Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Mời các bạn xem chuyên đề về sức khỏe: 16 bí quyết giảm cân
Chuyên đề 1: 16 bí quyết giảm cân
Sau mỗi bữa ăn, nhất là bữa chiều, bạn nên chải răng, làm sạch khoang miệng ngay. Cảm giác sạch sẽ thơm mát của miệng sẽ khiến bạn giảm bớt chứng thèm ăn.
Các bí quyết khác:
1. Nhai chewing-gum khi bạn cảm thấy đói. Có một số người chỉ thích nhấm nháp một chút gì đó chứ không hẳn là đói bụng. Bạn cũng có thể nhai chewing-gum khi đang chuẩn bị bữa ăn, làm như thế bạn sẽ không thể nhón bất cứ thứ gì khi chiếc miệng đang "bận rộn".
2. Viết nhật ký sau mỗi bữa ăn, mô tả lại cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái của bạn với chiếc bụng lưng lửng. Bạn cảm thấy sung sướng thế nào khi "bịp" được bản thân mình. Đồng thời nhớ ghi lại những thứ mà bạn đã "dung nạp" trong bữa ăn.
3. Nhai thật kỹ và chậm rãi. Như thế bộ não của bạn sẽ bị đánh lừa rằng bụng đã có đủ thức ăn cần thiết. Trong khi đó, nếu nhai qua loa, vô tình bạn đã tống vào bụng rất nhiều thức ăn. Kết quả chế độ ăn kiêng bị sụp đổ.
4. Hãy uống một ly nước ấm to có 2 thìa cà phê nước trà và 1 muỗng cà phê giấm nuôi sau mỗi bữa ăn. Nó sẽ giúp bạn điều chỉnh cân nặng. Đồng thời, bạn sẽ ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
5. Cá thu hoặc cá ngừ là loại thực phẩm giàu đạm nhưng ít béo, thích hợp cho mọi bữa ăn, rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân.
6. Massage kết hợp với những loại tinh dầu hoặc kem tan mỡ, giúp cơ thể bạn thon gọn hơn. Bên cạnh đó thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao.
7. Luôn khiến đôi tay bận rộn không ngừng. Chỉ có như thế bạn mới không còn "công cụ" cho thức ăn vào mồm.
8. Không uống bất cứ loại thức uống gì khi đang dùng bữa. Bởi nước sẽ khiến bạn nhai nhanh hơn, nuốt cũng nhanh hơn và lẽ dĩ nhiên, bạn cũng ăn nhiều hơn. Hãy nhớ chỉ uống trước và sau bữa ăn.
9. Súp rau củ là món ăn lý tưởng cho người ăn kiêng: Vừa ngon miệng, mau no, bổ dưỡng lại không béo.
10. Tìm hiểu thông tin về các loại thực phẩm để chọn cho mình loại ít calories nhất. Ngoài ra, bạn nên tránh "nuông chiều" cơ thể, thay đổi thói quen ăn uống vô độ hằng ngày.
11. Mỗi buổi sáng, trước khi ăn sáng bạn nên uống một ly nước lọcto, hoà cùng 2 muỗng nước cốt chanh hoặc hai lát chanh mỏng đã đông thành đá. Có thể uống nóng hoặc lạnh tuỳ ý. Chúng sẽ giúp cơ thể bạn sảng khoái, hưng phấn, phần nào hạn chế khả năng hấp thụ chất béo, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt không bao giờ được bỏ bữa sáng.
12. Muối không chứa calories nên không làm bạn béo lên. Tuy nhiên dùng quá nhiều muối sẽ không tốt. Do phải tích tụ nước nên cơ thể của bạn giống như bị sưng. Điều này khiến không ít người tưởng ăn muối nhiều sẽ bị béo phì.
13. Dán tấm ảnh mà bạn cho rằng mình "ú" nhất lên trên tủ lạnh, để mỗi khi mở tủ bạn phải đối diện với sự thật "phũ phàng". Khi đã hạ quyết tâm giảm cân, bạn nên ghi lại rõ ràng cân nặng, số đo các vòng của mình. Một tuần sau kiểm tra lại cũng với chiếc cân đó, bộ quần áo đó, nếu có xê xích chút ít, coi như bạn đã được cổ vũ tinh thần chút chút.
14. Đặt ra mục tiêu phù hợp với mình. Ví dụ, nếu bạn có thân hình hơi thô, khung xương to thì đừng bao giờ mơ mộng mình sẽ ăn kiêng để rồi ốm "lăn" ra. Hãy hài lòng với những gì mình đang có; chỉ cần không quá "bụ bẫm", số cân tương thích với chiều cao, dáng người cân đối là đủ.
15. Chọn cho mình chế độ ăn kiêng phù hợp. Nếu cảm thấy sụt cân quá nhanh hoặc kiêng đủ thứ mà vẫn chẳng gầy, khi đó hãy xem lại.
Chuyên đề 2: Bưởi giúp giảm béo, chống ung thư
Ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn có lợi cho sức khoẻ
Ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn có lợi cho sức khoẻ
Một hoặc hai quả bưởi mỗi ngày, cùng với một khẩu phần ăn khoa học, có thể giúp bạn giảm cân. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc nhờ tác dụng khống chế hoạt động của chất sinh ung thư trong khói thuốc.
Những phát hiện này là 2 trong số nhiều kết quả nghiên cứu về lợi ích của các loại trái cây giống cam quýt được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dược phẩm Hoa Kỳ tại Philadelphia.
Theo tiến sỹ Ken Fujioka, làm việc tại bệnh viện Scripps, San Diego và là trưởng nhóm nghiên cứu tác dụng của bưởi trong việc giảm cân, cái gọi là "khẩu phần ăn dựa trên bưởi" - gồm bưởi và một số loại protein - đã trở nên phổ biến đối với những người điều trị bệnh béo phì trong nhiều năm.
Trong nghiên cứu của mình, Fujioka và cộng sự lựa chọn 100 nam giới và phụ nữ thừa cân và chia thành 4 nhóm. Trước mỗi bữa ăn, một nhóm dùng các chất chiết xuất từ bưởi, một nhóm uống nước ép bưởi , nhóm thứ ba ăn nửa quả bưởi, trong khi đó nhóm thứ tư chỉ dùng giả dược. "Những người tham gia không được cố ăn kiêng. Để cho mọi người hoạt động như nhau, chúng tôi yêu cầu tất cả đi bộ 30 phút 3 lần/tuần", ông Fujioka nói.
Sau 12 tuần nhóm dùng giả dược chỉ giảm trung bình 0,275 kg, nhóm dùng chiết xuất từ bưởi giảm 1,09 kg, nhóm dùng nước bưởi ép giảm 1,49 kg, và nhóm dùng bưởi quả tươi giảm 1,59 kg
"Trong nghiên cứu của chúng tôi những người tham gia phải ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn. Đây là điều không dễ. Họ ăn bưởi giống như ăn cam. Đầu tiên cắt đôi, sau đó cắt thành bốn rồi lột vỏ. Ăn theo cách đó có lợi cho sức khoẻ hơn", ông nói.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà dinh dưỡng học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư tại Đại học Hawaii đã phát hiện ra rằng nước bưởi ép làm giảm hoạt động của một loại enzyme có tác dụng khiến cho khói thuốc lá dễ sinh ung thư ở người.
Kristine Cuthrell và cộng sự đã chọn ra 49 người . Một số người dùng nước bưởi ép, số còn lại dùng thực phẩm khác như hành. Sau đó họ phân tích nước tiểu của những người này để đánh giá hoạt động của một loại enzyme ở gan có tên CYPIA2 - enzyme được cho là kích thích hoạt động của các hóa chất gây ung thư trong khói thuốc. Kết quả cho thấy ở những người uống 270 ml nước bưởi ép mỗi ngày, hoạt động của enzyme CYPIA2 giảm đáng kể.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy những thực phẩm giàu flavonoid như bưởi có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất gây ung thư. Flavonoid có tác dụng như một chất chống oxy hoá tự nhiên, bảo vệ cơ thể chống lại những tổn hại mà oxy gây ra.
Theo Julie Upton, phát ngôn viên Hiệp hội ăn kiêng Mỹ, thì tác dụng chống ung thư của bưởi không có gì đáng ngạc nhiên, vì rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc thực hiện khẩu phần ăn giàu rau quả với khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
"Lời khuyên đầu tiên của tôi, tất nhiên, là bạn phải ngừng hút thuốc lá. Nếu bạn không thể làm được điều đó, bạn nên uống một lượng hợp lý nước bưởi ép - khoảng 350 ml mỗi ngày - cùng với các loại rau quả khác", Julie Upton nói.
Chuyên đề 3: Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ở lứa tuổi n? nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
ở lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ th? chop b?dinh dưỡng v?kh?g thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
1. Năng lượng:
năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi n? ti? hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi n? l?110KCAL/KG c? nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 = 1300 kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai trò cung cấp năng lượng. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: Ðạm: Béo: Ðường bột = 15: 20: 65.
2. Chất đạm:
chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A gi? cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 %. Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc...) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Chất đạm rất cần thiết vì nó có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng.
Nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.
3. Chất béo:
Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. . . rất cần cho trẻ . Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau. . . ) cần CHO THÊM 1 -2 THÌA CÀ PHÊ MỠ HOẶC DẦU. MỠ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn để trẻ ăn được.
4. Các chất khoáng:
Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Ở LỨA TUỔI NÀY CAN XI VÀ PHOTPHO CẦN được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hàng ngày trẻ cần 400 - 500mg can xi. Can xi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai...), photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa can xi/ photpho = 1/1,5. Chuyển hóa can xi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, vitamin D LẠI CÓ TRONG LÒNG ÐỎ TRỨNG, THỊT, GAN và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D DƯỚI DẠNG DỰ TRỮ DƯỚI DA SẼ CHUYỂN THÀNH VITAMIN D HOẠT ÐỘNG. DO vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng.
Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ĂN THỰC VẬT NHƯNG TRONG RAU QUẢ LẠI CÓ NHIỀU VITAMIN C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả HƠN. ƯU TIÊN NGUỒN THỨC ĂN động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể.
5. Vitamin:
Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở LỨA TUỔI NÀY NGƯỜI TA QUAN TÂM ÐẾN VITAMIN A VÀ VITAMIN C. HAI vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. Ở LỨA TUỔI NÀY NHU CẦU VITAMIN A CHÍNH CHỈ CÓ TRONG CÁC THỨC ĂN ÐỘNG vật như trứng, gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Ðể đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên.
Những điểm cần lưu ý trong nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Tuy nhi? ở lứa tuổi này trẻ đã mọc răng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện răng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.
Sau khi cai sữa cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ.
Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Ðường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn các thức ăn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng răng. Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn.
Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
Chuyên đề 4: 6 dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Rau cải là một nguồn cung cấp acid follic dồi dào nhất cho bé
Giadinh.net - Hãy cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Ở độ tuổi lên sáu, trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện hơn. Trong độ tuổi đến trường, bé cần được bổ sung các dưỡng chất quan trọng để có thể phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Những thực phẩm không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
1.Glucose: Não có thể phát triển tùy vào lượng glucose (đường trong máu). Đây được xem như nguồn "nhiên liệu" cần thiết. Bỏ một bữa ăn sáng có thể gây ra thiếu hụt glucose, đồng thời làm suy giảm nhận biết, khó tập trung.
Gan của trẻ chỉ tồn trữ lượng glucose này khoảng 4 giờ. Do đó, bé cần được ăn uống đầy đủ trước khi đến trường. Ở nhà, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 4 đến 5 giờ để giữ lượng đường quân bình trong máu và đủ để não hoạt động đúng chức năng.
2. Chất sắt: Tình trạng thiếu chất sắt chủ yếu ở trẻ em, sắt đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào. Thiếu chất này, trẻ sẽ giảm tập trung, mất nhiệt huyết để đối đầu với thử thách và giảm động lực học hỏi.
Có thể chọn ngũ cốc cho bữa điểm tâm để tăng cường chất sắt cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, trong bữa chính, bé nên dùng nhiều thịt có màu đỏ, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải có lá xanh đậm...
Có thể bạn chưa biết
Những loại trái cây tươi, rau cải, nhất là rau bó xôi và nước cam là nguồn cung cấp acid folic dồi dào nhất.
3. Acid folic: Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu và bạch cầu. Vì thế, nếu bé nào cơ thể thiếu quá nhiều acid folic sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi hoặc mau quên, dễ bị kích động,... sau khi tập trung học trong một thời gian ngắn.
4. Vitamin B: Loại vitamin này đóng vai trò "giải mã" năng lượng trong glucose. Thiếu hụt vitamin B, trẻ dễ "đổi tính", trở nên hung hăng, hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản...
Không có loại thức ăn nào cung cấp đủ nhóm vitamin B, vì vậy, bạn phải chọn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, có thể cho bé uống bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sĩ.
5. Vitamin A: Dưỡng chất này đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển và củng cố hệ thần kinh. Vitamin A còn được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc vàng...
6. Kẽm: Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hoặc có thể làm khả năng này suy kém đi. Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ...
Chuyên đề 5: SỰ CẦN THIẾT CHẤT SẮT Ở TRẺ EM
Tác giả : BS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN (BV. Nhi Đồng 2)
Trước khi ra đời, thai nhi được mẹ cung cấp chất sắt vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba…, việc dự trữ sắt của mẹ cho trẻ sẽ ít hơn so với trẻ đủ tháng và sinh một. Con đầu lòng thường được dự trữ sắt nhiều hơn con thứ 3, 4. Nếu trước khi sinh, mẹ bị thiếu máu, xuất huyết đường sinh dục, con sinh ra sẽ thiếu máu.
Vai trò của chất sắt đối với người mẹ khi mang thai
Dự trữ sắt của mẹ cho thai nhi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ đến tháng 4-5 sau khi ra đời. Mặc dù trong thời gian đó, bé ăn toàn thức ăn rất ít sắt (gồm sữa và bột), nhưng bé không thiếu máu. Nhưng đối với trẻ sinh non, sinh đôi..., do mẹ cho quá ít chất sắt, nên dễ thiếu máu hơn, từ tháng 2, 3.
Do thiếu sắt trong thức ăn, trẻ dễ thiếu máu từ tháng thứ 6. Thời gian này nguồn dự trữ sắt mẹ đã cạn, nhu cầu sắt hàng ngày chủ yếu được cung cấp qua các loại thức ăn như rau, quả, thịt, trứng, cá, đậu... Nếu không được cho ăn đầy đủ, vẫn duy trì sữa + bột kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu sắt, vì sữa và bột đều chứa rất ít sắt.
Các triệu chứng nào cho biết trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt?
Trẻ thiếu sắt: Da xanh, niêm mạc mắt môi nhợt, không có cảm giác đói khiến trẻ biếng ăn. Trẻ dễ bị kích động, hoặc ngược lại kém hoạt bát, chóng mệt. Trẻ có thể béo phì kèm xanh xao, hoặc gầy ốm dưới mức bình thường. Trẻ có độ tập trung kém khi đi học. Nếu nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, biến dạng móng tay chân (dẹp, lõm), đau nhức trong xương, gan lách to (ở trẻ còn bú), tim dễ bị suy.
Các bậc cha mẹ cần làm gì để tránh thiếu máu thiếu sắt cho con mình?
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 4 tháng tuổi.
- Nếu không có sữa mẹ, cho trẻ bú sữa đã bổ sung sắt. Không cho bú sữa đặc có đường vì hầu như rất ít hoặc không có sắt.
- Từ 4 tháng tuổi, bé cần được bắt đầu ăn dặm với bột có nhiều sắt và thêm dần các loại thức ăn có sắt (rau, quả, nước thịt...).
- Đối với trẻ sinh non, sinh đa thai, nên cho uống thêm viên sắt từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 (nếu trẻ xanh và có các triệu chứng thiếu máu), mỗi ngày 15-20mg/kg cân nặng, nếu có thiếu máu thì tăng dần đến 30 mg/kg cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nên cho các trẻ này sớm ăn thêm nước thịt ép, súp rau.
- Đối với trẻ sinh đủ tháng, nên cho ăn dặm thêm các chất ngoài sữa từ tháng thứ 4.
- Nên chậm cho trẻ bú thêm sữa bò, chỉ nên bắt đầu cho thêm nếu cần vào khoảng tháng thứ 9 hay tháng 12. Nếu cho thêm trước thời gian trên, do dạ dày chưa trưởng thành, rất kém tiêu hóa sữa bò nên dễ gây hậu quả đi tiêu ra máu ít hay nhiều.
Làm thế nào để giúp trẻ hấp thu chất sắt tốt nhất?
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thêm, sắt trong thức ăn sẽ dễ hấp thu nhờ vitamin C có trong rất nhiều loại trái cây và nước ép trái cây. Nói chung, sắt có trong thịt dễ hấp thu hơn sắt chứa trong các loại rau củ.
Thế nào là nguồn cung cấp sắt tốt cho trẻ?
Từ khi mới sinh ra cho đến sáu tháng tuổi:
- Bú sữa hoàn toàn
- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt ngay sau khi trẻ sinh ra (dùng bổ sung sữa mẹ hoặc dùng hoàn toàn nếu không có sữa mẹ).
Từ sáu tháng đến một tuổi:
- Cho bú.
- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt (bổ sung sữa mẹ hoặc dùng thay thế khi không có sữa mẹ).
- Cho bé ăn bột có giàu sắt.
- Dùng bột hay bánh mì, bánh có giàu sắt.
- Ăn thịt (nước nghiền thịt hay thịt bằm).
- Cá (nhưng không dùng tôm cua có vỏ cứng, các loại tôm tép, sò).
Cần tránh cho trẻ ăn gì để phòng thiếu máu?
Trẻ dễ thiếu máu thiếu sắt khi cho uống nhiều sữa bò. Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi, lượng sữa bò (sữa bột) nếu cho uống thêm không vượt quá 550-650ml/ngày.
Chú thích ảnh:
Trẻ sinh non rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD
Trương Kim Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Mời các bạn xem chuyên đề về sức khỏe: 16 bí quyết giảm cân
Chuyên đề 1: 16 bí quyết giảm cân
Sau mỗi bữa ăn, nhất là bữa chiều, bạn nên chải răng, làm sạch khoang miệng ngay. Cảm giác sạch sẽ thơm mát của miệng sẽ khiến bạn giảm bớt chứng thèm ăn.
Các bí quyết khác:
1. Nhai chewing-gum khi bạn cảm thấy đói. Có một số người chỉ thích nhấm nháp một chút gì đó chứ không hẳn là đói bụng. Bạn cũng có thể nhai chewing-gum khi đang chuẩn bị bữa ăn, làm như thế bạn sẽ không thể nhón bất cứ thứ gì khi chiếc miệng đang "bận rộn".
2. Viết nhật ký sau mỗi bữa ăn, mô tả lại cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái của bạn với chiếc bụng lưng lửng. Bạn cảm thấy sung sướng thế nào khi "bịp" được bản thân mình. Đồng thời nhớ ghi lại những thứ mà bạn đã "dung nạp" trong bữa ăn.
3. Nhai thật kỹ và chậm rãi. Như thế bộ não của bạn sẽ bị đánh lừa rằng bụng đã có đủ thức ăn cần thiết. Trong khi đó, nếu nhai qua loa, vô tình bạn đã tống vào bụng rất nhiều thức ăn. Kết quả chế độ ăn kiêng bị sụp đổ.
4. Hãy uống một ly nước ấm to có 2 thìa cà phê nước trà và 1 muỗng cà phê giấm nuôi sau mỗi bữa ăn. Nó sẽ giúp bạn điều chỉnh cân nặng. Đồng thời, bạn sẽ ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
5. Cá thu hoặc cá ngừ là loại thực phẩm giàu đạm nhưng ít béo, thích hợp cho mọi bữa ăn, rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân.
6. Massage kết hợp với những loại tinh dầu hoặc kem tan mỡ, giúp cơ thể bạn thon gọn hơn. Bên cạnh đó thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao.
7. Luôn khiến đôi tay bận rộn không ngừng. Chỉ có như thế bạn mới không còn "công cụ" cho thức ăn vào mồm.
8. Không uống bất cứ loại thức uống gì khi đang dùng bữa. Bởi nước sẽ khiến bạn nhai nhanh hơn, nuốt cũng nhanh hơn và lẽ dĩ nhiên, bạn cũng ăn nhiều hơn. Hãy nhớ chỉ uống trước và sau bữa ăn.
9. Súp rau củ là món ăn lý tưởng cho người ăn kiêng: Vừa ngon miệng, mau no, bổ dưỡng lại không béo.
10. Tìm hiểu thông tin về các loại thực phẩm để chọn cho mình loại ít calories nhất. Ngoài ra, bạn nên tránh "nuông chiều" cơ thể, thay đổi thói quen ăn uống vô độ hằng ngày.
11. Mỗi buổi sáng, trước khi ăn sáng bạn nên uống một ly nước lọcto, hoà cùng 2 muỗng nước cốt chanh hoặc hai lát chanh mỏng đã đông thành đá. Có thể uống nóng hoặc lạnh tuỳ ý. Chúng sẽ giúp cơ thể bạn sảng khoái, hưng phấn, phần nào hạn chế khả năng hấp thụ chất béo, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt không bao giờ được bỏ bữa sáng.
12. Muối không chứa calories nên không làm bạn béo lên. Tuy nhiên dùng quá nhiều muối sẽ không tốt. Do phải tích tụ nước nên cơ thể của bạn giống như bị sưng. Điều này khiến không ít người tưởng ăn muối nhiều sẽ bị béo phì.
13. Dán tấm ảnh mà bạn cho rằng mình "ú" nhất lên trên tủ lạnh, để mỗi khi mở tủ bạn phải đối diện với sự thật "phũ phàng". Khi đã hạ quyết tâm giảm cân, bạn nên ghi lại rõ ràng cân nặng, số đo các vòng của mình. Một tuần sau kiểm tra lại cũng với chiếc cân đó, bộ quần áo đó, nếu có xê xích chút ít, coi như bạn đã được cổ vũ tinh thần chút chút.
14. Đặt ra mục tiêu phù hợp với mình. Ví dụ, nếu bạn có thân hình hơi thô, khung xương to thì đừng bao giờ mơ mộng mình sẽ ăn kiêng để rồi ốm "lăn" ra. Hãy hài lòng với những gì mình đang có; chỉ cần không quá "bụ bẫm", số cân tương thích với chiều cao, dáng người cân đối là đủ.
15. Chọn cho mình chế độ ăn kiêng phù hợp. Nếu cảm thấy sụt cân quá nhanh hoặc kiêng đủ thứ mà vẫn chẳng gầy, khi đó hãy xem lại.
Chuyên đề 2: Bưởi giúp giảm béo, chống ung thư
Ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn có lợi cho sức khoẻ
Ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn có lợi cho sức khoẻ
Một hoặc hai quả bưởi mỗi ngày, cùng với một khẩu phần ăn khoa học, có thể giúp bạn giảm cân. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc nhờ tác dụng khống chế hoạt động của chất sinh ung thư trong khói thuốc.
Những phát hiện này là 2 trong số nhiều kết quả nghiên cứu về lợi ích của các loại trái cây giống cam quýt được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dược phẩm Hoa Kỳ tại Philadelphia.
Theo tiến sỹ Ken Fujioka, làm việc tại bệnh viện Scripps, San Diego và là trưởng nhóm nghiên cứu tác dụng của bưởi trong việc giảm cân, cái gọi là "khẩu phần ăn dựa trên bưởi" - gồm bưởi và một số loại protein - đã trở nên phổ biến đối với những người điều trị bệnh béo phì trong nhiều năm.
Trong nghiên cứu của mình, Fujioka và cộng sự lựa chọn 100 nam giới và phụ nữ thừa cân và chia thành 4 nhóm. Trước mỗi bữa ăn, một nhóm dùng các chất chiết xuất từ bưởi, một nhóm uống nước ép bưởi , nhóm thứ ba ăn nửa quả bưởi, trong khi đó nhóm thứ tư chỉ dùng giả dược. "Những người tham gia không được cố ăn kiêng. Để cho mọi người hoạt động như nhau, chúng tôi yêu cầu tất cả đi bộ 30 phút 3 lần/tuần", ông Fujioka nói.
Sau 12 tuần nhóm dùng giả dược chỉ giảm trung bình 0,275 kg, nhóm dùng chiết xuất từ bưởi giảm 1,09 kg, nhóm dùng nước bưởi ép giảm 1,49 kg, và nhóm dùng bưởi quả tươi giảm 1,59 kg
"Trong nghiên cứu của chúng tôi những người tham gia phải ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn. Đây là điều không dễ. Họ ăn bưởi giống như ăn cam. Đầu tiên cắt đôi, sau đó cắt thành bốn rồi lột vỏ. Ăn theo cách đó có lợi cho sức khoẻ hơn", ông nói.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà dinh dưỡng học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư tại Đại học Hawaii đã phát hiện ra rằng nước bưởi ép làm giảm hoạt động của một loại enzyme có tác dụng khiến cho khói thuốc lá dễ sinh ung thư ở người.
Kristine Cuthrell và cộng sự đã chọn ra 49 người . Một số người dùng nước bưởi ép, số còn lại dùng thực phẩm khác như hành. Sau đó họ phân tích nước tiểu của những người này để đánh giá hoạt động của một loại enzyme ở gan có tên CYPIA2 - enzyme được cho là kích thích hoạt động của các hóa chất gây ung thư trong khói thuốc. Kết quả cho thấy ở những người uống 270 ml nước bưởi ép mỗi ngày, hoạt động của enzyme CYPIA2 giảm đáng kể.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy những thực phẩm giàu flavonoid như bưởi có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất gây ung thư. Flavonoid có tác dụng như một chất chống oxy hoá tự nhiên, bảo vệ cơ thể chống lại những tổn hại mà oxy gây ra.
Theo Julie Upton, phát ngôn viên Hiệp hội ăn kiêng Mỹ, thì tác dụng chống ung thư của bưởi không có gì đáng ngạc nhiên, vì rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc thực hiện khẩu phần ăn giàu rau quả với khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
"Lời khuyên đầu tiên của tôi, tất nhiên, là bạn phải ngừng hút thuốc lá. Nếu bạn không thể làm được điều đó, bạn nên uống một lượng hợp lý nước bưởi ép - khoảng 350 ml mỗi ngày - cùng với các loại rau quả khác", Julie Upton nói.
Chuyên đề 3: Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ở lứa tuổi n? nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
ở lứa tuổi này bữa ăn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tăng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ th? chop b?dinh dưỡng v?kh?g thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
1. Năng lượng:
năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi n? ti? hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi n? l?110KCAL/KG c? nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 = 1300 kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai trò cung cấp năng lượng. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: Ðạm: Béo: Ðường bột = 15: 20: 65.
2. Chất đạm:
chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A gi? cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 %. Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc...) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Chất đạm rất cần thiết vì nó có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng.
Nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.
3. Chất béo:
Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. . . rất cần cho trẻ . Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau. . . ) cần CHO THÊM 1 -2 THÌA CÀ PHÊ MỠ HOẶC DẦU. MỠ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn để trẻ ăn được.
4. Các chất khoáng:
Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Ở LỨA TUỔI NÀY CAN XI VÀ PHOTPHO CẦN được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hàng ngày trẻ cần 400 - 500mg can xi. Can xi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai...), photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa can xi/ photpho = 1/1,5. Chuyển hóa can xi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, vitamin D LẠI CÓ TRONG LÒNG ÐỎ TRỨNG, THỊT, GAN và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D DƯỚI DẠNG DỰ TRỮ DƯỚI DA SẼ CHUYỂN THÀNH VITAMIN D HOẠT ÐỘNG. DO vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng.
Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ĂN THỰC VẬT NHƯNG TRONG RAU QUẢ LẠI CÓ NHIỀU VITAMIN C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả HƠN. ƯU TIÊN NGUỒN THỨC ĂN động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể.
5. Vitamin:
Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở LỨA TUỔI NÀY NGƯỜI TA QUAN TÂM ÐẾN VITAMIN A VÀ VITAMIN C. HAI vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. Ở LỨA TUỔI NÀY NHU CẦU VITAMIN A CHÍNH CHỈ CÓ TRONG CÁC THỨC ĂN ÐỘNG vật như trứng, gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Ðể đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên.
Những điểm cần lưu ý trong nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Tuy nhi? ở lứa tuổi này trẻ đã mọc răng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện răng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.
Sau khi cai sữa cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ.
Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Ðường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn các thức ăn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng răng. Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn.
Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
Chuyên đề 4: 6 dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Rau cải là một nguồn cung cấp acid follic dồi dào nhất cho bé
Giadinh.net - Hãy cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Ở độ tuổi lên sáu, trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện hơn. Trong độ tuổi đến trường, bé cần được bổ sung các dưỡng chất quan trọng để có thể phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Những thực phẩm không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
1.Glucose: Não có thể phát triển tùy vào lượng glucose (đường trong máu). Đây được xem như nguồn "nhiên liệu" cần thiết. Bỏ một bữa ăn sáng có thể gây ra thiếu hụt glucose, đồng thời làm suy giảm nhận biết, khó tập trung.
Gan của trẻ chỉ tồn trữ lượng glucose này khoảng 4 giờ. Do đó, bé cần được ăn uống đầy đủ trước khi đến trường. Ở nhà, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 4 đến 5 giờ để giữ lượng đường quân bình trong máu và đủ để não hoạt động đúng chức năng.
2. Chất sắt: Tình trạng thiếu chất sắt chủ yếu ở trẻ em, sắt đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào. Thiếu chất này, trẻ sẽ giảm tập trung, mất nhiệt huyết để đối đầu với thử thách và giảm động lực học hỏi.
Có thể chọn ngũ cốc cho bữa điểm tâm để tăng cường chất sắt cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, trong bữa chính, bé nên dùng nhiều thịt có màu đỏ, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải có lá xanh đậm...
Có thể bạn chưa biết
Những loại trái cây tươi, rau cải, nhất là rau bó xôi và nước cam là nguồn cung cấp acid folic dồi dào nhất.
3. Acid folic: Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu và bạch cầu. Vì thế, nếu bé nào cơ thể thiếu quá nhiều acid folic sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi hoặc mau quên, dễ bị kích động,... sau khi tập trung học trong một thời gian ngắn.
4. Vitamin B: Loại vitamin này đóng vai trò "giải mã" năng lượng trong glucose. Thiếu hụt vitamin B, trẻ dễ "đổi tính", trở nên hung hăng, hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản...
Không có loại thức ăn nào cung cấp đủ nhóm vitamin B, vì vậy, bạn phải chọn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, có thể cho bé uống bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sĩ.
5. Vitamin A: Dưỡng chất này đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển và củng cố hệ thần kinh. Vitamin A còn được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc vàng...
6. Kẽm: Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hoặc có thể làm khả năng này suy kém đi. Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ...
Chuyên đề 5: SỰ CẦN THIẾT CHẤT SẮT Ở TRẺ EM
Tác giả : BS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN (BV. Nhi Đồng 2)
Trước khi ra đời, thai nhi được mẹ cung cấp chất sắt vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba…, việc dự trữ sắt của mẹ cho trẻ sẽ ít hơn so với trẻ đủ tháng và sinh một. Con đầu lòng thường được dự trữ sắt nhiều hơn con thứ 3, 4. Nếu trước khi sinh, mẹ bị thiếu máu, xuất huyết đường sinh dục, con sinh ra sẽ thiếu máu.
Vai trò của chất sắt đối với người mẹ khi mang thai
Dự trữ sắt của mẹ cho thai nhi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ đến tháng 4-5 sau khi ra đời. Mặc dù trong thời gian đó, bé ăn toàn thức ăn rất ít sắt (gồm sữa và bột), nhưng bé không thiếu máu. Nhưng đối với trẻ sinh non, sinh đôi..., do mẹ cho quá ít chất sắt, nên dễ thiếu máu hơn, từ tháng 2, 3.
Do thiếu sắt trong thức ăn, trẻ dễ thiếu máu từ tháng thứ 6. Thời gian này nguồn dự trữ sắt mẹ đã cạn, nhu cầu sắt hàng ngày chủ yếu được cung cấp qua các loại thức ăn như rau, quả, thịt, trứng, cá, đậu... Nếu không được cho ăn đầy đủ, vẫn duy trì sữa + bột kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu sắt, vì sữa và bột đều chứa rất ít sắt.
Các triệu chứng nào cho biết trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt?
Trẻ thiếu sắt: Da xanh, niêm mạc mắt môi nhợt, không có cảm giác đói khiến trẻ biếng ăn. Trẻ dễ bị kích động, hoặc ngược lại kém hoạt bát, chóng mệt. Trẻ có thể béo phì kèm xanh xao, hoặc gầy ốm dưới mức bình thường. Trẻ có độ tập trung kém khi đi học. Nếu nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, biến dạng móng tay chân (dẹp, lõm), đau nhức trong xương, gan lách to (ở trẻ còn bú), tim dễ bị suy.
Các bậc cha mẹ cần làm gì để tránh thiếu máu thiếu sắt cho con mình?
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 4 tháng tuổi.
- Nếu không có sữa mẹ, cho trẻ bú sữa đã bổ sung sắt. Không cho bú sữa đặc có đường vì hầu như rất ít hoặc không có sắt.
- Từ 4 tháng tuổi, bé cần được bắt đầu ăn dặm với bột có nhiều sắt và thêm dần các loại thức ăn có sắt (rau, quả, nước thịt...).
- Đối với trẻ sinh non, sinh đa thai, nên cho uống thêm viên sắt từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 (nếu trẻ xanh và có các triệu chứng thiếu máu), mỗi ngày 15-20mg/kg cân nặng, nếu có thiếu máu thì tăng dần đến 30 mg/kg cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nên cho các trẻ này sớm ăn thêm nước thịt ép, súp rau.
- Đối với trẻ sinh đủ tháng, nên cho ăn dặm thêm các chất ngoài sữa từ tháng thứ 4.
- Nên chậm cho trẻ bú thêm sữa bò, chỉ nên bắt đầu cho thêm nếu cần vào khoảng tháng thứ 9 hay tháng 12. Nếu cho thêm trước thời gian trên, do dạ dày chưa trưởng thành, rất kém tiêu hóa sữa bò nên dễ gây hậu quả đi tiêu ra máu ít hay nhiều.
Làm thế nào để giúp trẻ hấp thu chất sắt tốt nhất?
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thêm, sắt trong thức ăn sẽ dễ hấp thu nhờ vitamin C có trong rất nhiều loại trái cây và nước ép trái cây. Nói chung, sắt có trong thịt dễ hấp thu hơn sắt chứa trong các loại rau củ.
Thế nào là nguồn cung cấp sắt tốt cho trẻ?
Từ khi mới sinh ra cho đến sáu tháng tuổi:
- Bú sữa hoàn toàn
- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt ngay sau khi trẻ sinh ra (dùng bổ sung sữa mẹ hoặc dùng hoàn toàn nếu không có sữa mẹ).
Từ sáu tháng đến một tuổi:
- Cho bú.
- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt (bổ sung sữa mẹ hoặc dùng thay thế khi không có sữa mẹ).
- Cho bé ăn bột có giàu sắt.
- Dùng bột hay bánh mì, bánh có giàu sắt.
- Ăn thịt (nước nghiền thịt hay thịt bằm).
- Cá (nhưng không dùng tôm cua có vỏ cứng, các loại tôm tép, sò).
Cần tránh cho trẻ ăn gì để phòng thiếu máu?
Trẻ dễ thiếu máu thiếu sắt khi cho uống nhiều sữa bò. Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi, lượng sữa bò (sữa bột) nếu cho uống thêm không vượt quá 550-650ml/ngày.
Chú thích ảnh:
Trẻ sinh non rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD
Trương Kim Anh chuyển