Đoạn Đường Chiến Binh
Một Mẩu Chuyện Xưa
(Viết khi chợt nhớ về người bạn cố tri Trần Gia và hai Tôn Nữ)
Sau khi ăn trưa, cà phê cà pháo ngoài chợ Đông Ba, Phi Hành đoàn trở lại phi trường Phú Bài đón hành khách để về Saigon. Buổi trưa Huế bầu trời xanh biên biếc, mây nhẹ như tơ, lòng thanh thản, sảng khoái vô cùng. Tôi đem trả chiếc xe pick up mượn của trạm hàng không quân sự, miệng huýt gió vang vang bài Không Quân Hành Khúc rồi bật cười tự bảo, “mình chẳng cần vượt biên giới, cũng chẳng quyết chiến đấu nên làm gì có chiến công ngang trời được! Nhưng KQVN lướt trên ngàn mây gió là chuyện đương nhiên rồi.”
Đang thảo luận với nhân viên Trạm Hàng Không thì Gia,
Sĩ quan Điều Hành Viên của phi vụ, và là bạn trang lứa cùng đơn vị, tới
bên nói nhỏ:
- T. ơi! Mi xin giùm ông Trưởng Phi cơ cho tau gởi hai người nhà về Saigon hỉ?
- Răng mi không hỏi thẳng anh ấy?
- Tại mi có thớ hơn tau.
- Thớ cái con khỉ khô. Tôi đáp lời hắn, “nhưng mi gởi ai rứa?”
- Hai O: một đứa em họ, một đứa cháu gọi bằng Cậu.
- Răng khi nảy ngoài phố mi trốn ở mô mà không “chơi đẹp” với anh em?
- Tau phải chạy về nhà đón hai đứa nớ.
- Chứ không phải mi cố ý trốn tránh bổn phận?
- Dù có ở đó cũng mô có đủ tiền mà đãi!
- Mới lãnh lương có tuần lễ mà răng hết rồi? Chắc tại mi bài bạc hết rồi chứ chi?
- Mô có, tau vừa lãnh lường là phải chuộc thẻ lương, phải đóng tiền cơm tháng, phải trả tiền nhà!
- Thôi mi ơi, đừng tả oán nữa nghe ốt dột quá!
Tôi xin anh TPC với lời bảo lãnh thì được nhận lời. Thường anh em trong phi đoàn vẫn giúp đỡ nhau, hoặc giúp anh em KQ các đơn vị khác mỗi khi có nhu cầu cấp bách miễn là không ảnh hưởng đến an ninh hoặc vi phạm an phi.
Những lời đối đáp trên nghe như đùa nhưng không xa sự thật là mấy. Sự thật xót xa cho số phận của những trang hào kiệt đương thời. Lương sĩ quan phi hành được coi là cao so với các sĩ quan cùng cấp bậc ở các đơn vị khác; dù vậy, cũng chẳng thấm vào đâu với đời sống đắt đỏ ở Saigon. Nếu không phải là con cái thuộc gia đình khá giả, không được gia đình tiếp tế, không xin được ở trong cư xá SQ độc thân thì khó lòng xoay xở. Nhiều khi tôi tự hỏi, lương bổng của mình là thế thì mấy ông bạn có gia đình, các anh em HSQ, Binh Sĩ thì họ sống làm sao!? Thế nhưng, dù có phải “giật gấu vá vai” cách nào đi nữa, phe ta vẫn phải ra vào tươm tất, áo quần bảnh bao theo cái truyền thống được nghe từ vào đời.
Gia trở lại phi cơ với hai O áo dài trắng trơn rất nữ sinh, tóc dài rất Huế gọi nhau bằng dì cháu. Tôi đón chào hai nàng sau khi Gia giới thiệu. Dì khoảng đôi mươi, cháu cỡ đôi tám. Bốn con mắt tròn vo, lúng liếng cười nhẹ, lí nhí gật đầu chào rồi cúi đếm bước chân, riu ríu theo sau tôi trước đoàn hành khách xếp hàng lên tàu. Tôi chọn hai chỗ ngồi gần phòng lái cho hai nàng rồi cùng anh TPC làm thủ tục cất cánh. Đi máy bay cũng như đi xe hơi, ngồi càng gần phía trước càng an toàn và đỡ chóng mặt.
Về tới Saigon vào lúc chiều đã nhạt nắng. Phi hành đoàn và hai cô nương được xe pick up đưa về phi đoàn. Chúng tôi ký sổ trực cho phi vụ hoàn tất rồi mạnh ai nấy giông. Gia chỉ có một chiếc Honda nên không thể chở cả hai O cùng một lúc. Hắn lại cười cầu tài với tôi, nhờ tôi giúp đưa một O cùng hắn về nhà ngoài phố. Sẵn dịp về nhà ngoài khu Trương Minh Giảng nên tôi vui vẻ nhận lời. Khi Gia hỏi ai muốn đi với tôi, cả hai O đều nhìn nhau không nói. Tôi nói đùa với Gia rằng “mi muốn tau làm em hay làm cháu mi cũng được” rồi đứng nhìn hai O đang xấu hổ cúi gằm mặt nhìn xuống chân. Ngó hai khuôn mặt thẹn thùng ửng hồng đôi má trắng non trông dễ thương chi lạ! Tôi nhìn O cháu buộc miệng nói “O đi với cậu hỉ?” O nhỏ bẽn lẽn chưa biết nói gì, đưa mắt ngó Cậu Dì. Gia vội đỡ lời: “Ừ, Văn Chương đi với cậu T.”
Ra khỏi cổng Huỳnh Hữu Bạc, buổi chiều xe cộ đầy
đường phải chen lấn nhau mà đi. Tôi vừa chạy vừa quay lại nói chuyện với
cô nhỏ nghe tiếng được tiếng mất. Chỉ biết chắc một điều, tên cô nhỏ là
CHTN Văn Chương, học trò Đồng Khánh. Dì CTTN Hoa đang học ở Văn Khoa
Saigon, theo dì chơi vài tuần và sẽ trở lại Huế đi học. Tôi nghĩ thầm
“lại là con cháu Hoàng tộc”. Xe cộ tấp nập nên phải chen chúc, lạng
lách, nhiều lúc phải đạp thắng gấp. Cô nhỏ nói như than “cậu lái xe hai
bánh như lái máy bay!” Ban đầu cô nhỏ còn ké né cố giữ cứng vào yên xe,
cho đến khi quẹo vào hẻm nhà trọ của tôi thì vòng tay cô nhỏ đã ôm chặt
hông tôi từ lúc nào. Thấy xe quẹo vào con hẻm xa lạ, cô nhỏ hoảng hốt
buông tay hỏi tôi:
- Cậu chở Chương đi mô rứa?
- Yên chí đi, Cậu ghé ngang phòng trọ thay quần áo để ra phố cho dễ coi hơn. O có thể ngồi chờ cậu ngoài xe.
Phòng tôi mướn ở trong một con hẻm nhỏ đối diện với
một bãi tha ma, là phần nối dài của một căn nhà lớn của một gia đình
người Bắc, ngó ra đường Bùi Thị Xuân. Lúc này trời đã nhá nhem tối làm
cho con hẻm dài hun hút dưới ánh đèn điện vàng vọt mờ nhạt. Gió lồng
lộng chạy dọc theo con hẻm và rượt đuổi nhau vi vút trên mấy tàng cây
bên ngoài bờ tường ngăn cách. Tôi dừng xe trước cửa phòng, bảo nàng ngồi
trên xe chờ tôi một lát nhưng cô nhỏ vọt ngay vào nhà khi cánh cửa vừa
hé,
- Cậu ở chỗ chi mà dễ sợ rứa!
Cái giọng Huế ngọt lịm kéo dài chữ rứa nghe như một khúc nhạc vui. Tôi mỉm cười:
- Bộ O sợ ma hả, ma không sợ mình mắc chi mình sợ ma?
Có lẽ chữ ma đánh động thêm nỗi sợ hãi sẵn có nên cô
nhỏ quýnh quíu ôm chặt tôi, hơi thở dồn dập. Không biết mùi hương tóc
hay hương thơm con gái xông ngạt ngào vào mũi cùng hơi ấm của thân thể
nhẹ run của nàng cũng làm tôi tê điếng một lúc. Hai tay tôi quờ quạng
trong vùng ánh sáng mờ ảo, đập nhè nhẹ lên lưng nàng để trấn an. Trong
một giây thảng thốt, tôi đặt môi hôn nhẹ lên suối tóc huyền “Không răng
mô, có chi mà sợ, để Cậu mở đèn,” rồi nhẹ nhàng gở tay nàng ra, bật điện
phòng. Có lẽ ánh đèn điện sáng tỏ làm cô nhỏ đỡ hồi hộp. Căn
phòng trọ vuông vắn, nhỏ đủ cho một chiếc giường ngủ nho nhỏ, tủ lạnh
nhỏ và tủ áo quần cũng nhỏ. Phòng tắm chung nằm ngoài hành lang.
Nàng bẽn lẽn ghé ngồi vào một góc giường, đôi mắt chứa đầy vẻ âu lo nhìn
tôi. Tôi lấy lon coca cola mời nàng uống và tỏ ý muốn tắm vội một chút
nhưng cô nhỏ không chịu. Cô nói với tôi cần phải về ngay kẻo cậu dì
trông chờ. Tôi vội vàng vào phòng tắm dùng khăn ướt lau mình, thay quần
áo xong trở lại phòng cầm chìa khóa trên tay
- Cậu đưa O về hỉ ?
Nàng ngó tôi rất nhanh, cười nói nhỏ nhẹ:
- Trông cậu bi chừ giống như một anh chàng sinh viên.
Tôi âm trầm:
- Thì cậu cũng đã là sinh viên mấy năm trước thôi.
Chúng tôi lên xe, bây giờ thì nàng rất tự nhiên ôm
hông tôi như cũ và chỉ dẫn cho tôi hướng về nhà ở Quận 2. Màn đêm đã vội
vã buông xuống. Phố xá đã lên đèn rực rỡ, xe cộ không còn tấp nập như
khi chiều. Tôi cố chọc nàng:
- Cậu đưa O đi ăn kem dừa trước khi về nhà hỉ?
- Không được mô Cậu, mọi người ở nhà chắc đang trông đợi, để hôm khác Chương hứa đi với Cậu.
Khi chúng tôi bước vào cổng đã thấy hai anh em nhà họ Trần đang có vẻ ngóng trông. Hoa hết nhìn tôi lại nhìn Văn Chương.
- Răng mi chạy đi mô mà lâu rứa? Gia hỏi.
- Tau phải ghé ngang phòng trọ thay quần áo nì nì.
- Tau tưởng giao trứng cho ác rồi chớ.
- Kể như may cho mi đó, giao trứng cho ác mà trứng con nguyên lành.
Phố lên đèn thôi về đi kẻo muộn
Sợ chia ly nên chẳng dám quay nhìn
(thơ Tường Vi Đức quốc)
Đầu Thu 2013
thovanyenson.com
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Một Mẩu Chuyện Xưa
(Viết khi chợt nhớ về người bạn cố tri Trần Gia và hai Tôn Nữ)
Sau khi ăn trưa, cà phê cà pháo ngoài chợ Đông Ba, Phi Hành đoàn trở lại phi trường Phú Bài đón hành khách để về Saigon. Buổi trưa Huế bầu trời xanh biên biếc, mây nhẹ như tơ, lòng thanh thản, sảng khoái vô cùng. Tôi đem trả chiếc xe pick up mượn của trạm hàng không quân sự, miệng huýt gió vang vang bài Không Quân Hành Khúc rồi bật cười tự bảo, “mình chẳng cần vượt biên giới, cũng chẳng quyết chiến đấu nên làm gì có chiến công ngang trời được! Nhưng KQVN lướt trên ngàn mây gió là chuyện đương nhiên rồi.”
Đang thảo luận với nhân viên Trạm Hàng Không thì Gia,
Sĩ quan Điều Hành Viên của phi vụ, và là bạn trang lứa cùng đơn vị, tới
bên nói nhỏ:
- T. ơi! Mi xin giùm ông Trưởng Phi cơ cho tau gởi hai người nhà về Saigon hỉ?
- Răng mi không hỏi thẳng anh ấy?
- Tại mi có thớ hơn tau.
- Thớ cái con khỉ khô. Tôi đáp lời hắn, “nhưng mi gởi ai rứa?”
- Hai O: một đứa em họ, một đứa cháu gọi bằng Cậu.
- Răng khi nảy ngoài phố mi trốn ở mô mà không “chơi đẹp” với anh em?
- Tau phải chạy về nhà đón hai đứa nớ.
- Chứ không phải mi cố ý trốn tránh bổn phận?
- Dù có ở đó cũng mô có đủ tiền mà đãi!
- Mới lãnh lương có tuần lễ mà răng hết rồi? Chắc tại mi bài bạc hết rồi chứ chi?
- Mô có, tau vừa lãnh lường là phải chuộc thẻ lương, phải đóng tiền cơm tháng, phải trả tiền nhà!
- Thôi mi ơi, đừng tả oán nữa nghe ốt dột quá!
Tôi xin anh TPC với lời bảo lãnh thì được nhận lời. Thường anh em trong phi đoàn vẫn giúp đỡ nhau, hoặc giúp anh em KQ các đơn vị khác mỗi khi có nhu cầu cấp bách miễn là không ảnh hưởng đến an ninh hoặc vi phạm an phi.
Những lời đối đáp trên nghe như đùa nhưng không xa sự thật là mấy. Sự thật xót xa cho số phận của những trang hào kiệt đương thời. Lương sĩ quan phi hành được coi là cao so với các sĩ quan cùng cấp bậc ở các đơn vị khác; dù vậy, cũng chẳng thấm vào đâu với đời sống đắt đỏ ở Saigon. Nếu không phải là con cái thuộc gia đình khá giả, không được gia đình tiếp tế, không xin được ở trong cư xá SQ độc thân thì khó lòng xoay xở. Nhiều khi tôi tự hỏi, lương bổng của mình là thế thì mấy ông bạn có gia đình, các anh em HSQ, Binh Sĩ thì họ sống làm sao!? Thế nhưng, dù có phải “giật gấu vá vai” cách nào đi nữa, phe ta vẫn phải ra vào tươm tất, áo quần bảnh bao theo cái truyền thống được nghe từ vào đời.
Gia trở lại phi cơ với hai O áo dài trắng trơn rất nữ sinh, tóc dài rất Huế gọi nhau bằng dì cháu. Tôi đón chào hai nàng sau khi Gia giới thiệu. Dì khoảng đôi mươi, cháu cỡ đôi tám. Bốn con mắt tròn vo, lúng liếng cười nhẹ, lí nhí gật đầu chào rồi cúi đếm bước chân, riu ríu theo sau tôi trước đoàn hành khách xếp hàng lên tàu. Tôi chọn hai chỗ ngồi gần phòng lái cho hai nàng rồi cùng anh TPC làm thủ tục cất cánh. Đi máy bay cũng như đi xe hơi, ngồi càng gần phía trước càng an toàn và đỡ chóng mặt.
Về tới Saigon vào lúc chiều đã nhạt nắng. Phi hành đoàn và hai cô nương được xe pick up đưa về phi đoàn. Chúng tôi ký sổ trực cho phi vụ hoàn tất rồi mạnh ai nấy giông. Gia chỉ có một chiếc Honda nên không thể chở cả hai O cùng một lúc. Hắn lại cười cầu tài với tôi, nhờ tôi giúp đưa một O cùng hắn về nhà ngoài phố. Sẵn dịp về nhà ngoài khu Trương Minh Giảng nên tôi vui vẻ nhận lời. Khi Gia hỏi ai muốn đi với tôi, cả hai O đều nhìn nhau không nói. Tôi nói đùa với Gia rằng “mi muốn tau làm em hay làm cháu mi cũng được” rồi đứng nhìn hai O đang xấu hổ cúi gằm mặt nhìn xuống chân. Ngó hai khuôn mặt thẹn thùng ửng hồng đôi má trắng non trông dễ thương chi lạ! Tôi nhìn O cháu buộc miệng nói “O đi với cậu hỉ?” O nhỏ bẽn lẽn chưa biết nói gì, đưa mắt ngó Cậu Dì. Gia vội đỡ lời: “Ừ, Văn Chương đi với cậu T.”
Ra khỏi cổng Huỳnh Hữu Bạc, buổi chiều xe cộ đầy
đường phải chen lấn nhau mà đi. Tôi vừa chạy vừa quay lại nói chuyện với
cô nhỏ nghe tiếng được tiếng mất. Chỉ biết chắc một điều, tên cô nhỏ là
CHTN Văn Chương, học trò Đồng Khánh. Dì CTTN Hoa đang học ở Văn Khoa
Saigon, theo dì chơi vài tuần và sẽ trở lại Huế đi học. Tôi nghĩ thầm
“lại là con cháu Hoàng tộc”. Xe cộ tấp nập nên phải chen chúc, lạng
lách, nhiều lúc phải đạp thắng gấp. Cô nhỏ nói như than “cậu lái xe hai
bánh như lái máy bay!” Ban đầu cô nhỏ còn ké né cố giữ cứng vào yên xe,
cho đến khi quẹo vào hẻm nhà trọ của tôi thì vòng tay cô nhỏ đã ôm chặt
hông tôi từ lúc nào. Thấy xe quẹo vào con hẻm xa lạ, cô nhỏ hoảng hốt
buông tay hỏi tôi:
- Cậu chở Chương đi mô rứa?
- Yên chí đi, Cậu ghé ngang phòng trọ thay quần áo để ra phố cho dễ coi hơn. O có thể ngồi chờ cậu ngoài xe.
Phòng tôi mướn ở trong một con hẻm nhỏ đối diện với
một bãi tha ma, là phần nối dài của một căn nhà lớn của một gia đình
người Bắc, ngó ra đường Bùi Thị Xuân. Lúc này trời đã nhá nhem tối làm
cho con hẻm dài hun hút dưới ánh đèn điện vàng vọt mờ nhạt. Gió lồng
lộng chạy dọc theo con hẻm và rượt đuổi nhau vi vút trên mấy tàng cây
bên ngoài bờ tường ngăn cách. Tôi dừng xe trước cửa phòng, bảo nàng ngồi
trên xe chờ tôi một lát nhưng cô nhỏ vọt ngay vào nhà khi cánh cửa vừa
hé,
- Cậu ở chỗ chi mà dễ sợ rứa!
Cái giọng Huế ngọt lịm kéo dài chữ rứa nghe như một khúc nhạc vui. Tôi mỉm cười:
- Bộ O sợ ma hả, ma không sợ mình mắc chi mình sợ ma?
Có lẽ chữ ma đánh động thêm nỗi sợ hãi sẵn có nên cô
nhỏ quýnh quíu ôm chặt tôi, hơi thở dồn dập. Không biết mùi hương tóc
hay hương thơm con gái xông ngạt ngào vào mũi cùng hơi ấm của thân thể
nhẹ run của nàng cũng làm tôi tê điếng một lúc. Hai tay tôi quờ quạng
trong vùng ánh sáng mờ ảo, đập nhè nhẹ lên lưng nàng để trấn an. Trong
một giây thảng thốt, tôi đặt môi hôn nhẹ lên suối tóc huyền “Không răng
mô, có chi mà sợ, để Cậu mở đèn,” rồi nhẹ nhàng gở tay nàng ra, bật điện
phòng. Có lẽ ánh đèn điện sáng tỏ làm cô nhỏ đỡ hồi hộp. Căn
phòng trọ vuông vắn, nhỏ đủ cho một chiếc giường ngủ nho nhỏ, tủ lạnh
nhỏ và tủ áo quần cũng nhỏ. Phòng tắm chung nằm ngoài hành lang.
Nàng bẽn lẽn ghé ngồi vào một góc giường, đôi mắt chứa đầy vẻ âu lo nhìn
tôi. Tôi lấy lon coca cola mời nàng uống và tỏ ý muốn tắm vội một chút
nhưng cô nhỏ không chịu. Cô nói với tôi cần phải về ngay kẻo cậu dì
trông chờ. Tôi vội vàng vào phòng tắm dùng khăn ướt lau mình, thay quần
áo xong trở lại phòng cầm chìa khóa trên tay
- Cậu đưa O về hỉ ?
Nàng ngó tôi rất nhanh, cười nói nhỏ nhẹ:
- Trông cậu bi chừ giống như một anh chàng sinh viên.
Tôi âm trầm:
- Thì cậu cũng đã là sinh viên mấy năm trước thôi.
Chúng tôi lên xe, bây giờ thì nàng rất tự nhiên ôm
hông tôi như cũ và chỉ dẫn cho tôi hướng về nhà ở Quận 2. Màn đêm đã vội
vã buông xuống. Phố xá đã lên đèn rực rỡ, xe cộ không còn tấp nập như
khi chiều. Tôi cố chọc nàng:
- Cậu đưa O đi ăn kem dừa trước khi về nhà hỉ?
- Không được mô Cậu, mọi người ở nhà chắc đang trông đợi, để hôm khác Chương hứa đi với Cậu.
Khi chúng tôi bước vào cổng đã thấy hai anh em nhà họ Trần đang có vẻ ngóng trông. Hoa hết nhìn tôi lại nhìn Văn Chương.
- Răng mi chạy đi mô mà lâu rứa? Gia hỏi.
- Tau phải ghé ngang phòng trọ thay quần áo nì nì.
- Tau tưởng giao trứng cho ác rồi chớ.
- Kể như may cho mi đó, giao trứng cho ác mà trứng con nguyên lành.
Phố lên đèn thôi về đi kẻo muộn
Sợ chia ly nên chẳng dám quay nhìn
(thơ Tường Vi Đức quốc)
Đầu Thu 2013
thovanyenson.com
Biên Hùng chuyển