Sức khỏe và đời sống
Mỗi năm Việt Nam mất 1% GDP do thuốc lá
TĐO - Theo Tiến sĩ Lokky Wai – Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, và 80% những người này sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Các nước đang phát triển, phải gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá gây ra chiếm 1% GDP mỗi năm.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới 1 tỷ người. Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm so với năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% xuống 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh cũng giảm được 18,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng vẫn gặp nhiều khó khăn vì thuốc lá lá sản phẩm gây nghiện, tỷ lệ sử dụng thuốc lá vẫn còn cao. “Việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, nhà hàng và địa điểm vui chơi khác… đang gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện, giảm tỷ lệ hút thuốc tại nước ta” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đánh giá cao những hoạt động mạnh mẽ của Việt Nam trong việc phòng chống tác hại thuốc lá, tuy nhiên, ông Lokky Wai cũng cho rằng, các kết quả trong phòng chống tác hại thuốc lá có thể được cải thiện hơn rất nhiều bằng cách tăng đáng kể thuế thuốc lá, vì đây là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất.
“Thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện nay, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 58%, và thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới là 75% giá bán lẻ” – TS Lokky Wai nói.Khi tăng thuế thuốc lá, sẽ giảm hút thuốc, đồng thời tăng doanh thu thuế của chính phủ. “Tăng thuế thuốc lá là biện pháp “lợi cả đôi đường”: Lợi cho sức khoẻ cộng đồng và lợi cho thu thuế của chính phủ” – TS Lokky Wai khẳng định.
Bình AnMỗi năm Việt Nam mất 1% GDP do thuốc lá
TĐO - Theo Tiến sĩ Lokky Wai – Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, và 80% những người này sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Các nước đang phát triển, phải gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá gây ra chiếm 1% GDP mỗi năm.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới 1 tỷ người. Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm so với năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% xuống 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh cũng giảm được 18,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng vẫn gặp nhiều khó khăn vì thuốc lá lá sản phẩm gây nghiện, tỷ lệ sử dụng thuốc lá vẫn còn cao. “Việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, nhà hàng và địa điểm vui chơi khác… đang gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện, giảm tỷ lệ hút thuốc tại nước ta” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đánh giá cao những hoạt động mạnh mẽ của Việt Nam trong việc phòng chống tác hại thuốc lá, tuy nhiên, ông Lokky Wai cũng cho rằng, các kết quả trong phòng chống tác hại thuốc lá có thể được cải thiện hơn rất nhiều bằng cách tăng đáng kể thuế thuốc lá, vì đây là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất.
“Thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện nay, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 58%, và thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới là 75% giá bán lẻ” – TS Lokky Wai nói.Khi tăng thuế thuốc lá, sẽ giảm hút thuốc, đồng thời tăng doanh thu thuế của chính phủ. “Tăng thuế thuốc lá là biện pháp “lợi cả đôi đường”: Lợi cho sức khoẻ cộng đồng và lợi cho thu thuế của chính phủ” – TS Lokky Wai khẳng định.
Bình An