Đoạn Đường Chiến Binh

Lực lượng đặc nhiệm Việt-Mỹ: Trận chiến trong lòng địch

Trong số trước, chúng tôi đã trình bày về hoạt động của Lực lượng Thủy bộ Việt-Mỹ trong nỗ lực ngăn chận sự xâm nhập bằng đường thủy của CSBV tại các vùng sông ngòi ở Đông và Tây Nam

Vương Hồng Anh

Image result for SOG vietnam war

Trong số trước, chúng tôi đã trình bày về hoạt động của Lực lượng Thủy bộ Việt-Mỹ trong nỗ lực ngăn chận sự xâm nhập bằng đường thủy của CSBV tại các vùng sông ngòi ở Đông và Tây Nam phần trong giai đoạn từ 1966 đến 1968. Trước thời gian này, Liên quân Việt-Mỹ cũng đã khởi động nhiều chiến dịch và kế hoạch tấn công vào các mật khu của CSBV dọc theo biên giới Việt-Lào, cũng như tổ chức các đơn vị đặc biệt để thám sát các hoạt động của địch trên đường mòn Hồ Chí Minh.

* Liên đội đặc nhiệm Việt-Mỹ SOG:
Theo tài liệu của đại tướng Westmoreland, thì từ giữa năm 1961, Tổng thống Kennedy cho phép tiến hành các hoạt động bí mật để triệt tiêu cường lực của CSBV, hạn chế tối đa sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ VNCH. Vào cuối năm đó, được sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa đã cho thành lập một đội thuyền máy để tuần tra dọc theo vùng cận duyên để chận bắt những đợt xâm nhập người và vũ khí của CSBV vào miền Nam bằng đường biển. Ít lâu sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Tổng thống Johnson chỉ thị lập kế hoạch tăng cường chống CSBV. Từ kế hoạch này đã hình thành chương trình có tên là OPLAN 34A để tiến hành các hoạt động bí mật chống địch quân. Nỗ lực chính của kế hoạch này do Việt Nam Cộng Hòa đảm trách, công tác huấn luyện và trang bị do MACV và CIA chịu trách nhiệm. Theo lý thuyết thì các hoạt động này sẽ tạo được áp lực đối với thành phần lãnh đạo của CSBV để các nhân vật chóp bu ở Hà Nội hiểu được sự quyết tâm của quân dân VNCH mà sẽ chấm dứt hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh phá hoại của CS tại miền Nam và Lào.

https://i1.wp.com/www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_03_2008/post-2472-1205294949.jpg

Được Hoa Thịnh Đốn đồng ý, kế hoạch bắt đầu, trước tiên chỉ nhắm vào các hoạt động tình báo, dần dần các hoạt động được mở rộng bằng các cuộc pháo kích vào căn cứ CSBV dọc theo vùng duyên hải phía Bắc. Để soạn thảo và thực hiện toàn bộ kế hoạch, MACV đã cho thành lập Nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát (Studies and Observation Group, gọi tắt là SOG). Bộ phận SOG thành lập một lực lượng đặc nhiệm chiến tranh không quy ước bao gồm đại diện các cơ quan và một số binh sĩ liên lạc của CIA. Mặc dù SOG là một bộ phận thuộc MACV nhưng cũng có một văn phòng đặc biệt của bộ Tổng tham mưu Liên quân theo dõi các hoạt động của đơn vị này. Đây là lần đầu tiên Hoa Thịnh Đốn thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ nhất đối với các hoạt động của SOG. Mỗi hành động đều phải được bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Ngoại giao và Tòa Bạch Ốc chấp nhận trước.
Trước khi có SOG, một kế hoạch tương tự có tên là DESOTO bao gồm các cuộc tuần tiễu trong vịnh Bắc Việt do khu trục hạm Hoa Kỳ đảm trách. Cũng như các tàu khác của Hoa Kỳ hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, các cuộc tuần tiễu DESOTO đều do bộ Tư lệnh Thái Bình Dương điều động chứ không phải MACV. Hai tàu Maddox và C. Turner hoạt động theo kế hoạch này thì chạm trán với tàu tuần của CSBV vào tháng 8/1964 tại vịnh Bắc Việt.

* Các hoạt động của SOG trong lòng địch:
Nhóm SOG tiến hành chuyến công tác đầu tiên vào tháng 2/1964 theo cung cách mà bộ Tham mưu Liên quân gọi là sự “bắt đầu chậm chạp” với dụng ý khiến cho CSBV rút bớt lực lượng về Bắc phòng thủ. Sau nhiều năm con số của SOG lên đến 2,500 chiến binh Hoa Kỳ và 7 ngàn chiến binh Việt Nam. Ngoài số nhân viên văn phòng, tất cả đều là những người tình nguyện. Về phía Hoa Kỳ họ thuộc Lực lượng Đặc biệt. Trước hết những chiến binh này tham gia binh chủng Nhảy Dù rồi sau đó mới chuyển qua lực lượng này.
Hoạt động đầu tiên tại Lào có tên là Leaping Lena do từng toán sáu chiến binh Việt Nam nhảy dù xuống để thám sát các căn cứ địch và đường quấy rối các cuộc vận chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh. Đầu năm 1965, các cuộc tuần tiễu có tên là Prairie Fire gồm các toán có ba người Mỹ và 9 người Việt Nam hoạt động trong vùng cán chảo tiếp giáp với Lào. Nhiệm vụ của các toán này là thu thập tin tức tình báo, xác định mục tiêu ném bom, kiểm chứng các đơn vị và lưu lượng quân di chuyển của địch trên đường mòn, bắt tù binh để thẩm vấn, đặt mìn và máy báo động dọc theo trục chuyển quân của địch.
Trong tiến trình thực hiện các công tác nguy hiểm nói trên, nhiều toán đã bị lộ nên phải chiến đấu và thi hành một số công tác như đột kích vào các vị trí CQ thiếu phòng bị, phá hủy các kho lương thực hay đạn dược nào mà có thể ước định là những mục tiêu phi cơ khó oanh kích cho trúng. Đối với các những công tác loại này, SOG thường tuyển chọn những người thuộc các sắc tộc thiểu số miền sơn cước sinh sống dọc theo biên giới Việt-Lào.
Vào những tháng sau đó, SOG thành lập hai tiểu đoàn trừ bị để phản công và tiếp viện cho các toán nào đụng độ với địch mà không đủ sức cầm cự một mình. Trực thăng và chiến đấu cơ cũng góp sức tham gia. Khi nào có lời yêu cầu yểm trợ qua máy vô tuyến điện từ một đồn đóng ở Lào theo hệ thống gọi là Ổ Ó thì được chuyển ngay đến trung tâm, nên dù CSBV cố gắng chận hay pháo kích vào họ cũng đều thất bại.

Image result for SOG vietnam war
Các viên chỉ huy SOG là những người giàu kinh nghiệm và đầy đủ khả năng ứng phó với mọi tình hình. Một trong số đó là đại tá John K Singlaub, một phụ tá của đại tướng Westmoreland sau này. Ông là vị chỉ huy trưởng thứ ba của SOG (vị chỉ huy đầu tiên là đại tá Ruusell), chính ông và ban tham mưu thuộc quyền đã vẽ kiểu áo quần và trang bị đặc biệt để cung cấp cho các toán trong Ổ Ó, đồng thời tham gia các cuộc tuần tiễu để bảo đảm không bị bại lộ. Mỗi lần tuần tiễu như vậy là mất ít nhất hai tuần lễ nên vị đại tá này liền chế một loại thực phẩm khô đặc biệt gọn nhẹ, thuận tiện hơn cả loại thực phẩm phát cho các đơn vị Lục quân dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Một phi đội C 130 cũng được trang bị đặc biệt với những dụng cụ giải cứu nhân viên do chính đại tá Singlaub thử nghiệm và biểu diễn cách sử dụng. Các toán tuần tiễu thì do các đồn bán võ trang và lực lượng đặc biệt hoặc do đồn mới lập thực hiện, chẳng hạn như căn cứ Khe Sanh.
Máy truyền tin và hệ thống liên lạc của các nhóm này rất nhanh. Một trong những đài phát thanh mạnh là đài Tiếng Nói Tự Do hay còn gọi là đài xám vì không bao giờ tiết lộ địa điểm phát thanh. Các đài khác gọi là “đài đen” vì được thực hiện ngay trên đất Bắc và do dân địa phương điều hành. SOG cũng có những “đài đen” phát thanh từ các phi cơ bay vòng trên không.
Theo nhận định của đại tướng Westmoreland, người Mỹ ít tham gia vào các hoạt động bên trong miền Bắc ngoại trừ một số người nhái theo chân các toán tuần tiễu hay yểm trợ lực lượng trên bờ để giải cứu phi công nào bị bắn rơi máy bay. Đại tá Singlaub lúc nào cũng có vài toán tinh nhuệ túc trực để đi giải cứu khi được gọi đến. Mỗi lần đi tiếp cứu như vậy họ được chở bằng phi cơ ra ngoài hạm đội để từ đó trực thăng của Hải quân sẽ chở họ vào bờ biễn miền Bắc. Những chiến binh thuộc SOG đã phục vụ gan dạ một cách đáng phục rồi mà các toán viên tiếp cứu này lại càng gan dạ hơn. Hai quân nhân có thành tích gan dạ nhất là trung sĩ Dick Meadow và Jerry Waring khiến đại tá chỉ huy trưởng SOG đề nghị thăng đặc cách hai hạ sĩ quan này lên đến cấp đại úy.
Bắt đầu từ năm 1964, SOG đã sử dụng thuyền máy để khai thác tin tức từ các ngư phủ miền Bắc. Các ngư phủ này được đưa về một đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển ngang Khu Phi Quân Sự. Đảo này do các chuyên viên Việt Nam điều hành. Khi các ngư dân bị bắt đưa về đây, họ bị đánh lạc hướng để tưởng mình còn trên đất liền. Những người tiếp xúc với họ là nhân viên trá hình làm cán bộ CS để hỏi thăm tình hình địa phương họ ở và từ từ làm thay đổi lối suy nghĩ của họ. Họ bị giữ từ 6 đến 8 tuần lễ nhưng được ăn uống ngon lành để tạo cho họ cảm tưởng so sánh cuộc sống trên đảo với cuộc sống nghèo khổ của họ trên đất Bắc. Họ còn được chăm sóc sức khỏe và hàm răng chu đáo. Ngày được trả tự do họ được tặng mỗi người một máy thu thanh chỉ bắt được đài của SOG và các đài khác tại Miền Nam cùng nhiều vật dụng đồ chơi, áo quần, kim chỉ. Tất cả các thứ này dùng để tạo trong đầu óc người dân miền Bắc ấn tượng tốt đẹp về sự khoan hồng độ lượng của chính phủ VNCH ở miền Nam. Tổng số ngư dân nằm trong chương trình này sau mấy năm liền lên đến khoảng 1,200 người.
Cũng theo phân tích của đại tướng Westmoreland, hoạt động do SOG điều hành đã có một số hiệu quả rõ rệt: Các toán tuần tiễu dọc biên giới Lào để triệt phá các kho lương thực và đạn dược của CSBV, đã gây thiệt hại nặng cho đối phương, buộc địch quân phải dồn sức đối phó, đồng thời tiến hành các cuộc đột nhập vào sào huyệt mà địch quân đã sử dụng để mở các cuộc tấn công tại Miền Nam. Ngoài ra các chương trình phát thanh đặc biệt do SOG chủ trương đã làm cho CSBV lúng túng và bực bội. Ghi nhận tổng quát về hoạt động của SOG, đại tướng Westmoreland đã viết như sau: Kết quả của chương trình này đạt đến đâu thì không ai biết được. Nếu không đạt được gì hết thì cũng làm cho các viên chức CSBV tham nhũng chuyên tịch thu các món quà mà Miền Nam gửi ra có ấn tượng rằng Miền Nam là tốt đẹp. Miền Nam mang ra hai món quà: một để cho bị tịch thu, một để dùng về sau. Dù sao thì theo tôi thì trong chiến tranh bất cứ điều gì tốt thì rất đáng nên thử nghiệm.

https://vietbao.com/a50677/luc-luong-dac-nhiem-viet-my-tran-chien-o-trong-long-dich

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lực lượng đặc nhiệm Việt-Mỹ: Trận chiến trong lòng địch

Trong số trước, chúng tôi đã trình bày về hoạt động của Lực lượng Thủy bộ Việt-Mỹ trong nỗ lực ngăn chận sự xâm nhập bằng đường thủy của CSBV tại các vùng sông ngòi ở Đông và Tây Nam

Vương Hồng Anh

Image result for SOG vietnam war

Trong số trước, chúng tôi đã trình bày về hoạt động của Lực lượng Thủy bộ Việt-Mỹ trong nỗ lực ngăn chận sự xâm nhập bằng đường thủy của CSBV tại các vùng sông ngòi ở Đông và Tây Nam phần trong giai đoạn từ 1966 đến 1968. Trước thời gian này, Liên quân Việt-Mỹ cũng đã khởi động nhiều chiến dịch và kế hoạch tấn công vào các mật khu của CSBV dọc theo biên giới Việt-Lào, cũng như tổ chức các đơn vị đặc biệt để thám sát các hoạt động của địch trên đường mòn Hồ Chí Minh.

* Liên đội đặc nhiệm Việt-Mỹ SOG:
Theo tài liệu của đại tướng Westmoreland, thì từ giữa năm 1961, Tổng thống Kennedy cho phép tiến hành các hoạt động bí mật để triệt tiêu cường lực của CSBV, hạn chế tối đa sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ VNCH. Vào cuối năm đó, được sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa đã cho thành lập một đội thuyền máy để tuần tra dọc theo vùng cận duyên để chận bắt những đợt xâm nhập người và vũ khí của CSBV vào miền Nam bằng đường biển. Ít lâu sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Tổng thống Johnson chỉ thị lập kế hoạch tăng cường chống CSBV. Từ kế hoạch này đã hình thành chương trình có tên là OPLAN 34A để tiến hành các hoạt động bí mật chống địch quân. Nỗ lực chính của kế hoạch này do Việt Nam Cộng Hòa đảm trách, công tác huấn luyện và trang bị do MACV và CIA chịu trách nhiệm. Theo lý thuyết thì các hoạt động này sẽ tạo được áp lực đối với thành phần lãnh đạo của CSBV để các nhân vật chóp bu ở Hà Nội hiểu được sự quyết tâm của quân dân VNCH mà sẽ chấm dứt hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh phá hoại của CS tại miền Nam và Lào.

https://i1.wp.com/www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_03_2008/post-2472-1205294949.jpg

Được Hoa Thịnh Đốn đồng ý, kế hoạch bắt đầu, trước tiên chỉ nhắm vào các hoạt động tình báo, dần dần các hoạt động được mở rộng bằng các cuộc pháo kích vào căn cứ CSBV dọc theo vùng duyên hải phía Bắc. Để soạn thảo và thực hiện toàn bộ kế hoạch, MACV đã cho thành lập Nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát (Studies and Observation Group, gọi tắt là SOG). Bộ phận SOG thành lập một lực lượng đặc nhiệm chiến tranh không quy ước bao gồm đại diện các cơ quan và một số binh sĩ liên lạc của CIA. Mặc dù SOG là một bộ phận thuộc MACV nhưng cũng có một văn phòng đặc biệt của bộ Tổng tham mưu Liên quân theo dõi các hoạt động của đơn vị này. Đây là lần đầu tiên Hoa Thịnh Đốn thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ nhất đối với các hoạt động của SOG. Mỗi hành động đều phải được bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Ngoại giao và Tòa Bạch Ốc chấp nhận trước.
Trước khi có SOG, một kế hoạch tương tự có tên là DESOTO bao gồm các cuộc tuần tiễu trong vịnh Bắc Việt do khu trục hạm Hoa Kỳ đảm trách. Cũng như các tàu khác của Hoa Kỳ hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, các cuộc tuần tiễu DESOTO đều do bộ Tư lệnh Thái Bình Dương điều động chứ không phải MACV. Hai tàu Maddox và C. Turner hoạt động theo kế hoạch này thì chạm trán với tàu tuần của CSBV vào tháng 8/1964 tại vịnh Bắc Việt.

* Các hoạt động của SOG trong lòng địch:
Nhóm SOG tiến hành chuyến công tác đầu tiên vào tháng 2/1964 theo cung cách mà bộ Tham mưu Liên quân gọi là sự “bắt đầu chậm chạp” với dụng ý khiến cho CSBV rút bớt lực lượng về Bắc phòng thủ. Sau nhiều năm con số của SOG lên đến 2,500 chiến binh Hoa Kỳ và 7 ngàn chiến binh Việt Nam. Ngoài số nhân viên văn phòng, tất cả đều là những người tình nguyện. Về phía Hoa Kỳ họ thuộc Lực lượng Đặc biệt. Trước hết những chiến binh này tham gia binh chủng Nhảy Dù rồi sau đó mới chuyển qua lực lượng này.
Hoạt động đầu tiên tại Lào có tên là Leaping Lena do từng toán sáu chiến binh Việt Nam nhảy dù xuống để thám sát các căn cứ địch và đường quấy rối các cuộc vận chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh. Đầu năm 1965, các cuộc tuần tiễu có tên là Prairie Fire gồm các toán có ba người Mỹ và 9 người Việt Nam hoạt động trong vùng cán chảo tiếp giáp với Lào. Nhiệm vụ của các toán này là thu thập tin tức tình báo, xác định mục tiêu ném bom, kiểm chứng các đơn vị và lưu lượng quân di chuyển của địch trên đường mòn, bắt tù binh để thẩm vấn, đặt mìn và máy báo động dọc theo trục chuyển quân của địch.
Trong tiến trình thực hiện các công tác nguy hiểm nói trên, nhiều toán đã bị lộ nên phải chiến đấu và thi hành một số công tác như đột kích vào các vị trí CQ thiếu phòng bị, phá hủy các kho lương thực hay đạn dược nào mà có thể ước định là những mục tiêu phi cơ khó oanh kích cho trúng. Đối với các những công tác loại này, SOG thường tuyển chọn những người thuộc các sắc tộc thiểu số miền sơn cước sinh sống dọc theo biên giới Việt-Lào.
Vào những tháng sau đó, SOG thành lập hai tiểu đoàn trừ bị để phản công và tiếp viện cho các toán nào đụng độ với địch mà không đủ sức cầm cự một mình. Trực thăng và chiến đấu cơ cũng góp sức tham gia. Khi nào có lời yêu cầu yểm trợ qua máy vô tuyến điện từ một đồn đóng ở Lào theo hệ thống gọi là Ổ Ó thì được chuyển ngay đến trung tâm, nên dù CSBV cố gắng chận hay pháo kích vào họ cũng đều thất bại.

Image result for SOG vietnam war
Các viên chỉ huy SOG là những người giàu kinh nghiệm và đầy đủ khả năng ứng phó với mọi tình hình. Một trong số đó là đại tá John K Singlaub, một phụ tá của đại tướng Westmoreland sau này. Ông là vị chỉ huy trưởng thứ ba của SOG (vị chỉ huy đầu tiên là đại tá Ruusell), chính ông và ban tham mưu thuộc quyền đã vẽ kiểu áo quần và trang bị đặc biệt để cung cấp cho các toán trong Ổ Ó, đồng thời tham gia các cuộc tuần tiễu để bảo đảm không bị bại lộ. Mỗi lần tuần tiễu như vậy là mất ít nhất hai tuần lễ nên vị đại tá này liền chế một loại thực phẩm khô đặc biệt gọn nhẹ, thuận tiện hơn cả loại thực phẩm phát cho các đơn vị Lục quân dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Một phi đội C 130 cũng được trang bị đặc biệt với những dụng cụ giải cứu nhân viên do chính đại tá Singlaub thử nghiệm và biểu diễn cách sử dụng. Các toán tuần tiễu thì do các đồn bán võ trang và lực lượng đặc biệt hoặc do đồn mới lập thực hiện, chẳng hạn như căn cứ Khe Sanh.
Máy truyền tin và hệ thống liên lạc của các nhóm này rất nhanh. Một trong những đài phát thanh mạnh là đài Tiếng Nói Tự Do hay còn gọi là đài xám vì không bao giờ tiết lộ địa điểm phát thanh. Các đài khác gọi là “đài đen” vì được thực hiện ngay trên đất Bắc và do dân địa phương điều hành. SOG cũng có những “đài đen” phát thanh từ các phi cơ bay vòng trên không.
Theo nhận định của đại tướng Westmoreland, người Mỹ ít tham gia vào các hoạt động bên trong miền Bắc ngoại trừ một số người nhái theo chân các toán tuần tiễu hay yểm trợ lực lượng trên bờ để giải cứu phi công nào bị bắn rơi máy bay. Đại tá Singlaub lúc nào cũng có vài toán tinh nhuệ túc trực để đi giải cứu khi được gọi đến. Mỗi lần đi tiếp cứu như vậy họ được chở bằng phi cơ ra ngoài hạm đội để từ đó trực thăng của Hải quân sẽ chở họ vào bờ biễn miền Bắc. Những chiến binh thuộc SOG đã phục vụ gan dạ một cách đáng phục rồi mà các toán viên tiếp cứu này lại càng gan dạ hơn. Hai quân nhân có thành tích gan dạ nhất là trung sĩ Dick Meadow và Jerry Waring khiến đại tá chỉ huy trưởng SOG đề nghị thăng đặc cách hai hạ sĩ quan này lên đến cấp đại úy.
Bắt đầu từ năm 1964, SOG đã sử dụng thuyền máy để khai thác tin tức từ các ngư phủ miền Bắc. Các ngư phủ này được đưa về một đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển ngang Khu Phi Quân Sự. Đảo này do các chuyên viên Việt Nam điều hành. Khi các ngư dân bị bắt đưa về đây, họ bị đánh lạc hướng để tưởng mình còn trên đất liền. Những người tiếp xúc với họ là nhân viên trá hình làm cán bộ CS để hỏi thăm tình hình địa phương họ ở và từ từ làm thay đổi lối suy nghĩ của họ. Họ bị giữ từ 6 đến 8 tuần lễ nhưng được ăn uống ngon lành để tạo cho họ cảm tưởng so sánh cuộc sống trên đảo với cuộc sống nghèo khổ của họ trên đất Bắc. Họ còn được chăm sóc sức khỏe và hàm răng chu đáo. Ngày được trả tự do họ được tặng mỗi người một máy thu thanh chỉ bắt được đài của SOG và các đài khác tại Miền Nam cùng nhiều vật dụng đồ chơi, áo quần, kim chỉ. Tất cả các thứ này dùng để tạo trong đầu óc người dân miền Bắc ấn tượng tốt đẹp về sự khoan hồng độ lượng của chính phủ VNCH ở miền Nam. Tổng số ngư dân nằm trong chương trình này sau mấy năm liền lên đến khoảng 1,200 người.
Cũng theo phân tích của đại tướng Westmoreland, hoạt động do SOG điều hành đã có một số hiệu quả rõ rệt: Các toán tuần tiễu dọc biên giới Lào để triệt phá các kho lương thực và đạn dược của CSBV, đã gây thiệt hại nặng cho đối phương, buộc địch quân phải dồn sức đối phó, đồng thời tiến hành các cuộc đột nhập vào sào huyệt mà địch quân đã sử dụng để mở các cuộc tấn công tại Miền Nam. Ngoài ra các chương trình phát thanh đặc biệt do SOG chủ trương đã làm cho CSBV lúng túng và bực bội. Ghi nhận tổng quát về hoạt động của SOG, đại tướng Westmoreland đã viết như sau: Kết quả của chương trình này đạt đến đâu thì không ai biết được. Nếu không đạt được gì hết thì cũng làm cho các viên chức CSBV tham nhũng chuyên tịch thu các món quà mà Miền Nam gửi ra có ấn tượng rằng Miền Nam là tốt đẹp. Miền Nam mang ra hai món quà: một để cho bị tịch thu, một để dùng về sau. Dù sao thì theo tôi thì trong chiến tranh bất cứ điều gì tốt thì rất đáng nên thử nghiệm.

https://vietbao.com/a50677/luc-luong-dac-nhiem-viet-my-tran-chien-o-trong-long-dich

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm