Tin nóng trong ngày
Lụt lớn Miền Trung - Chủ tịch Hà Tĩnh: Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay (nói thì cứ nói, tao xã như thế làm đéo gì tao !!!)
15-10-2016
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho biết, đập Hố Hô không thể xả hết cỡ như lúc tối khiến người dân không kịp trở tay như vậy.
Sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã xuống các xã của huyện Hương Khê, nơi ngập nặng nhất của Hà Tĩnh để kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống, cứu hộ cứu nạn trong mưa lũ.
Tại đây, ông Khánh nhấn mạnh việc xả đập Hố Hô khiến nước lên nhanh người dân trở tay không kịp.
Theo ông Khánh, việc xả đập phải được phối hợp giữa chính quyền và nhân dân.
“Những hồ nào xả bao nhiêu, xả như thế nào cần phải tuyên truyền kịp thời để cho bà con biết. Chứ lúc tối Hương Khê xả quá nhanh, không thể xả ồ ạt như vậy được. Hộ nào cũng cho rằng lúc tối nước lên nhanh quá. Xả như thế không nhanh sao được” – lời ông Khánh.
Thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ làm người dân ở huyện Hương Khê phải trèo lên nóc nhà tránh lũ. Ảnh: VNN
Theo báo cáo của Chi cục thủy lợi tỉnh, mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s… đã làm cho địa phương bị ngập nước.
Huyện Hương Khê có 11 xã với hơn 5.000 nhà dân bị nước ngập sâu. Có nơi ngập tới 4m, điển hình là các xã Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh, Hòa Hải….
Thời gian tới, tình hình mưa lũ đang phức tạp, ông Khánh yêu cầu chính quyền địa phương phải chủ động, tuyên truyền cho bà con.
Ở Hưng Bình, Lộc Yên có bà cụ 84 tuổi sống một mình. Khi nước rút bà đang dọn nhà một mình. Những người này chính quyền phải hết sức quan tâm. Không được để người nào đói ăn trong mùa lũ này, lời ông Khánh.
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng đã có công điện gửi lời thăm hỏi đồng bào và chính quyền địa phương; yêu cầu chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm an toàn cho người dân, chủ động triển khai phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tính đến 16h chiều nay, có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 7 người chết, 10 thuyền viên, người dân bị lũ cuốn mất tích và 7 người bị thương ở Quảng Bình.
Tại Hà Tĩnh có 1 người chết, 1 người mất tích. Nghệ An cũng có 1 học sinh bị lũ cuốn.
Ngoài ra, tại cảng Gianh, Quảng Bình có 30-40 tàu bị sóng đánh trôi dạt khởi nơi neo đậu, 1 tàu đã bị chìm.
Dưới đây là diễn biến mưa lũ lịch sử tại miền Trung:
Ngập lụt chia cắt 2 tỉnh miền Trung, 20 người chết và mất tích: Mưa lũ lịch sử, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình nhiều nơi cô lập hoàn toàn, nước dâng cao ngập mái nhà. Đã có 20 người chết và mất tích.
Hà Tĩnh: Cả làng đánh kẻng chạy lũ suốt đêm: Mưa 2 ngày liền khiến nhiều tuyến đường ở Hà Tĩnh ngập nặng. Thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ, người dân Hương Khê không kịp trở tay.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó khẩn cấp mưa lũ miền Trung: Thủ tướng vừa có công điện gửi lời thăm hỏi đồng bào và chính quyền địa phương; yêu cầu chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Cả làng ngập sạch, may còn trần nhà để trốn lên: Vợ chồng anh Lê Văn Sỹ cùng con và bà nội leo trần nhà từ tối qua. Tài sản chắt góp bao năm đã bị lũ cuốn trôi.
Cả trăm khách nước ngoài mắc kẹt tàu ở Quảng Bình: Sau hơn 1 ngày xuất phát từ ga Hà Nội, tàu SE19 mắc kẹt ở ga Lệ Sơn, Quảng Bình với 132 hành khách, trong đó có 96 người nước ngoài.
Hủy, cắt ngắn lịch chạy tàu do lũ lụt miền Trung: Lũ lụt tại miền Trung khiến tuyến đường sắt Bắc Nam bị đứt mạch. Do đó, ga Sài Gòn phải huy, cắt ngắn lịch trình chạy tàu các chặng đường dài.
Mưa lũ lịch sử, 17 người chết và mất tích ở Quảng Bình: Có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 17 người chết và mất tích.
Bão giật cấp 15 nguy cơ tấn công miền Trung: Bão Sakira vẫn đang tiếp tục mạnh lên có thể giật cấp 14-15 khi vào biển Đông nước ta, nguy cơ đổ bộ Trung Bộ.
_____
Mưa lớn kèm xả lũ: Miền Trung ngập lụt diện rộng
Hoàng Phi
15-10-2016
Mưa lớn kéo dài từ tối 13/10 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Trung Trung Bộ gây ra ngập lụt ở nhiều địa bàn trên các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều hình ảnh ngập lụt cho thấy nước lũ dâng lên nhấn chìm nhiều ngôi nhà dân, nhiều vùng bị nước lũ cô lập hoàn toàn, một số địa bàn tại Quảng Bình như thành phố Đồng Hới, huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch… bị ngập lụt ở nhiều điểm.
Hình ảnh những đứa trẻ đứng trên mái nhà tránh lũ, những người dân lam lũ nhìn cảnh nước nhấn chìm tài sản gia đình, những con trâu con bò nước ngập phải chỉ còn ngóc đầu lên cao để tìm kiếm sự sống…
Những đứa trẻ đứng trên trần nhà tránh lũ (Ảnh: Facebook)
Anh Lực, một người dân ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch cho biết, nhiều vùng bị nước lũ dâng lên ngập đến mái nhà, từ 23 giờ đêm qua (14/10) nước bắt đầu dâng cao và tràn vào nhà anh, đến 8 giờ sáng nay thì ngớt mưa và nước đã rút dần; các giáo xứ Cồn Sẽ, giáo xứ Cồn Nâm, giáo xứ Giáp Tam, giáo xứ Liên Hòa thuộc giáo hạt Hòa Ninh bị nước lũ cô lập từ đêm qua. Còn anh Chính sống tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa nói, từ đêm qua nước ngập vào nhà cao lên khoảng 1,5m, mưa lớn kéo dài cộng với nước từ đập thủy điện Hố Hô (giáp ranh Quảng Bình – Hà Tĩnh) xả lũ mới ngập nặng chứ chỉ có mưa không thì không thể ngập như vậy được.
Trên facebook linh mục Giuse Trần Chính Trực quản xứ Tân Hội cũng đang kêu gọi cộng đồng hỗ trợ cho bà con vùng lũ lụt; giáo xứ Tân Hội là một giáo xứ nghèo nằm ở vùng kinh tế mới, trận lũ lụt năm 2010 đã nhấn chìm nhà thờ giáo xứ, cha xứ chỉ kịp kiểu Mình Thánh chạy lên đồi cao, đến nay công trình Nhà Chúa vẫn đang còn dang dở thì cơn lũ khác lại tiếp tục kéo tới, khiến cho người dân nơi đây đang nghèo lại lầm than hơn.
Thông tin về cơn lũ tại Miền Trung được nhiều trang mạng đưa tin, trên trang 24h.com thông tin rằng: lũ tại các con sông từ Hà Tĩnh vào Quảng Trị dâng cao ở mức báo động 2, báo động 3; báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến 20 giờ tối 14/10 đã có 5 người chết (Quảng Bình 3, Thừa Thiên Huế 2), 4 người mất tích (Quảng Bình 4), 12 người bị thương (Quảng Trị 3, Huế 2, Quảng Bình 7). Mưa lớn xảy ra ở nhiều nơi với lượng mưa phổ biến 200-500mm, có nơi trên 500mm. Trong khi đó trang Vietnamnet đưa tin ở Hà Tĩnh cả làng đánh kẻng chạy lũ suốt đêm; đập thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ làm nhiều ngôi nhà ở huyện miền núi Hương Khê chìm trong biển nước, người dân phải di dời tài sản lên trần phía gần nóc nhà để tránh lũ.
Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt ngang qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị nước lũ ngập sâu chia cắt làm toàn bộ phương tiện giao thông không thể lưu thông.
Áp thấp nhiệt đới đang suy yếu dần thì cơn bão số 7 có tên quốc tế là Sarika đang di chuyển và hướng vào khu vực Biển Đông. Theo tin báo từ trung tâm khí tượng thủy văn trung ương hồi 13 giờ (15/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 280km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16-17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Đến 13 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15. Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 150N và phía Đông Kinh tuyến 1160E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Đường đi và vị trí cơn bão số 7 [Sarika]. (Ảnh: nchmf.gov.vn)
Miền trung đang hứng chịu nhiều thiệt hại do hiểm họa môi trường bởi Formosa thì lại tiếp tục hứng chịu cơn lũ nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà, thảm họa liên tiếp khiến nhiều người dân nhìn cảnh nước lũ trong vô vọng.
Bàn ra tán vào (0)
Lụt lớn Miền Trung - Chủ tịch Hà Tĩnh: Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay (nói thì cứ nói, tao xã như thế làm đéo gì tao !!!)
15-10-2016
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho biết, đập Hố Hô không thể xả hết cỡ như lúc tối khiến người dân không kịp trở tay như vậy.
Sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã xuống các xã của huyện Hương Khê, nơi ngập nặng nhất của Hà Tĩnh để kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống, cứu hộ cứu nạn trong mưa lũ.
Tại đây, ông Khánh nhấn mạnh việc xả đập Hố Hô khiến nước lên nhanh người dân trở tay không kịp.
Theo ông Khánh, việc xả đập phải được phối hợp giữa chính quyền và nhân dân.
“Những hồ nào xả bao nhiêu, xả như thế nào cần phải tuyên truyền kịp thời để cho bà con biết. Chứ lúc tối Hương Khê xả quá nhanh, không thể xả ồ ạt như vậy được. Hộ nào cũng cho rằng lúc tối nước lên nhanh quá. Xả như thế không nhanh sao được” – lời ông Khánh.
Thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ làm người dân ở huyện Hương Khê phải trèo lên nóc nhà tránh lũ. Ảnh: VNN
Theo báo cáo của Chi cục thủy lợi tỉnh, mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s… đã làm cho địa phương bị ngập nước.
Huyện Hương Khê có 11 xã với hơn 5.000 nhà dân bị nước ngập sâu. Có nơi ngập tới 4m, điển hình là các xã Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh, Hòa Hải….
Thời gian tới, tình hình mưa lũ đang phức tạp, ông Khánh yêu cầu chính quyền địa phương phải chủ động, tuyên truyền cho bà con.
Ở Hưng Bình, Lộc Yên có bà cụ 84 tuổi sống một mình. Khi nước rút bà đang dọn nhà một mình. Những người này chính quyền phải hết sức quan tâm. Không được để người nào đói ăn trong mùa lũ này, lời ông Khánh.
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng đã có công điện gửi lời thăm hỏi đồng bào và chính quyền địa phương; yêu cầu chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm an toàn cho người dân, chủ động triển khai phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tính đến 16h chiều nay, có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 7 người chết, 10 thuyền viên, người dân bị lũ cuốn mất tích và 7 người bị thương ở Quảng Bình.
Tại Hà Tĩnh có 1 người chết, 1 người mất tích. Nghệ An cũng có 1 học sinh bị lũ cuốn.
Ngoài ra, tại cảng Gianh, Quảng Bình có 30-40 tàu bị sóng đánh trôi dạt khởi nơi neo đậu, 1 tàu đã bị chìm.
Dưới đây là diễn biến mưa lũ lịch sử tại miền Trung:
Ngập lụt chia cắt 2 tỉnh miền Trung, 20 người chết và mất tích: Mưa lũ lịch sử, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình nhiều nơi cô lập hoàn toàn, nước dâng cao ngập mái nhà. Đã có 20 người chết và mất tích.
Hà Tĩnh: Cả làng đánh kẻng chạy lũ suốt đêm: Mưa 2 ngày liền khiến nhiều tuyến đường ở Hà Tĩnh ngập nặng. Thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ, người dân Hương Khê không kịp trở tay.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó khẩn cấp mưa lũ miền Trung: Thủ tướng vừa có công điện gửi lời thăm hỏi đồng bào và chính quyền địa phương; yêu cầu chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Cả làng ngập sạch, may còn trần nhà để trốn lên: Vợ chồng anh Lê Văn Sỹ cùng con và bà nội leo trần nhà từ tối qua. Tài sản chắt góp bao năm đã bị lũ cuốn trôi.
Cả trăm khách nước ngoài mắc kẹt tàu ở Quảng Bình: Sau hơn 1 ngày xuất phát từ ga Hà Nội, tàu SE19 mắc kẹt ở ga Lệ Sơn, Quảng Bình với 132 hành khách, trong đó có 96 người nước ngoài.
Hủy, cắt ngắn lịch chạy tàu do lũ lụt miền Trung: Lũ lụt tại miền Trung khiến tuyến đường sắt Bắc Nam bị đứt mạch. Do đó, ga Sài Gòn phải huy, cắt ngắn lịch trình chạy tàu các chặng đường dài.
Mưa lũ lịch sử, 17 người chết và mất tích ở Quảng Bình: Có ít nhất 9 tàu hàng, tàu cá ở Quảng Bình bị lật úp, 19 tàu thuyền khác bị mắc kẹt, cuốn trôi ra biển. Đã có 17 người chết và mất tích.
Bão giật cấp 15 nguy cơ tấn công miền Trung: Bão Sakira vẫn đang tiếp tục mạnh lên có thể giật cấp 14-15 khi vào biển Đông nước ta, nguy cơ đổ bộ Trung Bộ.
_____
Mưa lớn kèm xả lũ: Miền Trung ngập lụt diện rộng
Hoàng Phi
15-10-2016
Mưa lớn kéo dài từ tối 13/10 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Trung Trung Bộ gây ra ngập lụt ở nhiều địa bàn trên các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều hình ảnh ngập lụt cho thấy nước lũ dâng lên nhấn chìm nhiều ngôi nhà dân, nhiều vùng bị nước lũ cô lập hoàn toàn, một số địa bàn tại Quảng Bình như thành phố Đồng Hới, huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch… bị ngập lụt ở nhiều điểm.
Hình ảnh những đứa trẻ đứng trên mái nhà tránh lũ, những người dân lam lũ nhìn cảnh nước nhấn chìm tài sản gia đình, những con trâu con bò nước ngập phải chỉ còn ngóc đầu lên cao để tìm kiếm sự sống…
Những đứa trẻ đứng trên trần nhà tránh lũ (Ảnh: Facebook)
Anh Lực, một người dân ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch cho biết, nhiều vùng bị nước lũ dâng lên ngập đến mái nhà, từ 23 giờ đêm qua (14/10) nước bắt đầu dâng cao và tràn vào nhà anh, đến 8 giờ sáng nay thì ngớt mưa và nước đã rút dần; các giáo xứ Cồn Sẽ, giáo xứ Cồn Nâm, giáo xứ Giáp Tam, giáo xứ Liên Hòa thuộc giáo hạt Hòa Ninh bị nước lũ cô lập từ đêm qua. Còn anh Chính sống tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa nói, từ đêm qua nước ngập vào nhà cao lên khoảng 1,5m, mưa lớn kéo dài cộng với nước từ đập thủy điện Hố Hô (giáp ranh Quảng Bình – Hà Tĩnh) xả lũ mới ngập nặng chứ chỉ có mưa không thì không thể ngập như vậy được.
Trên facebook linh mục Giuse Trần Chính Trực quản xứ Tân Hội cũng đang kêu gọi cộng đồng hỗ trợ cho bà con vùng lũ lụt; giáo xứ Tân Hội là một giáo xứ nghèo nằm ở vùng kinh tế mới, trận lũ lụt năm 2010 đã nhấn chìm nhà thờ giáo xứ, cha xứ chỉ kịp kiểu Mình Thánh chạy lên đồi cao, đến nay công trình Nhà Chúa vẫn đang còn dang dở thì cơn lũ khác lại tiếp tục kéo tới, khiến cho người dân nơi đây đang nghèo lại lầm than hơn.
Thông tin về cơn lũ tại Miền Trung được nhiều trang mạng đưa tin, trên trang 24h.com thông tin rằng: lũ tại các con sông từ Hà Tĩnh vào Quảng Trị dâng cao ở mức báo động 2, báo động 3; báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến 20 giờ tối 14/10 đã có 5 người chết (Quảng Bình 3, Thừa Thiên Huế 2), 4 người mất tích (Quảng Bình 4), 12 người bị thương (Quảng Trị 3, Huế 2, Quảng Bình 7). Mưa lớn xảy ra ở nhiều nơi với lượng mưa phổ biến 200-500mm, có nơi trên 500mm. Trong khi đó trang Vietnamnet đưa tin ở Hà Tĩnh cả làng đánh kẻng chạy lũ suốt đêm; đập thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ làm nhiều ngôi nhà ở huyện miền núi Hương Khê chìm trong biển nước, người dân phải di dời tài sản lên trần phía gần nóc nhà để tránh lũ.
Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt ngang qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị nước lũ ngập sâu chia cắt làm toàn bộ phương tiện giao thông không thể lưu thông.
Áp thấp nhiệt đới đang suy yếu dần thì cơn bão số 7 có tên quốc tế là Sarika đang di chuyển và hướng vào khu vực Biển Đông. Theo tin báo từ trung tâm khí tượng thủy văn trung ương hồi 13 giờ (15/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 280km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16-17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Đến 13 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15. Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 150N và phía Đông Kinh tuyến 1160E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Đường đi và vị trí cơn bão số 7 [Sarika]. (Ảnh: nchmf.gov.vn)
Miền trung đang hứng chịu nhiều thiệt hại do hiểm họa môi trường bởi Formosa thì lại tiếp tục hứng chịu cơn lũ nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà, thảm họa liên tiếp khiến nhiều người dân nhìn cảnh nước lũ trong vô vọng.