Cõi Người Ta

Mị Châu để lại nỏ thần nào cho đàn ông Việt?

Có thể vì câu hỏi này mà nhiều năm qua, cứ vào ngày này, dịp này tôi tự tạo cho mình thói quen trở về Cổ Loa, vùng đất của những huyền thoại bi thương.

Ngày phụ nữ? Biết viết gì cho đàn ông? Hàng nghìn năm qua, điều gì sẽ đến với đất nước này khi đàn ông Việt biết thay đổi cách nhìn về một hiện tượng lịch sử đã có từ hơn 2000 năm? Tương lai nào cho dân tộc này khi những người đàn ông chợt nhận ra rằng Mị Châu vẫn lặng lẽ gửi đến cho họ một chiếc nỏ thần khác?

Có thể vì câu hỏi này mà nhiều năm qua, cứ vào ngày này, dịp này tôi tự tạo cho mình thói quen trở về Cổ Loa, vùng đất của những huyền thoại bi thương.

Người ta vẫn thấy ở xóm Chùa, bên am thờ Mị Châu, có cụ bà 103 tuổi chống gậy dạo chơi quanh làng cùng với hàng xóm, cháu con. Chung quanh giếng Ngọc những phụ nữ nông dân khá giả đã có thói quen đi bộ như một liệu pháp gìn giữ sắc xuân. Vài ba năm gần đây, phía cửa Trấn Nam đã xuất hiện những hàng hoa tươi như một món quà mới mẻ, cũng không quá xa xỉ lại kèm thông điệp hiện đại dành cho hậu duệ Mỵ Châu…

Có vẻ như Cổ Loa đang từng ngày đổi thay. Nhưng những cái nhìn được, cái cảm thấy hôm nay là quá mỏng mảnh so với những trầm tích văn hóa giầu ý nghĩa nhân bản. Bao nhiêu triều đại đã đi qua. Thành cũ đã tàn hoang càng trở nên hoang tàn. Những bức tranh trên tường ở đình Thượng vẫn phảng phất lối vẽ của con cháu Triệu Đà. Điêu khắc Cao Lỗ gương nỏ hay những phù điêu ngoài cổng đền thờ vị danh tướng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phác thảo của những học trò trường trung cấp mỹ thuật. Trong am thờ bà Chúa, con cháu vẫn chỉ luôn mồm lầm rầm cầu xin tài lộc, sức khỏe và may mắn.

Cũng tại hậu cung am thờ bà Chúa, tôi chưa bao giờ thoát khỏi những ám ảnh buồn. Trên xứ sở này có nơi nào chiêm bái một bức tượng cụt đầu, thờ cúng người đàn bà oan khiên …?

Suốt mấy nghìn năm qua, quá khứ và hiện tại, lịch sử và dã sử,  dấu tích, hiện vật và những giá trị phi vật thể … vẫn cứ tiếp tục chồng xếp, ẩn hiện, mờ ảo, hư thực…
Chẳng mấy người có được một cách nhìn sâu sắc, thấu lý và nhân ái như Thám hoa Vũ Phạm Hàm:

“Người thân thích ít, rể khôn lường
Lầm lỡ má hồng bởi phụ vương
Sống chết hồn nương đồi Mộ Dạ
Mất còn mệnh hệ nỏ linh quang
Bể Nam khói sóng châu hoen lệ
Rừng Bắc phong sương đá lổ loang
Đền miếu tới nay bên điện cũ
Trăng lên khánh ngọc vẫn còn vang”

Dường như quá nhiều thế hệ chưa nhìn nhận thấy hết những thiên kiến, định kiến, sự hẹp hòi và cả tàn ác của những người đàn ông, của những cây bút viết văn, dựng truyền thuyết, chép lịch sử. Gần đây nhất, một nhà thơ đương đại cũng quá vội vã khi cảnh vẻ và thản nhiên kết án lịch sử:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lỡ để trên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Có những câu thơ, con chữ đủ sức đẩy hiện thực thành một dạng bi hài. Điều này xui khiến tôi không chú tâm đi tìm dấu tích về những nỗ lực của Thục Phán gạt bỏ vai trò của các vua Hùng để hợp nhất, kiến tạo Âu và Lạc thành quốc gia rộng lớn hơn về cương vực, một thể chế hùng cường hơn. Việc xây thành hay sở hữu nỏ thần- biểu tượng sức mạnh Việt trong lịch sử chống Tàu cũng đã có quá nhiều những lời ngợi ca hoành tráng, những công trình nghiên cứu khoa học công phu.

Với cá nhân tôi, tác phẩm văn học lớn nhất cũng là huyền thoại vỹ đại nhất từ buổi đầu chống ngoại xâm, dựng nước, phải là những câu chuyện vây chung quanh bao nỗi oan trái, bi thương của một số phận Mị Châu.

Dữ liệu lịch sử không nhiều nhặn gì, tôi chỉ dám tự vấn: có bao nhiêu câu hỏi đã được đặt ra trước quá nhiều tồn nghi của lịch sử?

Dường như những bất công, sai lệch cứ hiển hiện trong cả những mối quan hệ Trời- Đất, những giao cảm giữa thế lực siêu nhân và con người? Ai người đã xây dựng rồi đẩy hình tượng Rùa thần đến trước hai tình huống rất trái ngược, tương phản và đầy nghịch lý? Rùa thần vừa là biểu tượng quá đẹp khi xuất hiện giúp An Dương vương xây thành, cho móng làm nỏ thần. Nhưng vì sao thần lại hiện ra để mách vua về “kẻ thù” phía sau lưng ngựa? Sự lạnh lùng đến khó hiểu cộng với cách hành xử muộn mằn ấy của một thế lực siêu nhiên đã đoạt tuyệt tình cha con, vùi An Dương Vương mãi mãi chìm ngỉm trong một hành xử độc ác, vị kỷ, vô nghĩa, đặt dấu chấm hết cho một thời đại. Và thê thảm hơn là chính Rùa thần đã vô tình đẩy Mỵ Châu rơi vào cái chết muôn năm tức tưởi?

Nhìn nhận lại dọc truyền thuyết, dã sử, vì sao trong quan hệ Vua- tôi, Cha- con, người đàn bà, con gái vẫn chỉ là thân phận tôi tớ, nô lệ? Vì sao khi cần hòa hiếu, tránh sức mạnh quân sự cũng như tham vọng bành trướng của giặc phương Bắc, vua cha đã không ngần ngại đẩy con gái lấy chồng ngoại quốc? Hôn nhân trở thành một thứ vũ khí ngoại giao, một phương tiện mặc cả cho quyền lợi chính trị? Nỏ thần không chỉ là bí mật quân sự, nó đã được xây dựng thành một biểu tượng lớn về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trước ngoại xâm. Vậy thì cơn cớ gì khi đánh mất sức mạnh đó, cả Âu Lạc chỉ có một Mỵ Châu đứng ra gánh chịu trách nhiệm?

Vì sao dân gian cố lơ đi và không nhận thấy một ý nghĩa giản dị: với người đàn bà thì gia đình và tình yêu cũng là quốc gia của riêng họ? Khi đã là thủ lĩnh thì ai cũng phải ra sức bảo vệ và duy trì cái trật tự đó.

Lại nữa, vì sao huyền thoại có thể dễ dàng chấp nhận chiếc áo lông ngỗng như một chi tiết, tình tiết thậm vô lý? Bao nhiêu lông vũ mới đủ để Mị Châu rải một đoạn đường từ Cổ Loa đến Diễn Châu Nghệ An?

Sự xuất hiện ngọc châu hay giếng Ngọc trong huyền thoại, truyền thuyết, dã sử và lịch sử có là một một tình tiết “giảm án” hay là một thao tác cố vớt vát, cứu cánh cho những giá trị nhân văn trong ứng xử của cả một dân tộc?

Phải chăng quốc gia này từng có lịch sử buồn thương trong ứng xử với đàn bà? Tộc người này từng có hiện tượng ly thân quá sớm khi bà Âu Cơ bỗng dưng rơi vào cảnh góa bụa, khi Lạc Long Quân đùng đùng dẫn nửa đàn con xuống biển? Trên vùng đất này, trong một gia đình có công lớn với đất nước, người đàn bà tài hoa như Thị Lộ lại chỉ là hóa thân của rắn độc để báo thù? Trong một tác phẩm văn học tiêu biểu nhất, mọi sự tỏa sáng của ngôn ngữ, trí tuệ, của văn hóa lại xoay quanh một thân gái chìm nổi chốn lầu xanh?

Phải chăng trong tư duy, cảm xúc, ứng xử của những người chấp bút cho lịch sử vẫn mang đầy định kiến và thiên kiến về đàn bà. Phải chăng bao thế hệ  tinh hoa vẫn luôn bị nhồi sọ bởi Hán học? Phải chăng trong đầu những người đàn ông đó chỉ có những chữ “Nữ” đầy lệch lạc. Quá nhiều ngôn từ chỉ đàn bà luôn được cấy ghép, liên hệ, liên tưởng đến những hành vi xấu xa, tội lỗi như: ô uế, nhơ bẩn, nghi ngờ, đố kị, ghen ghét, lười biếng, dâm ô, xằng, càn, tham, gian…

Vẫn biết phải oan trái, bi kịch, nghịch lý mới có thể khiến tác phẩm văn học và huyền thoại trở nên hấp dẫn hơn, có sức lan tỏa rộng khắp trong đời sống .

Nhưng vượt qua địa hạt của văn học hay chữ nghĩa thì cái giá mà Mỵ Châu phải trả là gì? Tồn tại dai dẳng trong oan trái, Mỵ Châu vẫn âm thầm dạy bảo hậu sinh đừng quên đạo lý của trời đất. Không có kế sách xây dựng, bảo vệ quốc gia nào chỉ trông vào sự mách bảo hay sức mạnh của thần thánh. Không thể bảo vệ giang sơn xã tắc bằng những mánh lới chính trị vặt vãnh, thủ tục hôn nhân, hiếu hỷ. Càng không thể giữ nước, bảo toàn được vận mệnh bằng việc giết con…

Và sau hơn 2000 năm thì cần phải nói gióng riết một sự thật: Không thể tiếp tục đổ tội cho đàn bà. Không thể kết án những kẻ duy tình. Không thể truy bức những thân phận yếu liễu đào tơ, những sinh linh chỉ biết bám víu bản năng, coi duy trì nòi giống như một lẽ sống.

Vâng chỉ cần đừng đổ hết tội, trút hết lỗi cho đàn bà thì đàn ông VN đã và sẽ có một thế phận khác, tầm vóc khác. Khi dũng cảm nhìn nhận thấy những khiếm diện, khi biết “bắn” thẳng vào hạn chế cũng như sai lầm của bản thân, họ sẽ có một thứ vũ khí siêu việt khác mà sức mạnh vượt trội hơn cả nỏ thần mới. Khi đó, với sức mạnh nội tại đó, nước Việt này nào ngán hậu duệ mới của Triệu Đà!

https://xuanbinhfreelance.wordpress.com/2013/05/07/mi-chau-de-lai-no-than-nao-cho-dan-ong-viet/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mị Châu để lại nỏ thần nào cho đàn ông Việt?

Có thể vì câu hỏi này mà nhiều năm qua, cứ vào ngày này, dịp này tôi tự tạo cho mình thói quen trở về Cổ Loa, vùng đất của những huyền thoại bi thương.

Ngày phụ nữ? Biết viết gì cho đàn ông? Hàng nghìn năm qua, điều gì sẽ đến với đất nước này khi đàn ông Việt biết thay đổi cách nhìn về một hiện tượng lịch sử đã có từ hơn 2000 năm? Tương lai nào cho dân tộc này khi những người đàn ông chợt nhận ra rằng Mị Châu vẫn lặng lẽ gửi đến cho họ một chiếc nỏ thần khác?

Có thể vì câu hỏi này mà nhiều năm qua, cứ vào ngày này, dịp này tôi tự tạo cho mình thói quen trở về Cổ Loa, vùng đất của những huyền thoại bi thương.

Người ta vẫn thấy ở xóm Chùa, bên am thờ Mị Châu, có cụ bà 103 tuổi chống gậy dạo chơi quanh làng cùng với hàng xóm, cháu con. Chung quanh giếng Ngọc những phụ nữ nông dân khá giả đã có thói quen đi bộ như một liệu pháp gìn giữ sắc xuân. Vài ba năm gần đây, phía cửa Trấn Nam đã xuất hiện những hàng hoa tươi như một món quà mới mẻ, cũng không quá xa xỉ lại kèm thông điệp hiện đại dành cho hậu duệ Mỵ Châu…

Có vẻ như Cổ Loa đang từng ngày đổi thay. Nhưng những cái nhìn được, cái cảm thấy hôm nay là quá mỏng mảnh so với những trầm tích văn hóa giầu ý nghĩa nhân bản. Bao nhiêu triều đại đã đi qua. Thành cũ đã tàn hoang càng trở nên hoang tàn. Những bức tranh trên tường ở đình Thượng vẫn phảng phất lối vẽ của con cháu Triệu Đà. Điêu khắc Cao Lỗ gương nỏ hay những phù điêu ngoài cổng đền thờ vị danh tướng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phác thảo của những học trò trường trung cấp mỹ thuật. Trong am thờ bà Chúa, con cháu vẫn chỉ luôn mồm lầm rầm cầu xin tài lộc, sức khỏe và may mắn.

Cũng tại hậu cung am thờ bà Chúa, tôi chưa bao giờ thoát khỏi những ám ảnh buồn. Trên xứ sở này có nơi nào chiêm bái một bức tượng cụt đầu, thờ cúng người đàn bà oan khiên …?

Suốt mấy nghìn năm qua, quá khứ và hiện tại, lịch sử và dã sử,  dấu tích, hiện vật và những giá trị phi vật thể … vẫn cứ tiếp tục chồng xếp, ẩn hiện, mờ ảo, hư thực…
Chẳng mấy người có được một cách nhìn sâu sắc, thấu lý và nhân ái như Thám hoa Vũ Phạm Hàm:

“Người thân thích ít, rể khôn lường
Lầm lỡ má hồng bởi phụ vương
Sống chết hồn nương đồi Mộ Dạ
Mất còn mệnh hệ nỏ linh quang
Bể Nam khói sóng châu hoen lệ
Rừng Bắc phong sương đá lổ loang
Đền miếu tới nay bên điện cũ
Trăng lên khánh ngọc vẫn còn vang”

Dường như quá nhiều thế hệ chưa nhìn nhận thấy hết những thiên kiến, định kiến, sự hẹp hòi và cả tàn ác của những người đàn ông, của những cây bút viết văn, dựng truyền thuyết, chép lịch sử. Gần đây nhất, một nhà thơ đương đại cũng quá vội vã khi cảnh vẻ và thản nhiên kết án lịch sử:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm lỡ để trên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Có những câu thơ, con chữ đủ sức đẩy hiện thực thành một dạng bi hài. Điều này xui khiến tôi không chú tâm đi tìm dấu tích về những nỗ lực của Thục Phán gạt bỏ vai trò của các vua Hùng để hợp nhất, kiến tạo Âu và Lạc thành quốc gia rộng lớn hơn về cương vực, một thể chế hùng cường hơn. Việc xây thành hay sở hữu nỏ thần- biểu tượng sức mạnh Việt trong lịch sử chống Tàu cũng đã có quá nhiều những lời ngợi ca hoành tráng, những công trình nghiên cứu khoa học công phu.

Với cá nhân tôi, tác phẩm văn học lớn nhất cũng là huyền thoại vỹ đại nhất từ buổi đầu chống ngoại xâm, dựng nước, phải là những câu chuyện vây chung quanh bao nỗi oan trái, bi thương của một số phận Mị Châu.

Dữ liệu lịch sử không nhiều nhặn gì, tôi chỉ dám tự vấn: có bao nhiêu câu hỏi đã được đặt ra trước quá nhiều tồn nghi của lịch sử?

Dường như những bất công, sai lệch cứ hiển hiện trong cả những mối quan hệ Trời- Đất, những giao cảm giữa thế lực siêu nhân và con người? Ai người đã xây dựng rồi đẩy hình tượng Rùa thần đến trước hai tình huống rất trái ngược, tương phản và đầy nghịch lý? Rùa thần vừa là biểu tượng quá đẹp khi xuất hiện giúp An Dương vương xây thành, cho móng làm nỏ thần. Nhưng vì sao thần lại hiện ra để mách vua về “kẻ thù” phía sau lưng ngựa? Sự lạnh lùng đến khó hiểu cộng với cách hành xử muộn mằn ấy của một thế lực siêu nhiên đã đoạt tuyệt tình cha con, vùi An Dương Vương mãi mãi chìm ngỉm trong một hành xử độc ác, vị kỷ, vô nghĩa, đặt dấu chấm hết cho một thời đại. Và thê thảm hơn là chính Rùa thần đã vô tình đẩy Mỵ Châu rơi vào cái chết muôn năm tức tưởi?

Nhìn nhận lại dọc truyền thuyết, dã sử, vì sao trong quan hệ Vua- tôi, Cha- con, người đàn bà, con gái vẫn chỉ là thân phận tôi tớ, nô lệ? Vì sao khi cần hòa hiếu, tránh sức mạnh quân sự cũng như tham vọng bành trướng của giặc phương Bắc, vua cha đã không ngần ngại đẩy con gái lấy chồng ngoại quốc? Hôn nhân trở thành một thứ vũ khí ngoại giao, một phương tiện mặc cả cho quyền lợi chính trị? Nỏ thần không chỉ là bí mật quân sự, nó đã được xây dựng thành một biểu tượng lớn về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trước ngoại xâm. Vậy thì cơn cớ gì khi đánh mất sức mạnh đó, cả Âu Lạc chỉ có một Mỵ Châu đứng ra gánh chịu trách nhiệm?

Vì sao dân gian cố lơ đi và không nhận thấy một ý nghĩa giản dị: với người đàn bà thì gia đình và tình yêu cũng là quốc gia của riêng họ? Khi đã là thủ lĩnh thì ai cũng phải ra sức bảo vệ và duy trì cái trật tự đó.

Lại nữa, vì sao huyền thoại có thể dễ dàng chấp nhận chiếc áo lông ngỗng như một chi tiết, tình tiết thậm vô lý? Bao nhiêu lông vũ mới đủ để Mị Châu rải một đoạn đường từ Cổ Loa đến Diễn Châu Nghệ An?

Sự xuất hiện ngọc châu hay giếng Ngọc trong huyền thoại, truyền thuyết, dã sử và lịch sử có là một một tình tiết “giảm án” hay là một thao tác cố vớt vát, cứu cánh cho những giá trị nhân văn trong ứng xử của cả một dân tộc?

Phải chăng quốc gia này từng có lịch sử buồn thương trong ứng xử với đàn bà? Tộc người này từng có hiện tượng ly thân quá sớm khi bà Âu Cơ bỗng dưng rơi vào cảnh góa bụa, khi Lạc Long Quân đùng đùng dẫn nửa đàn con xuống biển? Trên vùng đất này, trong một gia đình có công lớn với đất nước, người đàn bà tài hoa như Thị Lộ lại chỉ là hóa thân của rắn độc để báo thù? Trong một tác phẩm văn học tiêu biểu nhất, mọi sự tỏa sáng của ngôn ngữ, trí tuệ, của văn hóa lại xoay quanh một thân gái chìm nổi chốn lầu xanh?

Phải chăng trong tư duy, cảm xúc, ứng xử của những người chấp bút cho lịch sử vẫn mang đầy định kiến và thiên kiến về đàn bà. Phải chăng bao thế hệ  tinh hoa vẫn luôn bị nhồi sọ bởi Hán học? Phải chăng trong đầu những người đàn ông đó chỉ có những chữ “Nữ” đầy lệch lạc. Quá nhiều ngôn từ chỉ đàn bà luôn được cấy ghép, liên hệ, liên tưởng đến những hành vi xấu xa, tội lỗi như: ô uế, nhơ bẩn, nghi ngờ, đố kị, ghen ghét, lười biếng, dâm ô, xằng, càn, tham, gian…

Vẫn biết phải oan trái, bi kịch, nghịch lý mới có thể khiến tác phẩm văn học và huyền thoại trở nên hấp dẫn hơn, có sức lan tỏa rộng khắp trong đời sống .

Nhưng vượt qua địa hạt của văn học hay chữ nghĩa thì cái giá mà Mỵ Châu phải trả là gì? Tồn tại dai dẳng trong oan trái, Mỵ Châu vẫn âm thầm dạy bảo hậu sinh đừng quên đạo lý của trời đất. Không có kế sách xây dựng, bảo vệ quốc gia nào chỉ trông vào sự mách bảo hay sức mạnh của thần thánh. Không thể bảo vệ giang sơn xã tắc bằng những mánh lới chính trị vặt vãnh, thủ tục hôn nhân, hiếu hỷ. Càng không thể giữ nước, bảo toàn được vận mệnh bằng việc giết con…

Và sau hơn 2000 năm thì cần phải nói gióng riết một sự thật: Không thể tiếp tục đổ tội cho đàn bà. Không thể kết án những kẻ duy tình. Không thể truy bức những thân phận yếu liễu đào tơ, những sinh linh chỉ biết bám víu bản năng, coi duy trì nòi giống như một lẽ sống.

Vâng chỉ cần đừng đổ hết tội, trút hết lỗi cho đàn bà thì đàn ông VN đã và sẽ có một thế phận khác, tầm vóc khác. Khi dũng cảm nhìn nhận thấy những khiếm diện, khi biết “bắn” thẳng vào hạn chế cũng như sai lầm của bản thân, họ sẽ có một thứ vũ khí siêu việt khác mà sức mạnh vượt trội hơn cả nỏ thần mới. Khi đó, với sức mạnh nội tại đó, nước Việt này nào ngán hậu duệ mới của Triệu Đà!

https://xuanbinhfreelance.wordpress.com/2013/05/07/mi-chau-de-lai-no-than-nao-cho-dan-ong-viet/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm