Đoạn Đường Chiến Binh
Luật Đất đai dưới mắt một sinh viên trẻ_ Bùi Tín.
Cô sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đã xuất hiện trên một blog tự do từ năm 2007. Bài báo đầu tiên của cô là «Tôi nghiên cứu về Luật Đất đai». Cô thuộc gia đình trong giới cầm quyền. Cô cho biết ông cô - không rõ ông nội hay ông ngoại - từng tham gia biên soạn Luật Đất đai đầu tiên năm 1988. Trong bài viết ấy cô Hường mạnh dạn nói lên chính kiến của mình, chỉ rõ cái hình thức «sở hữu đất đai là sở hữu của toàn dân» do đảng Cộng sản áp đặt cho nông dân là một điều phi pháp và trái đạo lý, vi phạm công bằng xã hội, cản trở con đường phát triển của nông nghiệp và đất nước. Lập luận của cô sâu sắc, tự tin.
Mới học năm thứ 2 trường Luật, chắc Hường lúc ấy chỉ mới 17, 18 tuổi. Hồi ấy đọc xong bài viết của cô, tôi nghĩ ngay đến câu thơ của nhà viết kịch Pháp Corneille, «Aux âmes bien nées la valeur n’attend point le nombre des années» («Có những con người đặc sắc mà giá trị không chờ những năm tháng»).
Từ đấy tôi thường vẫn nhớ đến Hường. Tôi băn khoăn không biết cô tốt nghiệp ra sao? Có bị cản trở gì không? Ra trường cô làm việc ở đâu, có theo nghề luật sư không? Một sinh viên có tư duy độc lập như Hường ở trong nước còn rất hiếm, không hiểu có bị lãnh đạo nhà trường kỳ thị không? Cô là một hạt giống trí thức dân chủ quý của đất nước, của dân tộc. Nhân tài mà đất nước ta đang cần chính là những nam nữ sinh viên có lòng với dân, có trí tuệ khai phóng như Hường vậy.
Thế rồi hôm nay, 10/4/2013, tôi mừng, mừng lắm, đọc được bài viết của Đỗ Thúy Hường trên mạng Dân Luận, với tít in đậm: «Mệnh đề bịp – ‘Đất đai là sở hữu toàn dân’». Bài viết vẫn nói về luật đất đai.
Tác giả nhận xét: «Trong vòng 25 năm, Luật đất đai đã thay mới 3 lần, sửa 5 lần, năm nay định sửa nữa là 6 lần, sao mà phải thay đổi dữ vậy? Thay đổi «vì dân», hay là để đối phó với sự chống đối của dân?
Bài viết tâm huyết, trí tuệ của nhà trí thức dân chủ rất trẻ Đỗ Thúy Hường kết thúc bằng một câu gửi thẳng cho lãnh đạo đảng Cộng sản: «Đảng ơi ! Nếu còn chút lương tri nào, xin hãy tỉnh lại đi. Ít nhất đừng vu tôi là thế lực thù địch. Kẻ thù nhan nhản thế thì đảng sống sao nổi? ».
Mong bài viết của Đỗ Thúy Hường được bà con nông dân, trí thức, giới luật gia và sinh viên ngành luật trong và ngoài nước tìm đọc và tỏ rõ thái độ, đúng vào lúc vụ án Đoàn Văn Vươn vừa được xét xử, việc sửa đổi Hiến pháp đang là vấn đề nổi cộm gay gắt, cuộc đối thoại Việt - Mỹ về Nhân quyền đang diễn ra, Hôi nghị Trung ương lần thứ 7 - Khóa 11 của đảng Cộng sản sắp họp để xem xét về cuộc tự phê bình và phê bình của các cấp lãnh đạo.
Bài viết của Đỗ Thúy Hường chứng tỏ đất nước ta đang chuyển mình, những sinh viên rất trẻ cũng nhập cuộc và dấn thân, đấu tranh không khoan nhượng với những sai lầm của lãnh đạo, góp phần cứu dân cứu nước, và cứu bản thân mình.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Luật Đất đai dưới mắt một sinh viên trẻ_ Bùi Tín.
Cô sinh viên luật Đỗ Thúy Hường đã xuất hiện trên một blog tự do từ năm 2007. Bài báo đầu tiên của cô là «Tôi nghiên cứu về Luật Đất đai». Cô thuộc gia đình trong giới cầm quyền. Cô cho biết ông cô - không rõ ông nội hay ông ngoại - từng tham gia biên soạn Luật Đất đai đầu tiên năm 1988. Trong bài viết ấy cô Hường mạnh dạn nói lên chính kiến của mình, chỉ rõ cái hình thức «sở hữu đất đai là sở hữu của toàn dân» do đảng Cộng sản áp đặt cho nông dân là một điều phi pháp và trái đạo lý, vi phạm công bằng xã hội, cản trở con đường phát triển của nông nghiệp và đất nước. Lập luận của cô sâu sắc, tự tin.
Mới học năm thứ 2 trường Luật, chắc Hường lúc ấy chỉ mới 17, 18 tuổi. Hồi ấy đọc xong bài viết của cô, tôi nghĩ ngay đến câu thơ của nhà viết kịch Pháp Corneille, «Aux âmes bien nées la valeur n’attend point le nombre des années» («Có những con người đặc sắc mà giá trị không chờ những năm tháng»).
Từ đấy tôi thường vẫn nhớ đến Hường. Tôi băn khoăn không biết cô tốt nghiệp ra sao? Có bị cản trở gì không? Ra trường cô làm việc ở đâu, có theo nghề luật sư không? Một sinh viên có tư duy độc lập như Hường ở trong nước còn rất hiếm, không hiểu có bị lãnh đạo nhà trường kỳ thị không? Cô là một hạt giống trí thức dân chủ quý của đất nước, của dân tộc. Nhân tài mà đất nước ta đang cần chính là những nam nữ sinh viên có lòng với dân, có trí tuệ khai phóng như Hường vậy.
Thế rồi hôm nay, 10/4/2013, tôi mừng, mừng lắm, đọc được bài viết của Đỗ Thúy Hường trên mạng Dân Luận, với tít in đậm: «Mệnh đề bịp – ‘Đất đai là sở hữu toàn dân’». Bài viết vẫn nói về luật đất đai.
Tác giả nhận xét: «Trong vòng 25 năm, Luật đất đai đã thay mới 3 lần, sửa 5 lần, năm nay định sửa nữa là 6 lần, sao mà phải thay đổi dữ vậy? Thay đổi «vì dân», hay là để đối phó với sự chống đối của dân?
Bài viết tâm huyết, trí tuệ của nhà trí thức dân chủ rất trẻ Đỗ Thúy Hường kết thúc bằng một câu gửi thẳng cho lãnh đạo đảng Cộng sản: «Đảng ơi ! Nếu còn chút lương tri nào, xin hãy tỉnh lại đi. Ít nhất đừng vu tôi là thế lực thù địch. Kẻ thù nhan nhản thế thì đảng sống sao nổi? ».
Mong bài viết của Đỗ Thúy Hường được bà con nông dân, trí thức, giới luật gia và sinh viên ngành luật trong và ngoài nước tìm đọc và tỏ rõ thái độ, đúng vào lúc vụ án Đoàn Văn Vươn vừa được xét xử, việc sửa đổi Hiến pháp đang là vấn đề nổi cộm gay gắt, cuộc đối thoại Việt - Mỹ về Nhân quyền đang diễn ra, Hôi nghị Trung ương lần thứ 7 - Khóa 11 của đảng Cộng sản sắp họp để xem xét về cuộc tự phê bình và phê bình của các cấp lãnh đạo.
Bài viết của Đỗ Thúy Hường chứng tỏ đất nước ta đang chuyển mình, những sinh viên rất trẻ cũng nhập cuộc và dấn thân, đấu tranh không khoan nhượng với những sai lầm của lãnh đạo, góp phần cứu dân cứu nước, và cứu bản thân mình.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA