Cà Kê Dê Ngỗng
Lưu Á Châu, tướng Trung Quốc ngưỡng mộ Mỹ
Le Monde 11/08/2012) Việc Lưu Á Châu (Liu Yazhou) được Hồ Cẩm Đào phong tướng cùng với năm sĩ quan cao cấp khác vào cuối tháng Bảy đã gây chú ý. Hiện là chính ủy trường đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, ông Lưu Á Châu, 60 tuổi, là một quân nhân đặc biệt.
Là tác giả một số tiểu thuyết chiến tranh và tiểu luận quân sự đã gặt hái ít nhiều thành công, trong một loạt bài báo được tạp chí Hồng Kông Phoenix đăng tải năm 2010, ông đã ca ngợi hệ thống Mỹ : « Bí mật thành công của Hoa Kỳ không phải là Wall Street hay thung lũng Silicon, mà là một Nhà nước pháp quyền và hệ thống hỗ trợ cho Nhà nước pháp quyền…Dân chủ là một nhiệm vụ khẩn cấp, nếu không thì sẽ không có sự trỗi dậy bền vững ». Ngược lại, một hệ thống « ngăn trở các công dân tự do biểu đạt ý kiến và tự do hóa tối đa sáng tạo…chắc chắn đang tiêu vong ».
Một tạp chí khác của Hồng Kông hồi năm 2009 đã trích đăng một đoạn trong bài diễn văn của Lưu Á Châu, trong đó ông tán đồng việc hai tướng lãnh đã từ chối điều xe tăng đến tàn sát những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Nhưng vị tướng chủ trương dân chủ cũng là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc : ông đã nhiều lần lên án Nhật Bản trong các bài viết của mình. Và ông là người viết lời tựa cho tác phẩm của đại tá dân tộc chủ nghĩa Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), « Giấc mơ Trung Quốc » trở thành một đại cường.
Nhà Trung Quốc học Michel Bonnin ở Bắc Kinh nhận xét : « Đó là một người theo chủ nghĩa dân tộc theo truyền thống 4 tháng Năm (năm 1919, một phong trào ái quốc cấp tiến chống Nhật), tin rằng cần phải hiện đại hóa Trung Quốc không chỉ về khoa học kỹ thuật, mà còn về ý thức hệ ».
Nhất là Lưu Á Châu còn là một taizi (thái tử, tức « hoàng tử đỏ ») không phải loại tầm thường. Bố vợ của ông chính là Lý Tiên Niệm (Li Xiannan), Chủ tịch nước từ 1983 đến 1988, còn cha ông là Lưu Kiến Đức (Liu Jiande), cựu phó chính ủy Lan Châu, nên mới có thể mạnh miệng.
Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), thuộc Viện Kỹ thuật Bắc Kinh cho rằng: “Lưu Á Châu đúng là một quân nhân hiện đại, có ý thức dân chủ. Những phát biểu mạnh bạo và các yêu sách chính trị của ông rất khác biệt so với các quân nhân khác, mang lại một hình ảnh mới cho giới quân sự Trung Quốc. Nhưng một quân nhân cấp thấp nào khác nếu nói y như ông thì chắc đã bị đàn áp rồi ».
Đáng ngạc nhiên hơn nữa, người anh em của Lưu Á Châu là Lưu Á Vĩ (Liu Yawei) chính là giám đốc chương trình Trung Quốc của nhóm tư vấn Mỹ Carter Center, nhà Trung Quốc học tài giỏi chuyên nghiên cứu về bầu cử ở nông thôn. Ông Lưu Á Vĩ đã viết một bài phân tích dài trên tạp chí China Elections and Governance Review do ông phụ trách, số tháng 4/2010, về ngõ cụt của “mô hình Trung Quốc”, và sự cần thiết phải dân chủ hóa.
Việc Lưu Á Châu được thăng cấp tướng là một dấu hiệu tốt, theo như ông Lý Thành (Cheng Li), chuyên gia về chuyển giao hòa bình tại Trung Quốc ở Brookings Institution, Hoa Kỳ : « Lưu Á Châu là một lãnh đạo rất có năng lực, dường như đều được Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình cùng ủng hộ. Việc này cộng với sự kiện vừa được phong tướng sẽ làm cho ông ta trở thành khuôn mặt chủ chốt tại Bộ Tổng tham mưu trong những năm tới, đặc biệt trên mặt trận ý thức hệ và chính trị. Sự kết hợp giữa chủ trương dân chủ và khuynh hướng dân tộc là một trong những điểm rất thu hút dưới mắt công chúng Trung Quốc ngày nay ».
Mời đọc thêm:
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lưu Á Châu, tướng Trung Quốc ngưỡng mộ Mỹ
Le Monde 11/08/2012) Việc Lưu Á Châu (Liu Yazhou) được Hồ Cẩm Đào phong tướng cùng với năm sĩ quan cao cấp khác vào cuối tháng Bảy đã gây chú ý. Hiện là chính ủy trường đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, ông Lưu Á Châu, 60 tuổi, là một quân nhân đặc biệt.
Là tác giả một số tiểu thuyết chiến tranh và tiểu luận quân sự đã gặt hái ít nhiều thành công, trong một loạt bài báo được tạp chí Hồng Kông Phoenix đăng tải năm 2010, ông đã ca ngợi hệ thống Mỹ : « Bí mật thành công của Hoa Kỳ không phải là Wall Street hay thung lũng Silicon, mà là một Nhà nước pháp quyền và hệ thống hỗ trợ cho Nhà nước pháp quyền…Dân chủ là một nhiệm vụ khẩn cấp, nếu không thì sẽ không có sự trỗi dậy bền vững ». Ngược lại, một hệ thống « ngăn trở các công dân tự do biểu đạt ý kiến và tự do hóa tối đa sáng tạo…chắc chắn đang tiêu vong ».
Một tạp chí khác của Hồng Kông hồi năm 2009 đã trích đăng một đoạn trong bài diễn văn của Lưu Á Châu, trong đó ông tán đồng việc hai tướng lãnh đã từ chối điều xe tăng đến tàn sát những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Nhưng vị tướng chủ trương dân chủ cũng là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc : ông đã nhiều lần lên án Nhật Bản trong các bài viết của mình. Và ông là người viết lời tựa cho tác phẩm của đại tá dân tộc chủ nghĩa Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), « Giấc mơ Trung Quốc » trở thành một đại cường.
Nhà Trung Quốc học Michel Bonnin ở Bắc Kinh nhận xét : « Đó là một người theo chủ nghĩa dân tộc theo truyền thống 4 tháng Năm (năm 1919, một phong trào ái quốc cấp tiến chống Nhật), tin rằng cần phải hiện đại hóa Trung Quốc không chỉ về khoa học kỹ thuật, mà còn về ý thức hệ ».
Nhất là Lưu Á Châu còn là một taizi (thái tử, tức « hoàng tử đỏ ») không phải loại tầm thường. Bố vợ của ông chính là Lý Tiên Niệm (Li Xiannan), Chủ tịch nước từ 1983 đến 1988, còn cha ông là Lưu Kiến Đức (Liu Jiande), cựu phó chính ủy Lan Châu, nên mới có thể mạnh miệng.
Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), thuộc Viện Kỹ thuật Bắc Kinh cho rằng: “Lưu Á Châu đúng là một quân nhân hiện đại, có ý thức dân chủ. Những phát biểu mạnh bạo và các yêu sách chính trị của ông rất khác biệt so với các quân nhân khác, mang lại một hình ảnh mới cho giới quân sự Trung Quốc. Nhưng một quân nhân cấp thấp nào khác nếu nói y như ông thì chắc đã bị đàn áp rồi ».
Đáng ngạc nhiên hơn nữa, người anh em của Lưu Á Châu là Lưu Á Vĩ (Liu Yawei) chính là giám đốc chương trình Trung Quốc của nhóm tư vấn Mỹ Carter Center, nhà Trung Quốc học tài giỏi chuyên nghiên cứu về bầu cử ở nông thôn. Ông Lưu Á Vĩ đã viết một bài phân tích dài trên tạp chí China Elections and Governance Review do ông phụ trách, số tháng 4/2010, về ngõ cụt của “mô hình Trung Quốc”, và sự cần thiết phải dân chủ hóa.
Việc Lưu Á Châu được thăng cấp tướng là một dấu hiệu tốt, theo như ông Lý Thành (Cheng Li), chuyên gia về chuyển giao hòa bình tại Trung Quốc ở Brookings Institution, Hoa Kỳ : « Lưu Á Châu là một lãnh đạo rất có năng lực, dường như đều được Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình cùng ủng hộ. Việc này cộng với sự kiện vừa được phong tướng sẽ làm cho ông ta trở thành khuôn mặt chủ chốt tại Bộ Tổng tham mưu trong những năm tới, đặc biệt trên mặt trận ý thức hệ và chính trị. Sự kết hợp giữa chủ trương dân chủ và khuynh hướng dân tộc là một trong những điểm rất thu hút dưới mắt công chúng Trung Quốc ngày nay ».
Mời đọc thêm: