Tin nóng trong ngày
Los Angeles: Biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm Hoàng Sa
Thiên An/Người Việt
LOS ANGELES (NV) - Khoảng
300 người Mỹ gốc Việt tại Nam California, đa số từ các thành phố quanh
khu vực Little Saigon, biểu tình vào trưa Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng, ngay
trước cửa tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles.
Cùng loa, biểu ngữ, cờ vàng, người biểu tình hô to khẩu hiệu đòi
Trung Quốc trả lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho
Việt Nam.
|
Thời điểm này, đúng 40 năm trước, 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam
Cộng Hòa hy sinh sau những nỗ lực chiến đấu cuối cùng trước sự xâm lăng
từ Trung Quốc. Trận hải chiến Hoàng Sa 1974 vẫn luôn được người Việt
khắp nơi, trong đó có đông đảo người dân Nam California, tưởng nhớ.
Tại Little Saigon, khoảng 200 người tập trung tại Ðền Hùng từ 9 giờ sáng. Nhiều người mặc áo viết đầy các chữ lớn đả đảo Trung Quốc, hình bản đồ với chiếc lưỡi bò bị gạch chéo, dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”... Người tham dự tại đây để xe lại, cùng lên các chiếc xe du lịch lớn đang đợi sẵn, tiến về tòa lãnh sự Trung Quốc.
Ðại diện ban tổ chức, gồm nhiều hội đoàn tại Nam California, tuyên bố trước giờ khởi hành ba ý nghĩa chính trong cuộc biểu tình: “Trong thời điểm này, cuộc biểu tình mang tính lịch sử. Thứ Nhất, chúng ta xác định lại cho toàn thể thế giới thấy rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thứ hai, chúng ta phản đối, đả đảo Trung Cộng vì thái độ bành trướng của Trung Cộng, cái mộng bá quyền thế giới mà điển hình là chúng muốn biến Biển Ðông thành cái ao nhà của chúng... Thứ ba, ngay ngày hôm nay, ở trong nước có các cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng, cuộc biểu tình của chúng ta sẽ tác động tinh thần, làm thức tỉnh những người lơ là với vận mệnh của đất nước và khích lệ người dân trong nước hăng say, cương quyết bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của cha ông để lại.”
Ðoàn biểu tình rời Little Saigon vào 10 giờ, đến Los Angeles đúng 11 giờ sáng. Tại đây, hàng chục người Việt khác đi xe riêng cũng đã có mặt, hòa chung vào đoàn người cầm cờ vàng ba sọc đỏ.
Tòa Lãnh Sự Trung Quốc tọa lạc trên con đường nhỏ, kín cổng với nhân
viên bảo vệ túc trực nghiêm ngặt. Khi đoàn người biểu tình đến, họ lập
tức khiến nhân viên lãnh sự quán và người dân địa phương phải chú ý.
Khoảng 5, 6 cảnh sát sau đó xuất hiện, quan sát sự việc.
|
Ðoàn người lập tức hô to các khẩu hiệu tranh đấu ngay khi đến
nơi. Một nhóm nhỏ đứng ngay sát cổng lãnh sự quán, với loa, cờ hướng
thẳng vào cửa. Ða số người còn lại tập trung phía bên kia con đường
trước mặt tòa nhà, nơi rộng hơn và có thể chứa đủ số người biểu tình.
Một hàng dài người đứng dọc phía trước, giăng cao các biểu ngữ lớn nhất
viết bằng Anh ngữ, cáo buộc Trung Quốc cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam.
Mọi người đứng suốt cuộc biểu tình, dưới trời nắng nóng, không ngưng vẫy cờ, hô vang: “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam,” “Tổ quốc Việt Nam muôn năm,” “Red China get out of Vietnam”...
Phóng viên nhật báo Người Việt có dịp hỏi chuyện một số người tham dự. Có người cho biết đến tham dự với tư cách cá nhân, có người đi cùng các hội đoàn lớn. Họ là cựu quân nhân từng chiến đấu tại Hoàng Sa, là những người vợ lính, hay chỉ là một người dân thường muốn góp tiếng nói đòi lại quyền làm chủ biển đảo cho Việt Nam.
Ông Phạm Văn Hồng, cựu thiếu tá VNCH từng bị Trung Quốc bắt giữ, cho biết: “Vào thời điểm đó tôi là thiếu tá phục vụ tại Phòng 3, Quân đoàn 1, chức vụ là sĩ quan lãnh thổ. Cũng vì chức vụ này, tôi hướng dẫn phái đoàn công binh cùng một nhân viên tòa lãnh sự Mỹ từ Ðà Nẵng ra Hoàng Sa thực hiện một phi trường cỡ nhỏ...”
