TIN CỘNG ĐỒNG
Little Saigon nở rộ hàng quán cho tuổi mới lớn
Kalynh Ngô & Thiên An/Người Việt
WESTMINSTER, Calif (NV) - “Tôi
mong muốn con đường Bolsa này, trong tương lai gần, trở thành một địa
điểm vui chơi tụ hội của thế hệ trẻ, những người sẽ mang về Little Sài
Gòn một nền 'văn hóa quốc tế'” - Sự kỳ vọng của ông Greg Johnson, cựu
giám đốc Dịch Vụ Cộng Đồng của thành phố Westminster trong nhiệm kỳ của
mình cách đây ba năm, có vẻ như đã và đang trở thành sự thực.
Tiệm Tebo Tebo với phong cách hiện đại,món ăn Việt, luôn tấp nập khách hàng trẻ. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Đúng như thế. Rất nhiều những tiệm trà boba, tiệm kem, nhà hàng, quán ăn với phong cách hiện đại trải dài trên đại lộ Bolsa, Westminster, Brookhurst. Và rất dễ dàng để thấy ngay những thanh thiếu niên trẻ tuổi là đối tượng khách hàng chính của các cơ sở thương mại này.
Điều gì khiến một số lượng lớn thanh thiếu niên gốc Việt quay về Little Saigon? Họ muốn tìm hiểu về văn hóa dân tộc? Họ muốn thưởng lãm nền ẩm thực? Hay họ có nhu cầu tìm về một nguồn cội? Giới trẻ đang tìm về Little Saigon hay chính Little Saigon đang ngày càng thu hút họ?
Tìm về Little Saigon
Một trong những người lớn lên và chứng kiến sự trở mình của
Little Saigon là anh Tâm Nguyễn, cựu Chủ Tịch Phòng Thương Mại Việt - Mỹ
và giám đốc trường thẩm mỹ Advance Beauty College.
Tâm theo gia đình sang Mỹ định cư năm 1975, lúc một tuổi. Nhớ về
những ngày tháng đầu tiên, anh nói: “Tâm lớn lên ở nơi không có nhiều
người Việt sinh sống. Suốt thời gian đi học, Tâm không có bạn là người
Việt Nam. Lúc đó, anh em Tâm chỉ được biết đến món ăn Việt, văn hóa Việt
qua những bữa cơm Mẹ nấu và những gì Ba Mẹ kể lại.”
Tâm Nguyễn: “Người Việt thích tự làm chủ” và “thế hệ thứ hai của chúng tôi có được ưu thế về sự ổn định tài chính kinh kế.” (Hình: Tâm Nguyễn) |
Anh không giấu được sự hào hứng khi thấy những người trẻ khác,
cũng như mình, đang trở về sống và làm việc tại Little Sagon, nhất là từ
thời điểm khoảng 5 năm trở lại đây.
“Quay trở về” đang trở thành một hiện tượng mà, theo suy nghĩ của
Tâm, thể hiện được “sự thành công của văn hóa Việt theo tiêu chuẩn Mỹ.”
Bà
Francis Thế Thủy, cựu chủ tịch Phòng Thương Mại Westminster, cho biết
hai người con của bà trước đây “luôn xin phép đi Irvine để ăn các món
tuổi teen như boba, đá xay.” Bây giờ thì “chỉ cần ra Little Saigon thôi
là đã có rất nhiều lựa chọn.”
Tương tự, cô Lâm Quỳnh, giảng viên dạy Toán tại một đại học cộng đồng, cho biết: “Tuy những người như tôi không phải mỗi ngày mỗi ăn đồ ăn Việt, nhưng thỉnh thoảng cũng đi cùng bạn bè để thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Hồi trước, những nhà hàng Việt Nam chưa đẹp và quan tâm đến vệ sinh bên trong lắm. Giờ thì có nhiều tiệm sạch sẽ, thoải mái hơn. Với tôi, cách trình bày quan trọng hơn món ăn. Tôi thích những tiệm mà khi đến với bạn bè, tôi thấy dễ chịu. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện với nhau."
Ngoài Lâm Quỳnh, hai cô con gái nhỏ của bà Francis, hay ông giám đốc trẻ tuổi Tâm Nguyễn, là hàng ngàn thanh thiếu niên khác đang trở về Little Saigon để sống, làm việc và vui chơi, giúp góp phần làm nơi này ngày thêm thịnh vượng.
Khi khách hàng ngày càng trẻ
Một điều không thể phủ nhận, là có một sự thay đổi rõ rệt về
thành phần tuổi tác và các yếu tố liên quan tại các cộng đồng Việt Nam ở
hải ngoại nói chung, và ở Little Saigon nói riêng kể từ những ngày đầu
tị nạn đến nay.
Và, dân số phát triển là một trong những câu trả lời cho sự sầm uất của các cơ sở thương mại nơi đây.
Dân số và thu nhập của cộng đồng gốc Việt tại Quận Cam 2000-2010. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt) |
Cách đây hơn 35 năm, số người gốc Việt sinh ra tại Quận Cam chỉ mới “hàng trăm,” nay đã lên hàng “chục ngàn.” Cho đến cách đây 15 năm, theo thống kê dân số năm 2000, người gốc Việt dưới 18 tuổi tại Quận Cam chỉ vào khoảng 35,000. Mười năm sau đó, con số này là hơn 40,000, tăng 12%.
Chí Tâm, 27 tuổi, một trong những người đồng sở hữu tiệm trà boba
“TeaCup” ngay trên đường Bolsa, nói: “Các nơi khác cũng tập trung người
trẻ. Irvine chẳng hạn. Nhưng giá thành mắc hơn Little Saigon. Ngay tại
đây, Little Saigon đang bắt đầu trở thành nơi tập trung mới của giới
trẻ, với các món tương tự, nhưng phù hợp túi tiền hơn.”
Chí Tâm, đồng sở hữu tiệm Teacup rất tin tưởng vào thị trường trẻ của Little Saigon. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Đưa mắt nhìn quanh “đứa con tinh thần” vừa khai trương hơn một tuần lễ, người chủ trẻ cho biết: “Giới trẻ thích các tiệm nước, đá bào, kem... Khách hàng của TeaCup sẽ ở độ tuổi 20 đến 30, và chủ yếu là người Việt.”
Chí Tâm không phải là người đầu tiên, cũng không phải duy nhất, chắc chắn chưa phải cuối cùng, nhắm vào thị trưởng trẻ tại đây. Cách Teacup không bao xa, còn nhiều quán tương tự, như Sweetea, Lollicup, Snow Monsters...
Văn hóa Mỹ là một khía cạnh thu hút giới trẻ. Điều này được cô giáo Lâm Quỳnh nhìn nhận: “Hồi trước, những nhà hàng Việt Nam chưa đẹp và quan tâm đến vệ sinh bên trong lắm. Giờ thì có nhiều tiệm sạch sẽ, thoải mái hơn. Với tôi, cách trình bày quan trọng hơn món ăn. Tôi thích những tiệm mà khi đến với bạn bè, tôi thấy dễ chịu. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện với nhau.”
Người cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Việt - Mỹ, Tâm Nguyễn, lại thích thú ở khía cạnh kinh tế: “Người Việt thích tự làm chủ” và “thế hệ thứ hai của chúng tôi có được ưu thế về sự ổn định tài chính kinh kế.”
Nhận định của Tâm Nguyễn phù hợp với số liệu thống kê dân số Hoa Kỳ. Tổng thu nhập trung bình của cộng đồng gốc Việt ở Quận Cam, California, gần $37 triệu vào năm 2010, so với chỉ $22.5 triệu của 10 năm trước đó. Tăng đến 60%!
Bà Francis Thế Thủy thì tin vào sự đáp ứng đúng vào nhu cầu của giới trẻ. Và sự thành công của các doanh nghiệp mới chắc chắn tác động tích cực lên cả các doanh nghiệp đã có từ lâu đời theo “truyền thống cũ.” “Các tiệm cũ giờ đây cũng phục vụ tốt hơn. Bên cạnh việc các business phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng, thì một phần cũng có thể là do giới trẻ ngày nay đã có thể hãnh diện là người Việt Nam. Hình ảnh của cộng đồng Việt Nam đã đẹp hơn trước, và các em được cha mẹ giáo dục để tự hào về nguồn gốc của chính mình.”
Ông Greg Johnson, cựu giám đốc Ủy Ban Dịch Vụ Cộng Đồng thành phố Westminster, thừa nhận rằng Little Saigon trước đây thiếu vắng hình ảnh giới trẻ. Lý do không phải vì tuổi trẻ “bỏ đi,” mà vì họ cảm thấy “lúng túng và khó khăn” trong tiến trình hòa nhập văn hóa Mỹ - Việt. Theo ông, sau gần 40 năm, cộng đồng Việt đã hòa chung nhiều hơn vào các cộng đồng khác, giúp cho các sắc dân khác cũng như thanh thiếu niên gốc Việt bớt đi sự e dè vì khác biệt văn hóa.
Các doanh nghiệp ra đời nhắm vào giới tiêu thụ trẻ tuổi có rất nhiều lý do để thành công tại Little Saigon. Trong số những người đầu tư vào đây, có cả những người không phải gốc Việt. Rõ ràng, Quận Cam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ về mặt sắc tộc và giao thoa văn hóa.
Anh Tâm Nguyễn nhận định: “Hãy để ý xem, crawfish, shaved ice… đâu
phải là ẩm thực Việt Nam, nhưng vẫn có rất nhiều nhà hàng, quán ăn như
thế được xây dựng trên con đường Bolsa, Brookhurst. Những người chủ đó
không phải người Việt, nhưng họ đã nghiên cứu và chuyển sang khẩu vị
thích hợp với người Việt mà không làm mất đi gia vị đặc thù của món ăn.”
Tiệm Monster trên đường Bolsa luôn có khách xếp hàng dài từ phía ngoài. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Nằm nơi góc của hai đại lộ chính: Little Saigon, Brookhurst và
Westminster, Tebo Tebo có thể được xem là kiểu mẫu của một văn hóa trẻ,
Mỹ - Việt hài hòa tại vùng đất mới của người tuổi trẻ gốc Việt. Tebo
Tebo mang dáng dấp của một rạp cinema với nhiều ánh đèn và màu sắc trẻ
trung, cả ngoài lẫn trong. Không gian thưởng thức thì … “rất Mỹ” – từ
cung cách phục vụ, cách bài trí món ăn, cho đến cung cách của người phục
vụ, thân thiện, lưu loát tiếng Anh lẫn tiếng Việt, menu đa dạng. “Rất
Mỹ,” Tebo Tebo lại có những món ăn “rất Việt.” Bò bía, bắp xào, ốc len
xào dừa…
Bắp xào, món ăn "vỉa hè" của Việt Nam trong tiệm Tebo Tebo. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Món phá lấu đặc biệt của tiệm Side Walk T House. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Không xa là bao, Sidewalk T House cũng là một điểm hò hẹn của giới trẻ Little Saigon, tuổi trung bình trên dưới 20. Phong cách sân vườn với những cây dù che giả lá dừa, nhạc đặc trưng “tuổi teen.” Từ bột chiên đến phá lấu, thêm tiếng nhạc của các cô ca sĩ “9X” Việt Nam. Little Saigon và Saigon chẳng khác nhau mấy qua âm nhạc và sức sống của giới trẻ.
Ở tầm vóc nhỏ hơn về không gian, nhưng không kém phong cách tươi trẻ, là hàng vài chục tiệm trà boba chen vai thích cánh trên các con đường thuộc các thành phố làm nên Little Saigon: Fountain Valley, Westminster, Garden Grove.
Và sẽ không dừng tại đây, cứ vài tháng lại có thêm một tiệm tương tự TeaCup, Sidewalk T House ra đời.
Tiến Sĩ Đặng Võ Thúy, chuyên gia về lưu trữ của Thư Viện Lưu Trữ Đông Nam Á (SEAA) thuộc Đại Học Irvine, nhận xét: “Theo các luận án mà tôi nghiên cứu, và theo chính những gì mà cá nhân tôi chứng kiến được, giới trẻ đang có xu hướng trở về sống và làm việc xung quanh Little Saigon.Hai lý do chính yếu: họ khao khát được gần gũi với nguồn văn hóa và ngôn ngữ tại đây.”
Nhìn lại 26 năm trước, từ ngày Thống đốc George Deukmejian cắt băng khánh thành 13 bảng hướng dẫn từ xa lộ 405 và xa lộ 22 vào Little Saigon, thì hôm nay, nơi này đã thật sự chuyển mình thành một “đặc khu” kinh tế độc đáo của Quận Cam.
Sự hiện diện của thế hệ thứ hai tạo nên không khí “Việt 2.0” cho
Little Saigon, như nhận xét của Tiến Sĩ Đặng Võ Thúy – “đậm chất Việt
nhưng cũng đầy sắc màu của văn hóa Mỹ.”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Little Saigon nở rộ hàng quán cho tuổi mới lớn
Kalynh Ngô & Thiên An/Người Việt
WESTMINSTER, Calif (NV) - “Tôi
mong muốn con đường Bolsa này, trong tương lai gần, trở thành một địa
điểm vui chơi tụ hội của thế hệ trẻ, những người sẽ mang về Little Sài
Gòn một nền 'văn hóa quốc tế'” - Sự kỳ vọng của ông Greg Johnson, cựu
giám đốc Dịch Vụ Cộng Đồng của thành phố Westminster trong nhiệm kỳ của
mình cách đây ba năm, có vẻ như đã và đang trở thành sự thực.
Tiệm Tebo Tebo với phong cách hiện đại,món ăn Việt, luôn tấp nập khách hàng trẻ. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Đúng như thế. Rất nhiều những tiệm trà boba, tiệm kem, nhà hàng, quán ăn với phong cách hiện đại trải dài trên đại lộ Bolsa, Westminster, Brookhurst. Và rất dễ dàng để thấy ngay những thanh thiếu niên trẻ tuổi là đối tượng khách hàng chính của các cơ sở thương mại này.
Điều gì khiến một số lượng lớn thanh thiếu niên gốc Việt quay về Little Saigon? Họ muốn tìm hiểu về văn hóa dân tộc? Họ muốn thưởng lãm nền ẩm thực? Hay họ có nhu cầu tìm về một nguồn cội? Giới trẻ đang tìm về Little Saigon hay chính Little Saigon đang ngày càng thu hút họ?
Tìm về Little Saigon
Một trong những người lớn lên và chứng kiến sự trở mình của
Little Saigon là anh Tâm Nguyễn, cựu Chủ Tịch Phòng Thương Mại Việt - Mỹ
và giám đốc trường thẩm mỹ Advance Beauty College.
Tâm theo gia đình sang Mỹ định cư năm 1975, lúc một tuổi. Nhớ về
những ngày tháng đầu tiên, anh nói: “Tâm lớn lên ở nơi không có nhiều
người Việt sinh sống. Suốt thời gian đi học, Tâm không có bạn là người
Việt Nam. Lúc đó, anh em Tâm chỉ được biết đến món ăn Việt, văn hóa Việt
qua những bữa cơm Mẹ nấu và những gì Ba Mẹ kể lại.”
Tâm Nguyễn: “Người Việt thích tự làm chủ” và “thế hệ thứ hai của chúng tôi có được ưu thế về sự ổn định tài chính kinh kế.” (Hình: Tâm Nguyễn) |
Anh không giấu được sự hào hứng khi thấy những người trẻ khác,
cũng như mình, đang trở về sống và làm việc tại Little Sagon, nhất là từ
thời điểm khoảng 5 năm trở lại đây.
“Quay trở về” đang trở thành một hiện tượng mà, theo suy nghĩ của
Tâm, thể hiện được “sự thành công của văn hóa Việt theo tiêu chuẩn Mỹ.”
Bà
Francis Thế Thủy, cựu chủ tịch Phòng Thương Mại Westminster, cho biết
hai người con của bà trước đây “luôn xin phép đi Irvine để ăn các món
tuổi teen như boba, đá xay.” Bây giờ thì “chỉ cần ra Little Saigon thôi
là đã có rất nhiều lựa chọn.”
Tương tự, cô Lâm Quỳnh, giảng viên dạy Toán tại một đại học cộng đồng, cho biết: “Tuy những người như tôi không phải mỗi ngày mỗi ăn đồ ăn Việt, nhưng thỉnh thoảng cũng đi cùng bạn bè để thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Hồi trước, những nhà hàng Việt Nam chưa đẹp và quan tâm đến vệ sinh bên trong lắm. Giờ thì có nhiều tiệm sạch sẽ, thoải mái hơn. Với tôi, cách trình bày quan trọng hơn món ăn. Tôi thích những tiệm mà khi đến với bạn bè, tôi thấy dễ chịu. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện với nhau."
Ngoài Lâm Quỳnh, hai cô con gái nhỏ của bà Francis, hay ông giám đốc trẻ tuổi Tâm Nguyễn, là hàng ngàn thanh thiếu niên khác đang trở về Little Saigon để sống, làm việc và vui chơi, giúp góp phần làm nơi này ngày thêm thịnh vượng.
Khi khách hàng ngày càng trẻ
Một điều không thể phủ nhận, là có một sự thay đổi rõ rệt về
thành phần tuổi tác và các yếu tố liên quan tại các cộng đồng Việt Nam ở
hải ngoại nói chung, và ở Little Saigon nói riêng kể từ những ngày đầu
tị nạn đến nay.
Và, dân số phát triển là một trong những câu trả lời cho sự sầm uất của các cơ sở thương mại nơi đây.
Dân số và thu nhập của cộng đồng gốc Việt tại Quận Cam 2000-2010. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt) |
Cách đây hơn 35 năm, số người gốc Việt sinh ra tại Quận Cam chỉ mới “hàng trăm,” nay đã lên hàng “chục ngàn.” Cho đến cách đây 15 năm, theo thống kê dân số năm 2000, người gốc Việt dưới 18 tuổi tại Quận Cam chỉ vào khoảng 35,000. Mười năm sau đó, con số này là hơn 40,000, tăng 12%.
Chí Tâm, 27 tuổi, một trong những người đồng sở hữu tiệm trà boba
“TeaCup” ngay trên đường Bolsa, nói: “Các nơi khác cũng tập trung người
trẻ. Irvine chẳng hạn. Nhưng giá thành mắc hơn Little Saigon. Ngay tại
đây, Little Saigon đang bắt đầu trở thành nơi tập trung mới của giới
trẻ, với các món tương tự, nhưng phù hợp túi tiền hơn.”
Chí Tâm, đồng sở hữu tiệm Teacup rất tin tưởng vào thị trường trẻ của Little Saigon. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Đưa mắt nhìn quanh “đứa con tinh thần” vừa khai trương hơn một tuần lễ, người chủ trẻ cho biết: “Giới trẻ thích các tiệm nước, đá bào, kem... Khách hàng của TeaCup sẽ ở độ tuổi 20 đến 30, và chủ yếu là người Việt.”
Chí Tâm không phải là người đầu tiên, cũng không phải duy nhất, chắc chắn chưa phải cuối cùng, nhắm vào thị trưởng trẻ tại đây. Cách Teacup không bao xa, còn nhiều quán tương tự, như Sweetea, Lollicup, Snow Monsters...
Văn hóa Mỹ là một khía cạnh thu hút giới trẻ. Điều này được cô giáo Lâm Quỳnh nhìn nhận: “Hồi trước, những nhà hàng Việt Nam chưa đẹp và quan tâm đến vệ sinh bên trong lắm. Giờ thì có nhiều tiệm sạch sẽ, thoải mái hơn. Với tôi, cách trình bày quan trọng hơn món ăn. Tôi thích những tiệm mà khi đến với bạn bè, tôi thấy dễ chịu. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện với nhau.”
Người cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Việt - Mỹ, Tâm Nguyễn, lại thích thú ở khía cạnh kinh tế: “Người Việt thích tự làm chủ” và “thế hệ thứ hai của chúng tôi có được ưu thế về sự ổn định tài chính kinh kế.”
Nhận định của Tâm Nguyễn phù hợp với số liệu thống kê dân số Hoa Kỳ. Tổng thu nhập trung bình của cộng đồng gốc Việt ở Quận Cam, California, gần $37 triệu vào năm 2010, so với chỉ $22.5 triệu của 10 năm trước đó. Tăng đến 60%!
Bà Francis Thế Thủy thì tin vào sự đáp ứng đúng vào nhu cầu của giới trẻ. Và sự thành công của các doanh nghiệp mới chắc chắn tác động tích cực lên cả các doanh nghiệp đã có từ lâu đời theo “truyền thống cũ.” “Các tiệm cũ giờ đây cũng phục vụ tốt hơn. Bên cạnh việc các business phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng, thì một phần cũng có thể là do giới trẻ ngày nay đã có thể hãnh diện là người Việt Nam. Hình ảnh của cộng đồng Việt Nam đã đẹp hơn trước, và các em được cha mẹ giáo dục để tự hào về nguồn gốc của chính mình.”
Ông Greg Johnson, cựu giám đốc Ủy Ban Dịch Vụ Cộng Đồng thành phố Westminster, thừa nhận rằng Little Saigon trước đây thiếu vắng hình ảnh giới trẻ. Lý do không phải vì tuổi trẻ “bỏ đi,” mà vì họ cảm thấy “lúng túng và khó khăn” trong tiến trình hòa nhập văn hóa Mỹ - Việt. Theo ông, sau gần 40 năm, cộng đồng Việt đã hòa chung nhiều hơn vào các cộng đồng khác, giúp cho các sắc dân khác cũng như thanh thiếu niên gốc Việt bớt đi sự e dè vì khác biệt văn hóa.
Các doanh nghiệp ra đời nhắm vào giới tiêu thụ trẻ tuổi có rất nhiều lý do để thành công tại Little Saigon. Trong số những người đầu tư vào đây, có cả những người không phải gốc Việt. Rõ ràng, Quận Cam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ về mặt sắc tộc và giao thoa văn hóa.
Anh Tâm Nguyễn nhận định: “Hãy để ý xem, crawfish, shaved ice… đâu
phải là ẩm thực Việt Nam, nhưng vẫn có rất nhiều nhà hàng, quán ăn như
thế được xây dựng trên con đường Bolsa, Brookhurst. Những người chủ đó
không phải người Việt, nhưng họ đã nghiên cứu và chuyển sang khẩu vị
thích hợp với người Việt mà không làm mất đi gia vị đặc thù của món ăn.”
Tiệm Monster trên đường Bolsa luôn có khách xếp hàng dài từ phía ngoài. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Nằm nơi góc của hai đại lộ chính: Little Saigon, Brookhurst và
Westminster, Tebo Tebo có thể được xem là kiểu mẫu của một văn hóa trẻ,
Mỹ - Việt hài hòa tại vùng đất mới của người tuổi trẻ gốc Việt. Tebo
Tebo mang dáng dấp của một rạp cinema với nhiều ánh đèn và màu sắc trẻ
trung, cả ngoài lẫn trong. Không gian thưởng thức thì … “rất Mỹ” – từ
cung cách phục vụ, cách bài trí món ăn, cho đến cung cách của người phục
vụ, thân thiện, lưu loát tiếng Anh lẫn tiếng Việt, menu đa dạng. “Rất
Mỹ,” Tebo Tebo lại có những món ăn “rất Việt.” Bò bía, bắp xào, ốc len
xào dừa…
Bắp xào, món ăn "vỉa hè" của Việt Nam trong tiệm Tebo Tebo. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Món phá lấu đặc biệt của tiệm Side Walk T House. (Hình: Thiên An/Người Việt) |
Không xa là bao, Sidewalk T House cũng là một điểm hò hẹn của giới trẻ Little Saigon, tuổi trung bình trên dưới 20. Phong cách sân vườn với những cây dù che giả lá dừa, nhạc đặc trưng “tuổi teen.” Từ bột chiên đến phá lấu, thêm tiếng nhạc của các cô ca sĩ “9X” Việt Nam. Little Saigon và Saigon chẳng khác nhau mấy qua âm nhạc và sức sống của giới trẻ.
Ở tầm vóc nhỏ hơn về không gian, nhưng không kém phong cách tươi trẻ, là hàng vài chục tiệm trà boba chen vai thích cánh trên các con đường thuộc các thành phố làm nên Little Saigon: Fountain Valley, Westminster, Garden Grove.
Và sẽ không dừng tại đây, cứ vài tháng lại có thêm một tiệm tương tự TeaCup, Sidewalk T House ra đời.
Tiến Sĩ Đặng Võ Thúy, chuyên gia về lưu trữ của Thư Viện Lưu Trữ Đông Nam Á (SEAA) thuộc Đại Học Irvine, nhận xét: “Theo các luận án mà tôi nghiên cứu, và theo chính những gì mà cá nhân tôi chứng kiến được, giới trẻ đang có xu hướng trở về sống và làm việc xung quanh Little Saigon.Hai lý do chính yếu: họ khao khát được gần gũi với nguồn văn hóa và ngôn ngữ tại đây.”
Nhìn lại 26 năm trước, từ ngày Thống đốc George Deukmejian cắt băng khánh thành 13 bảng hướng dẫn từ xa lộ 405 và xa lộ 22 vào Little Saigon, thì hôm nay, nơi này đã thật sự chuyển mình thành một “đặc khu” kinh tế độc đáo của Quận Cam.
Sự hiện diện của thế hệ thứ hai tạo nên không khí “Việt 2.0” cho
Little Saigon, như nhận xét của Tiến Sĩ Đặng Võ Thúy – “đậm chất Việt
nhưng cũng đầy sắc màu của văn hóa Mỹ.”