Nhân Vật
Lữ đoàn tóc dài của IS
Nước
Anh không khỏi đau đầu trước tình trạng những “bông hồng” trẻ tuổi của
họ bỏ gia đình tới Syria theo tiếng gọi của các tay súng Nhà nước Hồi
giáo (IS). Các cô gái đến từ xứ sở sương mù nhận được sự tin tưởng tuyệt
đối của các thủ lĩnh IS và trở thành lực lượng nòng cốt của lữ đoàn
al-Khanssaa khét tiếng ở Raqqa – Syria.
Các cô gái đến từ Anh được thủ lĩnh IS hết sức tin tưởng Ảnh: Daily Mail
Công cụ chiêu mộ cực kỳ nguy hiểm
Biệt
đội cảnh sát tôn giáo này quy tụ những “cô dâu” nước ngoài, phần lớn ở
độ tuổi từ 18 – 22 với nhiệm vụ trừng phạt những phụ nữ có hành vi đi
ngược với khuôn phép của đạo Hồi. Họ cũng đang nổi lên như những công cụ
chiêu mộ cực kỳ nguy hiểm của IS.
Nhà
nghiên cứu Melanie Smith thuộc Trung tâm Quá trình cực đoan hóa quốc tế
(ICSR) của Trường ĐH King’s College (Anh) cho biết: “Al-Khanssaa chính
là lữ đoàn cảnh sát thực thi luật sharia. Chúng tôi cho rằng thành phần
gồm các cô gái đến từ Anh và Pháp nhưng các tài khoản mạng xã hội của họ
đều viết bằng tiếng Anh và do người Anh điều hành”.
Các
chuyên gia của King’s College ước tính khoảng 60 phụ nữ Anh đã gia nhập
IS. Thuộc hàng nhỏ tuổi nhất phải kể đến cặp sinh đôi Salma và Zahra
Halane, 16 tuổi, đến từ Manchester.
Ngoài
ra, hồi đầu tháng 9, cơ quan tình báo MI6 của Anh tuyên bố săn lùng
Khadijah Dare – kẻ đang gây chấn động với tuyên bố “muốn trở thành nữ
chiến binh thánh chiến đầu tiên chặt đầu một tù nhân phương Tây ở
Syria”.
Bà mẹ 1 con mới
22 tuổi này rời London sang Syria từ năm 2012, kết hôn với chiến binh IS
gốc Thụy Sĩ Abu Bakr và mở chiến dịch tuyển quân qua mạng xã hội
Twitter.
“Mối đe dọa bởi
các phần tử khủng bố xuất phát từ trong nước như Dare là rất lớn” – một
quan chức MI6 cảnh báo. Chính quyền London ước tính đã có 500 công dân
nước này tới Syria và Iraq để gia nhập IS trong thời gian qua.
“Chị gái bí ẩn” của IS
Không
còn nghi ngờ về sự quan trọng của “Quý bà al-Qaeda” Aafia Siddiqui
(người Pakistan) đối với IS khi tự do của người phụ nữ đang thụ án 86
năm tù ở bang Texas – Mỹ này liên tục được IS đưa ra làm điều kiện trao
đổi tù ninh.
Aafia Siddiqui. Ảnh: Ceasefire Magazine
Chính
nhà báo bị chặt đầu James Foley cũng là đối tượng mà IS đem ra để trao
đổi và sau khi thất bại, IS tiếp tục đòi chính phủ Mỹ trả tự do cho
Siddiqui để đổi lấy mạng của một nữ nhân viên thiện nguyện người Mỹ 26
tuổi đang bị chúng bắt làm con tin.
Vốn
là tiến sĩ thần kinh học tốt nghiệp Viện Công nghệ MIT danh giá của Mỹ,
Siddiqui đến nay vẫn là một ẩn số khó giải đối với giới phân tích. Bà
ta vừa được IS tôn làm “chị gái”, lại từng được chính phủ Pakistan ưu ái
gọi là “người con gái của quốc gia”. Không chỉ IS, al-Qaeda, Taliban mà
ngay cả chính quyền Pakistan cũng tận dụng mọi cơ hội để trao đổi tù
binh nhằm tìm lại tự do cho Siddiqui.
Trong số 7 tội danh khiến “Quý bà al-Qaeda” không thể ra tù trước năm 2083 không hề có tội khủng bố.
Lần
đầu tiên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để mắt tới Siddiqui là trước
khi bà ta cùng người chồng đầu tiên, bác sĩ Amjad Mohammed Khan, rời
khỏi Mỹ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Cặp đôi bị thẩm vấn vì
lô hàng áo chống đạn và kính nhìn trong đêm trị giá 10.000 USD mua qua
mạng mà họ giải thích rằng để săn bắn và cắm trại.
Song,
người chồng thứ hai (kết hôn năm 2003) của Siddiqui mới đáng chú ý. Đó
chính là Al-Baluchi – một phần tử al Qaeda và là cháu trai của Khalid
Sheikh Mohammed, kẻ tự xưng là một trong các chủ mưu vụ khủng bố 11-9.
Trước
khi bị bắt vào năm 2008 ở TP Ghazni – Afghanistan rồi bị kết án tại tòa
án New York vì tội hành hung với vũ khí sát thương và âm mưu giết nhân
viên hành pháp Mỹ, Siddiqui cùng 3 đứa con biến mất bí ẩn suốt 5 năm.
Nhiều người tin rằng họ bị chính quyền Pakistan bắt giữ trong khi gia
đình khẳng địnhbà trở thành “tù nhân ma” của Mỹ và bị giam tại nhà tù bí
mật ở căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan.
Tại sao tự do của người phụ nữ đang thụ án tại nhà tù dành cho phạm nhân cần điều trị tâm thần này lại quan trọng đến thế?
Chuyên
gia phân tích Michael Kugelman thuộc Trung tâm Woodrow Wilson
(Washington – Mỹ) cho rằng IS chỉ muốn lợi dụng cái tên Siddiqui vốn đã
trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa khủng bố để khuếch trương tiếng
tăm.
Thêm vào đó, việc
phô trương nỗ lực giải cứu một phụ nữ được thế giới Hồi giáo cho rằng
đang ngồi tù oan sẽ ít nhiều lôi kéo “chị em” trên khắp thế giới đến với
IS.
Nữ chiến binh phòng ngủ
Hôm 3-9, gia đình của “bông hồng Scotland” Aqsa Mahmood, 20 tuổi, tha thiết cầu xin cô con gái đã bỏ nhà gia nhập IS trở về.
Không
kìm được những giọt nước mắt, cha mẹ Aqsa cảnh báo nếu cô con gái vốn
chỉ biết đến sách vở và theo đuổi ước mơ làm bác sĩ của họ có thể biến
thành “nữ chiến binh thánh chiến phòng ngủ” của IS thì bất cứ gia đình
nào trên thế giới cũng có thể gặp phải bi kịch tương tự!
Hồi
tháng 11-2013, gia đình thông báo với cảnh sát về sự mất tích của Aqsa
khi cô gái đang theo học trường ĐH danh giá Shawlands ở Glasgow. Cô bặt
vô âm tín cho tới khi nổi lên như một “ngôi sao” trên Twitter gần đây
sau khi kết hôn với một chiến binh IS và ráo riết mời gọi các cô gái
khác theo gương mình.
Dưới
cái tên Umm Layth, Aqsa hô hào thảm sát ngay trên quê nhà với hình mẫu
là vụ sát hại binh sĩ Lee Rigby ở Anh, vụ đánh bom giải marathon Boston
hay thảm sát tại căn cứ quân sự Fort Hood ở Mỹ.
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Lữ đoàn tóc dài của IS
Nước
Anh không khỏi đau đầu trước tình trạng những “bông hồng” trẻ tuổi của
họ bỏ gia đình tới Syria theo tiếng gọi của các tay súng Nhà nước Hồi
giáo (IS). Các cô gái đến từ xứ sở sương mù nhận được sự tin tưởng tuyệt
đối của các thủ lĩnh IS và trở thành lực lượng nòng cốt của lữ đoàn
al-Khanssaa khét tiếng ở Raqqa – Syria.
Các cô gái đến từ Anh được thủ lĩnh IS hết sức tin tưởng Ảnh: Daily Mail
Công cụ chiêu mộ cực kỳ nguy hiểm
Biệt
đội cảnh sát tôn giáo này quy tụ những “cô dâu” nước ngoài, phần lớn ở
độ tuổi từ 18 – 22 với nhiệm vụ trừng phạt những phụ nữ có hành vi đi
ngược với khuôn phép của đạo Hồi. Họ cũng đang nổi lên như những công cụ
chiêu mộ cực kỳ nguy hiểm của IS.
Nhà
nghiên cứu Melanie Smith thuộc Trung tâm Quá trình cực đoan hóa quốc tế
(ICSR) của Trường ĐH King’s College (Anh) cho biết: “Al-Khanssaa chính
là lữ đoàn cảnh sát thực thi luật sharia. Chúng tôi cho rằng thành phần
gồm các cô gái đến từ Anh và Pháp nhưng các tài khoản mạng xã hội của họ
đều viết bằng tiếng Anh và do người Anh điều hành”.
Các
chuyên gia của King’s College ước tính khoảng 60 phụ nữ Anh đã gia nhập
IS. Thuộc hàng nhỏ tuổi nhất phải kể đến cặp sinh đôi Salma và Zahra
Halane, 16 tuổi, đến từ Manchester.
Ngoài
ra, hồi đầu tháng 9, cơ quan tình báo MI6 của Anh tuyên bố săn lùng
Khadijah Dare – kẻ đang gây chấn động với tuyên bố “muốn trở thành nữ
chiến binh thánh chiến đầu tiên chặt đầu một tù nhân phương Tây ở
Syria”.
Bà mẹ 1 con mới
22 tuổi này rời London sang Syria từ năm 2012, kết hôn với chiến binh IS
gốc Thụy Sĩ Abu Bakr và mở chiến dịch tuyển quân qua mạng xã hội
Twitter.
“Mối đe dọa bởi
các phần tử khủng bố xuất phát từ trong nước như Dare là rất lớn” – một
quan chức MI6 cảnh báo. Chính quyền London ước tính đã có 500 công dân
nước này tới Syria và Iraq để gia nhập IS trong thời gian qua.
“Chị gái bí ẩn” của IS
Không
còn nghi ngờ về sự quan trọng của “Quý bà al-Qaeda” Aafia Siddiqui
(người Pakistan) đối với IS khi tự do của người phụ nữ đang thụ án 86
năm tù ở bang Texas – Mỹ này liên tục được IS đưa ra làm điều kiện trao
đổi tù ninh.
Aafia Siddiqui. Ảnh: Ceasefire Magazine
Chính
nhà báo bị chặt đầu James Foley cũng là đối tượng mà IS đem ra để trao
đổi và sau khi thất bại, IS tiếp tục đòi chính phủ Mỹ trả tự do cho
Siddiqui để đổi lấy mạng của một nữ nhân viên thiện nguyện người Mỹ 26
tuổi đang bị chúng bắt làm con tin.
Vốn
là tiến sĩ thần kinh học tốt nghiệp Viện Công nghệ MIT danh giá của Mỹ,
Siddiqui đến nay vẫn là một ẩn số khó giải đối với giới phân tích. Bà
ta vừa được IS tôn làm “chị gái”, lại từng được chính phủ Pakistan ưu ái
gọi là “người con gái của quốc gia”. Không chỉ IS, al-Qaeda, Taliban mà
ngay cả chính quyền Pakistan cũng tận dụng mọi cơ hội để trao đổi tù
binh nhằm tìm lại tự do cho Siddiqui.
Trong số 7 tội danh khiến “Quý bà al-Qaeda” không thể ra tù trước năm 2083 không hề có tội khủng bố.
Lần
đầu tiên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để mắt tới Siddiqui là trước
khi bà ta cùng người chồng đầu tiên, bác sĩ Amjad Mohammed Khan, rời
khỏi Mỹ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Cặp đôi bị thẩm vấn vì
lô hàng áo chống đạn và kính nhìn trong đêm trị giá 10.000 USD mua qua
mạng mà họ giải thích rằng để săn bắn và cắm trại.
Song,
người chồng thứ hai (kết hôn năm 2003) của Siddiqui mới đáng chú ý. Đó
chính là Al-Baluchi – một phần tử al Qaeda và là cháu trai của Khalid
Sheikh Mohammed, kẻ tự xưng là một trong các chủ mưu vụ khủng bố 11-9.
Trước
khi bị bắt vào năm 2008 ở TP Ghazni – Afghanistan rồi bị kết án tại tòa
án New York vì tội hành hung với vũ khí sát thương và âm mưu giết nhân
viên hành pháp Mỹ, Siddiqui cùng 3 đứa con biến mất bí ẩn suốt 5 năm.
Nhiều người tin rằng họ bị chính quyền Pakistan bắt giữ trong khi gia
đình khẳng địnhbà trở thành “tù nhân ma” của Mỹ và bị giam tại nhà tù bí
mật ở căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan.
Tại sao tự do của người phụ nữ đang thụ án tại nhà tù dành cho phạm nhân cần điều trị tâm thần này lại quan trọng đến thế?
Chuyên
gia phân tích Michael Kugelman thuộc Trung tâm Woodrow Wilson
(Washington – Mỹ) cho rằng IS chỉ muốn lợi dụng cái tên Siddiqui vốn đã
trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa khủng bố để khuếch trương tiếng
tăm.
Thêm vào đó, việc
phô trương nỗ lực giải cứu một phụ nữ được thế giới Hồi giáo cho rằng
đang ngồi tù oan sẽ ít nhiều lôi kéo “chị em” trên khắp thế giới đến với
IS.
Nữ chiến binh phòng ngủ
Hôm 3-9, gia đình của “bông hồng Scotland” Aqsa Mahmood, 20 tuổi, tha thiết cầu xin cô con gái đã bỏ nhà gia nhập IS trở về.
Không
kìm được những giọt nước mắt, cha mẹ Aqsa cảnh báo nếu cô con gái vốn
chỉ biết đến sách vở và theo đuổi ước mơ làm bác sĩ của họ có thể biến
thành “nữ chiến binh thánh chiến phòng ngủ” của IS thì bất cứ gia đình
nào trên thế giới cũng có thể gặp phải bi kịch tương tự!
Hồi
tháng 11-2013, gia đình thông báo với cảnh sát về sự mất tích của Aqsa
khi cô gái đang theo học trường ĐH danh giá Shawlands ở Glasgow. Cô bặt
vô âm tín cho tới khi nổi lên như một “ngôi sao” trên Twitter gần đây
sau khi kết hôn với một chiến binh IS và ráo riết mời gọi các cô gái
khác theo gương mình.
Dưới
cái tên Umm Layth, Aqsa hô hào thảm sát ngay trên quê nhà với hình mẫu
là vụ sát hại binh sĩ Lee Rigby ở Anh, vụ đánh bom giải marathon Boston
hay thảm sát tại căn cứ quân sự Fort Hood ở Mỹ.
TVQ chuyển