Về nhà cầm quyền Việt Nam, ông nói: “Ðã là con người thì hãy tôn trọng sự thật, hãy nghĩ lại những gì mà chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã làm thì phải tôn trọng và ghi nhận. Những gì là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải trả về cho Việt Nam. Bằng mọi giá phải lấy lại Hoàng Sa.”
Ông Phan Như Hữu, chủ tịch Hội Ðồng Việt Nam Tự Do Tây Nam Hoa Kỳ,
nói: “Tôi phải đi biểu tình dù được hay không tôi cũng phải chống Trung
Cộng đến cùng vì tụi nó là một nước lớn, bành trướng, muốn xâm chiếm
Việt Nam... Ðây (cuộc biểu tình) sẽ là một dữ kiện để lịch sử sau này
phê phán Trung Cộng và chúng ta có thể lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa.” Ông
cho biết tổ chức của ông là một trong “rất nhiều hội đoàn” cùng tổ chức
buổi biểu tình hôm nay.
|
Rất đông người tham dự đến từ thành phố Westminster và các nơi quanh khu vực Little Saigon.
Ông Phạm Mười, cư dân Westminster, nói: “Năm nào ngày này tháng này tôi cũng đến tham dự tưởng niệm cùng đồng bào. Chúng tôi là biệt động quân Ðà Nẵng, hồi đó thường đưa mấy anh em công binh ra ngoài tu bổ Hoàng Sa, Trường Sa vào những năm 62, 63, một năm vài ba lần, để xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng Hòa chẳng thấy tranh chấp gì hết. Mà năm 1974, Tàu nó vô chiếm để đến bây giờ, tôi thấy sự hèn yếu của Việt Cộng.”
“Nhân kỷ niệm 40 năm, ngày 19 Tháng Giêng 1974, chúng tôi đến đây vừa tưởng niệm ngày Hoàng Sa, và để lên án Trung Quốc.” Ông Nguyễn Văn Thành, cư dân Santa Ana, ngắn gọn cho biết lý do ông cũng như nhiều người Việt khác tham dự cuộc biểu tình.
Ông Phạm Hợp, một cư dân khác cũng từ Westminter, cho biết: “Tôi đến đây cùng với cộng đồng để phản đối hành vi của Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa cách đây 40 năm, một hành vi côn đồ của nước mạnh đem quân ức hiếp một nước yếu, một hành động bị cả cộng đồng quốc tế lên án.”
Bà Ngô Thị Chung, một người vợ có chồng là cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, hiện sống gần Bolsa, nói: “Việt Nam là của người dân Việt Nam. Trung Quốc cứ âm thầm lấn chiếm dần, biển của ta mà không cho người dân đánh cá của ta đánh cá nữa. Trung Quốc phải ra khỏi Việt Nam.”
“Mình phải đến đây để nói lên tiếng nói của đồng bào. Nghe có biểu
tình chống Trung Cộng là tôi đi thôi. Ðến để cho 'nó' biết sức mạnh của
cộng đồng,” và “hành động côn đồ của Trung Quốc trên vùng đất của tổ
tiên Việt Nam phải bị lên án.” Anh Kiên Phạm và ông Thọ Phạm, cư dân
Westminster, chia sẻ.
|
Một số người khác ở xa hơn, có người rời nhà đi từ 6 giờ sáng, chia sẻ với phóng viên như sau:
“Mình phải bảo vệ quê hương mình. Nước Tàu rất mạnh, mình cần tiếng nói của quần chúng, của các chính quyền như Hoa Kỳ để giúp quốc gia chúng ta, một nước nhỏ, để thế giới biết rằng chúng ta cần tự do, cần sự can thiệp của các chính phủ.” Anh Soạn Lê, lái xe từ Rosemead đến tham dự, bày tỏ.
Cô Ngô Thị Thu, từ San Diego đến, chia sẻ: “Hôm nay là ngày đi làm, nhưng tôi đóng cửa tiệm, đề bảng là 'Tôi đi chống Trung Cộng', vì Trung Cộng đang lấy nước của chúng tôi, đồng hóa nước của chúng tôi như Tây Tạng. Tôi đi biểu tình bữa nay để nhắn gửi với tất cả những người ở trong nước là hãy cố gắng đứng lên chống lại Trung Cộng. Chúng tôi, những người Việt tị nạn cộng sản ở ngoài này, sẵn sàng ủng hộ cho những người Việt trong nước đứng lên để chống lại Việt Cộng và đuổi Trung Quốc, lấy lại đất nước của mình, lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa.”
–
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
Bàn ra tán vào (0)
Los Angeles: Biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm Hoàng Sa
Thiên An/Người Việt
LOS ANGELES (NV) - Khoảng
300 người Mỹ gốc Việt tại Nam California, đa số từ các thành phố quanh
khu vực Little Saigon, biểu tình vào trưa Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng, ngay
trước cửa tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles.
Cùng loa, biểu ngữ, cờ vàng, người biểu tình hô to khẩu hiệu đòi
Trung Quốc trả lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho
Việt Nam.
|
Thời điểm này, đúng 40 năm trước, 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam
Cộng Hòa hy sinh sau những nỗ lực chiến đấu cuối cùng trước sự xâm lăng
từ Trung Quốc. Trận hải chiến Hoàng Sa 1974 vẫn luôn được người Việt
khắp nơi, trong đó có đông đảo người dân Nam California, tưởng nhớ.
Tại Little Saigon, khoảng 200 người tập trung tại Ðền Hùng từ 9 giờ sáng. Nhiều người mặc áo viết đầy các chữ lớn đả đảo Trung Quốc, hình bản đồ với chiếc lưỡi bò bị gạch chéo, dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”... Người tham dự tại đây để xe lại, cùng lên các chiếc xe du lịch lớn đang đợi sẵn, tiến về tòa lãnh sự Trung Quốc.
Ðại diện ban tổ chức, gồm nhiều hội đoàn tại Nam California, tuyên bố trước giờ khởi hành ba ý nghĩa chính trong cuộc biểu tình: “Trong thời điểm này, cuộc biểu tình mang tính lịch sử. Thứ Nhất, chúng ta xác định lại cho toàn thể thế giới thấy rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thứ hai, chúng ta phản đối, đả đảo Trung Cộng vì thái độ bành trướng của Trung Cộng, cái mộng bá quyền thế giới mà điển hình là chúng muốn biến Biển Ðông thành cái ao nhà của chúng... Thứ ba, ngay ngày hôm nay, ở trong nước có các cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng, cuộc biểu tình của chúng ta sẽ tác động tinh thần, làm thức tỉnh những người lơ là với vận mệnh của đất nước và khích lệ người dân trong nước hăng say, cương quyết bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của cha ông để lại.”
Ðoàn biểu tình rời Little Saigon vào 10 giờ, đến Los Angeles đúng 11 giờ sáng. Tại đây, hàng chục người Việt khác đi xe riêng cũng đã có mặt, hòa chung vào đoàn người cầm cờ vàng ba sọc đỏ.
Tòa Lãnh Sự Trung Quốc tọa lạc trên con đường nhỏ, kín cổng với nhân
viên bảo vệ túc trực nghiêm ngặt. Khi đoàn người biểu tình đến, họ lập
tức khiến nhân viên lãnh sự quán và người dân địa phương phải chú ý.
Khoảng 5, 6 cảnh sát sau đó xuất hiện, quan sát sự việc.
|
Ðoàn người lập tức hô to các khẩu hiệu tranh đấu ngay khi đến
nơi. Một nhóm nhỏ đứng ngay sát cổng lãnh sự quán, với loa, cờ hướng
thẳng vào cửa. Ða số người còn lại tập trung phía bên kia con đường
trước mặt tòa nhà, nơi rộng hơn và có thể chứa đủ số người biểu tình.
Một hàng dài người đứng dọc phía trước, giăng cao các biểu ngữ lớn nhất
viết bằng Anh ngữ, cáo buộc Trung Quốc cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam.
Mọi người đứng suốt cuộc biểu tình, dưới trời nắng nóng, không ngưng vẫy cờ, hô vang: “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam,” “Tổ quốc Việt Nam muôn năm,” “Red China get out of Vietnam”...
Phóng viên nhật báo Người Việt có dịp hỏi chuyện một số người tham dự. Có người cho biết đến tham dự với tư cách cá nhân, có người đi cùng các hội đoàn lớn. Họ là cựu quân nhân từng chiến đấu tại Hoàng Sa, là những người vợ lính, hay chỉ là một người dân thường muốn góp tiếng nói đòi lại quyền làm chủ biển đảo cho Việt Nam.
Ông Phạm Văn Hồng, cựu thiếu tá VNCH từng bị Trung Quốc bắt giữ, cho biết: “Vào thời điểm đó tôi là thiếu tá phục vụ tại Phòng 3, Quân đoàn 1, chức vụ là sĩ quan lãnh thổ. Cũng vì chức vụ này, tôi hướng dẫn phái đoàn công binh cùng một nhân viên tòa lãnh sự Mỹ từ Ðà Nẵng ra Hoàng Sa thực hiện một phi trường cỡ nhỏ...”
Về nhà cầm quyền Việt Nam, ông nói: “Ðã là con người thì hãy tôn trọng sự thật, hãy nghĩ lại những gì mà chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã làm thì phải tôn trọng và ghi nhận. Những gì là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải trả về cho Việt Nam. Bằng mọi giá phải lấy lại Hoàng Sa.”
Ông Phan Như Hữu, chủ tịch Hội Ðồng Việt Nam Tự Do Tây Nam Hoa Kỳ,
nói: “Tôi phải đi biểu tình dù được hay không tôi cũng phải chống Trung
Cộng đến cùng vì tụi nó là một nước lớn, bành trướng, muốn xâm chiếm
Việt Nam... Ðây (cuộc biểu tình) sẽ là một dữ kiện để lịch sử sau này
phê phán Trung Cộng và chúng ta có thể lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa.” Ông
cho biết tổ chức của ông là một trong “rất nhiều hội đoàn” cùng tổ chức
buổi biểu tình hôm nay.
|
Rất đông người tham dự đến từ thành phố Westminster và các nơi quanh khu vực Little Saigon.
Ông Phạm Mười, cư dân Westminster, nói: “Năm nào ngày này tháng này tôi cũng đến tham dự tưởng niệm cùng đồng bào. Chúng tôi là biệt động quân Ðà Nẵng, hồi đó thường đưa mấy anh em công binh ra ngoài tu bổ Hoàng Sa, Trường Sa vào những năm 62, 63, một năm vài ba lần, để xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng Hòa chẳng thấy tranh chấp gì hết. Mà năm 1974, Tàu nó vô chiếm để đến bây giờ, tôi thấy sự hèn yếu của Việt Cộng.”
“Nhân kỷ niệm 40 năm, ngày 19 Tháng Giêng 1974, chúng tôi đến đây vừa tưởng niệm ngày Hoàng Sa, và để lên án Trung Quốc.” Ông Nguyễn Văn Thành, cư dân Santa Ana, ngắn gọn cho biết lý do ông cũng như nhiều người Việt khác tham dự cuộc biểu tình.
Ông Phạm Hợp, một cư dân khác cũng từ Westminter, cho biết: “Tôi đến đây cùng với cộng đồng để phản đối hành vi của Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa cách đây 40 năm, một hành vi côn đồ của nước mạnh đem quân ức hiếp một nước yếu, một hành động bị cả cộng đồng quốc tế lên án.”
Bà Ngô Thị Chung, một người vợ có chồng là cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, hiện sống gần Bolsa, nói: “Việt Nam là của người dân Việt Nam. Trung Quốc cứ âm thầm lấn chiếm dần, biển của ta mà không cho người dân đánh cá của ta đánh cá nữa. Trung Quốc phải ra khỏi Việt Nam.”
“Mình phải đến đây để nói lên tiếng nói của đồng bào. Nghe có biểu
tình chống Trung Cộng là tôi đi thôi. Ðến để cho 'nó' biết sức mạnh của
cộng đồng,” và “hành động côn đồ của Trung Quốc trên vùng đất của tổ
tiên Việt Nam phải bị lên án.” Anh Kiên Phạm và ông Thọ Phạm, cư dân
Westminster, chia sẻ.
|
Một số người khác ở xa hơn, có người rời nhà đi từ 6 giờ sáng, chia sẻ với phóng viên như sau:
“Mình phải bảo vệ quê hương mình. Nước Tàu rất mạnh, mình cần tiếng nói của quần chúng, của các chính quyền như Hoa Kỳ để giúp quốc gia chúng ta, một nước nhỏ, để thế giới biết rằng chúng ta cần tự do, cần sự can thiệp của các chính phủ.” Anh Soạn Lê, lái xe từ Rosemead đến tham dự, bày tỏ.
Cô Ngô Thị Thu, từ San Diego đến, chia sẻ: “Hôm nay là ngày đi làm, nhưng tôi đóng cửa tiệm, đề bảng là 'Tôi đi chống Trung Cộng', vì Trung Cộng đang lấy nước của chúng tôi, đồng hóa nước của chúng tôi như Tây Tạng. Tôi đi biểu tình bữa nay để nhắn gửi với tất cả những người ở trong nước là hãy cố gắng đứng lên chống lại Trung Cộng. Chúng tôi, những người Việt tị nạn cộng sản ở ngoài này, sẵn sàng ủng hộ cho những người Việt trong nước đứng lên để chống lại Việt Cộng và đuổi Trung Quốc, lấy lại đất nước của mình, lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa.”
–
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com