chấp nhận nội dung trong tờ bố cáo của T để nói rằng đây là văn tự mà B đã bán
HS và TS cho T trước đây.

-B phản bác rằng trong bố cáo của B không hề có bất kỳ một từ nào

nói rằng B đã bán cho T hai thửa ruộng HS và TS.

-T phản biện trước tòa rằng tuy trong tờ bố cáo của B không hề có chữ
nào đề cập đến việc B bán chác HS và TS cho T cả song nội dung của tờ bố cáo
này đã làm cho T hiểu rằng B đã công nhận T có chủ quyền trên hai thửa ruộng HS
và TS.

Sau một thời gian dài để cho T và B tranh luận về quyền sở hữu của
hai thửa ruộng HS và TS, cuối cùng TAND đã dựa vào nguyên tắc Estoppel để
tuyên phán rằng: Trong tờ bố cáo của B, B đã ghi nhận và tán thành nội dung tờ
bố cáo của T, điều này đã hội đủ yếu tố làm cho T tin rằng mình là sở hữu chủ của
HS và TS để ngăn chặn việc B đòi quyền sở hữu HS và TS.

Vụ kiện được giả sử trên đây cho ta thấy rằng, nếu CHXHCNVN và
CHNDTH đồng thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước một tòa án quốc tế
nào đó, thì kết quả cũng sẽ tương tự như thế. Giả sử trên đây cũng khiến cho người

11

ta tin rằng CHXHCNVN sẽ không bao giờ dám kiện CHNDTH về chủ quyền hai
quần đảo HS và TS trước bất cứ một tòa án quốc tế nào.

Để hóa giải công hàm ngày 14/09/1958 của TT/PVĐ, Nhà nước

CHXHCNVN hay đảng CSVN chỉ còn hai cách hay hai đường binh:

Một là phục hồi VNCH, vì chỉ có VNCH mới có đủ tư cách để vứt
công hàm của TT/PVĐ vào sọt rác lịch sử và để kiện đòi chủ quyền hai quần đảo
HS và TS trước một tòa án quốc tế mà TQ không thể dùng công hàm này để minh
chứng rằng CHXHCNVN đã bán hai quần đảo này cho TQ.

Hai là CHXHCNVN cứ tiếp tục ngậm bồ hòn mà làm ngọt và coi CH
của TT/PVĐ như là một cục xương gà mắc trong cuống họng không có cách nảo
có thể gỡ bỏ được, rồi cho phát ngôn viên chính phủ cứ tiếp tục đánh võ mồn trên
diễn đàn quốc tế để chờ ngày giao trọn vẹn đất nước này cho Trung Quốc, thế là
xong.

Huy Vũ (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Liệu Việt Nam Có Dám Kiện Trung Quốc Về Vụ Tranh Chấp Ở Biển Đông? - Huy Vũ

)HNPD) Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, Phái Đoàn Thường Trực Việt Nam(PĐTT/VN) tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi Công Hàm mang số 22/HC-2020 đến ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (TTK/LHQ) để phản bác ....


Liệu Việt Nam Có Dám Kiện Trung Quốc
Về Vụ Tranh Chấp Ở Biển Đông?
Huy Vũ (HNPD)

Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, Phái Đoàn Thường Trực Việt Nam
(PĐTT/VN) tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi Công Hàm mang số 22/HC-2020
đến ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (TTK/LHQ) để phản bác các yêu sách của
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa
(Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam, với lý do là những yêu sách này đã
vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam tại biển Đông. Trong công hàm này, PĐTT/VN tại LHQ đã nhấn mạnh rằng,
Việt Nam có đầy đủ chứng cớ lịch sử và cơ sở pháp lý phù hợp với luật pháp quốc
tế để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vào ngày 17/04/2020, Phái Đoàn Thường Trực Trung Hoa
(PĐTT/TH) tại LHQ đã gửi công hàm mang số CML/42/2020 tới ông TTK/LHQ,
trong công hàm này PĐTT/TH đã dùng bức Công Hàm Ngoại Giao (CHNG) ký
ngày 14/09/1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng (TT/PVĐ) nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) gửi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai (TT/CAL) nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) để bác bỏ hoàn toàn chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của CHXHCNVN trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong công hàm này PĐTT/TH cũng buộc tội CHXHCNVN đã vi phạm Hiến
Chương LHQ đem quân xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và rạn
san hô của TQ ở Nansha (Trường Sa), đồng thời TQ còn đòi hỏi VN phải rút toàn
bộ thủy thủ đoàn và các cơ sở ra khỏi các đảo và rạn san hô mà VN đã chiếm bất
hợp pháp của TQ.

