Văn Học & Nghệ Thuật
Minh Cảnh với lối ca "lợ chữ"
Giọng ca Minh Cảnh
Minh Cảnh, cái tên đã vang rộng khắp nẻo miền Nam, gieo ấn tượng khá độc đáo trong làng cổ nhạc.
Xuất thân là một cậu bé trong gia đình công nhân, Minh Cảnh thọ giáo với nhạc sĩ Ngọc Sáu một thời gian khá dài.
Rồi vì gia cảnh, Minh Cảnh cũng phải lăn lộn theo nếp sống “bụi đời” sống qua những ngày nhiều cay đắng. Dịp may đưa đến cho Minh Cảnh lại trở về với Ngọc Sáu, và được anh này đem đến giới thiệu với ông giám đốc đoàn Kim Chung.
Thoạt tiên, nghe Minh Cảnh có làn hơi ca giàu sinh lực, soạn giả đoàn này đã giao cho anh các vai lão, vai hòa thượng để hiến cho khán giả mấy câu vọng cổ. Chẳng hiểu do hoàn cảnh nào, ảnh hưởng nào, Minh Cảnh lại sử dụng lối ca “lợ chữ”. Nhờ thế, anh tạo nét ca khiến các hãng dĩa chú ý và khai thác triệt để.
Từ đấy, đoàn Kim Chung cất nhắc anh lên hàng kép ca ưu hạng của đoàn. Lúc ấy làn hơi ca Minh Cảnh vào dĩa nhựa bán chạy như tôm tươi trên thị trường cổ nhạc.
Làn hơi Minh Cảnh luôn luôn kéo dư âm nặng nề ở cuối câu, nhưng đặc điểm của Minh Cảnh là dư âm ấy tràn đầy, chớ không hề tắt nghẽn.
Ưu điểm của Minh Cảnh là ở một câu gối đầu, anh dám “kéo hơi” kế tiếp đến “ba lời” ca mà sinh lực vẫn dồi dào kỳ lạ. Thêm một nét lạ nữa, anh ca bất chấp âm điệu cổ truyền, vì thế trong một câu ca có khi “phản xuân”, “phản ai”, hoặc lai Hồ Quảng, hơn là thanh âm thuần túy của mỗi loại thể điệu cổ nhạc miền Nam.
Với nhịp nhàng vững chắc, kỹ thuật sắp chữ của anh do đấy linh động thêm lên, và vì thế Minh Cảnh tự tạo một đường hướng riêng biệt đến lạ lùng.
Người ta gạt sang bên về âm điệu, về căn bản, về nghề nghiệp để xét đoán khách quan làn hơi Minh Cảnh.
Phải thẳng thắn rằng: Minh Cảnh có nét lạ, nét lạ ấy biểu hiện tâm hồn thác loạn cổ nhạc, ví như nhiều nhạc sĩ cổ nhạc đem mấy câu tân nhạc vào điệu nhạc cổ của mình.
Minh Cảnh luôn luôn phát âm điệu một cách bất ngờ, làm say mê thế hệ trẻ thích hiếu kỳ, chuộng nét lạ, dù rằng nét lạ ấy không hề làm thấm thía hay gây bùi ngùi cho tâm hồn lớp trẻ thời đại.
Minh Cảnh giao nét lạ, chúng tôi ghi: Minh Cảnh ca tựa hồ biểu lộ tâm hồn thác loạn của một cậu trai đồng quê, chạy theo ảo ảnh thị thành quên cả gốc nguồn và truyền thống dân tộc.
Thành lập đoàn hát
Ở đoàn Kim Chung hơn một năm thì nổi tiếng, Minh Cảnh nhảy ra lập gánh hát lấy tên mình trên bảng hiệu. Không cần quảng cáo gì hết, dĩa hát và cuốn bài ca nhỏ phổ biến cùng khắp đã quảng cáo cho cái tên Minh Cảnh rồi.
Có lần tại một ngôi chợ nhỏ ở miền Trung, buổi sáng người bán bài ca rao bán cuốn tuồng Con Tấm Con Cám có in hình Minh Cảnh. Tức thì ngay tối hôm ấy gánh Minh Cảnh hát gần đó đã trương bảng đêm nay diễn tuồng “Con Tấm Con Cám”, Minh Cảnh đóng vai Thái Tử. Thế là tối đến bà con tập trung đông đảo mua vé vào coi để nghe Minh Cảnh ca 6 câu vọng cổ.
Lù lù ít nói như có vẻ trầm lặng, kép ca bài chòi Minh Cảnh được trời cho có làn hơi phong phú, độc đáo, vừa xuất hiện đã lừng danh nhờ thu dĩa hát phát hành khắp nước.
Minh Cảnh thành lập đoàn hát từ đầu thập niên 1960, và thường hoạt động ở miền Trung hơn là miền Nam, rất được khán giả bình dân ủng hộ và vài năm sau anh lập thêm đoàn 2.
Như không thích ai nhắc nhở và cũng không màng về Thủ Đô Sài Gòn, thế mà hai đoàn Minh Cảnh vẫn sống dài dài, sự sống rất vững chắc.
Chẳng những lúc bình yên mà khi thời cuộc lộn xộn, hai đoàn Minh Cảnh vẫn sống ngon lành. Đoàn ở miền Tây, đoàn ở miền Đông được khán giả ủng hộ đều đều, do đó Minh Cảnh toan tính thành lập thêm đoàn 3.
Như vậy mới ngon đó, giữa lúc đa số các gánh tan rã, nhiều đoàn nguy ngập, kể cả đại ban cũng xính rính la làng chói lọi, thì Minh Cảnh lại lập thêm đoàn hát mới nữa mới tài, đáng khích lệ.
Nhưng “mưu sự do Minh Cảnh, thành sự do Trời”, chiến tranh ác liệt kéo dài đến 30 tháng 4 năm 1975, đoàn 3 chưa hình thành đã chết ngộp, hai đoàn đang hoạt động mạnh cũng cùng số phận như nhau.
Bàn ra tán vào (0)
Minh Cảnh với lối ca "lợ chữ"
Giọng ca Minh Cảnh
Minh Cảnh, cái tên đã vang rộng khắp nẻo miền Nam, gieo ấn tượng khá độc đáo trong làng cổ nhạc.
Xuất thân là một cậu bé trong gia đình công nhân, Minh Cảnh thọ giáo với nhạc sĩ Ngọc Sáu một thời gian khá dài.
Rồi vì gia cảnh, Minh Cảnh cũng phải lăn lộn theo nếp sống “bụi đời” sống qua những ngày nhiều cay đắng. Dịp may đưa đến cho Minh Cảnh lại trở về với Ngọc Sáu, và được anh này đem đến giới thiệu với ông giám đốc đoàn Kim Chung.
Thoạt tiên, nghe Minh Cảnh có làn hơi ca giàu sinh lực, soạn giả đoàn này đã giao cho anh các vai lão, vai hòa thượng để hiến cho khán giả mấy câu vọng cổ. Chẳng hiểu do hoàn cảnh nào, ảnh hưởng nào, Minh Cảnh lại sử dụng lối ca “lợ chữ”. Nhờ thế, anh tạo nét ca khiến các hãng dĩa chú ý và khai thác triệt để.
Từ đấy, đoàn Kim Chung cất nhắc anh lên hàng kép ca ưu hạng của đoàn. Lúc ấy làn hơi ca Minh Cảnh vào dĩa nhựa bán chạy như tôm tươi trên thị trường cổ nhạc.
Làn hơi Minh Cảnh luôn luôn kéo dư âm nặng nề ở cuối câu, nhưng đặc điểm của Minh Cảnh là dư âm ấy tràn đầy, chớ không hề tắt nghẽn.
Ưu điểm của Minh Cảnh là ở một câu gối đầu, anh dám “kéo hơi” kế tiếp đến “ba lời” ca mà sinh lực vẫn dồi dào kỳ lạ. Thêm một nét lạ nữa, anh ca bất chấp âm điệu cổ truyền, vì thế trong một câu ca có khi “phản xuân”, “phản ai”, hoặc lai Hồ Quảng, hơn là thanh âm thuần túy của mỗi loại thể điệu cổ nhạc miền Nam.
Với nhịp nhàng vững chắc, kỹ thuật sắp chữ của anh do đấy linh động thêm lên, và vì thế Minh Cảnh tự tạo một đường hướng riêng biệt đến lạ lùng.
Người ta gạt sang bên về âm điệu, về căn bản, về nghề nghiệp để xét đoán khách quan làn hơi Minh Cảnh.
Phải thẳng thắn rằng: Minh Cảnh có nét lạ, nét lạ ấy biểu hiện tâm hồn thác loạn cổ nhạc, ví như nhiều nhạc sĩ cổ nhạc đem mấy câu tân nhạc vào điệu nhạc cổ của mình.
Minh Cảnh luôn luôn phát âm điệu một cách bất ngờ, làm say mê thế hệ trẻ thích hiếu kỳ, chuộng nét lạ, dù rằng nét lạ ấy không hề làm thấm thía hay gây bùi ngùi cho tâm hồn lớp trẻ thời đại.
Minh Cảnh giao nét lạ, chúng tôi ghi: Minh Cảnh ca tựa hồ biểu lộ tâm hồn thác loạn của một cậu trai đồng quê, chạy theo ảo ảnh thị thành quên cả gốc nguồn và truyền thống dân tộc.
Thành lập đoàn hát
Ở đoàn Kim Chung hơn một năm thì nổi tiếng, Minh Cảnh nhảy ra lập gánh hát lấy tên mình trên bảng hiệu. Không cần quảng cáo gì hết, dĩa hát và cuốn bài ca nhỏ phổ biến cùng khắp đã quảng cáo cho cái tên Minh Cảnh rồi.
Có lần tại một ngôi chợ nhỏ ở miền Trung, buổi sáng người bán bài ca rao bán cuốn tuồng Con Tấm Con Cám có in hình Minh Cảnh. Tức thì ngay tối hôm ấy gánh Minh Cảnh hát gần đó đã trương bảng đêm nay diễn tuồng “Con Tấm Con Cám”, Minh Cảnh đóng vai Thái Tử. Thế là tối đến bà con tập trung đông đảo mua vé vào coi để nghe Minh Cảnh ca 6 câu vọng cổ.
Lù lù ít nói như có vẻ trầm lặng, kép ca bài chòi Minh Cảnh được trời cho có làn hơi phong phú, độc đáo, vừa xuất hiện đã lừng danh nhờ thu dĩa hát phát hành khắp nước.
Minh Cảnh thành lập đoàn hát từ đầu thập niên 1960, và thường hoạt động ở miền Trung hơn là miền Nam, rất được khán giả bình dân ủng hộ và vài năm sau anh lập thêm đoàn 2.
Như không thích ai nhắc nhở và cũng không màng về Thủ Đô Sài Gòn, thế mà hai đoàn Minh Cảnh vẫn sống dài dài, sự sống rất vững chắc.
Chẳng những lúc bình yên mà khi thời cuộc lộn xộn, hai đoàn Minh Cảnh vẫn sống ngon lành. Đoàn ở miền Tây, đoàn ở miền Đông được khán giả ủng hộ đều đều, do đó Minh Cảnh toan tính thành lập thêm đoàn 3.
Như vậy mới ngon đó, giữa lúc đa số các gánh tan rã, nhiều đoàn nguy ngập, kể cả đại ban cũng xính rính la làng chói lọi, thì Minh Cảnh lại lập thêm đoàn hát mới nữa mới tài, đáng khích lệ.
Nhưng “mưu sự do Minh Cảnh, thành sự do Trời”, chiến tranh ác liệt kéo dài đến 30 tháng 4 năm 1975, đoàn 3 chưa hình thành đã chết ngộp, hai đoàn đang hoạt động mạnh cũng cùng số phận như nhau.