Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
MỘT THỜI VẪN NHỚ - Việt Nhân
(HNPĐ) Tất cả các anh em miền Nam chúng tôi, trước và sau 75 con đường đi mỗi người dài ngắn có khác, nhưng xét lại thì thấy cái phận đâu đó giống y nhau, sau khi mặc áo lính nếu không gục ngã trong chiến trận thì mặc áo tù của cộng sản. Trong tù lại không ít người bỏ mình trong các trại lao cải khắp suốt từ nam chí bắc, từ Phú Quốc ra tới Cổng Trời, Hà Giang… quá nhiều những nắm xương được gửi lại nơi rừng thiêng nước độc, tuy không mong phận mình như thế, nhưng phải thấy vào những ngày tháng đó, đấy cũng là một lối thoát, cho những ai phải sống trong giày xéo ác độc của kẻ thù.
Rồi cũng có kẻ may mắn lê được tấm thân tàn về với người thân, nhưng người thân nay cũng đâu còn đủ sau một cuộc bể dâu, có cha mẹ già lúc ra đi, không nhìn được đứa con đang tù biệt xứ một lần cuối, có người vợ trẻ sau cả chục năm sống trong vô vọng đành lỗi hẹn. Người tù không bản án sống sót trở về, tìm vui bên những đứa con nay đứng cao bằng cha, lạ lẫm ánh mắt chúng nhìn người bằng xương bằng thịt, không giống lắm tấm ảnh ngày nào mà Nội luôn cất giữ bên mình. Thế rồi ngày tháng cơ cực cha con lây lất tùm đúm nhau trong cái dòm chừng của những con mắt cú vọ, và cái nhục nhằn khiến dáng người tù như một cái bóng xiêu đổ bên đường, sống giữa xã hội loài người mà chỉ mong được quên hết tiếng người.
Đường đời trải đã gần trọn, những gì được mất, không thể không thấy con người ta mỗi người ai cũng đều gánh lấy cái phận số của mình, và lắm khi phải chua xót mà thấy càng sống cho ra con người thì càng thua thiệt. Nhưng dù có phải thiệt hơn cũng vui nhận lấy phần mình, cái câu phận mình trời định là thế đã trở nên là câu quen cửa miệng, cái tuổi năm mươi đã hiểu được mệnh trời, và sáu mươi đã hiểu thấu ngay mọi lẽ, thì bảy mươi sau những nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời thì cũng thấy ra đâu là ưu, đâu là khuyết. Đấy là chuyện lúc cái tâm nó bình, cái trí nó thông, mà đem việc đời ra luận, chứ mang trên người đầy những sóng gió, mấy ai không nghe nhói buốt của những vết thương xưa… để rồi lại chỉ biết xót xa cho nỗi đau riêng mình.
Những gì thấy trên báo mấy hôm nay, tay ngoại trưởng, tên lính swift boat ngày nào trên sông Cái Nước, Cà Mau, tay nhô con Mẽo chơi trò chiến tranh cũng hắn, rồi ồn ào phản chiến cũng hắn, nay nhìn hắn huê dạng cùng lũ vẹm nói điều tương lai cho đất nước dân tộc mình, nghe mà sôi máu. Cũng những tay như hắn, ngày nào cố chen chân cho bằng được vào cuộc chiến, không từ cả việc đạo diễn giết chết hai anh em ông Diệm, để rồi giành lấy thế đứng, để mà đi hôm, đi đêm, bán đứng cả đồng minh, tự bôi tro trát trấu lên mặt mình. Có người lý giải chính trị là thế đó, còn mỗ tôi thì không ngửi được những thứ rẻ tiền này, có phải chính vì thế mà suốt đời từ cách sống, cách nghĩ, mỗ tôi vẫn chỉ là một tên lính tầm thường – Thà là như thế mà vui.
Báo vẹm ANTĐ 16-12-2013, chúng viết về chuyến du ngoạn của John Kerry trên vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long - Ngồi trên chiếc thuyền máy rời cầu tàu đi vào sông Cái Nước, Cà Mau, John Kerry nói với người hướng dẫn viên: “Tôi đã đi trên con sông này rất nhiều lần”. Khi được hỏi về cảm giác khi trở lại nơi từng đi lính trong “chiến tranh xâm lược Việt Nam”, John Kerry nói: “Cảm giác kỳ lạ và sẽ còn lạ hơn nữa” (?!). Chắc có lẽ mỗ tôi trời sinh ra cũng chỉ để ghét những tên như thế này! Hôm xưa hắn nói Mỹ gây chiến tranh xâm lược, VNCH là tay sai, còn cộng sản cả bắc lẫn nam chúng có chính nghĩa “they come for peace”, rồi hôm nay lại thêm câu nịnh thối mới “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi.”
Ám chỉ thời cấm vận, John kery nói: “Cách đây vài thập kỷ trên vùng sông nước này, tôi là một trong số nhiều người đã chứng kiến giai đoạn khó khăn trong lịch sử của hai nước chúng ta. Hôm nay, cũng trên vùng sông nước này, tôi lại được chứng kiến hai đất nước cách xa nhau trở nên gần gũi và chúng ta đang nói về tương lai đó”. Tổ cha nó! Nghe thế thì không lấy làm lạ là tại sao sau tháng Tư đen thằng mỗ tôi, cùng tất cả đàn anh, đàn em, bị chúng chơi trò bựa đem đi luộc kỹ là thế… Kẻ đáng được xuôi ngược trên những giòng sông quê tôi nào phải là bọn chúng, mà phải là anh em chúng tôi, hay những người dân như ông cụ Fugitive hay ông Tư Bến Nghé.
Ông cụ Fugitive không một ngày làm lính, nhưng ta đã biết cuộc đời ông đầy những tang tóc cùng nước mắt bởi loài quỉ đỏ gây nên… Hôm nay từ chỗ thầy thuốc về, cái buồn đã làm mỗ tôi đuối thật sự, mà ghé vào ông tìm một chổ dựa, nói chính xác hơn là tìm sự an ủi nơi ông, tìm một hơi ấm của người thân, ông vẫn hằng luôn chăm chút tôi như một đứa em kết nghĩa. Trong cái lạnh của chiều đông, hai anh em bên nhau với những câu chuyện kể nhớ về một thời, nhưng cái chia sẻ nó có làm vơi nhẹ nỗi niềm cho người này, thì lại là cái thêm nặng lòng cho người kia, vô tình như tôi bắt ông mang thêm cái phận của tôi – Trong mắt ông đã có ngấn long lanh… tôi tự trách mình nói chi chuyện không vui cho một người già ở tuổi chín mươi.
Ông nói –Tao đã đọc bài “rẻ tiền” chú mày nói về thằng này, rồi hôm qua báo lính cũng lôi một lô, một lốc, những mặt mẹt, vì chúng nó mà đất nước mình tang thương, có phải vì thế mà chú mày nổi xung nặng lời chửi cả cha lẫn con? –Thằng em xin hỏi cụ một câu, tiếp tay cho cộng sản góp phần làm tang thương đến bao cuộc đời, và làm cả một dân tộc lâm cảnh rụi tàn, tội ác này có phải là nhỏ? -Tao hiểu lòng chú mày lắm, ngày chú mày đi tù, tao may mắn đã thoát sang được bên này, nhưng tao có nghe kể chuyện ngày tháng đó, người dân mình bị kẹt lại đã khóc chảy máu mắt vì bọn quỉ đỏ, phải chi những thằng như thế này được nếm tí mùi cộng sản thì hay biết mấy…
Ông ngập ngừng, bổng tiếp… Còn riêng chú mày, ráng mà giữ sức khỏe, tao xót cho phận chú mày nhưng tao không gánh được giùm, đó là cái buồn nơi tao, ngày nào chú mày kể chuyện “Lá vàng” về tao, đã lấy hết nước mắt của thằng già này hôm đó… Nay chú mày tuổi tuy kém, nhưng trong mắt tao chú mày cũng nên thấy mình là lá vàng thì vừa… Ông không nói nữa mà nhìn lên bầu trời đêm đông, trên cao vầng trăng tròn nhưng không sáng, mà mang lấy màu xám đục.
Một câu chuyện ngắn mùa đông mỗ tôi đọc được đã lâu, hai người bạn già chung phòng chia nhau khung cửa sổ, cái thú của họ mỗi sáng là nhìn ra vuông sân trước nhà ngập tuyết, nơi đó trong một góc khuất có hai chiếc lá vàng nằm đấy đã lâu. Họ như hai đứa trẻ con, reo vui khi thấy “Hai chiếc lá vàng còn nằm trên sân tuyết phủ, gió chưa mang nó đi!”
Việt Nhân (HNPĐ)
MỘT THỜI VẪN NHỚ - Việt Nhân
(HNPĐ) Tất cả các anh em miền Nam chúng tôi, trước và sau 75 con đường đi mỗi người dài ngắn có khác, nhưng xét lại thì thấy cái phận đâu đó giống y nhau, sau khi mặc áo lính nếu không gục ngã trong chiến trận thì mặc áo tù của cộng sản. Trong tù lại không ít người bỏ mình trong các trại lao cải khắp suốt từ nam chí bắc, từ Phú Quốc ra tới Cổng Trời, Hà Giang… quá nhiều những nắm xương được gửi lại nơi rừng thiêng nước độc, tuy không mong phận mình như thế, nhưng phải thấy vào những ngày tháng đó, đấy cũng là một lối thoát, cho những ai phải sống trong giày xéo ác độc của kẻ thù.
Rồi cũng có kẻ may mắn lê được tấm thân tàn về với người thân, nhưng người thân nay cũng đâu còn đủ sau một cuộc bể dâu, có cha mẹ già lúc ra đi, không nhìn được đứa con đang tù biệt xứ một lần cuối, có người vợ trẻ sau cả chục năm sống trong vô vọng đành lỗi hẹn. Người tù không bản án sống sót trở về, tìm vui bên những đứa con nay đứng cao bằng cha, lạ lẫm ánh mắt chúng nhìn người bằng xương bằng thịt, không giống lắm tấm ảnh ngày nào mà Nội luôn cất giữ bên mình. Thế rồi ngày tháng cơ cực cha con lây lất tùm đúm nhau trong cái dòm chừng của những con mắt cú vọ, và cái nhục nhằn khiến dáng người tù như một cái bóng xiêu đổ bên đường, sống giữa xã hội loài người mà chỉ mong được quên hết tiếng người.
Đường đời trải đã gần trọn, những gì được mất, không thể không thấy con người ta mỗi người ai cũng đều gánh lấy cái phận số của mình, và lắm khi phải chua xót mà thấy càng sống cho ra con người thì càng thua thiệt. Nhưng dù có phải thiệt hơn cũng vui nhận lấy phần mình, cái câu phận mình trời định là thế đã trở nên là câu quen cửa miệng, cái tuổi năm mươi đã hiểu được mệnh trời, và sáu mươi đã hiểu thấu ngay mọi lẽ, thì bảy mươi sau những nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời thì cũng thấy ra đâu là ưu, đâu là khuyết. Đấy là chuyện lúc cái tâm nó bình, cái trí nó thông, mà đem việc đời ra luận, chứ mang trên người đầy những sóng gió, mấy ai không nghe nhói buốt của những vết thương xưa… để rồi lại chỉ biết xót xa cho nỗi đau riêng mình.
Những gì thấy trên báo mấy hôm nay, tay ngoại trưởng, tên lính swift boat ngày nào trên sông Cái Nước, Cà Mau, tay nhô con Mẽo chơi trò chiến tranh cũng hắn, rồi ồn ào phản chiến cũng hắn, nay nhìn hắn huê dạng cùng lũ vẹm nói điều tương lai cho đất nước dân tộc mình, nghe mà sôi máu. Cũng những tay như hắn, ngày nào cố chen chân cho bằng được vào cuộc chiến, không từ cả việc đạo diễn giết chết hai anh em ông Diệm, để rồi giành lấy thế đứng, để mà đi hôm, đi đêm, bán đứng cả đồng minh, tự bôi tro trát trấu lên mặt mình. Có người lý giải chính trị là thế đó, còn mỗ tôi thì không ngửi được những thứ rẻ tiền này, có phải chính vì thế mà suốt đời từ cách sống, cách nghĩ, mỗ tôi vẫn chỉ là một tên lính tầm thường – Thà là như thế mà vui.
Báo vẹm ANTĐ 16-12-2013, chúng viết về chuyến du ngoạn của John Kerry trên vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long - Ngồi trên chiếc thuyền máy rời cầu tàu đi vào sông Cái Nước, Cà Mau, John Kerry nói với người hướng dẫn viên: “Tôi đã đi trên con sông này rất nhiều lần”. Khi được hỏi về cảm giác khi trở lại nơi từng đi lính trong “chiến tranh xâm lược Việt Nam”, John Kerry nói: “Cảm giác kỳ lạ và sẽ còn lạ hơn nữa” (?!). Chắc có lẽ mỗ tôi trời sinh ra cũng chỉ để ghét những tên như thế này! Hôm xưa hắn nói Mỹ gây chiến tranh xâm lược, VNCH là tay sai, còn cộng sản cả bắc lẫn nam chúng có chính nghĩa “they come for peace”, rồi hôm nay lại thêm câu nịnh thối mới “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi.”
Ám chỉ thời cấm vận, John kery nói: “Cách đây vài thập kỷ trên vùng sông nước này, tôi là một trong số nhiều người đã chứng kiến giai đoạn khó khăn trong lịch sử của hai nước chúng ta. Hôm nay, cũng trên vùng sông nước này, tôi lại được chứng kiến hai đất nước cách xa nhau trở nên gần gũi và chúng ta đang nói về tương lai đó”. Tổ cha nó! Nghe thế thì không lấy làm lạ là tại sao sau tháng Tư đen thằng mỗ tôi, cùng tất cả đàn anh, đàn em, bị chúng chơi trò bựa đem đi luộc kỹ là thế… Kẻ đáng được xuôi ngược trên những giòng sông quê tôi nào phải là bọn chúng, mà phải là anh em chúng tôi, hay những người dân như ông cụ Fugitive hay ông Tư Bến Nghé.
Ông cụ Fugitive không một ngày làm lính, nhưng ta đã biết cuộc đời ông đầy những tang tóc cùng nước mắt bởi loài quỉ đỏ gây nên… Hôm nay từ chỗ thầy thuốc về, cái buồn đã làm mỗ tôi đuối thật sự, mà ghé vào ông tìm một chổ dựa, nói chính xác hơn là tìm sự an ủi nơi ông, tìm một hơi ấm của người thân, ông vẫn hằng luôn chăm chút tôi như một đứa em kết nghĩa. Trong cái lạnh của chiều đông, hai anh em bên nhau với những câu chuyện kể nhớ về một thời, nhưng cái chia sẻ nó có làm vơi nhẹ nỗi niềm cho người này, thì lại là cái thêm nặng lòng cho người kia, vô tình như tôi bắt ông mang thêm cái phận của tôi – Trong mắt ông đã có ngấn long lanh… tôi tự trách mình nói chi chuyện không vui cho một người già ở tuổi chín mươi.
Ông nói –Tao đã đọc bài “rẻ tiền” chú mày nói về thằng này, rồi hôm qua báo lính cũng lôi một lô, một lốc, những mặt mẹt, vì chúng nó mà đất nước mình tang thương, có phải vì thế mà chú mày nổi xung nặng lời chửi cả cha lẫn con? –Thằng em xin hỏi cụ một câu, tiếp tay cho cộng sản góp phần làm tang thương đến bao cuộc đời, và làm cả một dân tộc lâm cảnh rụi tàn, tội ác này có phải là nhỏ? -Tao hiểu lòng chú mày lắm, ngày chú mày đi tù, tao may mắn đã thoát sang được bên này, nhưng tao có nghe kể chuyện ngày tháng đó, người dân mình bị kẹt lại đã khóc chảy máu mắt vì bọn quỉ đỏ, phải chi những thằng như thế này được nếm tí mùi cộng sản thì hay biết mấy…
Ông ngập ngừng, bổng tiếp… Còn riêng chú mày, ráng mà giữ sức khỏe, tao xót cho phận chú mày nhưng tao không gánh được giùm, đó là cái buồn nơi tao, ngày nào chú mày kể chuyện “Lá vàng” về tao, đã lấy hết nước mắt của thằng già này hôm đó… Nay chú mày tuổi tuy kém, nhưng trong mắt tao chú mày cũng nên thấy mình là lá vàng thì vừa… Ông không nói nữa mà nhìn lên bầu trời đêm đông, trên cao vầng trăng tròn nhưng không sáng, mà mang lấy màu xám đục.
Một câu chuyện ngắn mùa đông mỗ tôi đọc được đã lâu, hai người bạn già chung phòng chia nhau khung cửa sổ, cái thú của họ mỗi sáng là nhìn ra vuông sân trước nhà ngập tuyết, nơi đó trong một góc khuất có hai chiếc lá vàng nằm đấy đã lâu. Họ như hai đứa trẻ con, reo vui khi thấy “Hai chiếc lá vàng còn nằm trên sân tuyết phủ, gió chưa mang nó đi!”
Việt Nhân (HNPĐ)