Chắc bạn đọc còn nhớ vào năm 2014 khi CHXCNVN cực lực phản
đối CHNDTH cho dàn khoan dầu Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 vào thềm lục
địa của VN để thăm dò dầu khí, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ)
cũng đã dùng công hàm này như là một chiếc tủ đứng kê vào miệng nhà cầm
quyền CSVN. Theo thiển ý của kẻ viết bài này thì công hàm của TT/PVĐ ký ngày
14/09/1958 là một khúc xương gà mắc trong cổ họng nhà cầm quyền CHXHCVN
khiến cho họ nhả ra cũng không được, nuốt vào cũng không xong, nên đành phải
ngậm miệng ú a ú ớ cho qua chuyện mà không dám kiện TQ trước bất cứ một tòa
án quốc tế nào cả.

2

Để độc giả dễ bề tham khảo, xin được đính kèm theo đây một bản

copy của công hàm này
zz1

Trong CH này TT/PVĐ đã tuyên bố rằng:
“Chính phủ Việt-nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản
tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa về quyết định về hải phận của Trung–quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy
và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận
12 hải lý của Trung-quốc, trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung
hoa trên mặt bể.”

Sở dĩ CHNG này được ký và gửi cho CHNDTH vào ngày 14/09/1958
là vì 10 ngày trước đó, TT/PVĐ có nhận được bản tuyên bố về lãnh hải của Trung
Quốc; dưới đây là một copy bản tuyên bố này:
zz222

3

Kẻ viết bài này xin được lược dịch ra tiếng Việt bản tuyên bố về lãnh

hải của TQ trên đây:

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
1. Chiều rộng lãnh hải của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải
lý. Điều này được áp dụng cho tất cả lãnh thổ của CHND/TH bao gồm đất liền và
các đảo ngoài khơi như: Đài Loan và các đảo thuộc đảo này, quẩn đảo Bành Hồ,
quẩn đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo
Nam Sa (Trường Sa) và tất các quần đảo khác thuộc TQ tách biệt bởi biển cả.
2. Đường ranh gồm những đoạn thẳng nối với những điểm cơ bản
trên nội địa và đường biên ngoài cùng của các đảo được dùng làm đường căn bản
để tính lãnh hải của TQ. Vùng nước tử đường căn bản này trải rộng ra phía ngoài
12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể
cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo
bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã
Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Đại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm,
đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

3. Tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm
nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời trên hải phận này, nếu không có sự cho
phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bất cứ tàu bè nước ngoài
nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ các luật lệ liên quan
của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4. Điều 2 và 3 kể trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận
của đảo này, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng
Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các đảo khác thuộc
Trung Hoa.

Khu vực Đài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa
Kỳ tạm chiếm. Đây là hành động phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ
đợi được thu hồi. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp

4

thích ứng vào thời gian thích hợp để lấy lại các phần đất này. Đây là việc nội bộ
của TQ, không cho phép nước ngoài can thiệp."

Sự ra đời vào đầu tháng 9/1958 của bản tuyên bố về lãnh hải của
CHNDTH được cho là bắt nguồn từ một biến cố vào tháng 8 cùng năm tại eo biển
Đài Loan, biến cố này còn được gọi là Khủng Hoảng Eo Biển Đài Loan 1958. Sở
dĩ cuộc khủng hoảng này đã xẩy ra là vì sau khi phải bỏ lục địa rộng lớn cho Mao
Trạch Đông để rút chạy ra Đài Loan, quân đội của cụ Tưởng Giới Thạch hay
Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) vẫn tiếp tục chiếm giữ và kiểm soát hai quần đảo
Kim Môn và Mã Tổ. Hai quần đảo này tuy cách Đài Loan khoảng hơn 100 hải lý
song chỉ cách đất liền của CHNDTH vài chục hải lý, nên tầu bè của Hải Quân Hoa
Kỳ thường xuyên đến thăm viếng hai quần đảo nảy, khiến Trung Quốc lo sợ rằng
Mỹ có thể dùng Kim Môn và Mã Tổ làm bàn đạp để tấn công vào nội địa của
Trung Quốc, nên Giải Phóng Quân TQ vẫn ấp ủ việc đánh chiếm lại hai quần đảo
này từ lâu nhưng chưa tiện thực hiện. Vào hồi 5 giờ chiều ngày 23/08/1958 Giải
Phóng Quân TQ đã thử thời vận bằng cách nã khoảng 4.500 quả pháo vào Kim
Môn; tất nhiên quân đội của THDQ tại đây đã phản pháo tương xứng khiến số tử
vong mỗi bên lên tới trên dưới 500 người, song vì quân đội của THDQ tại hai đảo
này được hải quân Hoa Kỳ tiếp viện đầy đủ, khiến cho CHNDTH đành phải tạm
hoãn việc giải phóng hai quần đảo này.

Khi nhận được bản tuyên bố về lãnh hải này của CHNDTH,
VNDCCH có rất nhiều lý do để không thể không ghi nhận và tán thành bản tuyên
bố này:

-VN và TQ là hai quốc gia lân bang, núi liền núi, sông liền sông biển

liền biển.

-Trong thế giới cộng sản, VN và TQ vừa là đồng chí vừa là anh em.
-Trong kháng chiến chống Pháp TQ đã tận tình giúp đảng CSVN đánh
bại thực dân Pháp và chiếm được nửa nước từ Ải Nam Quan đến Sông Bến Hải.
-Hiện tại (1958) VN vẫn tiếp tục nhận được viện trợ của TQ để đánh
VNCH, hầu chiếm nốt nửa nước còn lại và hoàn tất cuộc cách mạng dân tộc.
Trên đây là những lý do cốt lõi để TT/PVĐ ký và gởi công hàm ngày

14/09/1958 cho TT/CAL của CHNDTH.

5

Vào thời gian ký và gởi cho CHNDTH, công hàm này không được coi
là một văn kiện quan trọng nên chỉ được phổ biến hạn chế trong một số cơ quan
của của chính quyền ở trung ương, vì thế mà đại đa số nhân dân trong nước không
hề biết đến công hàm này. Cho đến năm 2014 khi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghỉa
Việt Nam (CHXHCNVN) tức VNDCCH cũ cực lực phản đối dàn khoan Hải
Dương 981 của TQ đã xâm nhập vào thềm lục địa của VN. Vào dịp này, giới
truyền thông của CHNDTH bèn công bố bức công hàm của TT/PVĐ để minh
chứng rằng, VNDCH trước đây hay CHXHCNVN hiện nay đã công nhận vùng
biển, nơi mà dàn khoan Hải Dương 981 đang “đóng chốt” thuộc lãnh hải của TQ,
đồng thời cũng để bịt miệng nhà cầm quyền CHXHCNVN.

Ngoài việc viện dẫn CHNG của TT/PVĐ nói trên, giới truyền thông
TQ còn viện dẫn nhiều bằng chứng khác nữa để chứng minh rằng VNDCH hay
CHXHCNVN đã công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc CHNDTH.
Dưới đây là một số dẫn chứng điển hình:

-Trong buổi họp vào ngày 15/06/1956, với vị đại sứ tạm thời Lý Chí
Dân (Li Zhimin) tại tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, thứ trưởng ngoại giao của
VNDCCH, ông Ung Văn Khiêm tuyên bố: “Căn cứ vào tài liệu và dữ liệu lịch sử
thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) thuộc Trung
Hoa.”

-Cũng trong cuộc họp này, Tổng Cục Trưởng cục Á Châu Sự Vụ của
Bộ Ngoại Giao VNDCCH, ông Lê Lộc, còn thêm rằng: “Về phương diện lịch sử
quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) đã thuộc về Trung
Hoa từ triều đại Nhà Tống.”

-Trong trang đầu của báo Nhân Dân ngày 04/09/1958 đã đăng toàn
văn bản tuyên bố về lãnh hải của CHNDTH bao gồm cả Xisha (Hoàng Sa) và
Nansha (Trường Sa) và tờ báo này cũng đã không đưa ra bất kỳ lời phản đối nào
cả.

-Vào ngày 9/05/1965, khi đưa ra lời tuyên bố phản đối chính phủ Hoa
kỳ trong việc qui định vùng chiến sự của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở Việt
Nam, chính phủ VNDCCH cũng đã tuyên bố rằng: “Hành động của Tổng Thống
Hoa Kỳ Johnson trong việc quy định toàn bộ Việt Nam và vùng ven biển 100 hải lý
và phần lãnh hải của quần đảo Xisha (Hoàng Sa) của CHNDTH là vùng tham
chiến của quân đội Hoa Kỳ, là một đe dọa đối với sự an ninh của nước VNDCCH
cũng như những quốc gia lân bang của Việt Nam.

6

- Trong bản đồ Thế Giới do Cục Bản Đồ của VNDCCH ấn hành vào
tháng 5/1972 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được viết tên Trung Quốc là
“Xisha” và “Nansha”.
zz33

- Trong sách giáo khoa về môn Địa Lý lớp 9 Trung Học Phổ Thông
do Nhà Xuất Bản Giáo Dục ấn hành, khi nói về quần đảo Nansha của Trung Quốc
tác giả viết: “Vòng cung tủ quần đảo Nansha (Trường Sa), đảo Hải Nam, Đài
Loan, quần đảo Bành Hồ, Châu Sơn… những đảo này đã cấu tạo thành bức Trường
Thành để bảo vệ lục địa Trung Hoa”. Khi dùng từ Nansha thay thế cho từ Trường
Sa nhà cầm quyền của VNDCCH có hàm ý xác nhận là quần đảo Trường Sa thuộc
Trung Quốc.
zz44

- Vào ngày 19/01/1974 khi hải quân Trung Quốc đánh bại hải quân
VNCH và chiếm Hoàng Sa thì các “đồng chí” trung ương đảng CSVN và chính
phủ VNDCCH cũng như dân chúng thủ đô Hà Nội đã đổ xô ra đường phố để hoan
hô chiến thắng của hải quân TQ.

7

Theo truyền thông TQ thì những trích dẫn trên đây là những bằng
chứng không thể chối cãi rằng CHXHCNVN đã công nhận quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là của CHNDTH.

Vào dịp này các vị trong Bộ Chính Trị của đảng CSVN mới “ngã
ngửa” ra rằng người láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “bốn tốt” và “16
chữ vàng” của VN đã lợi dụng thiện chí của VNDCCH trong việc “ghi nhận và
tán thành” hải phận 12 hải lý trong bản tuyên bố ngày 04/09/1958 của TQ để
cướp trắng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời cũng vào dịp này nhân
dân trong nước mới được biết đã có một CHNG như thế, nên đã bàn tán xôn xao về
bức CH này và lên án CH này là “văn tự” bán nước.

Để xoa dịu dư luận trong nước đồng thời cũng để đỡ mất mặt bầu-cua-
cá-cọp của đảng CSVN và chính phủ VNDCCH vào thời gian ấy, đảng CSVN đã
chi thị cho các nhà báo và các lý thuyết gia của đảng phải tìm mọi cách biện giải
và bênh vực công hàm này. Dưới đây là một số luận cứ lý giải đã được đưa ra:
-Công hàm của TT/PVĐ không có hiệu lực pháp lý vì một CHNG chỉ
có hiệu lực pháp lý khi được phê chuẩn bởi Quốc Hội, CHNG ký ngày 14/09/1958
của TT/PVĐ chưa được QH Việt Nam phê chuẩn nên không có hiệu lực.

-Công hàm ký ngày 14/09/1958 của TT/PVĐ tự bản thân nó không có
hiệu lực, vì theo Hiệp Định Geneve 1954 chia đôi nước VN. Vùng đất và biển dưới
vĩ tuyến 17 do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) quản lý hành chánh và vùng đất và
vùng biển trên vĩ tuyến 17 mới do VNDCCH quản lý hành chánh. Quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa hoàn toàn nằm dưới vĩ tuyến 17 nên VNDCCH không có quyền
quản lý hành chánh trên hai quần đảo này, nên không có quyền thừa nhận hai quần
đảo nay thuộc CHNDTH.

-Khi ký và gởi CH ngày 14 tháng Tư, chính phủ VNDCCH không hề
có ý định là thừa nhận HS và TS nằm trong hải phận TQ mà chỉ có ý định để cho
TQ giúp ta chiếm hai quần đảo này của VNCH. Khi hòa bình được vãn hồi, với
tinh thần quốc tế cộng sản, TQ sẽ trao trả lại cho VNDCCH, tương tự như là
CHNDTH đã đánh chiếm đảo Bạch Long Vỹ trong vịnh Bắc Việt vào năm 1949
từ tay Trung Hoa Dân Quốc, rồi sau đó đã trao trả đảo này cho VNDCCH vào năm
1950.

Theo thiển ý của kẻ viết bài này thì những luận cứ mà các nhà báo và
các lý thuyết gia của đảng CSVN nêu ra trên đây chỉ là để bào chữa cho những
hành động không lấy gì làm khôn ngoan hay nhìn xa trông rộng của TT/PVĐ nói
riêng cũng như của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam nói

8

chung trong lãnh vực bang giao quốc tế, đồng thời cũng để xoa dịu dư luận trong
nước về việc lên án công hàm của TT/PVĐ là văn tự bán nước.

Kề từ vụ CHXHCNVN phản đối CHNDTH cho dàn khoan Hải
Dương 981 xân phạm vào vủng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN vào
ngày 01/05/2014 đến nay thì công hàm số 22/HC-2020 đề ngày 30/03/2020 của
PĐTT/VN tại LHQ được coi là hành động phản đối chính thức bằng một văn thư
của VN trước LHQ; còn trước đó người ta chỉ thấy phát ngôn viên của
CHXHCNVN phản đối CHNDTH bằng miệng trong các cuộc họp báo tại bộ
Ngoại Giao mà thôi. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều người tiên đoán rằng công hàm số
22/HC-2020 là một hành động báo hiệu cho việc CHXHCNVN kiện CHNDTH
trước một tòa án quốc tế nào đó về vụ tranh chấp quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và
Trường Sa (Nansha) vào những ngày sắp tới.

Theo thiển ý của kẻ viết bài này, nếu CHXHCNVN kiện CHNDTH về
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước một Tòa Án Quốc Tế (TAQT)
nào đó, thì không phải là chắc thắng như một số người đã tiên đoán mà là “năm ăn
năm thua” . Trước khi quyết định vác đơn đi kiện nhà cầm quyền VN cần phải suy
nghĩ kỹ vể một vài điều then chốt là: Kiện ai? Kiện cái gì? Kiện tại tòa nào?

-Câu hỏi kiện ai, có lẽ rất dễ trả lơi là kiện CHNDTH.
-Còn câu hỏi kiện tại tòa nào, lại là việc rất khó trả lời, vì phần lớn
phán quyết của các TAQT thường không có hiệu lực cưỡng hành, nên các tòa án
này không muốn phán quyết của họ trở thành vô nghĩa, nên điều kiện tiên quyết
mà các tòa này đòi hỏi là các bên liên quan phải đồng thuận yêu cầu họ xét xử,
đồng thời cũng phải cam kết tôn trọng phán quyết mà họ đưa ra, nghĩa là hai bên
tranh chấp phải chấp nhận và thi hành phán quyết của của họ; với điều kiện tiên
quyết như thế, VN rất khó đạt được sự đồng thuận của TQ. Vì thế VN có thể chọn
một tòa nào đó tương tự như tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court Of
Arbitration) như Philippines đã chọn vào năm 2013, vì tòa này không đòi hỏi sự
đồng thuận giữa các bên liên quan trước khi xét xử, nhưng dĩ nhiên phán quyết của
tòa này không có hiệu lực cưỡng hành.

-Riêng về câu hỏi kiện cái gì, người ta nghĩ rằng VN có thể kiện TQ:
Một là kiện đường ranh chín đoạn có hình lưỡi bò về hải phận của TQ, bao gồm
quần đảo HS và TS của VN là bất hợp pháp; hai là việc TQ cưỡng chiếm hai quần
đảo HS và TS của VN là phi pháp.

9

Trong trường hợp VN kiện TQ về đường ranh chín đoạn có hình lưỡi
bò về hải phận của TQ là bất hợp pháp tại tòa Trọng Tài Thường Trực, như
Philippines đã kiện TQ vào năm 2013 thì VN nắm phần chắc thắng. Song có nhiều
người cho rằng điều này là không cần thiết, vì trong vụ Philippine kiện TQ thì phán
quyết tòa này công bố vào ngày 12/07/2016 đã tuyên bố rất rõ ràng rằng: “Không
có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử đối với
các tài nguyên trong các vùng biển nằm trong đường chín đoạn”; nói khác đi là
tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đã chính thức xác nhận đường ranh chín đoạn
có hình lưỡi bò của TQ là bất hợp pháp.

Trong trường hợp VN kiện về việc TQ cưỡng chiếm phi pháp HS và
TS của VN tại một tòa án quốc tế nào đó, dù là TQ có hay không đồng thuận tham
dự, thì nhiều người tin rằng VN sẽ thắng kiện; song lại có không ít người khác lại
tin rằng VN rất có thể bị thất kiện. Theo số không ít người này thì nếu toà án quốc
tế nào đó dựa vào nguyên tắc ESTOPPEL để xét xử thì CHXHCNVN rất có thể bị
thất kiện.

Nguyên tắc Estoppel, còn được gọi là nguyên tắc “không phủ nhận”,
đây là một quy tắc về bằng chứng thường được dùng trong các vụ kiện quốc tế.
Theo quy tắc này thì một cá nhân không được phép phủ nhận về một lời nói hay
một hành động do chính người này thực hiện và đã làm cho một người khác có liên
quan đến lời nói hay hành động này hiểu lầm mà làm một việc nào đó, thì cá nhân
này phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Tòa Án Công Lý Quốc Tế
(International Court of Justice) đã dùng nguyên tắc này để xét xử vụ tranh chấp
giữa Thái Lan va Cambodia về ngôi đền Preah Vihear nằn biên giới giữa hai
nước; cuối cùng tòa này đã tuyên phán Cambodia đã thắng kiện.

Để hiểu rõ nguyên tắc estoppels này, xin mời đọc giả thưởng thức câu

chuyên giả sử dưới đây:

B và N là hai anh em ruột, được cha mẹ chia cho mỗi người một khu
ruộng đất rộng lớn kế cận bên nhau và có đường phân ranh khá rõ ràng. T là một
kẻ tham lam và là hàng xóm chí thân của B. Vì thấy N có hai thửa ruộng có tên là
HS và TS rất mầu mỡ, ở cánh đồng sau làng, nên T có ý muốn chiếm đoạt hai thửa
ruộng này. Vào một ngày đẹp Trời, T bèn viết một tờ “bố cáo” thông báo cho làng
trên xóm dưới biết hai thửa ruộng HS và TS là của T. Khi thấy tờ “bố cáo” của T,
N cực lực phản đối T . Đáng lẽ B phải lên tiếng phản đối T về hành động phi pháp
này vì dù sao đi nữa B và N là anh em ruột thịt và giả dụ vào một ngày không lấy
gì làm đẹp Trời, N chẳng may qua đời thì B đương nhiên có quyền thừa kế hai thửa
ruộng HS và TS chứ còn ai vào đây nữa. Song rất tiếc vào thời gian này có lẽ vì B

10

vốn là kẻ bất nhân, bất nghĩa nên đã không làm như thế, trái lại còn viết thêm môt
tờ “bố cáo” dán chung với tờ bố cáo của T, trong tờ bố cáo B dõng dạc tuyên bố
rằng hoàn toàn tán thành nội dung tờ bố cáo của T, nói khác đi là B có hàm ý công
nhận hai thửa ruộng HS và TS là của T.

Chẳng bao lâu sau, N bị một người bạn phản bội giết chết, nên B với
tư cách anh em ruột của N được thửa hưởng toàn bộ tài sản của N. Sau một thời
gian tin tưởng là tất cả tài của N là của mình, bỗng vào một ngày trời quang mây
tạnh, B thầy T điều động máy cày máy xới rầm rộ tới hai thửa ruộng HS và TS để
cày, xới và trồng tỉa, B bèn liên tiếng phản đối và bảo T đó là đất của tao mà, sao
mày lại mang máy móc ra đây để cày xới. T liền chỉa tờ bố cáo của B trước đây ra
để nói với B rằng mày đã công nhận HS và TS là của tao, rồi hai bên lời qua tiếng
lại cuối cùng B và T cùng đồng ý đưa nội vụ ra trước TAND phân xử. Dưới đây là
biên bản tóm lược phiên xử của TAND:

-Trước Tòa B đã trưng khá đầy đủ bằng chứng rất phù hợp với luật

pháp hiện hành để chứng minh B là sở hữu chủ của HS và TS.

-Trước Tòa T không phải đối về những luận cứ mà B nêu ra trước tòa,
nhưng lại trưng ra tờ bố cáo của B và bảo rằng trong tờ bố cáo này, B đã tán thành
và chấp nhận nội dung trong tờ bố cáo của T để nói rằng đây là văn tự mà B đã bán
HS và TS cho T trước đây.

-B phản bác rằng trong bố cáo của B không hề có bất kỳ một từ nào

nói rằng B đã bán cho T hai thửa ruộng HS và TS.

-T phản biện trước tòa rằng tuy trong tờ bố cáo của B không hề có chữ
nào đề cập đến việc B bán chác HS và TS cho T cả song nội dung của tờ bố cáo
này đã làm cho T hiểu rằng B đã công nhận T có chủ quyền trên hai thửa ruộng HS
và TS.

Sau một thời gian dài để cho T và B tranh luận về quyền sở hữu của
hai thửa ruộng HS và TS, cuối cùng TAND đã dựa vào nguyên tắc Estoppel để
tuyên phán rằng: Trong tờ bố cáo của B, B đã ghi nhận và tán thành nội dung tờ
bố cáo của T, điều này đã hội đủ yếu tố làm cho T tin rằng mình là sở hữu chủ của
HS và TS để ngăn chặn việc B đòi quyền sở hữu HS và TS.

Vụ kiện được giả sử trên đây cho ta thấy rằng, nếu CHXHCNVN và
CHNDTH đồng thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước một tòa án quốc tế
nào đó, thì kết quả cũng sẽ tương tự như thế. Giả sử trên đây cũng khiến cho người

11

ta tin rằng CHXHCNVN sẽ không bao giờ dám kiện CHNDTH về chủ quyền hai
quần đảo HS và TS trước bất cứ một tòa án quốc tế nào.

Để hóa giải công hàm ngày 14/09/1958 của TT/PVĐ, Nhà nước

CHXHCNVN hay đảng CSVN chỉ còn hai cách hay hai đường binh:

Một là phục hồi VNCH, vì chỉ có VNCH mới có đủ tư cách để vứt
công hàm của TT/PVĐ vào sọt rác lịch sử và để kiện đòi chủ quyền hai quần đảo
HS và TS trước một tòa án quốc tế mà TQ không thể dùng công hàm này để minh
chứng rằng CHXHCNVN đã bán hai quần đảo này cho TQ.

Hai là CHXHCNVN cứ tiếp tục ngậm bồ hòn mà làm ngọt và coi CH
của TT/PVĐ như là một cục xương gà mắc trong cuống họng không có cách nảo
có thể gỡ bỏ được, rồi cho phát ngôn viên chính phủ cứ tiếp tục đánh võ mồn trên
diễn đàn quốc tế để chờ ngày giao trọn vẹn đất nước này cho Trung Quốc, thế là
xong.

Huy Vũ (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm