Xe cán chó
Màn kịch "Lê lai cứu Chúa Trịnh" phải chăng đang được dựng lại ở xứ Thanh?
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lê Lợi trong giai đoạn “ tiền khởi nghĩa” đã nhiều phen nguy khốn, bị giặc Minh vây ráp nên nhiều phen quân tướng gieo neo, tán loạn. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trã
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lê Lợi trong giai đoạn “ tiền khởi nghĩa” đã nhiều phen nguy khốn, bị giặc Minh vây ráp nên nhiều phen quân tướng gieo neo, tán loạn. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã từng viết về những thảm cảnh này:
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lê Lợi trong giai đoạn “ tiền khởi nghĩa” đã nhiều phen nguy khốn, bị giặc Minh vây ráp nên nhiều phen quân tướng gieo neo, tán loạn. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã từng viết về những thảm cảnh này:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một lữ…
”Năm Mậu Tuất 1418, lúc vua mới dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít, quân
thiếu, bị tướng nhà Minh vây đánh ở Mường Một, vua chạy thoát về đóng ở
Trịnh Cao, nơi hẻo lánh, không dân ở, tướng Minh chia quân chặn những
chỗ hiểm yếu, tình thế rất cấp bách, nhà vua hỏi các tướng:
Ai dám đổi áo thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta,
bắt chước như Kỷ Tín đời Hán, để ta có thể giấu tiếng, nghỉ binh, tập
hợp tướng sĩ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau ?.
Các tướng đều không ai dám hưởng ứng. Riêng Lê Lai đứng dậy nói: Tôi
xin đi. Sau này lấy được nước thì nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho
con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi.
Nhà vua rất thương cảm. Ông nói: Bây giờ nguy khốn thế này, nếu ngồi
giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt, sẽ sợ vô ích, nếu theo
kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có
tiếc gì. Nhà vua vái trời mà khấn rằng:
Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi, cùng con cháu
tướng ta công thần, nếu không nhờ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện
biến thành rừng núi, ấn báu thành cục đồng, gươm thần biền biến thành
con dao cùn.
Ông bèn dẫn hai con voi và 500 quân kéo thẳng tới trại giặc khiêu
chiến. Giặc đốc hết quân ra đánh, ông cưỡi ngựa tốt, xông thẳng vào giữa
trận hô lên:Chúa Lam Sơn chính là ta đây, rồi đánh chết được rất nhiều
quân giặc. Khi đã kiệt sức, ông bị địch bắt, xử cực hình. Sau đó giặc
lui quân về thành Tây Đô, việc phòng bị chúng mới sơ hở, ta vừa có thời
cơ, nghỉ binh nuôi chứa nhuệ khí, để có thể trăm trận trăm thắng và lấy
được thiên hạ..”
Đất Thanh Hóa được coi là quê hương của Lê Lai, quê hương của thuật
đánh tráo người. Trong vụ Quỳnh Anh đang được dư luận xôn xao, liệu có
các Lê Lai của xứ Thanh thời hiện đại đứng ra chịu trận hay buộc phải
đứng ra giơ “đầu chịu báng” thay cho “Chúa Trịnh” ?
Theo thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, ban Thường vụ Tỉnh
ủy đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban tổ chức tỉnh ủy nghiêm
túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để
xảy ra thiếu sót trên và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Ban tổ chức Tỉnh ủy cũng có trách nhiệm về việc cử bà Quỳnh Anh đi học
cao cấp lý luận chính trị năm 2015 khi chưa xem xét toàn diện hồ sơ của
bà Quỳnh Anh, nhất là xem xét trình độ công tác, mà chỉ tập trung chú ý
các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo
quy định.
"Lãnh đạo Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm và Trần
Vũ Quỳnh Anh, để tạo điều kiện cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào đối tượng đi
học", Thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ…
Qua thông báo này, trách nhiệm đã được xác định trong vụ bổ nhiệm thần
tốc trái quy định được quy cho 2 cơ quan: Ban tổ chức tỉnh ủy và lãnh
đạo Sở xây dựng Thanh Hóa?
Vậy có đúng các quan chức này có khuyết điểm thật, họ cố tình làm sai,
tiếp tay cho Quỳnh Anh lên như diều hay các “ đầu lĩnh” ở 2 cơ quan này
của Thanh Hóa đã tự nguyện đứng ra sắm vai Lê Lai cứu Chúa Trịnh ?
Lê Lai cứu Lê Lợi là vì đại nghĩa dân tộc, Lê Lai chấp nhận hy sinh thân
mình để cứu minh chủ Lê Lợi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Còn các
quan chức thời nay của xứ Thanh thật sự họ có lỗi thật hay họ phải buộc
phải sắm vai Lê Lai cứu Chúa Trịnh ….
Ngày xưa giặc Minh mù mờ không biết ai là Lê Lai ai là Lê Lợi nên mới giết nhầm Lê Lai nhưng lại tưởng là Lê Lợi.
Dư luận cả nước và các cơ quan chức năng cấp trên thừa biết làm sao 2 cơ
quan Ban tổ chức tỉnh ủy và Sở Xây dựng Thanh Hóa lại có khả năng làm
nổi cái việc “ thổi” Quỳnh Anh lên nhanh một cách thần tốc như vậy ?
Nếu vụ việc Quỳnh Anh chỉ dừng lại quy trách nhiệm cho lãnh đạo 2 cơ
quan trên tức là đã chấp nhận lại vở kịch “ Lê Lai cứu Chúa Trịnh” được
dựng lại một cách sống sượng, gượng gạo…
Phúc Lộc Thọ
(Blog Phạm Viết Đào)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Màn kịch "Lê lai cứu Chúa Trịnh" phải chăng đang được dựng lại ở xứ Thanh?
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lê Lợi trong giai đoạn “ tiền khởi nghĩa” đã nhiều phen nguy khốn, bị giặc Minh vây ráp nên nhiều phen quân tướng gieo neo, tán loạn. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trã
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lê Lợi trong giai
đoạn “ tiền khởi nghĩa” đã nhiều phen nguy khốn, bị giặc Minh vây ráp
nên nhiều phen quân tướng gieo neo, tán loạn. Trong Bình Ngô đại cáo
Nguyễn Trãi đã từng viết về những thảm cảnh này:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một lữ…
”Năm Mậu Tuất 1418, lúc vua mới dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít, quân
thiếu, bị tướng nhà Minh vây đánh ở Mường Một, vua chạy thoát về đóng ở
Trịnh Cao, nơi hẻo lánh, không dân ở, tướng Minh chia quân chặn những
chỗ hiểm yếu, tình thế rất cấp bách, nhà vua hỏi các tướng:
Ai dám đổi áo thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta,
bắt chước như Kỷ Tín đời Hán, để ta có thể giấu tiếng, nghỉ binh, tập
hợp tướng sĩ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau ?.
Các tướng đều không ai dám hưởng ứng. Riêng Lê Lai đứng dậy nói: Tôi
xin đi. Sau này lấy được nước thì nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho
con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi.
Nhà vua rất thương cảm. Ông nói: Bây giờ nguy khốn thế này, nếu ngồi
giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt, sẽ sợ vô ích, nếu theo
kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có
tiếc gì. Nhà vua vái trời mà khấn rằng:
Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi, cùng con cháu
tướng ta công thần, nếu không nhờ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện
biến thành rừng núi, ấn báu thành cục đồng, gươm thần biền biến thành
con dao cùn.
Ông bèn dẫn hai con voi và 500 quân kéo thẳng tới trại giặc khiêu
chiến. Giặc đốc hết quân ra đánh, ông cưỡi ngựa tốt, xông thẳng vào giữa
trận hô lên:Chúa Lam Sơn chính là ta đây, rồi đánh chết được rất nhiều
quân giặc. Khi đã kiệt sức, ông bị địch bắt, xử cực hình. Sau đó giặc
lui quân về thành Tây Đô, việc phòng bị chúng mới sơ hở, ta vừa có thời
cơ, nghỉ binh nuôi chứa nhuệ khí, để có thể trăm trận trăm thắng và lấy
được thiên hạ..”
Đất Thanh Hóa được coi là quê hương của Lê Lai, quê hương của thuật
đánh tráo người. Trong vụ Quỳnh Anh đang được dư luận xôn xao, liệu có
các Lê Lai của xứ Thanh thời hiện đại đứng ra chịu trận hay buộc phải
đứng ra giơ “đầu chịu báng” thay cho “Chúa Trịnh” ?
Theo thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, ban Thường vụ Tỉnh
ủy đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban tổ chức tỉnh ủy nghiêm
túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để
xảy ra thiếu sót trên và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Ban tổ chức Tỉnh ủy cũng có trách nhiệm về việc cử bà Quỳnh Anh đi học
cao cấp lý luận chính trị năm 2015 khi chưa xem xét toàn diện hồ sơ của
bà Quỳnh Anh, nhất là xem xét trình độ công tác, mà chỉ tập trung chú ý
các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo
quy định.
"Lãnh đạo Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm và Trần
Vũ Quỳnh Anh, để tạo điều kiện cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào đối tượng đi
học", Thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ…
Qua thông báo này, trách nhiệm đã được xác định trong vụ bổ nhiệm thần
tốc trái quy định được quy cho 2 cơ quan: Ban tổ chức tỉnh ủy và lãnh
đạo Sở xây dựng Thanh Hóa?
Vậy có đúng các quan chức này có khuyết điểm thật, họ cố tình làm sai,
tiếp tay cho Quỳnh Anh lên như diều hay các “ đầu lĩnh” ở 2 cơ quan này
của Thanh Hóa đã tự nguyện đứng ra sắm vai Lê Lai cứu Chúa Trịnh ?
Lê Lai cứu Lê Lợi là vì đại nghĩa dân tộc, Lê Lai chấp nhận hy sinh thân
mình để cứu minh chủ Lê Lợi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Còn các
quan chức thời nay của xứ Thanh thật sự họ có lỗi thật hay họ phải buộc
phải sắm vai Lê Lai cứu Chúa Trịnh ….
Ngày xưa giặc Minh mù mờ không biết ai là Lê Lai ai là Lê Lợi nên mới giết nhầm Lê Lai nhưng lại tưởng là Lê Lợi.
Dư luận cả nước và các cơ quan chức năng cấp trên thừa biết làm sao 2 cơ
quan Ban tổ chức tỉnh ủy và Sở Xây dựng Thanh Hóa lại có khả năng làm
nổi cái việc “ thổi” Quỳnh Anh lên nhanh một cách thần tốc như vậy ?
Nếu vụ việc Quỳnh Anh chỉ dừng lại quy trách nhiệm cho lãnh đạo 2 cơ
quan trên tức là đã chấp nhận lại vở kịch “ Lê Lai cứu Chúa Trịnh” được
dựng lại một cách sống sượng, gượng gạo…
Phúc Lộc Thọ
(Blog Phạm Viết Đào)