Đoạn Đường Chiến Binh

Một chuyến ra khơi

Khi Tân tỉnh dậy thấy mình nằm trong căn chòi, chung quanh vài chục người nằm thoi thóp.Tân không rõ chuyện xảy ra, chỉ nhớ lúc nước tràn vào buồng lá

Nghiêng mình, sau khi hạ cửa kiếng, tay kia búng mạnh điếu thuốc đang hút dở nửa chừng, đóm lửa vạch một đường cong ra xa rồi tắt hẳn giửa cơn tuyết đang rơi. Tân rùng mình bởi cơn lạnh đang lùa qua kẻ hở tạt vào trong xe, miệng lẩm bẩm " Lại một mùa đông đang tới và các ngày dài chống chọi với thiên nhiên, bảo rơi, tuyết phủ nữa rồi ". Mỗi lần ra đường cứ như những phi hành gia, đầu đội nón, chân mang giày boots, tay mang găng, mình mẩy che kín chỉ chừa đôi mắt để thấy đường lái xe mà thôi. Đôi lúc trời càng lạnh, nước mắt càng chảy nhiều, gặp lạnh đông cứng, các hàng lông nheo dính chặt lẫn nhau, càng khó chịu. Tân mỉm cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh của mình. Bên trong hơi lạnh làm mờ các cửa kiếng, đọng thành các khoảng lem luốt khó quan sát bên ngoài, nhất là lái xe khi tuyết rơi như lúc nầy. Sau khi đóng vội cửa kính,Tân thu mình, làm cử động nhỏ cho bớt lạnh, hai tay nắm chặt tay lái, co mình nhìn phía trước. Chiếc xe tuần trước đã vô garage một ngày, sửa chửa đủ thứ bệnh, hình như vẫn chưa đầy đủ để chiến đấu với mùa đông ác nghiệt. Xe càng cũ càng lắm bệnh. Hơi sưởi không lên để đủ ấm, dù bên ngoài đôi quạt kiếng làm việc không ngừng để đẩy lui các mảng tuyết càng ngày càng dầy, do đó bên trong xe càng lạnh hơn. Đây là đoạn đường vắng vẻ, bảng chỉ đường cắm bên lề báo trước sắp đến khúc quanh, xuyên qua ngọn đồi để sau đó nối liền với xa lộ phía trước, con đường quen thuộc về nhà. Chất men rượu giờ nầy mới thấm vào cơ thể làm mặt Tân nóng bừng, đầu hơi cháng váng, nhưng chàng cũng ráng nhận diện khoảng đường phía trước, giử vận tốc vừa phải, hai tay kìm chặt tay láI không biết vì tuyết trơn trợt hay men say làm hai tay chàng rung không ngừng. Hàng trăm ngọn đèn đỏ từ đuôi xe, chi chít, nhút nhích tiến dần về phía trước, dưới cơn tuyết lất phất rơi đều trên mặt kiếng làm thành những đóm trắng phút chốc tan thành nước chảy xuống thành xe. Tân nhớ lại lúc tiễn chân ra cửa, nếu để Thức, bạn chung sở đưa về, giờ nầy chắc hẳn đã đến nhà hoặc đã đánh một giấc ngủ kỹ không chừng. Sau cùng rồi Tân cũng về đến nhà, khung ảnh bán thân của Vân được treo chính giửa căn phòng, hai ngọn đèn cầy bằng điện được thắp sáng ngày đêm, là hình ảnh đầu tiên đặp vào mắt Tân mỗi khi chàng về đên nhà. Đã ba mùa Xuân đi qua trong nỗi nhung nhớ, Tân vẫn chờ đợi dù một tia hy vọng nhỏ, như đăng báo tìm người thân, nhờ bạn bè qua trung gian hội từ thiện hay liên lạc HCR, đủ cả, nhưng Vân vẫn bặt tăm. Ngày mai là ngày giổ cũng là ngày Tân đã mất Vân trên biển cả trong một chuyến đi định mệnh, mà ngàn đời chàng không bao giờ quên.

Vân, người con gái đã quen Tân từ thuở thiếu thời, chơi thân nhau từ lúc còn tiểu học trường làng, sau đó lên trung học thị xã. Quê bọn Tân ở Bến Đình là một làng chài lưới, cách thị xã Vũng Tàu vài cây số,được bao bọc bởi dãy núi lớn như vòng tay to lớn ngăn cản mọi trận cuồng phong, và con sông dẫn ra biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Bên kia sông là rừng sát, sình lầy, ẩm thấp, nhiều thú dữ, nơi trấn đóng cửa quân ta trong thời gian chống Pháp. Những buổi chiều tà, nhìn xuyên qua những chiếc lưới phơi trên những cây sào vắt ngang qua các cây cầu làm bằng cây bần dưới ánh mặt trời đỏ lừ dần dần trôi xuống cuối chân trời là những hình ảnh tiêu biểu của làng dân chài. Tân yêu biển từ nhỏ. Gia đình chàng từ trên xuống dưới đều làm nghề chài lưới, cha chàng sống với biển cả nhiều hơn ở nhà, cho nên từng khúc biển hay từng nhánh sông ông đều thuộc làu. Mỗi chuyến ra khơi nhanh nhất là sáng đi tối về, còn chậm nhất là vài ngày tùy theo số cá đánh nhiều hay ít hoặc tùy thời tiết.Thông thường vào mùa hè, Tân thích theo cha ra biển để tìm cảm giác mạnh, nhất là các ngày bão tố chiếc ghe cứ hùng dũng tiến tới trước những ngọn sóng cao hơn mui ghe, nước tràn vào lòng ghe Tân dùng gào tát ra, cứ thế có lúc về tay không.
Gia đình Vân ở xóm Vườn cách thị xã non cây số và có ông chú ở cạnh nhà Tân nhưng vì gia đình không con nên chú xin Vân đem vê nuôi. Nhiều khi bình minh vừa lố dạng, Tân dục Vân thức dậy thật sớm, dùng thuyền câu chèo qua sông bên kia rừng sát ,nơi toàn bần và sậy, bắt những con còng để luột hoặc nướng ăn rất ngon. Loại còng nầy hình dáng như cua nhưng hai càng đủ màu to lớn gắp đôi thân mình, tướng đi chậm chạp nhưng chạy rất nhanh mổi khi thấy bóng người.
- Tân dùng cây chận đầu trên, Vân chận phía ngược chiều thế nào cũng bắt được.?Vân thì thầm nói như sợ tiếng động sẽ làm con vật chạy mất.
Tân cố giải thích như người nhiều kinh nghiệm:
-Vân không biết chứ loại nầy đào lổ ẩn nấp nào thì nó chui núp lổ nấy, chớ không ờ bậy bạ, để ý coi tuy chúng bò ngang ngược tràn lan trên mặt đất, nhưng khi thấy bóng người chúng chạy về hang rất trật tự. Tóm lại muốn bắt chúng thì để ý con nào vừa rồi khỏi hang để kiếm mồi, Vân cứ dùng cây chận lỗ chạy về của chúng thế nào cũng bắt được .
Nói xong không chờ nàng suy nghĩ, Tân cầm tay Vân với thanh củi khô dí vào một lỗ hang gần nhất, chú còng thấy dáng người chạy lanh quanh tìm chỗ núp, thế là bắt con đầu tiên và đến khi mặt trời vừa lên là bọn tôi có cả thùng còng dư dả để nấu canh, số để luộc, còn dư đưa cho ông chú làm ba khía để dành lâu lâu ăn với cơm nguội. Còn những buổi chiều rảnh rỗi, bọn tôi thường ra cầu ngồi chờ ghe đánh cá trở về, xa xa những cánh buờm căng gió đẩy đoàn ghe lướt sóng, trên đó vài người đang thu xếp chiếc lưới ngổn ngang trên mặt ghe, số khác làm sạch những chổ rong rêu còn sót lại. Thỉnh thoảng vài cơn gió chiều nhè nhẹ làm gợn con sóng nhẹ lăn tăn đủ màu phản chiếu bởi ánh nắng của buổi chiều tà. Có lần Tân tâm sự:
-Không biết sao Tân yêu biển vô cùng, những lần ra khơi tự cảm thấy tâm hồn thoải mái, trước đại dương mênh mông con người quá bé nhỏ như được che chở bởi thiên nhiên.
-Thế những lúc bảo tố thì sao? Vân vói tay nhặt nhánh cây khô viết những chữ vô nghĩa và vẽ các vòng tròn méo lệch, miệng thì thầm hỏi.
- Đôi lúc cũng sợ nhưng khi vượt qua rồi thì trời đẹp hơn bất cứ lúc nào, đại dương có cái đẹp của nó mà chỉ có những người đi biển mới hiểu được.
Vân chẩu môi cong cớn:
-Mới đi biển được vài chuyến rồi làm tàng. Biết nguời ta hay say sóng không dám đi biển nên đặt chuyện ra oai, nếu có thằng Hồng hay thằng Đô ở đây không biết bạn có tiá lia hay không?
Nàng không nhìn thẳng Tân, mặt ngước nhìn ra xa. Sóng vỗ sát bờ, những tia nước tạt vào bờ đá văng tung tóe làm thành mảng trắng nhạt dần, để lại vết ướt trên đám rêu xanh đang chuyển màu. Bầu trời buổI sáng trong xanh, những đám mây tụ lạI từng cụm đang chuyển dần về phía chân trời báo hiệu một ngày quang đãng, từng ngọn gió mang không khí đại dương thổI tốc vào bờ. Vân hít một hơi dài, quay sang thấy Tân đứng bất động, nàng mỉm cười chữa thẹn:
- Ngày mai Vân xin ba nuôi cho đi biển một chuyến xem cảnh vật có đẹp như anh tả hay không, để người ta khỏi khi dể?
-Thôi xin cô từ bỏ ý định đó đi. Ra tới đó ói thóc, ói lúa, ói mửa tới mật xanh, ói banh túi mật lo làm mồi cho cá ăn còn đâu bình tĩnh để ngắm cảnh..... .phải không em ?
Tân nhìn Vân thương hại, biết cô nàng bị nắm yếu điểm, đang im lặng chờ dịp để tấn công lại. Tân nhặt hòn đá dưới chân dang tay liệng ra xa, các bọt nước trắng văng tung tóe rơi nhẹ trên những vòng tròn đồng tâm đang dãn dần và từ từ biến mất. Bên cầu nhiếu chiếc ghe đang neo bến, mọi người cố gắng đưa số cá, tôm lên bờ để cân bán, tiếng rao ơi ới vang dội quang cảnh thật tấp nập. Nắng đã lên cao những tia nóng đang rọi xuyên cành cây làm thành những bóng nhảy nhót trên mặt cầu, che lấp bóng người trải dài di động. Tân nhìn những giọt nắng lung linh đang chảy ngang màng tai và chuyển dần xuống cần cổ trắng ngần của Vân mà lòng dâng cảm giác lạ. Mình đã thương nàng rồi sao? Tân thầm nghỉ. Hôm nay nàng đẹp thật. Vân có vầng trán cao, tóc búi ngược ra sau, hiện rõ nét duyên dáng, nhí nhảnh, dễ thương, với gương mặt trái soan, nhất là đôi mắt tròn đen láy thu hút lòng chàng.
Tân chợt cười. Vân xoay qua bắt gặp vội hỏi :
- Có gì bí mật mà cười vậy ?
-Đang cười em đẹp với đôi mắt đen tròn tưạ... hai hột nhãn như vừa lượm dưới đất gắn lên, con gái xóm vườn có khác.
Vân chống chọi:
- Ngưới ta có cầu chứng đàng hoàng, đừng nói thêm nha bạn, của thiệt đó.
Tân nghiêm nghị nhìn khoảng trời xa, đại dương rộng bao la, biển trong xanh, những ngọn sóng cứ vỗ ào ạt không ngừng và tiêp tục tuôn vào bờ. Một chốc lâu, quay lại nhìn Vân, nàng đang cố gở những sợi tóc rối bay lòa xòa trước trán, chàng khẽ nói:
- Nầy Vân!
- Dạ !
- Anh yêu biển vô cùng , sau nầy nếu có dịp, anh sẽ xin vào Hải Quân để vừa đền ơn tổ quốc, vừa thỏa được chí tang bồng hồ hải, có dịp đi đó đây và mỗi buổi chiều được ngắm cảnh mặt trời lặn.....
- Thiệt hả !
Thấy Tân im lặng, nàng giễu cợt:
- Vậy là từ đây " Với biển cả anh là thủy thủ... ù ..ư... phải không" ?
Tiếng ừ...ư nàng ráng ngân và kéo dài, sau đó nàng ngâm tiếp bài thơ:
Đường nào dài bằng đường...... Trần Hưng Đạo,
Lính nào xạo.... bằng lính Hải Quân,
Thương em anh hảy thật lòng,
...............................................................................
Vân vừa chạy vừa ngâm nga, dù mất hút ở cuối đường, nhưng tiếng nàng vẫn vang đâu đây, Tân mĩm cười với bài thơ dân gian và hành động nhí nhảnh của nàng mà lòng dâng lên cảm giác ấm áp dù chưa tỏ tình với nàng lần nào.

