Kinh Khổ
Mỗi ngày bắt ba quan chức và hạ bệ cả thủ tướng
BCC
Dư luận quốc tế đang chú ý đến các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ở Romania đòi chính quyền gốc cộng sản tại đây từ chức.
Nhưng căn nguyên của cuộc đấu tranh lại đến từ thành công quá sức tưởng tượng của cơ quan chống tham nhũng nước này lập ra từ hơn 10 năm qua để truy quét các quan tham.
Ra đời năm 2005, Tổng cục chống tham nhũng (Direcţia Generală Anticorupţie – DNA) trực thuộc Bộ Nội vụ Romania nhưng hoạt động theo một bộ luật riêng.
Hiện tuyển 120 công tố viên và đang truy xét 6000 vụ việc, cơ quan này đã ‘gặt hái’ kỷ lục năm 2015: kết tội 1250 quan chức vì liên quan đến tham nhũng.
Tính trung bình mỗi ngày có trên ba quan chức bị DNA ra lệnh bắt.
Không kiêng nể ai
Trong số các nhân vật cao cấp nhất bị DNA đem truy tố có cựu thủ tướng Victor Ponta, năm bộ trưởng, 21 thành viên lưỡng viện Quốc hội và cả thị trưởng Bucharest, ông Sorin Oprescu.
DNA cũng thu về khoản tiền gần 500 triệu euro từ các tài khoản, gia sản của những quan chức bị kết tội tham nhũng.
Cơ quan này được sự hỗ trợ của Liên hiệp châu Âu và tư vấn của các chuyên gia Tây Ban Nha cùng Anh Quốc.
Tuy nhiên, giới chỉ trích cũng phê phán DNA của Romania “hành xử như công an mật” thời cộng sản, với thẩm quyền quá rộng rãi.
Chẳng hạn trên cơ sở các bằng chứng mới chỉ mang tính nghi vấn, cục chống tham nhũng Romania có thể tạm giam nghi phạm tới 180 ngày để điều tra.
Báo chí châu Âu cũng chú ý đến vụ một triệu phú, ông Dan Adamescu bị chết trong tù ở tuổi 68, khi đang chịu án tội đưa hối lộ.
Từng là một trong số người giàu nhất Romania, ông bị xử hơn 4 năm tù trong vụ đưa hội lộ cho hai thẩm phán.
Khi còn sống, ông Adamescu luôn lên án cơ quan chống tham nhũng DNA và gia đình ông cáo buộc điều kiện tồi tệ trong nhà giam đã khiến ông nhiễm bệnh mà chết.
Nhìn chung, phản ứng từ các quan chức Romania đã khiến chính phủ của đảng Dân chủ Xã hội (gốc cộng sản) thông qua sắc lệnh để giảm tội cho những ai nhận hối lội chưa đến 44 nghìn euro.
Sắc luật này, do chính phủ của Thủ tướng Sorin Grindeanu thông qua hồi đầu năm 2017, đã gây ra các cuộc phản đối tụ họp 700 nghìn đến 1 triệu người ở Bucharest và một số đô thị.
Họ hô to khẩu hiệu ‘Hoti, Hoti’ (bọn trộm cắp, bọn trộm cắp) và đòi toàn bộ chính phủ từ nhiệm.
Người dân nói với báo chí châu Âu họ muốn tẩy sạch ‘ung thư’ tham nhũng ở đất nước nơi mà từ trường học, bệnh viện, hệ thống giao thông công chính đến cơ quan nhà nước, vào đâu cũng phải lót tay.
Một số quan chức Romania có ‘nguyên tắc’ là ai cũng phải nộp tiền, và ai chưa có tiền thì họ cho ‘ghi nợ’ như tín dụng để xong việc thì trả, theo trang Newsweek.
Hiện sắc luật giảm tội cho quan tham đã bị rút lại và chính quyền chấp nhận để có cuộc trưng cầu dân ý xem các biện pháp chống tham nhũng hà khắc có tiếp tục hay không.
Được sự ủng hộ của Tổng thống Klaus Iohannis, người cũng đứng về phía người biểu tình, luật trưng cầu dân ý còn đang chờ có ngày tháng cụ thể để cử tri đi bỏ phiếu.
Nếu được thông qua, kết quả trưng cầu dân ý sẽ cho phép cơ quan chống tham nhũng không chỉ duy trì công việc mà còn mở rộng phạm vi hoạt động.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Mỗi ngày bắt ba quan chức và hạ bệ cả thủ tướng
BCC
Dư luận quốc tế đang chú ý đến các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ở Romania đòi chính quyền gốc cộng sản tại đây từ chức.
Nhưng căn nguyên của cuộc đấu tranh lại đến từ thành công quá sức tưởng tượng của cơ quan chống tham nhũng nước này lập ra từ hơn 10 năm qua để truy quét các quan tham.
Ra đời năm 2005, Tổng cục chống tham nhũng (Direcţia Generală Anticorupţie – DNA) trực thuộc Bộ Nội vụ Romania nhưng hoạt động theo một bộ luật riêng.
Hiện tuyển 120 công tố viên và đang truy xét 6000 vụ việc, cơ quan này đã ‘gặt hái’ kỷ lục năm 2015: kết tội 1250 quan chức vì liên quan đến tham nhũng.
Tính trung bình mỗi ngày có trên ba quan chức bị DNA ra lệnh bắt.
Không kiêng nể ai
Trong số các nhân vật cao cấp nhất bị DNA đem truy tố có cựu thủ tướng Victor Ponta, năm bộ trưởng, 21 thành viên lưỡng viện Quốc hội và cả thị trưởng Bucharest, ông Sorin Oprescu.
DNA cũng thu về khoản tiền gần 500 triệu euro từ các tài khoản, gia sản của những quan chức bị kết tội tham nhũng.
Cơ quan này được sự hỗ trợ của Liên hiệp châu Âu và tư vấn của các chuyên gia Tây Ban Nha cùng Anh Quốc.
Tuy nhiên, giới chỉ trích cũng phê phán DNA của Romania “hành xử như công an mật” thời cộng sản, với thẩm quyền quá rộng rãi.
Chẳng hạn trên cơ sở các bằng chứng mới chỉ mang tính nghi vấn, cục chống tham nhũng Romania có thể tạm giam nghi phạm tới 180 ngày để điều tra.
Báo chí châu Âu cũng chú ý đến vụ một triệu phú, ông Dan Adamescu bị chết trong tù ở tuổi 68, khi đang chịu án tội đưa hối lộ.
Từng là một trong số người giàu nhất Romania, ông bị xử hơn 4 năm tù trong vụ đưa hội lộ cho hai thẩm phán.
Khi còn sống, ông Adamescu luôn lên án cơ quan chống tham nhũng DNA và gia đình ông cáo buộc điều kiện tồi tệ trong nhà giam đã khiến ông nhiễm bệnh mà chết.
Nhìn chung, phản ứng từ các quan chức Romania đã khiến chính phủ của đảng Dân chủ Xã hội (gốc cộng sản) thông qua sắc lệnh để giảm tội cho những ai nhận hối lội chưa đến 44 nghìn euro.
Sắc luật này, do chính phủ của Thủ tướng Sorin Grindeanu thông qua hồi đầu năm 2017, đã gây ra các cuộc phản đối tụ họp 700 nghìn đến 1 triệu người ở Bucharest và một số đô thị.
Họ hô to khẩu hiệu ‘Hoti, Hoti’ (bọn trộm cắp, bọn trộm cắp) và đòi toàn bộ chính phủ từ nhiệm.
Người dân nói với báo chí châu Âu họ muốn tẩy sạch ‘ung thư’ tham nhũng ở đất nước nơi mà từ trường học, bệnh viện, hệ thống giao thông công chính đến cơ quan nhà nước, vào đâu cũng phải lót tay.
Một số quan chức Romania có ‘nguyên tắc’ là ai cũng phải nộp tiền, và ai chưa có tiền thì họ cho ‘ghi nợ’ như tín dụng để xong việc thì trả, theo trang Newsweek.
Hiện sắc luật giảm tội cho quan tham đã bị rút lại và chính quyền chấp nhận để có cuộc trưng cầu dân ý xem các biện pháp chống tham nhũng hà khắc có tiếp tục hay không.
Được sự ủng hộ của Tổng thống Klaus Iohannis, người cũng đứng về phía người biểu tình, luật trưng cầu dân ý còn đang chờ có ngày tháng cụ thể để cử tri đi bỏ phiếu.
Nếu được thông qua, kết quả trưng cầu dân ý sẽ cho phép cơ quan chống tham nhũng không chỉ duy trì công việc mà còn mở rộng phạm vi hoạt động.