Kinh Khổ
Lưu Trọng Văn - Há ra là đoàn xe của Tổng bí thư...
Xót chuyện lúa chết, đồng khô nứt nẻ quá gã quyết định đi ngó xem sao. Sáng nay gã lên xe máy vượt cầu ông Thìn qua Cần Giuộc, Long An - nơi có chùa Tôn Thạnh hơn mười năm trước gã từng đ
Xót chuyện lúa chết, đồng khô nứt nẻ quá gã quyết định đi ngó xem sao.
Sáng nay gã lên xe máy vượt cầu ông Thìn qua Cần Giuộc, Long An - nơi
có chùa Tôn Thạnh hơn mười năm trước gã từng đến để sống lại cái không
khí mà cụ Đồ Chiểu từng nức nở trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc một áng
văn bất hủ yêu nước thương nòi: Ôi thôi thôi, chùa Tôn Thạnh, năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại ánh trăng rằm...
Nhìn những cánh đồng đất đai nứt nẻ vì hạn, lòng gã không khỏi như cụ Đồ Chiểu xưa thốt lên: Ôi thôi thôi...
Hết Cần Giuộc tới Cần Đước, chao ôi, xứ sở quá trời những tên “Cần”,
nhưng lúc này đây thứ cần nhất lại là thứ mà bao đời nay cha ông từ thuở
dân ấp dân lân chả bao giờ khan hiếm vì Dòng mẹ Cửu Long luôn tràn trề
là ...nước. Nước ngọt. Những dòng nước ngọt, ngọt phù sa từng làm nên
nơi đây nổi tiếng những hạt gạo chợ Gạo, chợ Đào.
Vẫn những cánh đồng nứt nẻ.
Gã vượt cầu Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ, nơi thượng nguồn Vàm Cỏ Tây, em trai
gã - Lưu Trọng Nông giữa tuổi 20 ngã xuống khi chỉ còn mấy chục ngày
nữa là hòa bình, nơi cha gã một nhà thơ của đất nước từng bới từng tấc
đất bên sông tìm mộ con trai mình: “Con đi rồi như một cánh hoa bay, giờ quê con đấy - Vàm Cỏ Tây”.
Gò Công, Tiền Giang bên này sông Vàm Cỏ ấy. Lúa ở Gò Công đang chín.
Những bông lúa ủ rũ. Ngọn lúa đỏ au au. Cái màu đỏ rờn rợn như lửa vì
khát... nước và cả vì mặn đã xâm nhập khắp những cánh đồng.
Nước ơi!
Gã nhớ một câu hát của Phạm Duy: Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi! Chưa bao giờ cái nguy cơ cạn nước, mất nước - dòng nước ngọt lại vận vào vận nước - đất nước, quê hương như lúc này.
Giữa nắng gắt, một bác nông dân đầu trần, chân trần đi một mình trên
thửa ruộng nứt nẻ của mình. Chả biết bác đi làm gì? Gã nhìn theo cái
bóng gầy gò của bác bị nứt toác thành trăm mảnh trên cánh đồng kia.
***
Khi tới gần thị xã Gò Công nơi có con đường rẽ có tấm bảng đề “Làng
nghề truyền thống làm tủ thờ” thì gã thấy dòng người xe bị chặn lại bởi
lực lượng cảnh sát rất đông. Đương nhiên gã cũng bị chặn lại. Tiếng còi
cảnh sát của đoàn mô-tô dẫn đường vang lên inh ỏi. Sau đoàn mô tô là
một chiếc xe cảnh sát. Sau xe cảnh sát là một chiếc xe hầm hố kính đen
kịt, sau tiếp là chiếc xe đặc chủng màu đen, kính cũng đen kịt, gã đoán
nhân vật quan trọng cấp quốc gia có thể là thủ tướng ngồi trên xe này,
và rồi xe, xe, những chiếc xe hơi bóng loáng, sang trọng tất cả 34
chiếc.
Khi chiếc xe cảnh sát bọc lót khóa đuôi đi qua, gã thở phào vì mình
chuẩn bị được tiếp tục hành trình rồi thì thật lạ, cảnh sát vẫn bắt tất
cả dừng lại. Năm phút. Mười phút. Nắng gỏng. Gã nói, đoàn xe lãnh đạo đi
rồi thì cho bà con đi đi chứ. Gã băm băm phóng xe lên.Tuýt. Tiếng còi.
Mấy chàng cảnh sát lao ra chặn gã lại. Gã sửng cồ:
- Ở Hà Nội, ở Sài Gòn không bao giờ có chuyện như thế này! Đoàn xe của
thủ tướng hay chủ tịch nước được ưu tiên nhưng không có chuyện cấm đường
khi đoàn xe đã đi qua rồi như thế? Phải cho dân đi!
Một chàng trung tá cảnh sát gầy nhom đến bên gã giọng rất lễ phép: Anh
thông cảm chờ thêm chút nữa. Đoàn xe còn dừng lại đàng kia ghé thăm một
mẹ Việt Nam anh hùng.
- Vậy những người dân phải chờ cho đến lúc ông lãnh đạo làm việc xong mới đi à? Gã ông ổng.
- Bà con thông cảm, chúng tôi chưa có lệnh. Chàng trung tá nói vẫn giọng nhỏ nhẹ.
- Lãnh đạo dù là thủ tướng đi chăng nữa (gã nghi nhân vật VIP chính là
ngài thủ tướng) cũng không được vi phạm pháp luật. Luật giao thông không
cho phép cấm dân lưu thông khi lãnh đạo nhà nước dừng xe bên đường hoặc
dừng xe trên quốc lộ. Các anh là CSGT các anh phải biết Luật chứ?
Một chị mập mạp đứng gần gã nói: Chú rẽ đường kia, đi vòng cánh đồng
cũng tới được thị xã đó. Phải cho ông lớn đi an toàn thì dân mới được đi
chớ!
Gã quay đầu xe còn tức tối “thò” ra mấy câu xanh rờn: Lãnh đạo phải vì
dân, làm gì thì làm cũng không được vì mình mà cản trở cuộc sống bình
thường của dân!
Vọt. Lẹ.
Ối chính nhờ đi vòng, đi vèo vào các con đường làng gã càng được chứng
kiến những cánh đồng lúa chuẩn bị vào vụ gặt mà xác xơ bông lép, mà
những thảm ngọn lúa.... cháy trước sự bất lực của những nông phu.
Nước ơi!
Về Sài Gòn, mở mạng , gã đọc được tin này, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
sáng nay đi thăm Gò Công và kiểm tra tình hình hạn hán trầm trọng ở xã
nghèo Gia Thuận, Gò Công Đông.
Há ra...
Thưa ngài tổng bí thư, gã rất ủng hộ ngài đã kịp thời đi kiểm tra tình
hình hạn hán nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long lúc này. Gã rất ủng
hộ việc trên đường vi hành ấy ngài đã ghé thăm và tặng quà cho một bà
mẹ Việt Nam anh hùng. Nhưng gã yêu cầu ngài không nên đi tiền hô hậu ủng
cả đoàn xe dài như thế rất tốn kém và càng không nên để cho đoàn xe của
ngài cản trở việc đi lại và cuộc sống của người dân đang rất khốn khổ
trước nguy cơ mất mùa vì nước mặn xâm nhập và hạn hán nghiêm trọng.
Nước ơi !
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Lưu Trọng Văn - Há ra là đoàn xe của Tổng bí thư...
Xót chuyện lúa chết, đồng khô nứt nẻ quá gã quyết định đi ngó xem sao. Sáng nay gã lên xe máy vượt cầu ông Thìn qua Cần Giuộc, Long An - nơi có chùa Tôn Thạnh hơn mười năm trước gã từng đ
Xót chuyện lúa chết, đồng khô nứt nẻ quá gã quyết định đi ngó xem sao.
Sáng nay gã lên xe máy vượt cầu ông Thìn qua Cần Giuộc, Long An - nơi
có chùa Tôn Thạnh hơn mười năm trước gã từng đến để sống lại cái không
khí mà cụ Đồ Chiểu từng nức nở trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc một áng
văn bất hủ yêu nước thương nòi: Ôi thôi thôi, chùa Tôn Thạnh, năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại ánh trăng rằm...
Nhìn những cánh đồng đất đai nứt nẻ vì hạn, lòng gã không khỏi như cụ Đồ Chiểu xưa thốt lên: Ôi thôi thôi...
Hết Cần Giuộc tới Cần Đước, chao ôi, xứ sở quá trời những tên “Cần”,
nhưng lúc này đây thứ cần nhất lại là thứ mà bao đời nay cha ông từ thuở
dân ấp dân lân chả bao giờ khan hiếm vì Dòng mẹ Cửu Long luôn tràn trề
là ...nước. Nước ngọt. Những dòng nước ngọt, ngọt phù sa từng làm nên
nơi đây nổi tiếng những hạt gạo chợ Gạo, chợ Đào.
Vẫn những cánh đồng nứt nẻ.
Gã vượt cầu Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ, nơi thượng nguồn Vàm Cỏ Tây, em trai
gã - Lưu Trọng Nông giữa tuổi 20 ngã xuống khi chỉ còn mấy chục ngày
nữa là hòa bình, nơi cha gã một nhà thơ của đất nước từng bới từng tấc
đất bên sông tìm mộ con trai mình: “Con đi rồi như một cánh hoa bay, giờ quê con đấy - Vàm Cỏ Tây”.
Gò Công, Tiền Giang bên này sông Vàm Cỏ ấy. Lúa ở Gò Công đang chín.
Những bông lúa ủ rũ. Ngọn lúa đỏ au au. Cái màu đỏ rờn rợn như lửa vì
khát... nước và cả vì mặn đã xâm nhập khắp những cánh đồng.
Nước ơi!
Gã nhớ một câu hát của Phạm Duy: Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi! Chưa bao giờ cái nguy cơ cạn nước, mất nước - dòng nước ngọt lại vận vào vận nước - đất nước, quê hương như lúc này.
Giữa nắng gắt, một bác nông dân đầu trần, chân trần đi một mình trên
thửa ruộng nứt nẻ của mình. Chả biết bác đi làm gì? Gã nhìn theo cái
bóng gầy gò của bác bị nứt toác thành trăm mảnh trên cánh đồng kia.
***
Khi tới gần thị xã Gò Công nơi có con đường rẽ có tấm bảng đề “Làng
nghề truyền thống làm tủ thờ” thì gã thấy dòng người xe bị chặn lại bởi
lực lượng cảnh sát rất đông. Đương nhiên gã cũng bị chặn lại. Tiếng còi
cảnh sát của đoàn mô-tô dẫn đường vang lên inh ỏi. Sau đoàn mô tô là
một chiếc xe cảnh sát. Sau xe cảnh sát là một chiếc xe hầm hố kính đen
kịt, sau tiếp là chiếc xe đặc chủng màu đen, kính cũng đen kịt, gã đoán
nhân vật quan trọng cấp quốc gia có thể là thủ tướng ngồi trên xe này,
và rồi xe, xe, những chiếc xe hơi bóng loáng, sang trọng tất cả 34
chiếc.
Khi chiếc xe cảnh sát bọc lót khóa đuôi đi qua, gã thở phào vì mình
chuẩn bị được tiếp tục hành trình rồi thì thật lạ, cảnh sát vẫn bắt tất
cả dừng lại. Năm phút. Mười phút. Nắng gỏng. Gã nói, đoàn xe lãnh đạo đi
rồi thì cho bà con đi đi chứ. Gã băm băm phóng xe lên.Tuýt. Tiếng còi.
Mấy chàng cảnh sát lao ra chặn gã lại. Gã sửng cồ:
- Ở Hà Nội, ở Sài Gòn không bao giờ có chuyện như thế này! Đoàn xe của
thủ tướng hay chủ tịch nước được ưu tiên nhưng không có chuyện cấm đường
khi đoàn xe đã đi qua rồi như thế? Phải cho dân đi!
Một chàng trung tá cảnh sát gầy nhom đến bên gã giọng rất lễ phép: Anh
thông cảm chờ thêm chút nữa. Đoàn xe còn dừng lại đàng kia ghé thăm một
mẹ Việt Nam anh hùng.
- Vậy những người dân phải chờ cho đến lúc ông lãnh đạo làm việc xong mới đi à? Gã ông ổng.
- Bà con thông cảm, chúng tôi chưa có lệnh. Chàng trung tá nói vẫn giọng nhỏ nhẹ.
- Lãnh đạo dù là thủ tướng đi chăng nữa (gã nghi nhân vật VIP chính là
ngài thủ tướng) cũng không được vi phạm pháp luật. Luật giao thông không
cho phép cấm dân lưu thông khi lãnh đạo nhà nước dừng xe bên đường hoặc
dừng xe trên quốc lộ. Các anh là CSGT các anh phải biết Luật chứ?
Một chị mập mạp đứng gần gã nói: Chú rẽ đường kia, đi vòng cánh đồng
cũng tới được thị xã đó. Phải cho ông lớn đi an toàn thì dân mới được đi
chớ!
Gã quay đầu xe còn tức tối “thò” ra mấy câu xanh rờn: Lãnh đạo phải vì
dân, làm gì thì làm cũng không được vì mình mà cản trở cuộc sống bình
thường của dân!
Vọt. Lẹ.
Ối chính nhờ đi vòng, đi vèo vào các con đường làng gã càng được chứng
kiến những cánh đồng lúa chuẩn bị vào vụ gặt mà xác xơ bông lép, mà
những thảm ngọn lúa.... cháy trước sự bất lực của những nông phu.
Nước ơi!
Về Sài Gòn, mở mạng , gã đọc được tin này, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
sáng nay đi thăm Gò Công và kiểm tra tình hình hạn hán trầm trọng ở xã
nghèo Gia Thuận, Gò Công Đông.
Há ra...
Thưa ngài tổng bí thư, gã rất ủng hộ ngài đã kịp thời đi kiểm tra tình
hình hạn hán nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long lúc này. Gã rất ủng
hộ việc trên đường vi hành ấy ngài đã ghé thăm và tặng quà cho một bà
mẹ Việt Nam anh hùng. Nhưng gã yêu cầu ngài không nên đi tiền hô hậu ủng
cả đoàn xe dài như thế rất tốn kém và càng không nên để cho đoàn xe của
ngài cản trở việc đi lại và cuộc sống của người dân đang rất khốn khổ
trước nguy cơ mất mùa vì nước mặn xâm nhập và hạn hán nghiêm trọng.
Nước ơi !
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)