Quán Bên Đường
Một Ngày Làm Việc Của Hội H.O.
Ngày thứ Tư 27 tháng 8 năm 2014, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chu Văn An Nam California gồm có Họa Sĩ Giáo Sư Nguyễn Hữu Lộc
Ngày thứ Tư 27 tháng 8 năm 2014, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chu Văn An Nam California gồm có Họa Sĩ Giáo Sư Nguyễn Hữu Lộc, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ và cá nhân tôi, Hội Trưởng, đến tư gia Bà Trung Tá Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH tại thành phố Garden Grove, để trao tặng tấm Cashier Check mang số tiền lời thu được từ Đại Nhạc Hội Yểm Trợ Thương Phế Binh, ngày 17 tháng 8 vừa qua.
Điều không ngờ đập vào mắt chúng tôi ngay khi vừa bước vào cửa là căn phòng khách của tư gia Bà Hạnh Nhơn không có vẻ gì là phòng tiếp khách mà đã trở thành một văn phòng làm việc với đông đủ thành viên ban Chấp Hành của Hội. Ngay cửa vào, bên tay phải là bộ “sa-lông” bắt buộc phải có của mọi phòng khách, nhưng những người ngồi trên đó không phải là “khách” mà là những người đang cúi đầu làm việc trên đống sổ sách cao nghệu.
Bà Đặng Tú Quỳnh, góa phụ của môt Trung Tá Không Quân đang lọc lựa thư tín từ Việt Nam gửi đến và chuyển cho hai thành viên khác để xếp loại. Phía bên trái là một chiếc bàn dài, bà Hội Trưởng Hạnh Nhơn ngồi đối diện với cựu Trung Tá Không Quân Nguyễn Văn Ức, Hội Phó Ngoại Vụ, ông Nguyễn Phúc Tiến và ông Nguyễn Văn Phương, hai vị đặc trách hồ sơ điện toán, đang cắm cúi trên chiếc Laptop của họ. Phía trong, Không Quân Bùi Đẹp, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Không Quân đang ngồi cùng bà Dương Kim Thoa và một số chị trong Ban Chấp Hành cũng đang làm việc với những chiếc Laptop nhỏ. Trên chiếc bàn bằng đá hoa cương thường dùng để làm bếp, bà Nguyễn Thanh Thủy, người lãnh đạo Thiên Nga, đang cùng với ba vị khác lo hồ sơ quả phụ.
Khung cảnh “văn phòng làm việc” của Hội H.O. Cứu trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ đã gây cho người mới đến nhiều xúc động. Những tấm lòng vì chiến hữu thương tật ở quê nhà đã khiến họ tụ họp ở đây để chuyển những số tiền, tuy nhỏ, nhưng đủ nói lên Tình Huynh Đệ Chi Binh không bao giờ tắt, cũng như lòng hướng về quê hương đang khổ đau dưới gót giầy tàn bạo của bọn Cộng Sản bán nước, vẫn luôn cháy đỏ trong tim họ. Những thiện nguyện viên này đã hy sinh thời gian bên gia đình, vợ chồng, con cái để đến đây “làm việc” không ngơi nghỉ.
Điều đáng nói là trong khi hy sinh làm việc với phương tiện tự túc, eo hẹp như thế, vẫn có những tiếng ong, tiếng ve, phê phán việc làm thiện nguyện này, hoặc trên mạng lưới toàn cầu, hoặc ngay trên đài truyền hình địa phương, cho rằng Hội làm ít, nói nhiều, thu được nhiều mà chi nhỏ giọt, tệ hơn nữa, là có dư luận cho rằng Hội giả mạo hồ sơ, nói “xạo” khi không gửi tiền về cho những cá nhân X, Y, Z nào đó, mà dám bịa ra là đã gửi rồi! Một vài lá thư phóng lên mạng, nêu rõ tên tuổi một số Thương Phế Binh không hề nhận được sự giúp đỡ nào, mặc dù đã gửi đơn nhiều lần. Một lá thư nặc danh còn viết là khi về Việt Nam, gặp một số anh Thương Phế Binh trên đường và hỏi xem có nhận được quà từ Hội không, thì tất cả đều lắc đầu!
Giúp thương phế binh quê nhà.
Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Ức cho biết những năm đầu, làm việc rất vất vả vì không có “computer” hay “laptop”, cho nên các thiện nguyện viên phải viết bằng tay những danh sách dài tưởng như vô tận, và vì không có thời gian hay phương tiện để dò lại, nên có vài sự trùng lặp, viết đi viết lại 4,5 lần, rất vất vả. Người nhận hồ sơ phải nhìn từng tấm hình, đọc từng chi tiết trên đơn xin, giấy chứng thương, hay bản báo cáo giám định y khoa, chứng chỉ giải ngũ hoặc chứng chỉ tại ngũ, và so sánh với Chứng Minh Nhân Dân của nhà nước Cộng Sản cấp để biết chắc rằng nhân vật ấy còn sống. Lý do phải nhìn hình cho kỹ vì đã có nhiều trường hợp người bên kia dùng “photoshop” đổi nguyên nhân thương tật, lúc trước thì mất chân phải, lần khác lại mất chân trái, có khi mất cả hai chân!
Ông Nguyễn Phúc Tiến cho biết cũng có trường hợp thương phế binh Cộng Sản cũng nộp đơn xin yểm trợ. Dĩ nhiên là phải từ chối, vì mục tiêu của Hội là để giúp Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Do đó, người xét hồ sơ phải làm việc thật kỹ lưỡng. Với các quả phụ, cần giấy khai tử và giấy tờ lãnh lương trước 1975.
Bà Hạnh Nhơn cho biết thêm là những thiện nguyện viên trong Hội vẫn phải mang hồ sơ về nhà làm, vì thời gian làm việc chung không đủ. Diễn tiến của việc gửi tiền yểm trợ như sau: Bà Đặng Tú Quỳnh nhận thư, phân chia ra các loại, tỉnh nào, thành phố nào, thành phần nào, rồi trao cho từng bộ phận đặc trách các thành phần đó. Còn khi nhận được tiền yểm trợ, tất cả chi phiếu, cashier check, money order, tiền mặt.. sẽ giao cho bà Hạnh Nhơn vào sổ, sau đó thì chuyển qua người thủ quỹ, chuyển vào ngân hàng. Những báo cáo về tiền thu và tiền chi được lưu trữ rất kỹ, và một phóng bản được trao cho ông Tôn Thất Diên để thông báo với báo chí và những ai có thắc mắc về việc trao tiền này.
Bà còn cho biết môt chi tiết mà ít người để ý, đó là việc nhờ các cơ quan chuyển tiền về Việt Nam. Thường thì các nơi chuyển tiền này, không nhận nhiều hơn 50 hồ sơ một lần, để dễ kiểm soát và theo dõi, vì thế, đã có nhiều trường hợp, ông A thấy ông B đã nhận được tiền mà mình thì chưa, nên vội vã viết thư than phiền, trách móc, hoặc đưa tin đó cho những người khác phóng lên mạng, làm cho nhiều người khác thắc mắc theo.
Điều quan trọng thứ hai, về việc những du khách về Việt Nam, gặp những Thương Phế Binh ở ngoài đường, liền hỏi xem có nhận được tiền từ Hội chưa, thì nhất định 90% đều trả lời là “chưa” hoặc “không bao giờ!” Lý do dễ hiểu là có ai muốn người lạ biết mình có tiền!
Ngoài ra, với tâm lý của người nghèo, có một lại muốn có hai, nên câu trả lời “không nhận tiền” chỉ là cái cớ để tạo sự chú ý của người ngoài để may ra nhận được thêm tiền! Đó là chuyện thường ngày, và những ân nhân cho quà cũng thông cảm, và chẳng có ai trách móc người nhận đã nói không đúng sự thật như thế.
Sự thật thường phũ phàng. Nhưng những người có tấm lòng với các chiến hữu không may mắn vẫn không bao giờ nản chí, ngay cả trước những tấn công trực tiếp vào việc làm của Hội bởi một số người ngộ nhận. Những thiện nguyện viên không mệt mỏi này vẫn luôn tin vào Chân Lý và Tình Người. Họ vẫn cứ mạnh bước trên đường phục vụ Chính Nghĩa.
Một Ngày Làm Việc Của Hội H.O.
Cứu Trợ Thương Phế Binh Và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa
Cứu Trợ Thương Phế Binh Và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa
Ngày thứ Tư 27 tháng 8 năm 2014, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chu Văn An Nam California gồm có Họa Sĩ Giáo Sư Nguyễn Hữu Lộc, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ và cá nhân tôi, Hội Trưởng, đến tư gia Bà Trung Tá Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH tại thành phố Garden Grove, để trao tặng tấm Cashier Check mang số tiền lời thu được từ Đại Nhạc Hội Yểm Trợ Thương Phế Binh, ngày 17 tháng 8 vừa qua.
Điều không ngờ đập vào mắt chúng tôi ngay khi vừa bước vào cửa là căn phòng khách của tư gia Bà Hạnh Nhơn không có vẻ gì là phòng tiếp khách mà đã trở thành một văn phòng làm việc với đông đủ thành viên ban Chấp Hành của Hội. Ngay cửa vào, bên tay phải là bộ “sa-lông” bắt buộc phải có của mọi phòng khách, nhưng những người ngồi trên đó không phải là “khách” mà là những người đang cúi đầu làm việc trên đống sổ sách cao nghệu.
Bà Đặng Tú Quỳnh, góa phụ của môt Trung Tá Không Quân đang lọc lựa thư tín từ Việt Nam gửi đến và chuyển cho hai thành viên khác để xếp loại. Phía bên trái là một chiếc bàn dài, bà Hội Trưởng Hạnh Nhơn ngồi đối diện với cựu Trung Tá Không Quân Nguyễn Văn Ức, Hội Phó Ngoại Vụ, ông Nguyễn Phúc Tiến và ông Nguyễn Văn Phương, hai vị đặc trách hồ sơ điện toán, đang cắm cúi trên chiếc Laptop của họ. Phía trong, Không Quân Bùi Đẹp, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Không Quân đang ngồi cùng bà Dương Kim Thoa và một số chị trong Ban Chấp Hành cũng đang làm việc với những chiếc Laptop nhỏ. Trên chiếc bàn bằng đá hoa cương thường dùng để làm bếp, bà Nguyễn Thanh Thủy, người lãnh đạo Thiên Nga, đang cùng với ba vị khác lo hồ sơ quả phụ.
Khung cảnh “văn phòng làm việc” của Hội H.O. Cứu trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ đã gây cho người mới đến nhiều xúc động. Những tấm lòng vì chiến hữu thương tật ở quê nhà đã khiến họ tụ họp ở đây để chuyển những số tiền, tuy nhỏ, nhưng đủ nói lên Tình Huynh Đệ Chi Binh không bao giờ tắt, cũng như lòng hướng về quê hương đang khổ đau dưới gót giầy tàn bạo của bọn Cộng Sản bán nước, vẫn luôn cháy đỏ trong tim họ. Những thiện nguyện viên này đã hy sinh thời gian bên gia đình, vợ chồng, con cái để đến đây “làm việc” không ngơi nghỉ.
Điều đáng nói là trong khi hy sinh làm việc với phương tiện tự túc, eo hẹp như thế, vẫn có những tiếng ong, tiếng ve, phê phán việc làm thiện nguyện này, hoặc trên mạng lưới toàn cầu, hoặc ngay trên đài truyền hình địa phương, cho rằng Hội làm ít, nói nhiều, thu được nhiều mà chi nhỏ giọt, tệ hơn nữa, là có dư luận cho rằng Hội giả mạo hồ sơ, nói “xạo” khi không gửi tiền về cho những cá nhân X, Y, Z nào đó, mà dám bịa ra là đã gửi rồi! Một vài lá thư phóng lên mạng, nêu rõ tên tuổi một số Thương Phế Binh không hề nhận được sự giúp đỡ nào, mặc dù đã gửi đơn nhiều lần. Một lá thư nặc danh còn viết là khi về Việt Nam, gặp một số anh Thương Phế Binh trên đường và hỏi xem có nhận được quà từ Hội không, thì tất cả đều lắc đầu!
Giúp thương phế binh quê nhà.
Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Ức cho biết những năm đầu, làm việc rất vất vả vì không có “computer” hay “laptop”, cho nên các thiện nguyện viên phải viết bằng tay những danh sách dài tưởng như vô tận, và vì không có thời gian hay phương tiện để dò lại, nên có vài sự trùng lặp, viết đi viết lại 4,5 lần, rất vất vả. Người nhận hồ sơ phải nhìn từng tấm hình, đọc từng chi tiết trên đơn xin, giấy chứng thương, hay bản báo cáo giám định y khoa, chứng chỉ giải ngũ hoặc chứng chỉ tại ngũ, và so sánh với Chứng Minh Nhân Dân của nhà nước Cộng Sản cấp để biết chắc rằng nhân vật ấy còn sống. Lý do phải nhìn hình cho kỹ vì đã có nhiều trường hợp người bên kia dùng “photoshop” đổi nguyên nhân thương tật, lúc trước thì mất chân phải, lần khác lại mất chân trái, có khi mất cả hai chân!
Ông Nguyễn Phúc Tiến cho biết cũng có trường hợp thương phế binh Cộng Sản cũng nộp đơn xin yểm trợ. Dĩ nhiên là phải từ chối, vì mục tiêu của Hội là để giúp Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Do đó, người xét hồ sơ phải làm việc thật kỹ lưỡng. Với các quả phụ, cần giấy khai tử và giấy tờ lãnh lương trước 1975.
Bà Hạnh Nhơn cho biết thêm là những thiện nguyện viên trong Hội vẫn phải mang hồ sơ về nhà làm, vì thời gian làm việc chung không đủ. Diễn tiến của việc gửi tiền yểm trợ như sau: Bà Đặng Tú Quỳnh nhận thư, phân chia ra các loại, tỉnh nào, thành phố nào, thành phần nào, rồi trao cho từng bộ phận đặc trách các thành phần đó. Còn khi nhận được tiền yểm trợ, tất cả chi phiếu, cashier check, money order, tiền mặt.. sẽ giao cho bà Hạnh Nhơn vào sổ, sau đó thì chuyển qua người thủ quỹ, chuyển vào ngân hàng. Những báo cáo về tiền thu và tiền chi được lưu trữ rất kỹ, và một phóng bản được trao cho ông Tôn Thất Diên để thông báo với báo chí và những ai có thắc mắc về việc trao tiền này.
Bà còn cho biết môt chi tiết mà ít người để ý, đó là việc nhờ các cơ quan chuyển tiền về Việt Nam. Thường thì các nơi chuyển tiền này, không nhận nhiều hơn 50 hồ sơ một lần, để dễ kiểm soát và theo dõi, vì thế, đã có nhiều trường hợp, ông A thấy ông B đã nhận được tiền mà mình thì chưa, nên vội vã viết thư than phiền, trách móc, hoặc đưa tin đó cho những người khác phóng lên mạng, làm cho nhiều người khác thắc mắc theo.
Điều quan trọng thứ hai, về việc những du khách về Việt Nam, gặp những Thương Phế Binh ở ngoài đường, liền hỏi xem có nhận được tiền từ Hội chưa, thì nhất định 90% đều trả lời là “chưa” hoặc “không bao giờ!” Lý do dễ hiểu là có ai muốn người lạ biết mình có tiền!
Ngoài ra, với tâm lý của người nghèo, có một lại muốn có hai, nên câu trả lời “không nhận tiền” chỉ là cái cớ để tạo sự chú ý của người ngoài để may ra nhận được thêm tiền! Đó là chuyện thường ngày, và những ân nhân cho quà cũng thông cảm, và chẳng có ai trách móc người nhận đã nói không đúng sự thật như thế.
Sự thật thường phũ phàng. Nhưng những người có tấm lòng với các chiến hữu không may mắn vẫn không bao giờ nản chí, ngay cả trước những tấn công trực tiếp vào việc làm của Hội bởi một số người ngộ nhận. Những thiện nguyện viên không mệt mỏi này vẫn luôn tin vào Chân Lý và Tình Người. Họ vẫn cứ mạnh bước trên đường phục vụ Chính Nghĩa.
Chu Tất Tiến.
29/08/2014
Vietbao online
29/08/2014
Vietbao online
Một Ngày Làm Việc Của Hội H.O.
Ngày thứ Tư 27 tháng 8 năm 2014, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chu Văn An Nam California gồm có Họa Sĩ Giáo Sư Nguyễn Hữu Lộc
Một Ngày Làm Việc Của Hội H.O.
Cứu Trợ Thương Phế Binh Và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa
Cứu Trợ Thương Phế Binh Và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa
Ngày thứ Tư 27 tháng 8 năm 2014, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Chu Văn An Nam California gồm có Họa Sĩ Giáo Sư Nguyễn Hữu Lộc, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ và cá nhân tôi, Hội Trưởng, đến tư gia Bà Trung Tá Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH tại thành phố Garden Grove, để trao tặng tấm Cashier Check mang số tiền lời thu được từ Đại Nhạc Hội Yểm Trợ Thương Phế Binh, ngày 17 tháng 8 vừa qua.
Điều không ngờ đập vào mắt chúng tôi ngay khi vừa bước vào cửa là căn phòng khách của tư gia Bà Hạnh Nhơn không có vẻ gì là phòng tiếp khách mà đã trở thành một văn phòng làm việc với đông đủ thành viên ban Chấp Hành của Hội. Ngay cửa vào, bên tay phải là bộ “sa-lông” bắt buộc phải có của mọi phòng khách, nhưng những người ngồi trên đó không phải là “khách” mà là những người đang cúi đầu làm việc trên đống sổ sách cao nghệu.
Bà Đặng Tú Quỳnh, góa phụ của môt Trung Tá Không Quân đang lọc lựa thư tín từ Việt Nam gửi đến và chuyển cho hai thành viên khác để xếp loại. Phía bên trái là một chiếc bàn dài, bà Hội Trưởng Hạnh Nhơn ngồi đối diện với cựu Trung Tá Không Quân Nguyễn Văn Ức, Hội Phó Ngoại Vụ, ông Nguyễn Phúc Tiến và ông Nguyễn Văn Phương, hai vị đặc trách hồ sơ điện toán, đang cắm cúi trên chiếc Laptop của họ. Phía trong, Không Quân Bùi Đẹp, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Không Quân đang ngồi cùng bà Dương Kim Thoa và một số chị trong Ban Chấp Hành cũng đang làm việc với những chiếc Laptop nhỏ. Trên chiếc bàn bằng đá hoa cương thường dùng để làm bếp, bà Nguyễn Thanh Thủy, người lãnh đạo Thiên Nga, đang cùng với ba vị khác lo hồ sơ quả phụ.
Khung cảnh “văn phòng làm việc” của Hội H.O. Cứu trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ đã gây cho người mới đến nhiều xúc động. Những tấm lòng vì chiến hữu thương tật ở quê nhà đã khiến họ tụ họp ở đây để chuyển những số tiền, tuy nhỏ, nhưng đủ nói lên Tình Huynh Đệ Chi Binh không bao giờ tắt, cũng như lòng hướng về quê hương đang khổ đau dưới gót giầy tàn bạo của bọn Cộng Sản bán nước, vẫn luôn cháy đỏ trong tim họ. Những thiện nguyện viên này đã hy sinh thời gian bên gia đình, vợ chồng, con cái để đến đây “làm việc” không ngơi nghỉ.
Điều đáng nói là trong khi hy sinh làm việc với phương tiện tự túc, eo hẹp như thế, vẫn có những tiếng ong, tiếng ve, phê phán việc làm thiện nguyện này, hoặc trên mạng lưới toàn cầu, hoặc ngay trên đài truyền hình địa phương, cho rằng Hội làm ít, nói nhiều, thu được nhiều mà chi nhỏ giọt, tệ hơn nữa, là có dư luận cho rằng Hội giả mạo hồ sơ, nói “xạo” khi không gửi tiền về cho những cá nhân X, Y, Z nào đó, mà dám bịa ra là đã gửi rồi! Một vài lá thư phóng lên mạng, nêu rõ tên tuổi một số Thương Phế Binh không hề nhận được sự giúp đỡ nào, mặc dù đã gửi đơn nhiều lần. Một lá thư nặc danh còn viết là khi về Việt Nam, gặp một số anh Thương Phế Binh trên đường và hỏi xem có nhận được quà từ Hội không, thì tất cả đều lắc đầu!
Giúp thương phế binh quê nhà.
Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Ức cho biết những năm đầu, làm việc rất vất vả vì không có “computer” hay “laptop”, cho nên các thiện nguyện viên phải viết bằng tay những danh sách dài tưởng như vô tận, và vì không có thời gian hay phương tiện để dò lại, nên có vài sự trùng lặp, viết đi viết lại 4,5 lần, rất vất vả. Người nhận hồ sơ phải nhìn từng tấm hình, đọc từng chi tiết trên đơn xin, giấy chứng thương, hay bản báo cáo giám định y khoa, chứng chỉ giải ngũ hoặc chứng chỉ tại ngũ, và so sánh với Chứng Minh Nhân Dân của nhà nước Cộng Sản cấp để biết chắc rằng nhân vật ấy còn sống. Lý do phải nhìn hình cho kỹ vì đã có nhiều trường hợp người bên kia dùng “photoshop” đổi nguyên nhân thương tật, lúc trước thì mất chân phải, lần khác lại mất chân trái, có khi mất cả hai chân!
Ông Nguyễn Phúc Tiến cho biết cũng có trường hợp thương phế binh Cộng Sản cũng nộp đơn xin yểm trợ. Dĩ nhiên là phải từ chối, vì mục tiêu của Hội là để giúp Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Do đó, người xét hồ sơ phải làm việc thật kỹ lưỡng. Với các quả phụ, cần giấy khai tử và giấy tờ lãnh lương trước 1975.
Bà Hạnh Nhơn cho biết thêm là những thiện nguyện viên trong Hội vẫn phải mang hồ sơ về nhà làm, vì thời gian làm việc chung không đủ. Diễn tiến của việc gửi tiền yểm trợ như sau: Bà Đặng Tú Quỳnh nhận thư, phân chia ra các loại, tỉnh nào, thành phố nào, thành phần nào, rồi trao cho từng bộ phận đặc trách các thành phần đó. Còn khi nhận được tiền yểm trợ, tất cả chi phiếu, cashier check, money order, tiền mặt.. sẽ giao cho bà Hạnh Nhơn vào sổ, sau đó thì chuyển qua người thủ quỹ, chuyển vào ngân hàng. Những báo cáo về tiền thu và tiền chi được lưu trữ rất kỹ, và một phóng bản được trao cho ông Tôn Thất Diên để thông báo với báo chí và những ai có thắc mắc về việc trao tiền này.
Bà còn cho biết môt chi tiết mà ít người để ý, đó là việc nhờ các cơ quan chuyển tiền về Việt Nam. Thường thì các nơi chuyển tiền này, không nhận nhiều hơn 50 hồ sơ một lần, để dễ kiểm soát và theo dõi, vì thế, đã có nhiều trường hợp, ông A thấy ông B đã nhận được tiền mà mình thì chưa, nên vội vã viết thư than phiền, trách móc, hoặc đưa tin đó cho những người khác phóng lên mạng, làm cho nhiều người khác thắc mắc theo.
Điều quan trọng thứ hai, về việc những du khách về Việt Nam, gặp những Thương Phế Binh ở ngoài đường, liền hỏi xem có nhận được tiền từ Hội chưa, thì nhất định 90% đều trả lời là “chưa” hoặc “không bao giờ!” Lý do dễ hiểu là có ai muốn người lạ biết mình có tiền!
Ngoài ra, với tâm lý của người nghèo, có một lại muốn có hai, nên câu trả lời “không nhận tiền” chỉ là cái cớ để tạo sự chú ý của người ngoài để may ra nhận được thêm tiền! Đó là chuyện thường ngày, và những ân nhân cho quà cũng thông cảm, và chẳng có ai trách móc người nhận đã nói không đúng sự thật như thế.
Sự thật thường phũ phàng. Nhưng những người có tấm lòng với các chiến hữu không may mắn vẫn không bao giờ nản chí, ngay cả trước những tấn công trực tiếp vào việc làm của Hội bởi một số người ngộ nhận. Những thiện nguyện viên không mệt mỏi này vẫn luôn tin vào Chân Lý và Tình Người. Họ vẫn cứ mạnh bước trên đường phục vụ Chính Nghĩa.
Chu Tất Tiến.
29/08/2014
Vietbao online
29/08/2014
Vietbao online