Đoạn Đường Chiến Binh

Lời nói không đúng về tướng Ngô Quang Trưởng-Phan Nhật Nam

Chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng nói. Sự Việc: Bắt đầu với bài viết "Tướng Ngô Quang Trưởng, ông là ai?"- SàiGòn Nhỏ Orange Số ngày 26/1/2007. Trg53-Trích đoạn từ "Hoàng Lạc Hà Mai Việt, Blind Design (tư liệu Anh Ngữ) hay "Nam Việt Nam 1954-1975",

Dẫn Nhập: Ngày 22 tháng 1, 2007, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng về trời để lại mối hoài niệm kính quý sâu xa đối với hầu hết người Việt hải ngoại.. Chẳng những là do tấm lòng nhớ nước, tình nghĩa quân binh của tập thể trước đây là Người Lính/QLVNCH và gia đình họ, nhưng có thể nói đấy là biểu hiện ân sâu nghĩa trọng của Người Dân Miền Nam, cụ thể hơn đối với dân chúng Vùng Hỏa Tuyến Trị-Thiên trong những ngày lửa đạn cùng cực điêu linh Mậu Thân, 1968; Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. Bởi họ đã từng có lời chào mừng thắm thiết: "Cứ chạy vô Mang Cá, Ông Trưởng đang ở trung (trong) đó!" Hoặc, "Ông Trưởng đã ra ngoài Huế rồi bà con ơi! Lính mình đổ bộ bên An Cựu, dưới Bãi Dâu rồi! Lính mình tới! Lính mình tới!! Mỹ tới! Mỹ tới!" Phải, Người Lính QLVNCH, Người Lính Quân Lực Mỹ dù có bị xuyên tạc, bêu nhục đến bao nhiêu, trong lòng người dân xứ Huế, Quảng Trị vẫn đã là hình tượng của Hy Vọng Sống Sót, nguồn lực Giải Cứu Bình An. Và trên cao tất cả, một trong những biểu tượng điễn hình cho cuộc chiến đấu cao thượng của những người lính ấy là Tướng Quân Ngô Quang Trưởng. Chúng tôi không hề nói quá lời. Lịch Sử Dân Tộc, Lòng Người Dân Miền Nam nhớ nước hẳn còn nguyên vẹn ảnh hình Người Lính QLVNCH, vị Tướng Quân tận trung Bảo Quốc-An Dân. Ðến như người cộng sản nhẫn tâm kia cũng không hề có lời xem thường xúc phạm, nhưng bởi đã có những lời bất cập của một bài báo bất xứng.. Chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng nói. Sự Việc: Bắt đầu với bài viết "Tướng Ngô Quang Trưởng, ông là ai?"- SàiGòn Nhỏ Orange Số ngày 26/1/2007. Trg53-Trích đoạn từ "Hoàng Lạc Hà Mai Việt, Blind Design (tư liệu Anh Ngữ) hay "Nam Việt Nam 1954-1975", Sugarland, TX 1966. trg 176-184" Tiếp theo là bài viết đặt vấn đề đối với nội dung trên của hai ông Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà: "Sự thật về bài viết về Tướng Ngô Quang Trưởng, The Little Sàigon News of Orange, March09, 2007. P74". Trước khi đề cập vấn đề do hai ông Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà (NTT&SH) nêu lên, người viết thấy cần phải tự xác định: Trước 1975, chúng tôi không hề có liên hệ vật chất, tinh thần nào đối với hai tác giả gốc quân đội Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt (HVL&HMV); và nay thì hoàn toàn không quen biết dưới bất kỳ dạng thức nào đối với hai người viết Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà (NTT&SH) - Và đối tượng đang đề cập, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng cũng chỉ là một biểu tượng điễn hình của Người Lính QLVNCH đối với chúng tôi - Lớp thanh niên sinh trong thập niên 40, nhập ngũ những năm 60, đến Mỹ theo Chương Trình H.O ở những năm sau 90. Tóm lại, chúng tôi hoàn toàn thủ đắc vị thế của một nhân sự khách quan - Nói rõ hơn, vị thế trung lập của một người đọc bài viết của bốn tác giả kể trên. Nói như thế hẳn đủ. Xin vào chuyện..
Bài viết của hai tác giả Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà (NTT&SH) dựa trên tiền đề "Sự Kiện và Sự Trạng" gồm nội dung: 1/Ông Hoàng Văn Lạc là một trong bốn trong bốn sĩ quan được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (khi rời Quân Ðoàn IV, Ðồng Bằng Cửu Long, tháng 5/1972) điều động theo ra Quân Ðoàn I để giữ chức Tham Mưu Trưởng Tiền Phương, kiêm Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ. Ông HVL đóng tại thành Mang Cá, Huế (Ðiều nầy có điểm không chính xác, sẽ nói lại phần dưới-Pnn)
2/Ông Hà Mai Việt nguyên Tỉnh Trưởng Quảng Trị bị Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cách chức vì Tỉnh Quảng Trị mất vào tay Việt Cộng, 4/1972 (Sự kiện nầy cũng sẽ được nêu rõ lại ở phần sau - Pnn)
Vấn Ðề: Căn cứ "Sự Kiện và Sự Trạng" kể trên, hai tác giả NTT&SH trình bày nhận định về bài viết của hai ông HVL& HMV theo những luận điểm sau:
1/Binh Nghiệp-Chiến Công. Theo hai tác giả NTT&SH, hai ông HVL& HMV "chỉ khen ngợi "hành động anh dũng"của Tướng Trưởng khi cứu mạng một cố vấn Hoa Kỳ"nên được bỗ nhiệm chức vụ Sư Ðoàn I Bộ Binh (Thừa Thiên-Huế); Tư Lệnh Quân Ðoàn IV (Ðồng bằng Cửu Long); Tư Lệnh Quân Ðoàn I (Trị-Thiên/Quảng-Ðà/Quảng Tín/Quảng Ngãi). Viết như thế hai ông HVL&HMV "đã cố ý bỏ qua rất nhiều chiến công của Tướng Trưởng": Hai lần thăng cấp mặt trận 1955; 1964; lần bảo vệ Huế thành công, Mậu Thân 1968; tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, 1972. Hai tác giả NTT&SH nêu câu hỏi #1: "Người ta tự hỏi có lẻ nào hai ông HVL&HMV không biết hoặc kém trí nhớ đến nỗi bỏ qua quá nhiều chiến công lừng lẫy vừa kể? Và như thế là chủ quan hay khách quan?"
2/Thể Thức Xưng Hô Không Ðúng Quân Cách: Hai ông NTT&SH nhận định tiếp: Hai ông HVL& HMV dựng nên hình ảnh Tướng Ngô Quang Trưởng tầm thường, sỡ dĩ được thăng thưởng là nhờ Tướng Cao Văn Viên nâng đỡ qua đoạn văn (có ẩn ý chê bai): "..Tướng Cao Văn Viên cũng hỗ trợ Trưởng, khi Ông (CVV) còn là Chỉ Huy Trưởng Sư Ðoàn Dù. Do đó, Trưởng có nhiều cơ hội tiến thân trong đời binh nghiệp". Dựa trên câu trích dẫn (có ẩn ý chê bai) nầy, hai ông NTT&SH nêu câu hỏi #2: "Cần lưu ý rằng, họ (HVL& HMV) là hai sĩ quan thuộc cấp của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, (nhưng) thay vì xưng hô "Trung Tướng Ngô Quang Trưởng" họ chỉ gọi "Trưởng"và "Trưởng".
3/Hạ Thấp Hình Ảnh Thượng Cấp: Căn cứ đoạn văn sau đây (của hai tác giả HVL& HMV), hai ông NTT&SH nêu nên cáo buộc: 31/"Hơn nữa, tuy có "khen"tướng Trưởng cần mẫm chu đáo nhưng họ (HVL& HMV) (lại) kéo theo những "chi tiết mơ hồ" như Tướng Trưởng "san sẻ mọi lợi lộc, mọi tài chánh, mọi thăng chức..v..v"
32/ "Hai ông tác giả (HVL&HMV) đã cố ý hạ thấp Tướng Ngô Quang Trưởng (trong việc quyết định) liên hệ lệnh rút quân rút bỏ Vùng I (3/1975)
33/Hình ảnh của Tướng Ngô Quang Trưởng càng bị hạ thấp vì hai ông tác giả đã mô tả Tướng Trưởng như "vô tư cách, bất phục tùng" Tướng Viên.. Họ (HVL&HMV) lại viện dẫn lời của Tướng CVV (nói với Tướng Thọ, Trưởng Phòng 3/BTTM) sau một cuộc tranh luận (ở Mỹ, sau 1975) với Tướng Trưởng: "Tụi nó học đòi thói mới! Nếu còn ở VN loại nầy đã bị vặn cổ toi mạng"
4/Tự Ðề Cao-Sai Sự Thật: Ðoạn văn nầy trích dẫn nhiều sự việc: 41/Tác giả Hoàng Văn Lạc bị quy kết "tội tự đề cao" qua câu viết: "Tôi cần nói thêm là năm 1960 tôi "đã"là Ðại tá thực thụ, Tướng Trưởng chỉ "mới"là thiếu úy". Hai ông NTT&SH đưa ra cớ chứng: Năm 1955, Tướng NQT đã là Trung Úy do thăng cấp mặt trận. Sự kiện kể sai cấp bậc Tướng NQT (của HVL) là một hành vi cố ý để "đề cao cấp bậc mình".
42/Theo nhận định của hai người viết NTT&SH thì: "Ông HVL "chê" Tướng Trưởng kém kiến thức nhưng "khéo léo khen"Tướng Trưởng biết chọn cộng sự viên và dùng tới tài chuyên môn của họ" Người được Tướng Trưởng chọn làm cộng sự viên và biết dùng tài của người ấy không ai khác: Thiếu Tướng Tư Lệnh Phó (đặc trách) Lãnh Thổ Hoàng Văn Lạc.
43/Hai ông NTT&SH nêu thêm chi tiết: "Vợ con ông HVL rời Ðà Nẵng lúc 9:30 sáng ngày 18/3/75 trong lúc Huế đến ngày 25/3 mới thất thủ.. Trong lúc vợ con Tướng Trưởng chỉ rời khỏi Sài Gòn ngày 26/4, trước ngày 30/4 đến bốn ngày." Tuy nhiên, ông HVL đã viết cho TướngTrưởng những lời "thông cảm cao cả": ".. Khi phải đương đầu với hiểm nguy, nếu ai ở trong tình cảnh của Trưởng, khi mà vợ trẻ con thơ bị CIA lôi kéo đi trước đó vài tháng thì dù trái tim sắt đá cũng phải ngã gục.."
Chúng tôi ngưng phần trích dẫn các ý chính trong hai nội dung của bốn người viết nói trên để trình bày ý kiến của bản thân qua những vấn đề họ đặt nên. Những sự việc cần nói rõ và chính xác như sau:
1/Trước khi Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc (sẽ nói rõ về "yếu tố so sánh cấp bậc cao thấp" ở đoạn tiếp sau) được điều theo Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ra Vùng I (5/1972) để đảm nhiệm chức vụ Phụ Tá Tư Lệnh Ðặc Trách Lãnh Thổ, ông là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Tướng Lạc thuộc thành phần sĩ quan chuyên viên, tuy trước đây ông đã giữ những chức vụ chỉ huy đơn vị tác chiến bộ binh từ cấp trung đội đến cấp sư đoàn trong giai đoạn từ 1950 đến 1957. Sau lần Ðệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) thành hình, ông giữ những chức vụ tham mưu, hành chánh (Lữ Ðoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ (1957-58); Tỉnh Trưởng Kiên Giang (1958-1961); qua Ðệ Nhị Cộng Hòa (1963-1975), ông là Thứ Trưởng Phụ Trách Phát Triển Nông Nghiệp (1968). Việc đưa ông vào chức vụ phụ tá Tướng Ngô Quang Trưởng về lãnh thổ hoàn toàn tùy thuộc về Thủ Tướng Khiêm, và quyết định của Tổng Thống Thiệu. Thế nên, không có vấn đề, "Tướng Trưởng khéo chọn người có tài" cho dù người ấy tài giỏi đến đâu. Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, Phụ Tá Tư Lệnh Ðặc Trách Lãnh Thổ không đóng ở Thành Mang Cá Huế, nơi nầy là Bộ Tư lệnh Tiền Phương với Tư Lệnh Phó, Trung Tướng Lâm Quang Thi.
2/Trường hợp Ðại Tá Hà Mai Việt cũng có tính cách tương tự như của Thiếu Tướng Lạc: Ðại Tá Việt xuất thân Khóa 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (1955), chuyên ngành Thiết Giáp, Quân Chủng Bộ Binh. Xen kẻ với những chức vụ tham mưu, huấn luyện, tổ chức thuộc Binh Chủng Thiết Giáp, ông đã làm Quận Trưởng Phú Hòa, Bình Dương (1971); Tỉnh Trưởng Quảng Trị (1972). Việc đề cữ Ðại Tá Việt giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Quảng Trị là do chính Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đề nghị với Tổng Thống Thiệu cùng lần với chiến dịch phản kích tái chiếm Quảng Trị (6-9/1972) (HMV, Thép&Máu Sugarland, Texas, 2005. Trg162). Vào giai đoạnTháng 4, 1975, Ðại Tá Việt giữ chức vụ Phụ Tá Hành Quân Sư Ðoàn 25 Bộ Binh (Hậu Nghĩa) do Tướng Lý Tòng Bá tư lệnh. Tướng Bá là bạn đồng binh chủng thiếp giáp với Ðại Tá Việt.
Tóm lại, với những chức vụ hành chánh có tính độc lập (tương đối) tách biệt so với vị thế của tư lệnh (về mặt quân sự)ï của Tướng Ngô Quang Trưởng như vừa trình bày, hai tác giả Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt đáng ra (thêm được hoàn cảnh thuận tiện cho việc viết tài liệu, quân sử) phải có cách nhìn khách quan, trung trực đối với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng - Người đã là tư lệnh trực tiếp chỉ huy họ. Nhưng tại sao? Tại sao có những tiếng lời không chính xác, nhiều ẩn ý, thiếu suy xét như đã xuất hiện trong "Blind Design/Nam Việt Nam 1954-1975" mà chúng tôi vừa trích dẫn lại từ bài viết của hai ông Nguyễn Thế Thiên và Sơn Hà đã nêu ra.
Từ chữ, nghĩa của bốn người viết kể trên chúng tôi tiếp tục câu chuyện..
1- Về câu hỏi Số1 (của NTT&SH): "Hai ông HVL&HMV (đã) bỏ qua nhiều chiến công lớn của Tướng Ngô Quang Trưởng mà chỉ nhắc đến "hành động anh dũng của Tướng Trưởng" khi cứu mạng một cố vấn Hoa Kỳ". Câu hỏi của hai ông NTT&SH đúng ra phải đặt trong toàn thể mạch văn của một nội dung gồm những chi tiết "mâu thuẩn, đối chỏi"nhau, không có tính liên tục (bắt buộc khi viết theo cách biên niên sử) qua trình bày tài liệu về người, việc quân sự: "..Mỗi tuần 6 hoặc 7 ngày, Tướng Trưởng dùng trực thăng đáp khắp mọi nơi để đôn đốc thăm hỏi binh sĩ (sự kiện của "Thập niên 70"-Pnn).. Sự nghiệp của Tướng Trưởng bắt đầu từ năm 1964 (trở ngược lại thời gian của "trước 1965" –Pnn), khi ông còn chỉ huy một tiểu đoàn (TÐ5ND)….. Ông đã can đảm cứu sống Ðại úy cố vấn Thomas B. Thockmorton khi anh ta bị thương nặng. Ðại Úy Thomas là con của Trung Tướng John Thockmorton, Tư Lệnh Phó MACV.. Nhờ vào những thành tích gặt hái được (của Tướng NQT), Tướng Cao Văn Viên khi còn làm Tư Lệnh Sư Ðoàn Dù "đã hết lòng nâng đỡ Trưởng"vì vậy mà ông có nhiều cơ hội tiến thân trên đường binh nghiệp (trở lại thời gian của "đầu thập niên 60"-Pnn) (HL&HMV sđd, trg178-179). Những điều nầy hoàn toàn (suy diễn, phân tích) không chính xác, (ẩn) ý khen, chê lẫn lộn, chồng chéo nhau. Chúng tôi minh xác từng điểm một: a/KhiÐại Úy Thomas bị thương thì phải làm bãi đáp (an toàn) để tản thương (ông ta cùng các thương binh khác), đấy là "nhiệm vụ chung" của tất cả những người lính Tiểu Ðoàn 5 Dù dưới quyền chỉ huy của các Ðại Ðội Trưởng Lê Quang Lưỡng, Võ Trọng Hầu, Ngô Lê Tỉnh.. không là "hành vi can đảm" của (riêng) Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Ngô Quang Trưởng. b/Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng trong hai năm 1964, 65 đã chỉ huy TÐ5ND chiến thắng hai trận lớn có tính quyết định: Trận Ðỗ Xá (Quảng Ngãi, 4/1964, lên cấp Thiếu Tá Thực Thụ do Tướng Ðỗ Cao Trí thăng cấp tại chiến trường). Tháng 2/1965 chiến thắng Hắc Dịch, vùng Núi Ông Trịnh, Phước Tuy lên cấp Trung Tá, chuyển về bộ tư lệnh giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Lữ Ðoàn Nhảy Dù. c/Từ yếu tố (#b) vừa kể chúng ta có xác chứng: Tướng Cao Văn Viên "không hề nâng đỡ riêng"Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng, bởi Tướng Viên "đã rời" Bộ Tư Lệnh Lữ Ðoàn Nhảy Dù từ đầu năm 1965 - Ðến 15/12/1965, Lữ Ðoàn Dù mới đổi phiên hiệu thành Sư Ðoàn Duø.
Tài thao lược của Tướng Quân Ngô Quang Trưởng không chỉ thể hiện ở cấp tiểu đoàn (như nhận xét thông thuờng của giới quân sự Pháp, Mỹ đối với cấp tướng lãnh Việt Nam) nhưng đã phát triễn trên những cấp độ cao để biến đổi Sư Ðoàn I Bộ Binh nên thành đơn vị bộ binh tác chiến hàng đầu của quân lực Miền Nam. Sư Ðoàn I Bộ Binh đã cùng với các đơn vị bạn (Biệt Ðộng Quân, Nhảy Dù, TQLC..) thuộc lực lượng liên quân Việt-Mỹ lập nên chiến thắng lẫm liệt qua biễu tượng dựng lại Lá Cờ Vàng Ba Sọc lên Kỳ Ðài Cố Ðô Huế (24/2/1968). Và chiến thắng vang dội núi sông thêm một lần xác chứng sức chiến đấu thần kỳ của Quân Lực VNCH - Tái chiếm Quảng Trị trỗi lộng lá cờ liêng thiêng của Tổ Quốc Việt Nam trên gạch đá điêu tàn Cỗ Thành Ðinh Công Tráng, 14 Tháng 9, 1972 - Chiến thắng lừng lẫy nầy không do "Tướng Cao Văn Viên hỗ trợ", nhưng từ Tướng Quân Ngô Quang Trưởng với những đơn vị thuộc quyền: "Ông ta đã làm cho ban tham mưu hoạt động chưa từng có ở Quân Ðoàn I. Tướng Trưởng đã đẩy bộ máy kia chạy với một tư thế khẩn cấp không bao giờ thấy từ trước tới nay" Lời báo cáo của Tướng Fred Koesen, Cố Vấn Trưởng QÐI với Ðại Tướng Abrams (Lewis Sorley, A Better War, Harvest Book, FL, US1999., p.332)
2- Câu hỏi Số 2 (của NTT&SH): Về việc hai ông HVL&HMV gọi tộc danh "Trưởng" thay vì gọi đủ phương danh, cấp bậc "Trung Tướng Ngô Quang Trưởng". Chúng tôi không đề cập đến vì nghĩ rằng đây là "quan điểm, phản ứng tâm lý, cá tính riêng" của hai tác giả HVL&HMV. Phần chúng tôi thì không thể (không bao giờ) gọi họ là "Lạc" và Việt" vì luôn duy trì, giữ gìn quan niệm: Quân Phong, Quân Kỹ luôn buộc Người Quân Nhân QLVNCH phải kính trọng những Sĩ Quan Niên Trưởng lớn cấp bậc họ cho dẫu có bất đồng ý kiến chính trị, quan điểm xã hội, chủ trương văn hóa, ý niệm điều quân với những đối tượng nầy..
3- Câu hỏi Số 3 liên quan về những yếu tố mà hai ông NTT&SH gọi là những "chi tiết mơ hồ" do hai tác giả HVL&HMV đã nêu ra với hậu ý, "Hạ thấp hình ảnh (giá trị) thượng cấp". Ðấy là những câu đoạn:"..Tướng Trưởng "san sẻ"û mọi lợi lộc, mọi tài chánh, mọi thăng chức..v.v (Ýù nói Tướng Trưởng chia chác quyền lợi "không chính đáng"với thuộc cấp - Pnn); hoặc, "Tướng Trưởng không xa lạ gì với những lệnh lạc kỳ cục hay quái lạ (từ Tổng Thống Thiệu) nhưng lần nầy (với lệnh bỏ Huế, Ðà Nẵng cuối tháng 3/1975) ông đâm lúng túng và bất bình đến độ ông xin từ chức ngay khi chiến trận đang tiếp diễn"(ý nói muốn trốn tránh trách nhiệm chỉ huy-Pnn) ; hay thái độ, "vô tư cách, bất phục tùng"(sic?!) của Tướng Trưởng đối với Tướng Viên qua câu nói (của Tướng CVV): "Tụi nó học đòi thói mới! Nếu còn ở VN loại nầy đã bị vặn cổ toi mạng". Thật sự các trích dẫn (hai lần) vừa nêu từ hai bài báo (của bốn người viết) đều không đầy đủ, muốn hiểu vấn đề rõ hơn, chúng ta cần trích dẫn toàn bộ nội dung của Chương "1972-Tái Chiếm Quảng Trị"(Trg176-184) của cuốn "Hoàng Lạc Hà Mai Việt, Nam Việt Nam 1954-1975". Vì bài báo ngày 26/1/2007 (với ghi chú trích từ "Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt, Blind Design") thật ra chỉ là một bài viết ngắn (đã bị cắt xén) chứa đầy những câu, đoạn thiếu mạch lạc, gây mâu thuẩn, tạo rối rắm đối với người đọc. Nhưng nói cho cùng, Chương "1972-Tái Chiếm Quảng Trị" cũng không rõ ràng hơn so với nội dung của bài báo nguyên ủy (ngày 26/1/07) của HVL&HMV với những nội dung (phãn bác lẫn nhau). Ví dụ: "..Tướng Trưởng nguyên là Tư Lệnh Sư Ðoàn I Bộ Binh, từng đương đầu với cộng sản Bắc Việt trong Tổng Công Kích Mậu Thân 1968, ông đã đưa Sư Ðoàn 1 Bộ Binh lên hàng một trong những đơn vị thiên chiến nhất của QLVNCH (trg176)" Sau hai trang (177, 178) (với yù) khen ngợi (Tướng Trưởng), nhưng lại trích dẫn những sự kiện rời rạc, tản mạn không trực tiếp liên hệ đến chủ đề "1972-Tái Chiếm Quảng Trị", hai tác giả HL/HMV chuyển qua lời mĩa mai, biếm nhẻ: "Tướng Cao Văn Viên đã "hết lòng nâng đở Trưởng"vì vậy mà ông có nhiều "cơ hội tiến thân" trên đường binh nghiệp (trg179)". Từ trang (179) nầy, chương sách hoàn toàn rời bỏ chủ điểm "Tái Chiếm Quảng Trị" để chuyển hẳn qua sự kiện gọi là "rạn nứt giữa Tướng Viên và Tướng Trưởng" với dẫn chứng: "Tình nghĩa giữa ông (NQT) và Ðại Tướng Viên được ghi nhận là keo sơn cho đến tối ngày 20 tháng 3, 1975(trg179) do việc Tướng Viên chuyển lệnh của Tổng Thống Thiệu (nay giữ Huế), mai bỏ Huế khiến Tướng Trưởng điên đầu, bất mãn (HL&HMV sđd, trg 179). Về sự kiện lệnh rút bỏ Huế (20/3/75); rút bỏ Ðà Nẵng (29/3), hơn ai hết, Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ đã (phải) hiểu rằng: Tất cả chỉ xuất phát từ một nhân vật duy nhất - Tổng Thống, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh QLVNCH - Ông tổng thống không phải đoạt quyền, vượt qua hiến pháp, quốc hội để tùy nghi quyết định, nhưng từ tháng 7/1970, với Sắc Luật "Vai Trò và Trách Nhiệm Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH", Tổng Tư Lệnh NVT toàn quyền quyết định tất cả hoạt động chiến thuật, chiến lược của QLVNCH. Bộ Tổng Tham Mưu chỉ còn là một hộp thư, đóng vai trò điều hành không hơn không kém. Chiến dịch đánh qua Campuchia (1970); Chiến Dịch Lam Sơn 719 đánh Hạ Lào (1971); và gần đấy nhất, quyết định rút bỏ Tây Nguyên, Vùng II Chiến Thuật qua buổi họp độc diễn ngày 13/3/75 tại Cam Ranh.. Những sự kiện cụ thể mới mẻ nầy không còn là điều bí mật thì làm sao gây nên việc, "Tướng Trưởng điên đầu, bất mãn (đối với Tướng Viên)?!" Tự thấy giải thích như thế thật quá cưỡng ép, nên hai ông HL&HMV lại xoay theo một lối khác để giải thích tình trạng "rạn nứt" giữa hai vị tướng: "..Khi sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, cả Tướng Viên lẫn Tướng Trưởng đều được một tổ chức có tên là General Research Corporation ký khế ước với Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ để viết tài liệu liên quan tới chiến tranh Việt Nam, sự mâu thuẩn giữa Viên và Trưởng càng trầm trọng thêm."(HL&HMV sđd, trg179). Hoá ra đây là "nguyên nhân" gây rạn nứt: Hai vị Tướng Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng được người Mỹ nhờ viết tài liệu quân sử mà không cậy đến hai người "nhiều kiến thức" hơn là Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, và Ðại Tá Hà Mai Việt. Chúng tôi không suy diễn vô căn cứ, xin đọc tiếp: "..việc các tướng lãnh viết tài liệu cho Trung Tâm Quân sử Hoa Kỳ cho đến lúc nầy nhiều người còn bất mãn (Ai là nhiều người nầy? Pnn) Không hiểu Tướng Viên, Tướng Trưởng đã nghĩ gì khi làm công việc tủi hổ nầy?(sic!!) (HL&HMV sđd, trg181). Chúng tôi cần nêu thêm chi tiết: Lời Nói Ðầu của cuốn sách có ghi "lời chân thành biết ơn" tới Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. (sic!!!)
Có lẽ do nhận thấy suốt 10 trang của chương "1972-Tái Chiếm Quảng Trị"chưa đủ để "hạ thấp" Tướng Trưởng, hai tác giả HL&HMV còn nại thêm những nhận định của chính mình: Và tới nay (thập niên 80) dân quân trong nước, đồng bào chiến sĩ hải ngoại vẫn mỏi cổ ngóng trông tin Tướùng Trưởng kháng chiến, nhưng tất cả đều là ảo vọng….. Trưởng không phải là mẫu người có tầm vóc đó (sic?!!) (HL&HMV sđd, trg181). Hoặc ý kiến của, "một số tướng khác gay gắt phê bình Trưởng.. Nguyên Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn I nhận định: Kiến thức Tướng Trưởng tầm thường, khi họp hành không bao giờ có chỉ thị, danh tiếng chỉ là huyền thoại"(sic!!) (HL&HMV sđd, trg180). Nhưng cuối cùng, khi trở lại chủ đề của chương sách "1972-Tái Chiếm Quảng Trị", hai tác giả có kết luận (khen ngợi): "Trận đánh chiếm Cổ Thành Quảng Trị là một cuộc hành quân tấn công quy ước cấp quân đoàn. Ðây là trận đại thắng đầu tiên và cũng là trận thắng cuối cùng (bold trong nguyên tác) trong lịch sử 25 năm chiến đấu của LVNCH.."(HL&
HMV sđd, trg184). Chúng tôi nghĩ, sỡ dĩ có lời "khen" nầy là do yếu tố: Ðại Tá Hà Mai Việt sau khi thôi chức Tỉnh Trưởng Quảng Trị được điều về giữ chức Trưởng Phòng 3/Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn (Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thiết lập, điều hành Lệnh Hành Quân chiến dịch tái chiếm Quảng Trị). Thế nên, không thể có một chiến dịch với thành công "đại thắng" lại do ông Trưởng Phòng 3 "kém cỏi" làm nên lệnh - Chúng tôi hẳn đã suy nghĩ không sai với ý của hai tác giả Hoàng Lạc&Hà Mai Việt khi viết nên nhận định nầy, vì chẳng lẻ chiến thắng Quảng Trị cũng chỉ là "huyền thoại" như "huyền thoại về Tướng Trưởng" sao?(sic?!!).
Kết Luận - Vấn đề cuối cùng: Tác giả Hoàng Văn Lạc bị hai ông Nguyễn Thế Thiên và Sơn Hà quy kết, "Tự đề cao - Sai sự thật" qua câu viết: "Tôi (HVL) cần nói thêm là năm 1960 tôi "đã" là Ðại tá thực thụ, Tướng Trưởng chỉ "mới"là thiếu úy"(sic!!) Sự việc nầy rất dễ dàng tách bạch rõ: Nhập ngũ trước thì lên cấp trước. Ðiều đáng nói là người nhập ngũ sau kia có những khả năng gì mà người đi trước không có. Năm 1954, Thiếu Úy Ngô Quang Trưởng ra Trường Thủ Ðức thì Trung Tá Hoàng Văn Lạc giữ chức Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 52 Bộ Binh kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Hưng Yên (Bắc Việt). Cùng thời, Ðại Úy Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Ninh Thuận dưới quyền Trung Tá Thái Quang Hoàng. Năm 1963, Ðại Úy Ngô Quang Trưởng, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù; Ðại Tá Hoàng Văn Lạc, Trưởng Phòng An Ninh Ðặc Biệt/Biệt Khu Thủ Ðô; Ðại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh. Năm 1968, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Sư Ðoàn I Bộ Binh; Ðại Tá Hoàng Văn Lạc, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung; Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tổng Thống VNCH. Vậy thì ai là "đã"? Ai là "mới"? So sánh như thế có nghĩa là gì đối với một người đã đi khuất - Một Tướng Quân Ba Lần Giữ Nước - Người Lính/QLVNCH mà Ðại Tướng H. Norman Schwarzkopp, Tư Lệnh Liên Quân Ðồng Minh Chiến Dịch Bão Sa Mạc, 1991 đã có lời cao trọng: "..Tướng Quân là một trong những Người Thầy kiệt liệt nhất. Những chiến thuật mà tôi áp dụng hằng ngày nơi chiến trường Trung Ðông nầy là những điều mà ông đã chỉ dẫn cho tôi tận tình từ 25 năm trước. Ngày mà chúng ta chiến đấu cạnh nhau – Ở Việt Nam."
Thư viết ngày 26 Tháng Hai, 1991 gởi về địa chỉ:
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Sư Ðoàn Nhảy Dù (QLVNCH)
6610 New Hope Drive,
Springfield, VA 22151.
Riêng gởi đến,
Những Người Lính QLVNCH,
Sống/Chiến Ðấu/Chết
Với,
Tướng Quân Ngô Quang Trưởng
ở Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phước Tuy, Biên Hòa..
nơi Quê Hương Cao Quý,
Miền Nam.

Thiếu Úy Phan Nhật Nam
Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù,
KBC 4919 (1963-1965)
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (1)

Trường Sơn
Tôi hoàn toàn đồng ý với bác Phan nhật Nam " Danh tướng Ngô Quang Trưởng ".

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Lời nói không đúng về tướng Ngô Quang Trưởng-Phan Nhật Nam

Chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng nói. Sự Việc: Bắt đầu với bài viết "Tướng Ngô Quang Trưởng, ông là ai?"- SàiGòn Nhỏ Orange Số ngày 26/1/2007. Trg53-Trích đoạn từ "Hoàng Lạc Hà Mai Việt, Blind Design (tư liệu Anh Ngữ) hay "Nam Việt Nam 1954-1975",

Dẫn Nhập: Ngày 22 tháng 1, 2007, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng về trời để lại mối hoài niệm kính quý sâu xa đối với hầu hết người Việt hải ngoại.. Chẳng những là do tấm lòng nhớ nước, tình nghĩa quân binh của tập thể trước đây là Người Lính/QLVNCH và gia đình họ, nhưng có thể nói đấy là biểu hiện ân sâu nghĩa trọng của Người Dân Miền Nam, cụ thể hơn đối với dân chúng Vùng Hỏa Tuyến Trị-Thiên trong những ngày lửa đạn cùng cực điêu linh Mậu Thân, 1968; Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. Bởi họ đã từng có lời chào mừng thắm thiết: "Cứ chạy vô Mang Cá, Ông Trưởng đang ở trung (trong) đó!" Hoặc, "Ông Trưởng đã ra ngoài Huế rồi bà con ơi! Lính mình đổ bộ bên An Cựu, dưới Bãi Dâu rồi! Lính mình tới! Lính mình tới!! Mỹ tới! Mỹ tới!" Phải, Người Lính QLVNCH, Người Lính Quân Lực Mỹ dù có bị xuyên tạc, bêu nhục đến bao nhiêu, trong lòng người dân xứ Huế, Quảng Trị vẫn đã là hình tượng của Hy Vọng Sống Sót, nguồn lực Giải Cứu Bình An. Và trên cao tất cả, một trong những biểu tượng điễn hình cho cuộc chiến đấu cao thượng của những người lính ấy là Tướng Quân Ngô Quang Trưởng. Chúng tôi không hề nói quá lời. Lịch Sử Dân Tộc, Lòng Người Dân Miền Nam nhớ nước hẳn còn nguyên vẹn ảnh hình Người Lính QLVNCH, vị Tướng Quân tận trung Bảo Quốc-An Dân. Ðến như người cộng sản nhẫn tâm kia cũng không hề có lời xem thường xúc phạm, nhưng bởi đã có những lời bất cập của một bài báo bất xứng.. Chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng nói. Sự Việc: Bắt đầu với bài viết "Tướng Ngô Quang Trưởng, ông là ai?"- SàiGòn Nhỏ Orange Số ngày 26/1/2007. Trg53-Trích đoạn từ "Hoàng Lạc Hà Mai Việt, Blind Design (tư liệu Anh Ngữ) hay "Nam Việt Nam 1954-1975", Sugarland, TX 1966. trg 176-184" Tiếp theo là bài viết đặt vấn đề đối với nội dung trên của hai ông Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà: "Sự thật về bài viết về Tướng Ngô Quang Trưởng, The Little Sàigon News of Orange, March09, 2007. P74". Trước khi đề cập vấn đề do hai ông Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà (NTT&SH) nêu lên, người viết thấy cần phải tự xác định: Trước 1975, chúng tôi không hề có liên hệ vật chất, tinh thần nào đối với hai tác giả gốc quân đội Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt (HVL&HMV); và nay thì hoàn toàn không quen biết dưới bất kỳ dạng thức nào đối với hai người viết Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà (NTT&SH) - Và đối tượng đang đề cập, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng cũng chỉ là một biểu tượng điễn hình của Người Lính QLVNCH đối với chúng tôi - Lớp thanh niên sinh trong thập niên 40, nhập ngũ những năm 60, đến Mỹ theo Chương Trình H.O ở những năm sau 90. Tóm lại, chúng tôi hoàn toàn thủ đắc vị thế của một nhân sự khách quan - Nói rõ hơn, vị thế trung lập của một người đọc bài viết của bốn tác giả kể trên. Nói như thế hẳn đủ. Xin vào chuyện..
Bài viết của hai tác giả Nguyễn Thế Thiên & Sơn Hà (NTT&SH) dựa trên tiền đề "Sự Kiện và Sự Trạng" gồm nội dung: 1/Ông Hoàng Văn Lạc là một trong bốn trong bốn sĩ quan được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (khi rời Quân Ðoàn IV, Ðồng Bằng Cửu Long, tháng 5/1972) điều động theo ra Quân Ðoàn I để giữ chức Tham Mưu Trưởng Tiền Phương, kiêm Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ. Ông HVL đóng tại thành Mang Cá, Huế (Ðiều nầy có điểm không chính xác, sẽ nói lại phần dưới-Pnn)
2/Ông Hà Mai Việt nguyên Tỉnh Trưởng Quảng Trị bị Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cách chức vì Tỉnh Quảng Trị mất vào tay Việt Cộng, 4/1972 (Sự kiện nầy cũng sẽ được nêu rõ lại ở phần sau - Pnn)
Vấn Ðề: Căn cứ "Sự Kiện và Sự Trạng" kể trên, hai tác giả NTT&SH trình bày nhận định về bài viết của hai ông HVL& HMV theo những luận điểm sau:
1/Binh Nghiệp-Chiến Công. Theo hai tác giả NTT&SH, hai ông HVL& HMV "chỉ khen ngợi "hành động anh dũng"của Tướng Trưởng khi cứu mạng một cố vấn Hoa Kỳ"nên được bỗ nhiệm chức vụ Sư Ðoàn I Bộ Binh (Thừa Thiên-Huế); Tư Lệnh Quân Ðoàn IV (Ðồng bằng Cửu Long); Tư Lệnh Quân Ðoàn I (Trị-Thiên/Quảng-Ðà/Quảng Tín/Quảng Ngãi). Viết như thế hai ông HVL&HMV "đã cố ý bỏ qua rất nhiều chiến công của Tướng Trưởng": Hai lần thăng cấp mặt trận 1955; 1964; lần bảo vệ Huế thành công, Mậu Thân 1968; tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, 1972. Hai tác giả NTT&SH nêu câu hỏi #1: "Người ta tự hỏi có lẻ nào hai ông HVL&HMV không biết hoặc kém trí nhớ đến nỗi bỏ qua quá nhiều chiến công lừng lẫy vừa kể? Và như thế là chủ quan hay khách quan?"
2/Thể Thức Xưng Hô Không Ðúng Quân Cách: Hai ông NTT&SH nhận định tiếp: Hai ông HVL& HMV dựng nên hình ảnh Tướng Ngô Quang Trưởng tầm thường, sỡ dĩ được thăng thưởng là nhờ Tướng Cao Văn Viên nâng đỡ qua đoạn văn (có ẩn ý chê bai): "..Tướng Cao Văn Viên cũng hỗ trợ Trưởng, khi Ông (CVV) còn là Chỉ Huy Trưởng Sư Ðoàn Dù. Do đó, Trưởng có nhiều cơ hội tiến thân trong đời binh nghiệp". Dựa trên câu trích dẫn (có ẩn ý chê bai) nầy, hai ông NTT&SH nêu câu hỏi #2: "Cần lưu ý rằng, họ (HVL& HMV) là hai sĩ quan thuộc cấp của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, (nhưng) thay vì xưng hô "Trung Tướng Ngô Quang Trưởng" họ chỉ gọi "Trưởng"và "Trưởng".
3/Hạ Thấp Hình Ảnh Thượng Cấp: Căn cứ đoạn văn sau đây (của hai tác giả HVL& HMV), hai ông NTT&SH nêu nên cáo buộc: 31/"Hơn nữa, tuy có "khen"tướng Trưởng cần mẫm chu đáo nhưng họ (HVL& HMV) (lại) kéo theo những "chi tiết mơ hồ" như Tướng Trưởng "san sẻ mọi lợi lộc, mọi tài chánh, mọi thăng chức..v..v"
32/ "Hai ông tác giả (HVL&HMV) đã cố ý hạ thấp Tướng Ngô Quang Trưởng (trong việc quyết định) liên hệ lệnh rút quân rút bỏ Vùng I (3/1975)
33/Hình ảnh của Tướng Ngô Quang Trưởng càng bị hạ thấp vì hai ông tác giả đã mô tả Tướng Trưởng như "vô tư cách, bất phục tùng" Tướng Viên.. Họ (HVL&HMV) lại viện dẫn lời của Tướng CVV (nói với Tướng Thọ, Trưởng Phòng 3/BTTM) sau một cuộc tranh luận (ở Mỹ, sau 1975) với Tướng Trưởng: "Tụi nó học đòi thói mới! Nếu còn ở VN loại nầy đã bị vặn cổ toi mạng"
4/Tự Ðề Cao-Sai Sự Thật: Ðoạn văn nầy trích dẫn nhiều sự việc: 41/Tác giả Hoàng Văn Lạc bị quy kết "tội tự đề cao" qua câu viết: "Tôi cần nói thêm là năm 1960 tôi "đã"là Ðại tá thực thụ, Tướng Trưởng chỉ "mới"là thiếu úy". Hai ông NTT&SH đưa ra cớ chứng: Năm 1955, Tướng NQT đã là Trung Úy do thăng cấp mặt trận. Sự kiện kể sai cấp bậc Tướng NQT (của HVL) là một hành vi cố ý để "đề cao cấp bậc mình".
42/Theo nhận định của hai người viết NTT&SH thì: "Ông HVL "chê" Tướng Trưởng kém kiến thức nhưng "khéo léo khen"Tướng Trưởng biết chọn cộng sự viên và dùng tới tài chuyên môn của họ" Người được Tướng Trưởng chọn làm cộng sự viên và biết dùng tài của người ấy không ai khác: Thiếu Tướng Tư Lệnh Phó (đặc trách) Lãnh Thổ Hoàng Văn Lạc.
43/Hai ông NTT&SH nêu thêm chi tiết: "Vợ con ông HVL rời Ðà Nẵng lúc 9:30 sáng ngày 18/3/75 trong lúc Huế đến ngày 25/3 mới thất thủ.. Trong lúc vợ con Tướng Trưởng chỉ rời khỏi Sài Gòn ngày 26/4, trước ngày 30/4 đến bốn ngày." Tuy nhiên, ông HVL đã viết cho TướngTrưởng những lời "thông cảm cao cả": ".. Khi phải đương đầu với hiểm nguy, nếu ai ở trong tình cảnh của Trưởng, khi mà vợ trẻ con thơ bị CIA lôi kéo đi trước đó vài tháng thì dù trái tim sắt đá cũng phải ngã gục.."
Chúng tôi ngưng phần trích dẫn các ý chính trong hai nội dung của bốn người viết nói trên để trình bày ý kiến của bản thân qua những vấn đề họ đặt nên. Những sự việc cần nói rõ và chính xác như sau:
1/Trước khi Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc (sẽ nói rõ về "yếu tố so sánh cấp bậc cao thấp" ở đoạn tiếp sau) được điều theo Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ra Vùng I (5/1972) để đảm nhiệm chức vụ Phụ Tá Tư Lệnh Ðặc Trách Lãnh Thổ, ông là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Tướng Lạc thuộc thành phần sĩ quan chuyên viên, tuy trước đây ông đã giữ những chức vụ chỉ huy đơn vị tác chiến bộ binh từ cấp trung đội đến cấp sư đoàn trong giai đoạn từ 1950 đến 1957. Sau lần Ðệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) thành hình, ông giữ những chức vụ tham mưu, hành chánh (Lữ Ðoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ (1957-58); Tỉnh Trưởng Kiên Giang (1958-1961); qua Ðệ Nhị Cộng Hòa (1963-1975), ông là Thứ Trưởng Phụ Trách Phát Triển Nông Nghiệp (1968). Việc đưa ông vào chức vụ phụ tá Tướng Ngô Quang Trưởng về lãnh thổ hoàn toàn tùy thuộc về Thủ Tướng Khiêm, và quyết định của Tổng Thống Thiệu. Thế nên, không có vấn đề, "Tướng Trưởng khéo chọn người có tài" cho dù người ấy tài giỏi đến đâu. Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, Phụ Tá Tư Lệnh Ðặc Trách Lãnh Thổ không đóng ở Thành Mang Cá Huế, nơi nầy là Bộ Tư lệnh Tiền Phương với Tư Lệnh Phó, Trung Tướng Lâm Quang Thi.
2/Trường hợp Ðại Tá Hà Mai Việt cũng có tính cách tương tự như của Thiếu Tướng Lạc: Ðại Tá Việt xuất thân Khóa 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (1955), chuyên ngành Thiết Giáp, Quân Chủng Bộ Binh. Xen kẻ với những chức vụ tham mưu, huấn luyện, tổ chức thuộc Binh Chủng Thiết Giáp, ông đã làm Quận Trưởng Phú Hòa, Bình Dương (1971); Tỉnh Trưởng Quảng Trị (1972). Việc đề cữ Ðại Tá Việt giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Quảng Trị là do chính Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đề nghị với Tổng Thống Thiệu cùng lần với chiến dịch phản kích tái chiếm Quảng Trị (6-9/1972) (HMV, Thép&Máu Sugarland, Texas, 2005. Trg162). Vào giai đoạnTháng 4, 1975, Ðại Tá Việt giữ chức vụ Phụ Tá Hành Quân Sư Ðoàn 25 Bộ Binh (Hậu Nghĩa) do Tướng Lý Tòng Bá tư lệnh. Tướng Bá là bạn đồng binh chủng thiếp giáp với Ðại Tá Việt.
Tóm lại, với những chức vụ hành chánh có tính độc lập (tương đối) tách biệt so với vị thế của tư lệnh (về mặt quân sự)ï của Tướng Ngô Quang Trưởng như vừa trình bày, hai tác giả Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt đáng ra (thêm được hoàn cảnh thuận tiện cho việc viết tài liệu, quân sử) phải có cách nhìn khách quan, trung trực đối với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng - Người đã là tư lệnh trực tiếp chỉ huy họ. Nhưng tại sao? Tại sao có những tiếng lời không chính xác, nhiều ẩn ý, thiếu suy xét như đã xuất hiện trong "Blind Design/Nam Việt Nam 1954-1975" mà chúng tôi vừa trích dẫn lại từ bài viết của hai ông Nguyễn Thế Thiên và Sơn Hà đã nêu ra.
Từ chữ, nghĩa của bốn người viết kể trên chúng tôi tiếp tục câu chuyện..
1- Về câu hỏi Số1 (của NTT&SH): "Hai ông HVL&HMV (đã) bỏ qua nhiều chiến công lớn của Tướng Ngô Quang Trưởng mà chỉ nhắc đến "hành động anh dũng của Tướng Trưởng" khi cứu mạng một cố vấn Hoa Kỳ". Câu hỏi của hai ông NTT&SH đúng ra phải đặt trong toàn thể mạch văn của một nội dung gồm những chi tiết "mâu thuẩn, đối chỏi"nhau, không có tính liên tục (bắt buộc khi viết theo cách biên niên sử) qua trình bày tài liệu về người, việc quân sự: "..Mỗi tuần 6 hoặc 7 ngày, Tướng Trưởng dùng trực thăng đáp khắp mọi nơi để đôn đốc thăm hỏi binh sĩ (sự kiện của "Thập niên 70"-Pnn).. Sự nghiệp của Tướng Trưởng bắt đầu từ năm 1964 (trở ngược lại thời gian của "trước 1965" –Pnn), khi ông còn chỉ huy một tiểu đoàn (TÐ5ND)….. Ông đã can đảm cứu sống Ðại úy cố vấn Thomas B. Thockmorton khi anh ta bị thương nặng. Ðại Úy Thomas là con của Trung Tướng John Thockmorton, Tư Lệnh Phó MACV.. Nhờ vào những thành tích gặt hái được (của Tướng NQT), Tướng Cao Văn Viên khi còn làm Tư Lệnh Sư Ðoàn Dù "đã hết lòng nâng đỡ Trưởng"vì vậy mà ông có nhiều cơ hội tiến thân trên đường binh nghiệp (trở lại thời gian của "đầu thập niên 60"-Pnn) (HL&HMV sđd, trg178-179). Những điều nầy hoàn toàn (suy diễn, phân tích) không chính xác, (ẩn) ý khen, chê lẫn lộn, chồng chéo nhau. Chúng tôi minh xác từng điểm một: a/KhiÐại Úy Thomas bị thương thì phải làm bãi đáp (an toàn) để tản thương (ông ta cùng các thương binh khác), đấy là "nhiệm vụ chung" của tất cả những người lính Tiểu Ðoàn 5 Dù dưới quyền chỉ huy của các Ðại Ðội Trưởng Lê Quang Lưỡng, Võ Trọng Hầu, Ngô Lê Tỉnh.. không là "hành vi can đảm" của (riêng) Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Ngô Quang Trưởng. b/Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng trong hai năm 1964, 65 đã chỉ huy TÐ5ND chiến thắng hai trận lớn có tính quyết định: Trận Ðỗ Xá (Quảng Ngãi, 4/1964, lên cấp Thiếu Tá Thực Thụ do Tướng Ðỗ Cao Trí thăng cấp tại chiến trường). Tháng 2/1965 chiến thắng Hắc Dịch, vùng Núi Ông Trịnh, Phước Tuy lên cấp Trung Tá, chuyển về bộ tư lệnh giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Lữ Ðoàn Nhảy Dù. c/Từ yếu tố (#b) vừa kể chúng ta có xác chứng: Tướng Cao Văn Viên "không hề nâng đỡ riêng"Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng, bởi Tướng Viên "đã rời" Bộ Tư Lệnh Lữ Ðoàn Nhảy Dù từ đầu năm 1965 - Ðến 15/12/1965, Lữ Ðoàn Dù mới đổi phiên hiệu thành Sư Ðoàn Duø.
Tài thao lược của Tướng Quân Ngô Quang Trưởng không chỉ thể hiện ở cấp tiểu đoàn (như nhận xét thông thuờng của giới quân sự Pháp, Mỹ đối với cấp tướng lãnh Việt Nam) nhưng đã phát triễn trên những cấp độ cao để biến đổi Sư Ðoàn I Bộ Binh nên thành đơn vị bộ binh tác chiến hàng đầu của quân lực Miền Nam. Sư Ðoàn I Bộ Binh đã cùng với các đơn vị bạn (Biệt Ðộng Quân, Nhảy Dù, TQLC..) thuộc lực lượng liên quân Việt-Mỹ lập nên chiến thắng lẫm liệt qua biễu tượng dựng lại Lá Cờ Vàng Ba Sọc lên Kỳ Ðài Cố Ðô Huế (24/2/1968). Và chiến thắng vang dội núi sông thêm một lần xác chứng sức chiến đấu thần kỳ của Quân Lực VNCH - Tái chiếm Quảng Trị trỗi lộng lá cờ liêng thiêng của Tổ Quốc Việt Nam trên gạch đá điêu tàn Cỗ Thành Ðinh Công Tráng, 14 Tháng 9, 1972 - Chiến thắng lừng lẫy nầy không do "Tướng Cao Văn Viên hỗ trợ", nhưng từ Tướng Quân Ngô Quang Trưởng với những đơn vị thuộc quyền: "Ông ta đã làm cho ban tham mưu hoạt động chưa từng có ở Quân Ðoàn I. Tướng Trưởng đã đẩy bộ máy kia chạy với một tư thế khẩn cấp không bao giờ thấy từ trước tới nay" Lời báo cáo của Tướng Fred Koesen, Cố Vấn Trưởng QÐI với Ðại Tướng Abrams (Lewis Sorley, A Better War, Harvest Book, FL, US1999., p.332)
2- Câu hỏi Số 2 (của NTT&SH): Về việc hai ông HVL&HMV gọi tộc danh "Trưởng" thay vì gọi đủ phương danh, cấp bậc "Trung Tướng Ngô Quang Trưởng". Chúng tôi không đề cập đến vì nghĩ rằng đây là "quan điểm, phản ứng tâm lý, cá tính riêng" của hai tác giả HVL&HMV. Phần chúng tôi thì không thể (không bao giờ) gọi họ là "Lạc" và Việt" vì luôn duy trì, giữ gìn quan niệm: Quân Phong, Quân Kỹ luôn buộc Người Quân Nhân QLVNCH phải kính trọng những Sĩ Quan Niên Trưởng lớn cấp bậc họ cho dẫu có bất đồng ý kiến chính trị, quan điểm xã hội, chủ trương văn hóa, ý niệm điều quân với những đối tượng nầy..
3- Câu hỏi Số 3 liên quan về những yếu tố mà hai ông NTT&SH gọi là những "chi tiết mơ hồ" do hai tác giả HVL&HMV đã nêu ra với hậu ý, "Hạ thấp hình ảnh (giá trị) thượng cấp". Ðấy là những câu đoạn:"..Tướng Trưởng "san sẻ"û mọi lợi lộc, mọi tài chánh, mọi thăng chức..v.v (Ýù nói Tướng Trưởng chia chác quyền lợi "không chính đáng"với thuộc cấp - Pnn); hoặc, "Tướng Trưởng không xa lạ gì với những lệnh lạc kỳ cục hay quái lạ (từ Tổng Thống Thiệu) nhưng lần nầy (với lệnh bỏ Huế, Ðà Nẵng cuối tháng 3/1975) ông đâm lúng túng và bất bình đến độ ông xin từ chức ngay khi chiến trận đang tiếp diễn"(ý nói muốn trốn tránh trách nhiệm chỉ huy-Pnn) ; hay thái độ, "vô tư cách, bất phục tùng"(sic?!) của Tướng Trưởng đối với Tướng Viên qua câu nói (của Tướng CVV): "Tụi nó học đòi thói mới! Nếu còn ở VN loại nầy đã bị vặn cổ toi mạng". Thật sự các trích dẫn (hai lần) vừa nêu từ hai bài báo (của bốn người viết) đều không đầy đủ, muốn hiểu vấn đề rõ hơn, chúng ta cần trích dẫn toàn bộ nội dung của Chương "1972-Tái Chiếm Quảng Trị"(Trg176-184) của cuốn "Hoàng Lạc Hà Mai Việt, Nam Việt Nam 1954-1975". Vì bài báo ngày 26/1/2007 (với ghi chú trích từ "Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt, Blind Design") thật ra chỉ là một bài viết ngắn (đã bị cắt xén) chứa đầy những câu, đoạn thiếu mạch lạc, gây mâu thuẩn, tạo rối rắm đối với người đọc. Nhưng nói cho cùng, Chương "1972-Tái Chiếm Quảng Trị" cũng không rõ ràng hơn so với nội dung của bài báo nguyên ủy (ngày 26/1/07) của HVL&HMV với những nội dung (phãn bác lẫn nhau). Ví dụ: "..Tướng Trưởng nguyên là Tư Lệnh Sư Ðoàn I Bộ Binh, từng đương đầu với cộng sản Bắc Việt trong Tổng Công Kích Mậu Thân 1968, ông đã đưa Sư Ðoàn 1 Bộ Binh lên hàng một trong những đơn vị thiên chiến nhất của QLVNCH (trg176)" Sau hai trang (177, 178) (với yù) khen ngợi (Tướng Trưởng), nhưng lại trích dẫn những sự kiện rời rạc, tản mạn không trực tiếp liên hệ đến chủ đề "1972-Tái Chiếm Quảng Trị", hai tác giả HL/HMV chuyển qua lời mĩa mai, biếm nhẻ: "Tướng Cao Văn Viên đã "hết lòng nâng đở Trưởng"vì vậy mà ông có nhiều "cơ hội tiến thân" trên đường binh nghiệp (trg179)". Từ trang (179) nầy, chương sách hoàn toàn rời bỏ chủ điểm "Tái Chiếm Quảng Trị" để chuyển hẳn qua sự kiện gọi là "rạn nứt giữa Tướng Viên và Tướng Trưởng" với dẫn chứng: "Tình nghĩa giữa ông (NQT) và Ðại Tướng Viên được ghi nhận là keo sơn cho đến tối ngày 20 tháng 3, 1975(trg179) do việc Tướng Viên chuyển lệnh của Tổng Thống Thiệu (nay giữ Huế), mai bỏ Huế khiến Tướng Trưởng điên đầu, bất mãn (HL&HMV sđd, trg 179). Về sự kiện lệnh rút bỏ Huế (20/3/75); rút bỏ Ðà Nẵng (29/3), hơn ai hết, Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ đã (phải) hiểu rằng: Tất cả chỉ xuất phát từ một nhân vật duy nhất - Tổng Thống, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh QLVNCH - Ông tổng thống không phải đoạt quyền, vượt qua hiến pháp, quốc hội để tùy nghi quyết định, nhưng từ tháng 7/1970, với Sắc Luật "Vai Trò và Trách Nhiệm Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH", Tổng Tư Lệnh NVT toàn quyền quyết định tất cả hoạt động chiến thuật, chiến lược của QLVNCH. Bộ Tổng Tham Mưu chỉ còn là một hộp thư, đóng vai trò điều hành không hơn không kém. Chiến dịch đánh qua Campuchia (1970); Chiến Dịch Lam Sơn 719 đánh Hạ Lào (1971); và gần đấy nhất, quyết định rút bỏ Tây Nguyên, Vùng II Chiến Thuật qua buổi họp độc diễn ngày 13/3/75 tại Cam Ranh.. Những sự kiện cụ thể mới mẻ nầy không còn là điều bí mật thì làm sao gây nên việc, "Tướng Trưởng điên đầu, bất mãn (đối với Tướng Viên)?!" Tự thấy giải thích như thế thật quá cưỡng ép, nên hai ông HL&HMV lại xoay theo một lối khác để giải thích tình trạng "rạn nứt" giữa hai vị tướng: "..Khi sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, cả Tướng Viên lẫn Tướng Trưởng đều được một tổ chức có tên là General Research Corporation ký khế ước với Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ để viết tài liệu liên quan tới chiến tranh Việt Nam, sự mâu thuẩn giữa Viên và Trưởng càng trầm trọng thêm."(HL&HMV sđd, trg179). Hoá ra đây là "nguyên nhân" gây rạn nứt: Hai vị Tướng Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng được người Mỹ nhờ viết tài liệu quân sử mà không cậy đến hai người "nhiều kiến thức" hơn là Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, và Ðại Tá Hà Mai Việt. Chúng tôi không suy diễn vô căn cứ, xin đọc tiếp: "..việc các tướng lãnh viết tài liệu cho Trung Tâm Quân sử Hoa Kỳ cho đến lúc nầy nhiều người còn bất mãn (Ai là nhiều người nầy? Pnn) Không hiểu Tướng Viên, Tướng Trưởng đã nghĩ gì khi làm công việc tủi hổ nầy?(sic!!) (HL&HMV sđd, trg181). Chúng tôi cần nêu thêm chi tiết: Lời Nói Ðầu của cuốn sách có ghi "lời chân thành biết ơn" tới Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. (sic!!!)
Có lẽ do nhận thấy suốt 10 trang của chương "1972-Tái Chiếm Quảng Trị"chưa đủ để "hạ thấp" Tướng Trưởng, hai tác giả HL&HMV còn nại thêm những nhận định của chính mình: Và tới nay (thập niên 80) dân quân trong nước, đồng bào chiến sĩ hải ngoại vẫn mỏi cổ ngóng trông tin Tướùng Trưởng kháng chiến, nhưng tất cả đều là ảo vọng….. Trưởng không phải là mẫu người có tầm vóc đó (sic?!!) (HL&HMV sđd, trg181). Hoặc ý kiến của, "một số tướng khác gay gắt phê bình Trưởng.. Nguyên Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn I nhận định: Kiến thức Tướng Trưởng tầm thường, khi họp hành không bao giờ có chỉ thị, danh tiếng chỉ là huyền thoại"(sic!!) (HL&HMV sđd, trg180). Nhưng cuối cùng, khi trở lại chủ đề của chương sách "1972-Tái Chiếm Quảng Trị", hai tác giả có kết luận (khen ngợi): "Trận đánh chiếm Cổ Thành Quảng Trị là một cuộc hành quân tấn công quy ước cấp quân đoàn. Ðây là trận đại thắng đầu tiên và cũng là trận thắng cuối cùng (bold trong nguyên tác) trong lịch sử 25 năm chiến đấu của LVNCH.."(HL&
HMV sđd, trg184). Chúng tôi nghĩ, sỡ dĩ có lời "khen" nầy là do yếu tố: Ðại Tá Hà Mai Việt sau khi thôi chức Tỉnh Trưởng Quảng Trị được điều về giữ chức Trưởng Phòng 3/Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn (Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thiết lập, điều hành Lệnh Hành Quân chiến dịch tái chiếm Quảng Trị). Thế nên, không thể có một chiến dịch với thành công "đại thắng" lại do ông Trưởng Phòng 3 "kém cỏi" làm nên lệnh - Chúng tôi hẳn đã suy nghĩ không sai với ý của hai tác giả Hoàng Lạc&Hà Mai Việt khi viết nên nhận định nầy, vì chẳng lẻ chiến thắng Quảng Trị cũng chỉ là "huyền thoại" như "huyền thoại về Tướng Trưởng" sao?(sic?!!).
Kết Luận - Vấn đề cuối cùng: Tác giả Hoàng Văn Lạc bị hai ông Nguyễn Thế Thiên và Sơn Hà quy kết, "Tự đề cao - Sai sự thật" qua câu viết: "Tôi (HVL) cần nói thêm là năm 1960 tôi "đã" là Ðại tá thực thụ, Tướng Trưởng chỉ "mới"là thiếu úy"(sic!!) Sự việc nầy rất dễ dàng tách bạch rõ: Nhập ngũ trước thì lên cấp trước. Ðiều đáng nói là người nhập ngũ sau kia có những khả năng gì mà người đi trước không có. Năm 1954, Thiếu Úy Ngô Quang Trưởng ra Trường Thủ Ðức thì Trung Tá Hoàng Văn Lạc giữ chức Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 52 Bộ Binh kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Hưng Yên (Bắc Việt). Cùng thời, Ðại Úy Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Ninh Thuận dưới quyền Trung Tá Thái Quang Hoàng. Năm 1963, Ðại Úy Ngô Quang Trưởng, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù; Ðại Tá Hoàng Văn Lạc, Trưởng Phòng An Ninh Ðặc Biệt/Biệt Khu Thủ Ðô; Ðại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh. Năm 1968, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Sư Ðoàn I Bộ Binh; Ðại Tá Hoàng Văn Lạc, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung; Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tổng Thống VNCH. Vậy thì ai là "đã"? Ai là "mới"? So sánh như thế có nghĩa là gì đối với một người đã đi khuất - Một Tướng Quân Ba Lần Giữ Nước - Người Lính/QLVNCH mà Ðại Tướng H. Norman Schwarzkopp, Tư Lệnh Liên Quân Ðồng Minh Chiến Dịch Bão Sa Mạc, 1991 đã có lời cao trọng: "..Tướng Quân là một trong những Người Thầy kiệt liệt nhất. Những chiến thuật mà tôi áp dụng hằng ngày nơi chiến trường Trung Ðông nầy là những điều mà ông đã chỉ dẫn cho tôi tận tình từ 25 năm trước. Ngày mà chúng ta chiến đấu cạnh nhau – Ở Việt Nam."
Thư viết ngày 26 Tháng Hai, 1991 gởi về địa chỉ:
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Sư Ðoàn Nhảy Dù (QLVNCH)
6610 New Hope Drive,
Springfield, VA 22151.
Riêng gởi đến,
Những Người Lính QLVNCH,
Sống/Chiến Ðấu/Chết
Với,
Tướng Quân Ngô Quang Trưởng
ở Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phước Tuy, Biên Hòa..
nơi Quê Hương Cao Quý,
Miền Nam.

Thiếu Úy Phan Nhật Nam
Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù,
KBC 4919 (1963-1965)
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm