TIN CỘNG ĐỒNG
Little Saigon: Cựu 'nhân viên sở Mỹ' họp mặt thường niên
WESTMINSTER (NV) - Trưa
31 Tháng Năm, tại nhà hàng Harbor Seafood Buffet, hơn 100 anh chị em
cựu nhân viên sở Mỹ tại Việt Nam trước 1975 có cuộc họp mặt ăn trưa với
nhau trong một bầu không khí thật vui vẻ, cảm động.
Theo
bà Hồng Phượng, cựu nhân viên của cơ quan Juspao cho biết thì “hôm nay
chắc chỉ có hơn 100 anh chị em thôi vì chỉ là một cuộc họp mặt thân hữu
cùng nhau ăn một bữa trưa với nhau để cái tình Nhân Viên Sở Mỹ không thể
phai lạt theo thời gian.”
|
Bà Bích Ngọc, cựu nhân viên MACV rồi sau đó là DAO, giọng hơi
buồn cho biết: “Nhiều anh chị em trong chúng tôi vì tuổi tác đã cao, đi
lại cũng hơi khó khăn nên có điện thoại hỏi thăm và cho biết rất tiếc
không đến được, nên chúng tôi cũng dự trù sẽ không đông như những lần tổ
chức tại các nhà hàng lớn, lâu lâu mới tổ chức được một lần.”
Tuy
vậy, theo bà Hồng Phượng thì “bữa ăn hội ngộ hôm nay cũng thấy đã có đủ
anh chị em từng làm việc trong các cơ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam trước
1975 như USAID, MACV, DAO, JUSPAO, USIS, USOM, AMBASSY.” Số những cựu
nhân viên này đã tìm đến nhau và quây quần với nhau thành từng bàn
chuyện trò khá là náo nhiệt.
Theo bà Lê Thị Nga thường đứng ra
vận động những cuộc vui họp mặt như thế này hàng năm, có lần tâm sự với
chúng tôi: “Xưa chúng tôi làm việc trong các sở Mỹ rất ít khi có dịp
được ngồi chung với nhau, sở nào chỉ biết sở ấy, có khi là phòng nào chỉ
biết phòng nấy. Một đôi lần vào những dịp Giáng Sinh hay năm mới dương
lịch cũng có những buổi vui chung nhưng cái tình gọi là Nhân Viên Sở Mỹ
nó cũng chưa đậm đà. Nay lưu lạc nơi hải ngoại, tình đồng hương đã quí,
huống hồ là tình đồng nghiệp.”
Bà Hồng Phượng, người thường được
anh chị em cựu nhân viên sở Mỹ khích lệ đã đứng ra tổ chức được vài lần
họp mặt lớn, tại nhà hàng Grand Garden trong thành phố Westminster, cho
biết: “Những lần tổ chức lớn như thế chúng tôi chỉ dám làm vào những dịp
đặc biệt lễ lớn mà cũng chỉ vài năm mới làm một lần. Vào những lần ấy
thì số anh chị em tới có trên ba bốn trăm người. Còn những buổi gặp gỡ
ăn trưa như thế này thì chúng tôi thường xuyên hơn, một năm có khi tổ
chúc được đôi ba lần.”
Về phương diện tổ chức lần này, trực tiếp
có bà Lê thị Nga, bà Hồng Phượng, bà Bích Ngọc, bà Thu Nguyệt, bà Isabel
Lê và bà Chúc Phạm. Ðây là những cựu nhân viên của các sở Mỹ đã đứng ra
vận động các cựu nhân viên trong sở của mình trước 1975 đến tham dự
những cuộc hội ngộ. “Chúng tôi chẳng có ai là chủ tịch, thư ký, thủ quỹ
gì đâu, cứ hè nhau mà vận động để gặp gỡ nhau, nếu thấy đông thì làm
lớn, không thì nhỏ nhỏ như thế này cũng thấy vui lắm rồi.” Tất cả các bà
trong ban tổ chức lần họp mặt này cùng cho biết như vậy.
Nhân
viên sở Mỹ trước năm 1975 là nhũng người làm việc trong các cơ quan viện
trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Không có một con số thống kê chính thức,
nhưng ước đoán cũng có cả trăm ngàn. Sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam
vào trước năm 1975 bao gồm nhiều lãnh vực từ kinh tế (USOM, USAID,
RURAL AFFAIR) cho đến quân sự chính trị (AMBASSY, MACV, MACSOG, DAO) qua
các lãnh vực văn hóa giáo dục (USIS, JUSPAO). Nhân viên sở Mỹ, họ không
chỉ là những nhân viên thừa hành mà nhiều người còn giữ những chức vụ
chỉ huy có ảnh hưởng đến những chương trình viện trợ. Nhiều nam nhân
viên cũng phải đối diện với những hiểm nguy chiến trường trong các công
tác viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam.
|
“Sở Mỹ” là một danh xưng từng mang nhiều ấn tượng và là nỗi ao
ước của tuổi trẻ vào thập niên 60s khi quân đội Hoa Kỳ ào ạt đổ vào tham
chiến ngăn chặn sự bành trướng của Ðế Quốc Ðỏ qua “tên lính xung kích”
là Cộng Sản Việt Nam. Ðể đáp ứng với sự có mặt quá lớn của quân đội Hoa
Kỳ, “Sở Mỹ” đã không chỉ còn gói gọn nơi các cơ quan của Chính Phủ Hoa
Kỳ như MACV, USAID, USOM, USIS... mà còn có hãng thầu RMK, Căn Cứ Long
Bình và các căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên khắp 4 vùng chiến thuật. Do đó mà
hình thành nên một giai cấp công tư chức trên trung lưu. Nói đến nhân
viên sở Mỹ là nói đến cuộc sống phong lưu giữa lúc nền kinh tế VNCH phải
trải qua những lần lạm phát, đầu cơ của gian thương... Bởi vì đồng
lương của một nhân viên sở Mỹ so ra hơn gấp cả chục lần lương công chức
hay quân nhân QLVNCH.
Vì số nhân viên này cũng khá đông nên sinh
hoạt của giới này đã ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt chung vào lúc bấy
giờ. Một mặt khác, tuy là làm việc cho Mỹ, hầu hết các cơ quan này lại
đều song hành với các bộ sở, cơ quan trong chính quyền VNCH cho nên
nhiều giới chức Việt Nam trong sở Mỹ cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của
nhiều Bộ, Sở trong chính quyền VNCH. Vì tình trạng chiến tranh nên nam
nhân viên Sở Mỹ dần dần vắng đi vì phải nhập ngũ. Số nhân viên nữ đo đó
mỗi ngày một nhiều hơn nam. Và vì sự chênh lệch trong đời sống vật chất
với công nhân viên chức VNCH nên nhân viên sở Mỹ thường bị dư luận bình
dân ganh ghét.
Gần 40 năm đã qua, những người từng được gọi là
“Nhân Viên sở Mỹ” nay nhìn lại, ai nấy đều thấy rằng, “Mỹ họ đã bỏ ra
biết bao công của kể cả nhân lực là những chiến binh nữa, để giúp cho
VNCH vì có làm trong các cơ quan của Mỹ mới thấy rõ điều đó, mà không
hiểu sao họ lại bỏ đi quá dễ dàng như vậy. Thật chính trị quả là khó
hiểu.”
( Người Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Little Saigon: Cựu 'nhân viên sở Mỹ' họp mặt thường niên
WESTMINSTER (NV) - Trưa
31 Tháng Năm, tại nhà hàng Harbor Seafood Buffet, hơn 100 anh chị em
cựu nhân viên sở Mỹ tại Việt Nam trước 1975 có cuộc họp mặt ăn trưa với
nhau trong một bầu không khí thật vui vẻ, cảm động.
Theo
bà Hồng Phượng, cựu nhân viên của cơ quan Juspao cho biết thì “hôm nay
chắc chỉ có hơn 100 anh chị em thôi vì chỉ là một cuộc họp mặt thân hữu
cùng nhau ăn một bữa trưa với nhau để cái tình Nhân Viên Sở Mỹ không thể
phai lạt theo thời gian.”
|
Bà Bích Ngọc, cựu nhân viên MACV rồi sau đó là DAO, giọng hơi
buồn cho biết: “Nhiều anh chị em trong chúng tôi vì tuổi tác đã cao, đi
lại cũng hơi khó khăn nên có điện thoại hỏi thăm và cho biết rất tiếc
không đến được, nên chúng tôi cũng dự trù sẽ không đông như những lần tổ
chức tại các nhà hàng lớn, lâu lâu mới tổ chức được một lần.”
Tuy
vậy, theo bà Hồng Phượng thì “bữa ăn hội ngộ hôm nay cũng thấy đã có đủ
anh chị em từng làm việc trong các cơ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam trước
1975 như USAID, MACV, DAO, JUSPAO, USIS, USOM, AMBASSY.” Số những cựu
nhân viên này đã tìm đến nhau và quây quần với nhau thành từng bàn
chuyện trò khá là náo nhiệt.
Theo bà Lê Thị Nga thường đứng ra
vận động những cuộc vui họp mặt như thế này hàng năm, có lần tâm sự với
chúng tôi: “Xưa chúng tôi làm việc trong các sở Mỹ rất ít khi có dịp
được ngồi chung với nhau, sở nào chỉ biết sở ấy, có khi là phòng nào chỉ
biết phòng nấy. Một đôi lần vào những dịp Giáng Sinh hay năm mới dương
lịch cũng có những buổi vui chung nhưng cái tình gọi là Nhân Viên Sở Mỹ
nó cũng chưa đậm đà. Nay lưu lạc nơi hải ngoại, tình đồng hương đã quí,
huống hồ là tình đồng nghiệp.”
Bà Hồng Phượng, người thường được
anh chị em cựu nhân viên sở Mỹ khích lệ đã đứng ra tổ chức được vài lần
họp mặt lớn, tại nhà hàng Grand Garden trong thành phố Westminster, cho
biết: “Những lần tổ chức lớn như thế chúng tôi chỉ dám làm vào những dịp
đặc biệt lễ lớn mà cũng chỉ vài năm mới làm một lần. Vào những lần ấy
thì số anh chị em tới có trên ba bốn trăm người. Còn những buổi gặp gỡ
ăn trưa như thế này thì chúng tôi thường xuyên hơn, một năm có khi tổ
chúc được đôi ba lần.”
Về phương diện tổ chức lần này, trực tiếp
có bà Lê thị Nga, bà Hồng Phượng, bà Bích Ngọc, bà Thu Nguyệt, bà Isabel
Lê và bà Chúc Phạm. Ðây là những cựu nhân viên của các sở Mỹ đã đứng ra
vận động các cựu nhân viên trong sở của mình trước 1975 đến tham dự
những cuộc hội ngộ. “Chúng tôi chẳng có ai là chủ tịch, thư ký, thủ quỹ
gì đâu, cứ hè nhau mà vận động để gặp gỡ nhau, nếu thấy đông thì làm
lớn, không thì nhỏ nhỏ như thế này cũng thấy vui lắm rồi.” Tất cả các bà
trong ban tổ chức lần họp mặt này cùng cho biết như vậy.
Nhân
viên sở Mỹ trước năm 1975 là nhũng người làm việc trong các cơ quan viện
trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Không có một con số thống kê chính thức,
nhưng ước đoán cũng có cả trăm ngàn. Sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam
vào trước năm 1975 bao gồm nhiều lãnh vực từ kinh tế (USOM, USAID,
RURAL AFFAIR) cho đến quân sự chính trị (AMBASSY, MACV, MACSOG, DAO) qua
các lãnh vực văn hóa giáo dục (USIS, JUSPAO). Nhân viên sở Mỹ, họ không
chỉ là những nhân viên thừa hành mà nhiều người còn giữ những chức vụ
chỉ huy có ảnh hưởng đến những chương trình viện trợ. Nhiều nam nhân
viên cũng phải đối diện với những hiểm nguy chiến trường trong các công
tác viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam.
|
“Sở Mỹ” là một danh xưng từng mang nhiều ấn tượng và là nỗi ao
ước của tuổi trẻ vào thập niên 60s khi quân đội Hoa Kỳ ào ạt đổ vào tham
chiến ngăn chặn sự bành trướng của Ðế Quốc Ðỏ qua “tên lính xung kích”
là Cộng Sản Việt Nam. Ðể đáp ứng với sự có mặt quá lớn của quân đội Hoa
Kỳ, “Sở Mỹ” đã không chỉ còn gói gọn nơi các cơ quan của Chính Phủ Hoa
Kỳ như MACV, USAID, USOM, USIS... mà còn có hãng thầu RMK, Căn Cứ Long
Bình và các căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên khắp 4 vùng chiến thuật. Do đó mà
hình thành nên một giai cấp công tư chức trên trung lưu. Nói đến nhân
viên sở Mỹ là nói đến cuộc sống phong lưu giữa lúc nền kinh tế VNCH phải
trải qua những lần lạm phát, đầu cơ của gian thương... Bởi vì đồng
lương của một nhân viên sở Mỹ so ra hơn gấp cả chục lần lương công chức
hay quân nhân QLVNCH.
Vì số nhân viên này cũng khá đông nên sinh
hoạt của giới này đã ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt chung vào lúc bấy
giờ. Một mặt khác, tuy là làm việc cho Mỹ, hầu hết các cơ quan này lại
đều song hành với các bộ sở, cơ quan trong chính quyền VNCH cho nên
nhiều giới chức Việt Nam trong sở Mỹ cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của
nhiều Bộ, Sở trong chính quyền VNCH. Vì tình trạng chiến tranh nên nam
nhân viên Sở Mỹ dần dần vắng đi vì phải nhập ngũ. Số nhân viên nữ đo đó
mỗi ngày một nhiều hơn nam. Và vì sự chênh lệch trong đời sống vật chất
với công nhân viên chức VNCH nên nhân viên sở Mỹ thường bị dư luận bình
dân ganh ghét.
Gần 40 năm đã qua, những người từng được gọi là
“Nhân Viên sở Mỹ” nay nhìn lại, ai nấy đều thấy rằng, “Mỹ họ đã bỏ ra
biết bao công của kể cả nhân lực là những chiến binh nữa, để giúp cho
VNCH vì có làm trong các cơ quan của Mỹ mới thấy rõ điều đó, mà không
hiểu sao họ lại bỏ đi quá dễ dàng như vậy. Thật chính trị quả là khó
hiểu.”
( Người Việt )