Văn Học & Nghệ Thuật
Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du - GS Nguyễn Đăng Trúc
Thế nhưng, Đạm Tiên, lời làm cho cổ nhân bên kia bờ miệt mài say đắm[3], nay con người bên nầy bờ đã đẩy lui vào dĩ vãng xa xăm, nếu không nói là đã biến lời âm thầm làm đứt ruột nầy - lời của lương tri, lời đạo nghĩa - thành một con điếm, một nấm mộ bị lãng quên bên lề đường.
_____________________[3] Xem c.64. Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến an
Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du - GS Nguyễn Đăng Trúc
Trong gần hai thế kỷ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đi vào Đại Ký Ức của người Việt.
Mỗi người, mỗi sinh hoạt tiếp nhận những lời thơ Kiều như một nguồn cảm hứng, một kho tàng tài liệu
hay một lời biện minh.
Nguồn sinh lực của Truyện Kiều khó mà cạn, vì đây là một lời thơ, một lời cảm hứng đến từ ‘Vô Phương’ bên kia bờ của không gian và lịch sử. Tuy nhiên điều đáng làm cho chúng ta hôm nay ngạc nhiên, đó là qua gần hai trăm năm, nguồn cảm hứng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, nguồn cảm hứng còn được gọi là Lời-Mới-Làm-Đứt-Ruột - Đoạn Trường Tân Thanh - mà Đạm Tiên là hiện thân làm sứ giả truyền đạt cho Kiều, nguồn cảm hứng kỳ lạ ấy dường như không một bậc thức giả nào lưu ý. Mà nếu có nhắc đến, thì người ta cũng chỉ biết lặp lại lời của Vương Quan[1], một con người ở-bên-ngoài cảm thức của nỗi-đau-làm-người mà Nguyễn Du muốn truyền đạt qua nhân vật Kiều.
Trong Truyện Kiều, người nghe được từ miệng Đạm Tiên lời làm đứt ruột nhắc nhở ý nghĩa làm người, người hoàn thành cái chết của thế giới mê lầm do Tài đã được Đạm Tiên loan báo, người nhận ra Đạm Tiên là lời cứu độ khi gián tiếp cho hay Đạm Tiên cũng là Giác Duyên, người duy nhất ấy trong truyện Kiều không ai khác hơn là Kiều, kẻ hữu-tình-ta-lại-gặp-ta[2] với Đạm Tiên.
Thế nhưng, Đạm Tiên, lời làm cho cổ nhân bên kia bờ miệt mài say đắm[3], nay con người bên nầy bờ đã đẩy lui vào dĩ vãng xa xăm, nếu không nói là đã biến lời âm thầm làm đứt ruột nầy - lời của lương tri, lời đạo nghĩa - thành một con điếm, một nấm mộ bị lãng quên bên lề đường.
Hai trăm năm ca tụng mối tình Kim Trọng-Thúy Kiều đến độ quên tương-giao-hữu-tình-bên-trong giữa Đạm Tiên và Kiều ; hai trăm năm tôn vinh Từ Hải hiệp nghĩa giang hồ khí phách đến độ quên đi cuộc-vượt-qua uy dũng từ cõi chết của Tài đến ơn cứu độ của Mệnh! Phải chăng hai trăm năm đó cũng là nghiệp quên lãng của phận làm người ‘đã mang lấy nghiệp vào thân’ (Kiều, c. 3249) !
Trước bỉ ẩn lịch sử nầy, thử hỏi có lời nào của Đạm Tiên giúp ta nêu lên hai vấn nạn nầy :
Kiều là gia sản văn hóa của dân Việt Nam và của nhân loại, phải chăng chỉ vì Nguyễn Du có công chọn được một truyện tình cảm xã hội của một tác giả người Tàu và đã chuyển được qua tiếng Việt một cách hết sức văn chương?
Hay đã đến lúc chúng ta lại cần một « lới mới làm đứt ruột » để đọc lại Truyện Kiều và tiếp nhận được sứ điệp tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Du ?
GS Nguyễn Đăng Trúc
_____________________
[1] Kiều, c.62 : Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi !
[2] c.127.
Bàn ra tán vào (0)
Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du - GS Nguyễn Đăng Trúc
Thế nhưng, Đạm Tiên, lời làm cho cổ nhân bên kia bờ miệt mài say đắm[3], nay con người bên nầy bờ đã đẩy lui vào dĩ vãng xa xăm, nếu không nói là đã biến lời âm thầm làm đứt ruột nầy - lời của lương tri, lời đạo nghĩa - thành một con điếm, một nấm mộ bị lãng quên bên lề đường.
Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du - GS Nguyễn Đăng Trúc
Trong gần hai thế kỷ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đi vào Đại Ký Ức của người Việt.
Mỗi người, mỗi sinh hoạt tiếp nhận những lời thơ Kiều như một nguồn cảm hứng, một kho tàng tài liệu
hay một lời biện minh.
Nguồn sinh lực của Truyện Kiều khó mà cạn, vì đây là một lời thơ, một lời cảm hứng đến từ ‘Vô Phương’ bên kia bờ của không gian và lịch sử. Tuy nhiên điều đáng làm cho chúng ta hôm nay ngạc nhiên, đó là qua gần hai trăm năm, nguồn cảm hứng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, nguồn cảm hứng còn được gọi là Lời-Mới-Làm-Đứt-Ruột - Đoạn Trường Tân Thanh - mà Đạm Tiên là hiện thân làm sứ giả truyền đạt cho Kiều, nguồn cảm hứng kỳ lạ ấy dường như không một bậc thức giả nào lưu ý. Mà nếu có nhắc đến, thì người ta cũng chỉ biết lặp lại lời của Vương Quan[1], một con người ở-bên-ngoài cảm thức của nỗi-đau-làm-người mà Nguyễn Du muốn truyền đạt qua nhân vật Kiều.
Trong Truyện Kiều, người nghe được từ miệng Đạm Tiên lời làm đứt ruột nhắc nhở ý nghĩa làm người, người hoàn thành cái chết của thế giới mê lầm do Tài đã được Đạm Tiên loan báo, người nhận ra Đạm Tiên là lời cứu độ khi gián tiếp cho hay Đạm Tiên cũng là Giác Duyên, người duy nhất ấy trong truyện Kiều không ai khác hơn là Kiều, kẻ hữu-tình-ta-lại-gặp-ta[2] với Đạm Tiên.
Thế nhưng, Đạm Tiên, lời làm cho cổ nhân bên kia bờ miệt mài say đắm[3], nay con người bên nầy bờ đã đẩy lui vào dĩ vãng xa xăm, nếu không nói là đã biến lời âm thầm làm đứt ruột nầy - lời của lương tri, lời đạo nghĩa - thành một con điếm, một nấm mộ bị lãng quên bên lề đường.
Hai trăm năm ca tụng mối tình Kim Trọng-Thúy Kiều đến độ quên tương-giao-hữu-tình-bên-trong giữa Đạm Tiên và Kiều ; hai trăm năm tôn vinh Từ Hải hiệp nghĩa giang hồ khí phách đến độ quên đi cuộc-vượt-qua uy dũng từ cõi chết của Tài đến ơn cứu độ của Mệnh! Phải chăng hai trăm năm đó cũng là nghiệp quên lãng của phận làm người ‘đã mang lấy nghiệp vào thân’ (Kiều, c. 3249) !
Trước bỉ ẩn lịch sử nầy, thử hỏi có lời nào của Đạm Tiên giúp ta nêu lên hai vấn nạn nầy :
Kiều là gia sản văn hóa của dân Việt Nam và của nhân loại, phải chăng chỉ vì Nguyễn Du có công chọn được một truyện tình cảm xã hội của một tác giả người Tàu và đã chuyển được qua tiếng Việt một cách hết sức văn chương?
Hay đã đến lúc chúng ta lại cần một « lới mới làm đứt ruột » để đọc lại Truyện Kiều và tiếp nhận được sứ điệp tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Du ?
GS Nguyễn Đăng Trúc
_____________________
[1] Kiều, c.62 : Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi !
[2] c.127.