Xe cán chó
Loại Nhân Tài Này Không Chê Tiền: Nhân tài do đảng chọn cũng chê đảng
ĐÀ NẴNG (NV) - Trung tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao của thành phố Đà Nẵng (CPHUD) tuyên bố, đã gửi đơn kiện bảy “nhân tài” mà thành phố này gửi đi du học nhưng học xong không quay về.
ĐÀ NẴNG (NV) - Trung tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao của thành phố Đà Nẵng (CPHUD) tuyên bố, đã gửi đơn kiện bảy “nhân tài” mà thành phố này gửi đi du học nhưng học xong không quay về.
ĐÀ NẴNG (NV) - Trung tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao của thành phố Đà Nẵng (CPHUD) tuyên bố, đã gửi đơn kiện bảy “nhân tài” mà thành phố này gửi đi du học nhưng học xong không quay về.
Đào tạo nghề ở một trường dạy nghề tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long -
khu vực vẫn được xem là thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển
kinh tế. (Hình: Người Lao Động)
Bảy “nhân tài” bị kiện đã được chính quyền thành phố cử đi du học ở ngoại quốc theo chương trình có tên là “Đề Án 922,” chi phí cho bảy “nhân tài” này lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng học xong, họ đi luôn không trở lại.
“Đề Án 922” của thành phố Đà Nẵng đã lấy công quỹ trả học phí, sinh hoạt phí cho các “nhân tài” đi học ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam. Theo hợp đồng, những “nhân tài” này phải quay về Đà Nẵng, phục vụ tối thiểu bảy năm. Tuy nhiên tính tới Tháng Bảy năm 2015, trong 625 “nhân tài” được CPHUD lựa chọn theo “Đề Án 922” (397 “nhân tài” theo học đại học, 109 “nhân tài” theo học cao học) thì chỉ có chừng một nửa “nhân tài” quay về Đà Nẵng làm việc, trong đó chủ yếu là 163 “nhân tài” được hỗ trợ để học đại học ngay tại Việt Nam. Số còn lại không hẹn ngày về.
Trước nữa, vào thượng tuần Tháng Tám, đại học Đà Nẵng từng công bố quyết định cho thôi việc sáu giảng viên. Những giảng viên này nằm trong số 18 giảng viên được cử đi du học ở ngoại quốc theo “Đề Án 922” nhưng học xong không chịu trở về.
Đại học Đà Nẵng cho biết, trong 18 giảng viên vừa kể, có 7 là giảng viên đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 5 là giảng viên đại học Sư Phạm Đà Nẵng, 3 là giảng viên đại học Kinh Tế, 2 là giảng viên cao đẳng Công Nghệ. Chi phí trung bình cho một giảng viên đi du học tại ngoại quốc trung bình khoảng 80,000 Mỹ kim/người.
Tuy thừa nhận thiệt hại về tài chính rất lớn, song lúc ấy, viên trưởng phòng tổ chức của đại học Đà Nẵng xác nhận, một số giảng viên được cử đi du học ở ngoại quốc và không chịu trở lại đang có sự thăng tiến rất đáng kể nhờ ở lại ngoại quốc. Cũng vì vậy nên đại học Đà Nẵng nhận ra rằng phải ứng xử khác thay vì lên án. Họ hy vọng trong tương lai, những giảng viên không chịu quay về sẽ nghĩ ra cách đóng góp cho nơi đã cử họ đi du học.
Không riêng Đà Nẵng mà chính quyền nhiều địa phương tại Việt Nam cũng đang “ngậm đắng, nuốt cay” khi tuyển lựa “nhân tài,” xuất công quỹ gửi họ ra ngoại quốc học nhưng học xong họ chê chính quyền CSVN, không thèm trở lại. Những “nhân tài” quay về thì đa số là do quá kém, không đủ khả năng hoàn tất chương trình học.
Năm 2005, các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thực hiện “Chương trình Mekong 1,000.” Dù chương trình này ngốn hết 19 triệu Mỹ kim nhưng bị xem là một thất bại nặng nề.
Mục tiêu của “Chương trình Mekong 1,000” là tuyển chọn khoảng 1,000 cán bộ, đảng viên đã tốt nghiệp đại học, cao học, gửi ra ngoại quốc đào tạo để có một đội ngũ đủ khả năng làm nòng cốt trong việc quản lý, nghiên cứu, đào tạo nhân lực. Chi phí trung bình cho việc đào tạo một thạc sĩ ở ngoại quốc khoảng 35,000 Mỹ kim và cho một tiến sĩ ở ngoại quốc khoảng 60,000 Mỹ kim.
Tính đến Tháng Bảy vừa qua, “Chương trình Mekong 1,000” đã gửi ra ngoại quốc 522 người để theo học các nhóm ngành: Kinh Tế, Nông Nghiệp - Thủy Sản, Công Nghệ Sinh Học - Công Nghệ Thực Phẩm, Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông, Giáo Dục, Luật, Xây Dựng, Môi Trường, Hợp Tác Quốc Tế,...
Dẫu không có số liệu cụ thể về chương trình này nhưng đánh giá của một số viên chức có thẩm quyền liên quan về “Chương trình Mekong 1,000” xác định, dù rất tốn kém “Chương trình Mekong 1,000” đã thất bại. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thất bại của “Chương trình Mekong 1.000” là chỉ tuyển chọn “nhân tài” từ cán bộ, đảng viên.
Trong cuộc trò chuyện với tờ Người Lao Động về “Chương trình Mekong 1,000,” ông Phạm Trung Quân, phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh An Giang, cho biết, An Giang dự tính tuyển chọn 100 cán bộ gửi ra ngoại quốc đào tạo cao học và tiến sĩ. Tuy nhiên đến nay An Giang chỉ gửi được ba cán bộ đi học ở ngoại quốc vì những khó khăn do: Cách thức tuyển chọn. Lúng túng trong việc chọn nơi bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho ứng viên,...
Tương tự, ông Phan Văn Tiếu, phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Đồng Tháp, tiết lộ, Đồng Tháp chỉ chọn được 40 cán bộ gửi ra ngoại quốc đào tạo. Tuy nhiên sau khi hoàn tất các khóa học ở ngoại quốc, 38 thạc sĩ và 2 tiến sĩ này “chưa phát huy được hiệu quả.”
Ông Lê Việt Dũng, hiệu phó đại học Cần Thơ, nhận định, sau khi tốt nghiệp các khóa học ở ngoại quốc, khi quay về, một số ứng viên vỡ mộng và phá vỡ cam kết phục vụ. Ngoài ra còn có khoảng 2% ứng viên bỏ học, ở lại ngoại quốc vì lý do kinh tế hay kết hôn với người ngoại quốc.
Ông Nguyễn Hữu Thời, Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên - Chuyên nghiệp của Sở Giáo Dục - Đào Tạo tỉnh Đồng Tháp, không cung cấp tỉ lệ bỏ học giữa chừng nhưng khẳng định có “nhiều trường hợp” như vậy.
Khi được đề nghị đánh giá về “Chương trình Mekong 1,000,” ông Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng, lý do khiến chương trình này thất bại là từ hai phía. Những cán bộ được gửi ra ngoại quốc đào tạo không đủ cố gắng và hệ thống công quyền chưa biết sử dụng hoặc chưa muốn tạo điều kiện cho những người đã được đào tạo ở ngoại quốc về làm việc. (G.Đ)
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Loại Nhân Tài Này Không Chê Tiền: Nhân tài do đảng chọn cũng chê đảng
ĐÀ NẴNG (NV) - Trung tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao của thành phố Đà Nẵng (CPHUD) tuyên bố, đã gửi đơn kiện bảy “nhân tài” mà thành phố này gửi đi du học nhưng học xong không quay về.
ĐÀ NẴNG (NV) - Trung tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao của thành phố Đà Nẵng (CPHUD) tuyên bố, đã gửi đơn kiện bảy “nhân tài” mà thành phố này gửi đi du học nhưng học xong không quay về.
Đào tạo nghề ở một trường dạy nghề tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long -
khu vực vẫn được xem là thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển
kinh tế. (Hình: Người Lao Động)
Bảy “nhân tài” bị kiện đã được chính quyền thành phố cử đi du học ở ngoại quốc theo chương trình có tên là “Đề Án 922,” chi phí cho bảy “nhân tài” này lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng học xong, họ đi luôn không trở lại.
“Đề Án 922” của thành phố Đà Nẵng đã lấy công quỹ trả học phí, sinh hoạt phí cho các “nhân tài” đi học ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam. Theo hợp đồng, những “nhân tài” này phải quay về Đà Nẵng, phục vụ tối thiểu bảy năm. Tuy nhiên tính tới Tháng Bảy năm 2015, trong 625 “nhân tài” được CPHUD lựa chọn theo “Đề Án 922” (397 “nhân tài” theo học đại học, 109 “nhân tài” theo học cao học) thì chỉ có chừng một nửa “nhân tài” quay về Đà Nẵng làm việc, trong đó chủ yếu là 163 “nhân tài” được hỗ trợ để học đại học ngay tại Việt Nam. Số còn lại không hẹn ngày về.
Trước nữa, vào thượng tuần Tháng Tám, đại học Đà Nẵng từng công bố quyết định cho thôi việc sáu giảng viên. Những giảng viên này nằm trong số 18 giảng viên được cử đi du học ở ngoại quốc theo “Đề Án 922” nhưng học xong không chịu trở về.
Đại học Đà Nẵng cho biết, trong 18 giảng viên vừa kể, có 7 là giảng viên đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 5 là giảng viên đại học Sư Phạm Đà Nẵng, 3 là giảng viên đại học Kinh Tế, 2 là giảng viên cao đẳng Công Nghệ. Chi phí trung bình cho một giảng viên đi du học tại ngoại quốc trung bình khoảng 80,000 Mỹ kim/người.
Tuy thừa nhận thiệt hại về tài chính rất lớn, song lúc ấy, viên trưởng phòng tổ chức của đại học Đà Nẵng xác nhận, một số giảng viên được cử đi du học ở ngoại quốc và không chịu trở lại đang có sự thăng tiến rất đáng kể nhờ ở lại ngoại quốc. Cũng vì vậy nên đại học Đà Nẵng nhận ra rằng phải ứng xử khác thay vì lên án. Họ hy vọng trong tương lai, những giảng viên không chịu quay về sẽ nghĩ ra cách đóng góp cho nơi đã cử họ đi du học.
Không riêng Đà Nẵng mà chính quyền nhiều địa phương tại Việt Nam cũng đang “ngậm đắng, nuốt cay” khi tuyển lựa “nhân tài,” xuất công quỹ gửi họ ra ngoại quốc học nhưng học xong họ chê chính quyền CSVN, không thèm trở lại. Những “nhân tài” quay về thì đa số là do quá kém, không đủ khả năng hoàn tất chương trình học.
Năm 2005, các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thực hiện “Chương trình Mekong 1,000.” Dù chương trình này ngốn hết 19 triệu Mỹ kim nhưng bị xem là một thất bại nặng nề.
Mục tiêu của “Chương trình Mekong 1,000” là tuyển chọn khoảng 1,000 cán bộ, đảng viên đã tốt nghiệp đại học, cao học, gửi ra ngoại quốc đào tạo để có một đội ngũ đủ khả năng làm nòng cốt trong việc quản lý, nghiên cứu, đào tạo nhân lực. Chi phí trung bình cho việc đào tạo một thạc sĩ ở ngoại quốc khoảng 35,000 Mỹ kim và cho một tiến sĩ ở ngoại quốc khoảng 60,000 Mỹ kim.
Tính đến Tháng Bảy vừa qua, “Chương trình Mekong 1,000” đã gửi ra ngoại quốc 522 người để theo học các nhóm ngành: Kinh Tế, Nông Nghiệp - Thủy Sản, Công Nghệ Sinh Học - Công Nghệ Thực Phẩm, Công Nghệ Thông Tin, Viễn Thông, Giáo Dục, Luật, Xây Dựng, Môi Trường, Hợp Tác Quốc Tế,...
Dẫu không có số liệu cụ thể về chương trình này nhưng đánh giá của một số viên chức có thẩm quyền liên quan về “Chương trình Mekong 1,000” xác định, dù rất tốn kém “Chương trình Mekong 1,000” đã thất bại. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thất bại của “Chương trình Mekong 1.000” là chỉ tuyển chọn “nhân tài” từ cán bộ, đảng viên.
Trong cuộc trò chuyện với tờ Người Lao Động về “Chương trình Mekong 1,000,” ông Phạm Trung Quân, phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh An Giang, cho biết, An Giang dự tính tuyển chọn 100 cán bộ gửi ra ngoại quốc đào tạo cao học và tiến sĩ. Tuy nhiên đến nay An Giang chỉ gửi được ba cán bộ đi học ở ngoại quốc vì những khó khăn do: Cách thức tuyển chọn. Lúng túng trong việc chọn nơi bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho ứng viên,...
Tương tự, ông Phan Văn Tiếu, phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Đồng Tháp, tiết lộ, Đồng Tháp chỉ chọn được 40 cán bộ gửi ra ngoại quốc đào tạo. Tuy nhiên sau khi hoàn tất các khóa học ở ngoại quốc, 38 thạc sĩ và 2 tiến sĩ này “chưa phát huy được hiệu quả.”
Ông Lê Việt Dũng, hiệu phó đại học Cần Thơ, nhận định, sau khi tốt nghiệp các khóa học ở ngoại quốc, khi quay về, một số ứng viên vỡ mộng và phá vỡ cam kết phục vụ. Ngoài ra còn có khoảng 2% ứng viên bỏ học, ở lại ngoại quốc vì lý do kinh tế hay kết hôn với người ngoại quốc.
Ông Nguyễn Hữu Thời, Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên - Chuyên nghiệp của Sở Giáo Dục - Đào Tạo tỉnh Đồng Tháp, không cung cấp tỉ lệ bỏ học giữa chừng nhưng khẳng định có “nhiều trường hợp” như vậy.
Khi được đề nghị đánh giá về “Chương trình Mekong 1,000,” ông Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng, lý do khiến chương trình này thất bại là từ hai phía. Những cán bộ được gửi ra ngoại quốc đào tạo không đủ cố gắng và hệ thống công quyền chưa biết sử dụng hoặc chưa muốn tạo điều kiện cho những người đã được đào tạo ở ngoại quốc về làm việc. (G.Đ)
(Giáo Dục)