Đoạn Đường Chiến Binh
Ma Làng
Ấy nhưng, chỉ sau một chuyến đi thực tế nay ta có thể thấy được mọi thứ đều phải bắt đầu từ những cái nhỏ nhất. Và những bất công mà người dân đang gặp phải trong cuộc sống này đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.
NSƯT Bùi Bài Bình thủ vai trưởng thôn Tòng trong phim Ma Làng
Có mặt tại thôn Đông Sàng, – Xã Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, chúng tôi hết sức bất ngờ bởi những lá đơn tố cáo một số Đảng viên “thoái hóa biến chất”. Nhưng bất ngờ hơn, không phải là đơn tố cáo một lãnh đạo cấp huyện hay tỉnh mà ở đây là tố cáo lãnh đạo thôn. Ma Làng, chúng tôi chợt nhớ tới bộ phim này, và nhớ tới nhân vật trưởng thôn Tòng do NSƯT Bùi Bài Bình thủ vai. Liệu ở ngay trong đât Đường Lâm, nổi tiếng vì là quê hương của hai vua Phùng Hưng – Ngô Quyền, có một nhân vật Tòng thứ hai chăng. Tiếp xúc với trị Trịnh Thị Thuần, 47 tuổi, mọi người ngớ người khi được nghe những việc vô tiền khoáng hậu, như cán bộ vi phạm sinh đẻ có kế hoạch trở thành Đảng viên sáng giá.
Chùa Mía – Làng Cổ Đường Lâm
Cán bộ thôn – bóng ma làng cổ Đường Lâm.
Theo như đơn tố cái của chị Trịnh Thị Thuần, ông Kiều Văn Quang, hiện đang giữ chức bí thư thôn Đông Sàng vi phạm rất nhiều nghiêm trọng, bị kỷ luật cảnh cáo. Đến năm, 2004, ông Quang tiếp tục sinh con thứ 4, vi phạm vấn đề sinh đẻ kế hoạch nhưng được Đảng bộ xã Đường Lâm bưng bít, vẫn trở thành một Đảng viên sáng giá đứng đầu một chi bộ thôn. Đất nhà ông Quang từ năm 2002 cho đến nay là đất công, nhưng chính quyền địa phương không xem xét giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Khải, hiện giữ chức trưởng thôn Đông Sàng, đã có những hành vi lợi dụng chức quyền, lấn chiếm đất nghĩa trang nhân dân tại các khu Đồng Xấu để xây nhà trồng cây và làm lò gạch. Tại khu Đồng Mai, ông khải đã cho dựng hơn 80 ngôi mộ giả để hòng chuộc lời cho bản thân.
Ông Quang và ông Khải cũng đã câu kết với một số cán bộ xã, tự ý bán đất trái với thẩm quyền tại khu vực hố chứa nước của dân tại tờ bản đồ số 3 để làm vướn cây ao cá.
Việc cấp đất giãn dân, lãnh đạo thôn Đông Sàng không công khai tiêu chuẩn xét đất giãn dân cho mọi người biết, không công khai danh sách những hộ gia đình đã được cấp trên xét duyệt, cũng như vị trí, giá tiền, số lượng diễn tích được cấp. Lãnh đạo thôn đã bao che, trục lợi, xác nhận khống cho một số hộ không đủ tiêu chuẩn diện nghèo để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, không những thế những hộ nghèo đó lại được mua một lô đất giãn dân với giá rẻ, được giảm 70% tiền mua đất gây thất thoát tiền của nhà nước.
Đặc biệt trong số những người đó có:
_Gia đình ông Kiều Văn Quang
_Gia đình Kiều Thị Toàn (Em gái ông Quang)
_Gia đình Lê Văn Cường (Em rể ông Quang)…
Trong trận lụt toàn miền bắc năm 2008, ông Nguyễn Văn Kha là bố đẻ của ông Khải và gia đình Nguyễn Thị Nga là chị gái ông Khải, không có diện tích ao hồ ngập úng nhưng lãnh đạo thôn đã phù phép để nhà ông Kha và bà Nga có khoảng gần 10 nghìn m2 ao hồ bị ngập úng để hưởng tiền trợ cấp.
Ma hay Quỷ?
Theo như chị Thuần cho biết, ngày 15/7/2009, chị có tới hội trường thôn để hỏi tiền hỗ trợ ngập úng đã bị ông Quang xua đuổi và đánh giống như nhiều lần trước đó. Ngày 5/3/2011 khi chị đang phát biển trong cuộc “Hiệp Thương ứng cử hộ đồng nhân dân xã” thì bị ngắt mic. Cho tới ngày 12/4/2011, trong cuộc họp cử tri, tiếp xúc với hội đồng nhân dân xã, chị có tới dự đã bị lãnh đạo thôn cấu kết với một một số người dưới vỏ bọc là công an xã trục đuổi ra khỏi cuộc họp, bị khống chế đe dọa đến tính mạng.
Chị Trịnh Thị Thuần và những đơn từ khiếu nại của bà con thôn Đông Sàng
Ngày 15/11/2011, chị bị ông Quang dùng mũ bảo hiểm đuổi đánh, sau đó ông Quang vu vạ ”chị hành hung ông Quang “và ông Quang đã lên viện 105 để giám định thương tật.
Sau khi viết đơn tố cáo ông Quang và ông Khải, chị Thuần đã bị một số tay chân luôn sớm tối rình dập, đe dọa tính mạng và uy hiếp tinh thần. Vào khoảng 15h ngày 07/02/2012, khi đi hội làng chị bị năm đối tượng trong đó có bốn đối tượng là người nhà ông Khải chặn dùng dao uy hiếp đe dọa.
Ma làng hay là Quỷ, chúng tôi không rõ. Nhưng thời gian gần đây những sự vụ về sai phạm của chính quyền địa phương trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp liên tiếp bị đưa ra ánh sáng. Nhiều cá nhân đã bị xử lý, nhưng nhiều con sâu khác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Không những thế, hành vi bao che, câu kết thành một quy mô từ dưới lên trên hiện vẫn đang tồn tại, khi sự việc vỡ lở thì đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm. Ma hay Quỷ chúng tôi không thể rõ được, nhưng những sai phạm liên tục xảy ra ở mọi cấp quản lý hành chính và diễn ra trong một thời gian dài là không thể phủ nhận.
Viết tới đây, có lẽ xin phép các độc giả cho chúng tôi ngừng bút để các độc giả của TTXVA có thời gian đọc, tìm hiểu và suy ngẫm về các vấn đề này. Nhưng hi vọng chúng ta đọc và chúng ta không để đấy. Chúng ta cập nhật tin tức, tìm hiểu về những bất công trong cuộc sống này nhưng xin đừng chỉ xem đó là một thói quen hàng ngày theo kiểu “ngồi cafe, đọc báo, buôn dưa lê”, bởi làm vậy thì công sức của chúng tôi giúp cho những người phụ nữ như “Cụ Lê Hiền Đức, chị Tạ Phong Tần, Chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Trịnh Thị Thuần” cất lên tiếng nói chống bất công, tham nhũng trở thành vô ích. Xin mọi người đừng yên lặng mà hãy dũng cảm lên tiếng trước những bất công hàng ngày để loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống này. Làng, xã, huyện, tỉnh, hay trung ương, ở đâu cũng có ma. Ma chỉ làm hại được con người khi con người ta sợ nó, nhưng ma không thể làm gì được chúng ta chẳng phải bởi chúng ta có pháp thuật hay bùa chú cao siêu mà quan trọng là chúng ta không sợ chúng. Nếu không tin, các bạn có thể ngủ thử một đêm trong nghĩa địa.
Bàn ra tán vào (0)
Ma Làng
Ấy nhưng, chỉ sau một chuyến đi thực tế nay ta có thể thấy được mọi thứ đều phải bắt đầu từ những cái nhỏ nhất. Và những bất công mà người dân đang gặp phải trong cuộc sống này đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.
NSƯT Bùi Bài Bình thủ vai trưởng thôn Tòng trong phim Ma Làng
Có mặt tại thôn Đông Sàng, – Xã Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, chúng tôi hết sức bất ngờ bởi những lá đơn tố cáo một số Đảng viên “thoái hóa biến chất”. Nhưng bất ngờ hơn, không phải là đơn tố cáo một lãnh đạo cấp huyện hay tỉnh mà ở đây là tố cáo lãnh đạo thôn. Ma Làng, chúng tôi chợt nhớ tới bộ phim này, và nhớ tới nhân vật trưởng thôn Tòng do NSƯT Bùi Bài Bình thủ vai. Liệu ở ngay trong đât Đường Lâm, nổi tiếng vì là quê hương của hai vua Phùng Hưng – Ngô Quyền, có một nhân vật Tòng thứ hai chăng. Tiếp xúc với trị Trịnh Thị Thuần, 47 tuổi, mọi người ngớ người khi được nghe những việc vô tiền khoáng hậu, như cán bộ vi phạm sinh đẻ có kế hoạch trở thành Đảng viên sáng giá.
Chùa Mía – Làng Cổ Đường Lâm
Cán bộ thôn – bóng ma làng cổ Đường Lâm.
Theo như đơn tố cái của chị Trịnh Thị Thuần, ông Kiều Văn Quang, hiện đang giữ chức bí thư thôn Đông Sàng vi phạm rất nhiều nghiêm trọng, bị kỷ luật cảnh cáo. Đến năm, 2004, ông Quang tiếp tục sinh con thứ 4, vi phạm vấn đề sinh đẻ kế hoạch nhưng được Đảng bộ xã Đường Lâm bưng bít, vẫn trở thành một Đảng viên sáng giá đứng đầu một chi bộ thôn. Đất nhà ông Quang từ năm 2002 cho đến nay là đất công, nhưng chính quyền địa phương không xem xét giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Khải, hiện giữ chức trưởng thôn Đông Sàng, đã có những hành vi lợi dụng chức quyền, lấn chiếm đất nghĩa trang nhân dân tại các khu Đồng Xấu để xây nhà trồng cây và làm lò gạch. Tại khu Đồng Mai, ông khải đã cho dựng hơn 80 ngôi mộ giả để hòng chuộc lời cho bản thân.
Ông Quang và ông Khải cũng đã câu kết với một số cán bộ xã, tự ý bán đất trái với thẩm quyền tại khu vực hố chứa nước của dân tại tờ bản đồ số 3 để làm vướn cây ao cá.
Việc cấp đất giãn dân, lãnh đạo thôn Đông Sàng không công khai tiêu chuẩn xét đất giãn dân cho mọi người biết, không công khai danh sách những hộ gia đình đã được cấp trên xét duyệt, cũng như vị trí, giá tiền, số lượng diễn tích được cấp. Lãnh đạo thôn đã bao che, trục lợi, xác nhận khống cho một số hộ không đủ tiêu chuẩn diện nghèo để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, không những thế những hộ nghèo đó lại được mua một lô đất giãn dân với giá rẻ, được giảm 70% tiền mua đất gây thất thoát tiền của nhà nước.
Đặc biệt trong số những người đó có:
_Gia đình ông Kiều Văn Quang
_Gia đình Kiều Thị Toàn (Em gái ông Quang)
_Gia đình Lê Văn Cường (Em rể ông Quang)…
Trong trận lụt toàn miền bắc năm 2008, ông Nguyễn Văn Kha là bố đẻ của ông Khải và gia đình Nguyễn Thị Nga là chị gái ông Khải, không có diện tích ao hồ ngập úng nhưng lãnh đạo thôn đã phù phép để nhà ông Kha và bà Nga có khoảng gần 10 nghìn m2 ao hồ bị ngập úng để hưởng tiền trợ cấp.
Ma hay Quỷ?
Theo như chị Thuần cho biết, ngày 15/7/2009, chị có tới hội trường thôn để hỏi tiền hỗ trợ ngập úng đã bị ông Quang xua đuổi và đánh giống như nhiều lần trước đó. Ngày 5/3/2011 khi chị đang phát biển trong cuộc “Hiệp Thương ứng cử hộ đồng nhân dân xã” thì bị ngắt mic. Cho tới ngày 12/4/2011, trong cuộc họp cử tri, tiếp xúc với hội đồng nhân dân xã, chị có tới dự đã bị lãnh đạo thôn cấu kết với một một số người dưới vỏ bọc là công an xã trục đuổi ra khỏi cuộc họp, bị khống chế đe dọa đến tính mạng.
Chị Trịnh Thị Thuần và những đơn từ khiếu nại của bà con thôn Đông Sàng
Ngày 15/11/2011, chị bị ông Quang dùng mũ bảo hiểm đuổi đánh, sau đó ông Quang vu vạ ”chị hành hung ông Quang “và ông Quang đã lên viện 105 để giám định thương tật.
Sau khi viết đơn tố cáo ông Quang và ông Khải, chị Thuần đã bị một số tay chân luôn sớm tối rình dập, đe dọa tính mạng và uy hiếp tinh thần. Vào khoảng 15h ngày 07/02/2012, khi đi hội làng chị bị năm đối tượng trong đó có bốn đối tượng là người nhà ông Khải chặn dùng dao uy hiếp đe dọa.
Ma làng hay là Quỷ, chúng tôi không rõ. Nhưng thời gian gần đây những sự vụ về sai phạm của chính quyền địa phương trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp liên tiếp bị đưa ra ánh sáng. Nhiều cá nhân đã bị xử lý, nhưng nhiều con sâu khác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Không những thế, hành vi bao che, câu kết thành một quy mô từ dưới lên trên hiện vẫn đang tồn tại, khi sự việc vỡ lở thì đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm. Ma hay Quỷ chúng tôi không thể rõ được, nhưng những sai phạm liên tục xảy ra ở mọi cấp quản lý hành chính và diễn ra trong một thời gian dài là không thể phủ nhận.
Viết tới đây, có lẽ xin phép các độc giả cho chúng tôi ngừng bút để các độc giả của TTXVA có thời gian đọc, tìm hiểu và suy ngẫm về các vấn đề này. Nhưng hi vọng chúng ta đọc và chúng ta không để đấy. Chúng ta cập nhật tin tức, tìm hiểu về những bất công trong cuộc sống này nhưng xin đừng chỉ xem đó là một thói quen hàng ngày theo kiểu “ngồi cafe, đọc báo, buôn dưa lê”, bởi làm vậy thì công sức của chúng tôi giúp cho những người phụ nữ như “Cụ Lê Hiền Đức, chị Tạ Phong Tần, Chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Trịnh Thị Thuần” cất lên tiếng nói chống bất công, tham nhũng trở thành vô ích. Xin mọi người đừng yên lặng mà hãy dũng cảm lên tiếng trước những bất công hàng ngày để loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống này. Làng, xã, huyện, tỉnh, hay trung ương, ở đâu cũng có ma. Ma chỉ làm hại được con người khi con người ta sợ nó, nhưng ma không thể làm gì được chúng ta chẳng phải bởi chúng ta có pháp thuật hay bùa chú cao siêu mà quan trọng là chúng ta không sợ chúng. Nếu không tin, các bạn có thể ngủ thử một đêm trong nghĩa địa.