***********
Chiếc ghe 6 blốc đầu bạc rung từng hồi từ từ tách bến lui ra giữa dòng sông, bên kia cồn neo bến đứng đợi, sau khi công an cấp giấy, cho phép những người có tên trong danh sách rời VN theo diện vượt biên bán chánh thức. Trên bờ cảnh hổn loạn xảy ra, giữa người đi kẻ ở lại, những lời dặn dò, những cái bắt tay từ giã đầy nước mắt, bên cạnh một số người gan dạ vào giờ chót dùng số vàng hiện có, lo lót cho công an để được xuống ghe nhỏ qua cồn tránh điểm danh. Mặc dầu chính quyền từng đứng ra tổ chức nhiều chuyến chu đáo nhưng cảnh chen lấn vẫn xảy ra, gia đình nào cũng muốn xuống trước, không muôn bị bỏ lại với bất cứ lý do nào, đây là kinh nghiệm của những người đi trước. Hết sắp hàng, rồi điểm danh, thấy danh sách chưa đúng, lại điểm danh rồI sắp hàng. Nhiều cái đầu lố nhố đứng lên, ngồi xuống, bóng người xiêu vẹo, tên bộ đội vai mang AK đi tới đi lui, cánh tay dang ra đếm từng hàng một, miệng cứ lẩm bẩm:
- Nạ thật, sao nại rư lăm đầu !
Thằng sĩ quan công an đang chờ đàn em báo cáo, nóng ruột đốt Vàm Cỏ hết điếu nầy tới điếu khác, một tay cầm xấp hồ sơ dầy cộm, tay kia lau mồ hôi ở trán và cổ liên tục, mặt đỏ hừng hực, cau có. Cho tới gần xế chiều, chỉ mới xong 4 toán, số còn lại gom vào một toán nhỏ chờ ghe để sang sông. Tân và thủy thủ đoàn được đưa xuống ghe đăng ký trước, sau khi công an kiểm soát kỹ toàn diện cho vấn đề an ninh, chắc chắn ghe không có tàng trữ vũ khí và chất nổ.

Làm việc dưới ghe gần năm qua, với nhiệm vụ tài công, được chủ ghe ưu đãi, trọng dụng, Tân toàn quyền huấn luyện thủy thủ đoàn và tìm mua các dụng cụ hải hành vừa ý mình. Hải bàn phải to và chính xác, Tân sáng chế thêm vòng xoay bằng đồng đặt phía ngoài la bàn để nhắm hướng đối vật, chấm tọa độ. Ngoài ra những lần ghe chạy thử đường trường, mỗi lần vận tốc thay đổi theo khoảng đường đi đều được ghi chú tường tận kể cả vị trí các hàng đáy, và các phao ở cửa biển mà trước đó chưa nhật tu trên hảI đồ. Mọi thứ chuẩn bị xong chờ ngày lên đường. Tân nhìn lại bầu trời lần cuối. Quê hương mình tuyệt đẹp, từng hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng lung linh, những lục bình trôi dào dạt bên bờ, xa xa vài mái nhá ven sông, khói chiều lơ lửng bay trong gió, các trẻ em nô đùa vô tư lự. Nắng quê hương lúc nào cũng ấm, tình người lúc nào cũng thân thiện nhưng tại sao phải chia ly, có cảnh biệt ly nào mà hoan hỷ ? Thời gian dài ở quân trường, 5 năm phục vụ trong hải quân giúp chàng thực hiện được giấc mơ và học hỏi nhiều kinh nghiệm hảI hành. Nhưng khoảng thời gian qúa ngắn chưa đủ để một thanh niên hiểu cặn kẻ ý thức hệ chiến tranh và làm trọn trách nhiệm với tổ quốc. Cuối cùng, chiến tranh đột ngột chấm dứt gây ngạc nhiên, uất hận, luyến tiếc cho mọi người. Ngày trở về từ trại cải tạo chẳng sung sướng gì. Tân chứng kiến cảnh tan nát của gia đình, cha chàng lâm trọng bịnh sau đó chết trong lao tù, 1 đứa em vẫn còn bị giam sau chuyến vượt biên có vũ khí bị đổ bể, ghe bị tịch thu, nhà bị quản lý, ấp xóa tên hộ khẩu của tất cả những người trong nhà. Không gì đau khổ cho bằng nơi chôn nhau cắt rún của mình mà không được lưu trú, chánh quyền từ chối cấp giấy vô hộ khẩu, Tân tạm di chuyện về nhà bà con, một xã nhỏ lân cận ngọai ô Saigon để sinh sống. Một buổi chiều Tân hẹn Vân ở bãi dâu, nơi mà từ lâu vắng bóng người, lưa thưa vài cặp tình nhân hẹn hò trên những tảng đá rong rêu xanh rì, dưới rặng cây che khuất.
- Bãi biển vẫn như xưa, nhưng mà vắng qúa hở em? Tân thì thầm hỏi.
- Chế độ mới,mọi vật không thay đổi, chỉ có con người thay đổi mà thôi. Vân tiếp: người người cơm không đủ no,mặc không đủ ấm làm gì có thời giờ ra tắm biển?
Tân nhìn những bọt biển trôi dạt vào bờ, các ngọn sóng cứ vỗ không ngừng làm thành đóa hoa biển nở to, dần dần lan rộng, sau cùng để lại khoảng trống ướt trên bãi, xóa nhòa các vết tich trước đó. Xa xa vài cánh chim trời bay lượn, thỉnh thoảng kêu lên vài tiếng nho nhỏ, phia sau mặt trời sáng rực đang dần dần chìm xuống chân trời.
- Nhiều buổi chiều trống trải, sau giờ dạy học, em thường ra đây tìm không gian thanh tịnh, nhìn biển của anh và nhất là thích ngắm cảnh mặt trời lặn như lúc nầy, giờ đây em mới biết, ngoài cái động bon chen xô bồ, còn có cái tĩnh làm tâm hồn con người thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Vân ngẩng đầu nhìn lên cao, đôi chim trời tung tăng bay lượn giữa bầu trời bao la, bên dưới mặt biển phản chiếu đủ màu trên những ngọn sóng lăng tăng, một buổi chiều thật đẹp, nàng hít một hơi nhẹ, nhắm mắt từ từ tựa đầu trên vai Tân để nghe tiếng đập của con tim, để nghe biển hát và tiếng sóng vỗ của đại dương ..............

Giọng la hét khàn khàn đầy chất nhựa thuóc vang dội và tiếng súng nổ của thằng bộ đội gác ở đầu cầu làm Tân gìựt mình hướng về đuôi ghe nơi có vài người cầm súng tuôn chạy xuồng:
- Bắt chúng nại, định vượt biên hả ?
Ánh đèn pha rọi thẳng về phía có tiếng động, chỉ thấy chiếc xuồng nhỏ lềnh bềnh, vài tiếng đập nhẹ rung động mặt nước yên lặng, bóng ngưới biến mất, mọi người hồI họp, chờ đợi.
Tân đang tập họp thủy thủ đoàn, mà cũng phì cười với gương mặt khẩn trương của thằng bộ đội. CuốI cùng mọi người được điểm danh không biết lần thứ mấy, từ cồn lần lượt xuống ghe, Vân và Định (em trai Vân) có mặt trong lúc nầy. Chiếc ghe sau khi được tân trang từ một ghe đánh cá trở thành ghe chở hành khách với 2 tầng hầm, dự trù chở 150 nay vượt hơn số lượng 20 người do công an gỡi, nên chổ ngồi chật chọi hơn. Tới gần nửa khuya, mọi việc xong xuôi, giỏ xin tiền của bọn công an đặt ở đầu cầu cũng đã đầy ấp hình bác Hồ nhìn thẳng, vì ai cũng nghỉ từ đây không còn cơ hội xài nữa và lúc nầy ghe từ từ tách bến. Bên kia bờ, ánh đèn vàng hiu hắt, khô cằn không đủ sáng từ cột đèn rọi xuống đám người thân nhân lố nhố, kẻ đứng người ngồi, kẻ nằm, người đi tới lui như không yên tâm, để rồi sau cùng vẫy tay chào biệt, người trên bờ, kẻ dưới ghe tất cả cùng chung ý nghỉ ..bao giờ sẽ gặp lại.

Gần sáng hôm đó theo hướng dẩn của ghe công an, được lệnh miệng phải thu nhận thêm 40 người nữa tại cửa biển, lần nầy do công an biên phòng gởi. Tân xoay qua hỏi ông Chương, chủ ghe:
- Sao không cho tôi biết trước, tôi có thể cho ghe vọt luôn, bọn họ rượt sao kịp.
- Mình bỏ biết bao công lao và của cải rồi, đừng để chuyện nhỏ mà gây trở ngại cho mọi người, vả lại bọn họ có vũ khí đó. Ông Chương phân trần.
Tân cãi lại:
- Nếu biết trước ghe chở quá só lượng tôi sẽ không đi chuyến nầy đâu ?
Nhìn chủ ghe gãi đầu....Tân thấy mình cũng lỡ lời, chuyện xảy ra ngoài ý muốn, vả lại gia đình ông Chương cũng đi trên chuyến nầy. Chàng lắc đầu xoay người nhìn lại quê hương lần cuối. Vũng Tàu trước mặt, hàng dừa xanh chạy dài dọc theo bãi trước, các quán cóc im lặng vắng người, mọi người còn chìm trong giấc ngủ, chỉ có vài ghe đánh cá đang neo bến Cầu Đá, một vài bóng lay động. Phía trên núi, ngọn hải đăng vẫn nằm sừng sững vài giây chớp tắt chói sáng, phía xa dinh ông Thượng chênh vênh nàm giữa lưng núi chìm trong màn sương của buổi sáng. Tân nắm tay Vân, cả hai nhìn lại nơi chồng chất đầy kỷ niệm của hai đứa từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành của thời gian đẹp nhất đầy dấu chân của hai người. Những bờ biển với bãi cát trắng mịn từ bãi dứa, bãi dâu, bãi trước, đến bãi sau, bãi ô quắn là nơi hò hẹn đẹp nhất nay chỉ còn là kỷ niệm, như con đường vòng núi lớn đầy lá me bay mỗi khi gió biển thổi thốc vào, bên trên là Thích Ca Phật Đài nơi thăm viếng của khách thập phương mà từ đó có thể thấy bao quát vùng biển trước mặt. Có cái gì ươn ướt trên mắt Vân, nàng xoay mặt đi để tránh cái nhìn của Tân, trước khi chàng cho ghe thẳng hướng ra khơi.

Từ tọa độ đầu tiên theo ba hướng đối vật và tiếp tục mỗI 10 phút, hướng gió và sóng biển ảnh hưởng đến độ dạt, Tân dùng các chi tiết vẽ đường đi theo hải phận quốc tế trên hải đồ, bởi vì đi cận duyên sẽ dễ gặp hải tặc Thái Lan hoặc ghe cướp Mã Lai. Cho đến chiều, Vũng Tàu chỉ còn là bóng mờ, Tân kiểm sóat lại tọa độ lần nữa trước khi cho ghe chạy theo hướng phỏng định. Biển bắt đầu động mạnh, những cơn sóng làm chiếc ghe nhồi lên xuống không ngừng, nước ngập mũi ghe, không kịp để thoát ra ngoài, tiếng nôn mửa vang dội và mùi dầu xanh nồng nặc. Vân lúc nầy mặt mày xanh xao, nàng đã mửa đến khi không còn thức ăn nôn ra ngoài, ủ rủ trong buồng lái, bên cạnh chiếc ghế Tân ngối lái, thều thào như muốn nói. Tân cũng mệt lắm rồi, hôm nay là ngày thứ 2, lênh đênh trên biển, xuôi nam theo hướng định trước ,gặp đủ loại tàu vượt qua, nhưng chẳng chiếc nào ngừng để cứu vớt. Phần chiếc ghe chở quá trọng lượng, di chuyển chậm dần,mặt nước và mặt ghe cách nhau chỉ vài gang tay, mọi người cầu trời cho chuyến đi bình yên. Cuối ngày thứ 3 gặp dàn khoan dầu, nỗi vui mừng trên mặt mọi người, nhưng không lâu họ cho biết chỉ cung cấp thực phẩm, thuốc men, cho dầu cặn và đuổi đi. Tân xin toạ độ của dàn khoan trước ghe khi bị cắt dây. Nhờ vị trí đó,Tân biết chính xác toạ độ hiện tại vẽ lại đường đi quyết định xuôi nam đến Nam Dương. Hai ngày sau, biển động rất mạnh, chiếc ghe hầu như không tiến bao nhiêu .Vỏ ghe bắt đầu kêu kẽo kẹt, sau đó tiếng la từ khoang chứa hành khách vang dội, đáy ghe bị bể, mọi người chen nhau di chuyển lên trên để ra khỏi hầm, nước tràn vào từ mũi và khoang trước. Vì tình trạng rối loạn, không ai chủ tâm giữ chặt chỗ bể, chiếc ghe nhanh chóng chìm trong làn nước tối tăm...........

Khi Tân tỉnh dậy thấy mình nằm trong căn chòi, chung quanh vài chục người nằm thoi thóp.Tân không rõ chuyện xảy ra, chỉ nhớ lúc nước tràn vào buồng lái, vội nắm tay Vân nhưng luồng nước quá mạnh, đẩy mọi người ra ngoài và sau đó không thấy Vân và Định nữa.Tân và một số người được ghe câu của dân địa phương cứu đưa về đảo Terampa, một quần đảo của Nam Dương, cách đảo Galang một ngày đường. Ngày ngày trên bãi biển vắng người, bên những ghềnh đá im lặng cô liêu, Tân rã rời chờ đợi Vân trở về dù hiện thực hay ảo tưởng. Cũng là bãi biển nhưng sao thật xa lạ, người đi kẻ ở lại có gì vui, hai chử Tự Do chàng phải đánh đổi sinh mạng Vân và cả bản thân mình. Nhiều buổi chiều đi dọc theo bờ biển hy vọng một dịp may nào đó Vân có thể về đảo bình yên, nhưng càng ngày càng ít cơ may. Một tháng trôi qua trong nhung nhớ, chàng thật sự đã mất Vân, tuyệt vọng theo ngày tháng dù cảnh chiều tà trên hải đảo thật đẹp nhưng chẳng còn ý nghỉa gì nữa. Tân không tin mình vẫn còn sống sót trên chuyến ra khơi định mệnh ,một phiến đời thoáng qua, chưa có dịp cùng Vân ngồi bên ghềnh đá nghe biển hát và nhìn mặt trời lặn trong khung cảnh tự do. Từ đây chàng chắc chắn mất Vân vĩnh viễn. Mỗi ngày ngồi đây một mình, da thịt se lại, lòng chàng khẻ rung động với những kỷ niệm lần lượt trở về, chàng thì thầm như muốn nói với Vân:
 

Quen em rừng lá chưa thay
Yêu em từ độ chim bay cuối trời
Sắt se từ chuyến ra khơi
Rừng nay thay lá, em nơi phương nào ?


Tx2 Võ Kiêm Huy
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một chuyến ra khơi

Khi Tân tỉnh dậy thấy mình nằm trong căn chòi, chung quanh vài chục người nằm thoi thóp.Tân không rõ chuyện xảy ra, chỉ nhớ lúc nước tràn vào buồng lá

Nghiêng mình, sau khi hạ cửa kiếng, tay kia búng mạnh điếu thuốc đang hút dở nửa chừng, đóm lửa vạch một đường cong ra xa rồi tắt hẳn giửa cơn tuyết đang rơi. Tân rùng mình bởi cơn lạnh đang lùa qua kẻ hở tạt vào trong xe, miệng lẩm bẩm " Lại một mùa đông đang tới và các ngày dài chống chọi với thiên nhiên, bảo rơi, tuyết phủ nữa rồi ". Mỗi lần ra đường cứ như những phi hành gia, đầu đội nón, chân mang giày boots, tay mang găng, mình mẩy che kín chỉ chừa đôi mắt để thấy đường lái xe mà thôi. Đôi lúc trời càng lạnh, nước mắt càng chảy nhiều, gặp lạnh đông cứng, các hàng lông nheo dính chặt lẫn nhau, càng khó chịu. Tân mỉm cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh của mình. Bên trong hơi lạnh làm mờ các cửa kiếng, đọng thành các khoảng lem luốt khó quan sát bên ngoài, nhất là lái xe khi tuyết rơi như lúc nầy. Sau khi đóng vội cửa kính,Tân thu mình, làm cử động nhỏ cho bớt lạnh, hai tay nắm chặt tay lái, co mình nhìn phía trước. Chiếc xe tuần trước đã vô garage một ngày, sửa chửa đủ thứ bệnh, hình như vẫn chưa đầy đủ để chiến đấu với mùa đông ác nghiệt. Xe càng cũ càng lắm bệnh. Hơi sưởi không lên để đủ ấm, dù bên ngoài đôi quạt kiếng làm việc không ngừng để đẩy lui các mảng tuyết càng ngày càng dầy, do đó bên trong xe càng lạnh hơn. Đây là đoạn đường vắng vẻ, bảng chỉ đường cắm bên lề báo trước sắp đến khúc quanh, xuyên qua ngọn đồi để sau đó nối liền với xa lộ phía trước, con đường quen thuộc về nhà. Chất men rượu giờ nầy mới thấm vào cơ thể làm mặt Tân nóng bừng, đầu hơi cháng váng, nhưng chàng cũng ráng nhận diện khoảng đường phía trước, giử vận tốc vừa phải, hai tay kìm chặt tay láI không biết vì tuyết trơn trợt hay men say làm hai tay chàng rung không ngừng. Hàng trăm ngọn đèn đỏ từ đuôi xe, chi chít, nhút nhích tiến dần về phía trước, dưới cơn tuyết lất phất rơi đều trên mặt kiếng làm thành những đóm trắng phút chốc tan thành nước chảy xuống thành xe. Tân nhớ lại lúc tiễn chân ra cửa, nếu để Thức, bạn chung sở đưa về, giờ nầy chắc hẳn đã đến nhà hoặc đã đánh một giấc ngủ kỹ không chừng. Sau cùng rồi Tân cũng về đến nhà, khung ảnh bán thân của Vân được treo chính giửa căn phòng, hai ngọn đèn cầy bằng điện được thắp sáng ngày đêm, là hình ảnh đầu tiên đặp vào mắt Tân mỗi khi chàng về đên nhà. Đã ba mùa Xuân đi qua trong nỗi nhung nhớ, Tân vẫn chờ đợi dù một tia hy vọng nhỏ, như đăng báo tìm người thân, nhờ bạn bè qua trung gian hội từ thiện hay liên lạc HCR, đủ cả, nhưng Vân vẫn bặt tăm. Ngày mai là ngày giổ cũng là ngày Tân đã mất Vân trên biển cả trong một chuyến đi định mệnh, mà ngàn đời chàng không bao giờ quên.

Vân, người con gái đã quen Tân từ thuở thiếu thời, chơi thân nhau từ lúc còn tiểu học trường làng, sau đó lên trung học thị xã. Quê bọn Tân ở Bến Đình là một làng chài lưới, cách thị xã Vũng Tàu vài cây số,được bao bọc bởi dãy núi lớn như vòng tay to lớn ngăn cản mọi trận cuồng phong, và con sông dẫn ra biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Bên kia sông là rừng sát, sình lầy, ẩm thấp, nhiều thú dữ, nơi trấn đóng cửa quân ta trong thời gian chống Pháp. Những buổi chiều tà, nhìn xuyên qua những chiếc lưới phơi trên những cây sào vắt ngang qua các cây cầu làm bằng cây bần dưới ánh mặt trời đỏ lừ dần dần trôi xuống cuối chân trời là những hình ảnh tiêu biểu của làng dân chài. Tân yêu biển từ nhỏ. Gia đình chàng từ trên xuống dưới đều làm nghề chài lưới, cha chàng sống với biển cả nhiều hơn ở nhà, cho nên từng khúc biển hay từng nhánh sông ông đều thuộc làu. Mỗi chuyến ra khơi nhanh nhất là sáng đi tối về, còn chậm nhất là vài ngày tùy theo số cá đánh nhiều hay ít hoặc tùy thời tiết.Thông thường vào mùa hè, Tân thích theo cha ra biển để tìm cảm giác mạnh, nhất là các ngày bão tố chiếc ghe cứ hùng dũng tiến tới trước những ngọn sóng cao hơn mui ghe, nước tràn vào lòng ghe Tân dùng gào tát ra, cứ thế có lúc về tay không.
Gia đình Vân ở xóm Vườn cách thị xã non cây số và có ông chú ở cạnh nhà Tân nhưng vì gia đình không con nên chú xin Vân đem vê nuôi. Nhiều khi bình minh vừa lố dạng, Tân dục Vân thức dậy thật sớm, dùng thuyền câu chèo qua sông bên kia rừng sát ,nơi toàn bần và sậy, bắt những con còng để luột hoặc nướng ăn rất ngon. Loại còng nầy hình dáng như cua nhưng hai càng đủ màu to lớn gắp đôi thân mình, tướng đi chậm chạp nhưng chạy rất nhanh mổi khi thấy bóng người.
- Tân dùng cây chận đầu trên, Vân chận phía ngược chiều thế nào cũng bắt được.?Vân thì thầm nói như sợ tiếng động sẽ làm con vật chạy mất.
Tân cố giải thích như người nhiều kinh nghiệm:
-Vân không biết chứ loại nầy đào lổ ẩn nấp nào thì nó chui núp lổ nấy, chớ không ờ bậy bạ, để ý coi tuy chúng bò ngang ngược tràn lan trên mặt đất, nhưng khi thấy bóng người chúng chạy về hang rất trật tự. Tóm lại muốn bắt chúng thì để ý con nào vừa rồi khỏi hang để kiếm mồi, Vân cứ dùng cây chận lỗ chạy về của chúng thế nào cũng bắt được .
Nói xong không chờ nàng suy nghĩ, Tân cầm tay Vân với thanh củi khô dí vào một lỗ hang gần nhất, chú còng thấy dáng người chạy lanh quanh tìm chỗ núp, thế là bắt con đầu tiên và đến khi mặt trời vừa lên là bọn tôi có cả thùng còng dư dả để nấu canh, số để luộc, còn dư đưa cho ông chú làm ba khía để dành lâu lâu ăn với cơm nguội. Còn những buổi chiều rảnh rỗi, bọn tôi thường ra cầu ngồi chờ ghe đánh cá trở về, xa xa những cánh buờm căng gió đẩy đoàn ghe lướt sóng, trên đó vài người đang thu xếp chiếc lưới ngổn ngang trên mặt ghe, số khác làm sạch những chổ rong rêu còn sót lại. Thỉnh thoảng vài cơn gió chiều nhè nhẹ làm gợn con sóng nhẹ lăn tăn đủ màu phản chiếu bởi ánh nắng của buổi chiều tà. Có lần Tân tâm sự:
-Không biết sao Tân yêu biển vô cùng, những lần ra khơi tự cảm thấy tâm hồn thoải mái, trước đại dương mênh mông con người quá bé nhỏ như được che chở bởi thiên nhiên.
-Thế những lúc bảo tố thì sao? Vân vói tay nhặt nhánh cây khô viết những chữ vô nghĩa và vẽ các vòng tròn méo lệch, miệng thì thầm hỏi.
- Đôi lúc cũng sợ nhưng khi vượt qua rồi thì trời đẹp hơn bất cứ lúc nào, đại dương có cái đẹp của nó mà chỉ có những người đi biển mới hiểu được.
Vân chẩu môi cong cớn:
-Mới đi biển được vài chuyến rồi làm tàng. Biết nguời ta hay say sóng không dám đi biển nên đặt chuyện ra oai, nếu có thằng Hồng hay thằng Đô ở đây không biết bạn có tiá lia hay không?
Nàng không nhìn thẳng Tân, mặt ngước nhìn ra xa. Sóng vỗ sát bờ, những tia nước tạt vào bờ đá văng tung tóe làm thành mảng trắng nhạt dần, để lại vết ướt trên đám rêu xanh đang chuyển màu. Bầu trời buổI sáng trong xanh, những đám mây tụ lạI từng cụm đang chuyển dần về phía chân trời báo hiệu một ngày quang đãng, từng ngọn gió mang không khí đại dương thổI tốc vào bờ. Vân hít một hơi dài, quay sang thấy Tân đứng bất động, nàng mỉm cười chữa thẹn:
- Ngày mai Vân xin ba nuôi cho đi biển một chuyến xem cảnh vật có đẹp như anh tả hay không, để người ta khỏi khi dể?
-Thôi xin cô từ bỏ ý định đó đi. Ra tới đó ói thóc, ói lúa, ói mửa tới mật xanh, ói banh túi mật lo làm mồi cho cá ăn còn đâu bình tĩnh để ngắm cảnh..... .phải không em ?
Tân nhìn Vân thương hại, biết cô nàng bị nắm yếu điểm, đang im lặng chờ dịp để tấn công lại. Tân nhặt hòn đá dưới chân dang tay liệng ra xa, các bọt nước trắng văng tung tóe rơi nhẹ trên những vòng tròn đồng tâm đang dãn dần và từ từ biến mất. Bên cầu nhiếu chiếc ghe đang neo bến, mọi người cố gắng đưa số cá, tôm lên bờ để cân bán, tiếng rao ơi ới vang dội quang cảnh thật tấp nập. Nắng đã lên cao những tia nóng đang rọi xuyên cành cây làm thành những bóng nhảy nhót trên mặt cầu, che lấp bóng người trải dài di động. Tân nhìn những giọt nắng lung linh đang chảy ngang màng tai và chuyển dần xuống cần cổ trắng ngần của Vân mà lòng dâng cảm giác lạ. Mình đã thương nàng rồi sao? Tân thầm nghỉ. Hôm nay nàng đẹp thật. Vân có vầng trán cao, tóc búi ngược ra sau, hiện rõ nét duyên dáng, nhí nhảnh, dễ thương, với gương mặt trái soan, nhất là đôi mắt tròn đen láy thu hút lòng chàng.
Tân chợt cười. Vân xoay qua bắt gặp vội hỏi :
- Có gì bí mật mà cười vậy ?
-Đang cười em đẹp với đôi mắt đen tròn tưạ... hai hột nhãn như vừa lượm dưới đất gắn lên, con gái xóm vườn có khác.
Vân chống chọi:
- Ngưới ta có cầu chứng đàng hoàng, đừng nói thêm nha bạn, của thiệt đó.
Tân nghiêm nghị nhìn khoảng trời xa, đại dương rộng bao la, biển trong xanh, những ngọn sóng cứ vỗ ào ạt không ngừng và tiêp tục tuôn vào bờ. Một chốc lâu, quay lại nhìn Vân, nàng đang cố gở những sợi tóc rối bay lòa xòa trước trán, chàng khẽ nói:
- Nầy Vân!
- Dạ !
- Anh yêu biển vô cùng , sau nầy nếu có dịp, anh sẽ xin vào Hải Quân để vừa đền ơn tổ quốc, vừa thỏa được chí tang bồng hồ hải, có dịp đi đó đây và mỗi buổi chiều được ngắm cảnh mặt trời lặn.....
- Thiệt hả !
Thấy Tân im lặng, nàng giễu cợt:
- Vậy là từ đây " Với biển cả anh là thủy thủ... ù ..ư... phải không" ?
Tiếng ừ...ư nàng ráng ngân và kéo dài, sau đó nàng ngâm tiếp bài thơ:
Đường nào dài bằng đường...... Trần Hưng Đạo,
Lính nào xạo.... bằng lính Hải Quân,
Thương em anh hảy thật lòng,
...............................................................................
Vân vừa chạy vừa ngâm nga, dù mất hút ở cuối đường, nhưng tiếng nàng vẫn vang đâu đây, Tân mĩm cười với bài thơ dân gian và hành động nhí nhảnh của nàng mà lòng dâng lên cảm giác ấm áp dù chưa tỏ tình với nàng lần nào.

***********
Chiếc ghe 6 blốc đầu bạc rung từng hồi từ từ tách bến lui ra giữa dòng sông, bên kia cồn neo bến đứng đợi, sau khi công an cấp giấy, cho phép những người có tên trong danh sách rời VN theo diện vượt biên bán chánh thức. Trên bờ cảnh hổn loạn xảy ra, giữa người đi kẻ ở lại, những lời dặn dò, những cái bắt tay từ giã đầy nước mắt, bên cạnh một số người gan dạ vào giờ chót dùng số vàng hiện có, lo lót cho công an để được xuống ghe nhỏ qua cồn tránh điểm danh. Mặc dầu chính quyền từng đứng ra tổ chức nhiều chuyến chu đáo nhưng cảnh chen lấn vẫn xảy ra, gia đình nào cũng muốn xuống trước, không muôn bị bỏ lại với bất cứ lý do nào, đây là kinh nghiệm của những người đi trước. Hết sắp hàng, rồi điểm danh, thấy danh sách chưa đúng, lại điểm danh rồI sắp hàng. Nhiều cái đầu lố nhố đứng lên, ngồi xuống, bóng người xiêu vẹo, tên bộ đội vai mang AK đi tới đi lui, cánh tay dang ra đếm từng hàng một, miệng cứ lẩm bẩm:
- Nạ thật, sao nại rư lăm đầu !
Thằng sĩ quan công an đang chờ đàn em báo cáo, nóng ruột đốt Vàm Cỏ hết điếu nầy tới điếu khác, một tay cầm xấp hồ sơ dầy cộm, tay kia lau mồ hôi ở trán và cổ liên tục, mặt đỏ hừng hực, cau có. Cho tới gần xế chiều, chỉ mới xong 4 toán, số còn lại gom vào một toán nhỏ chờ ghe để sang sông. Tân và thủy thủ đoàn được đưa xuống ghe đăng ký trước, sau khi công an kiểm soát kỹ toàn diện cho vấn đề an ninh, chắc chắn ghe không có tàng trữ vũ khí và chất nổ.

Làm việc dưới ghe gần năm qua, với nhiệm vụ tài công, được chủ ghe ưu đãi, trọng dụng, Tân toàn quyền huấn luyện thủy thủ đoàn và tìm mua các dụng cụ hải hành vừa ý mình. Hải bàn phải to và chính xác, Tân sáng chế thêm vòng xoay bằng đồng đặt phía ngoài la bàn để nhắm hướng đối vật, chấm tọa độ. Ngoài ra những lần ghe chạy thử đường trường, mỗi lần vận tốc thay đổi theo khoảng đường đi đều được ghi chú tường tận kể cả vị trí các hàng đáy, và các phao ở cửa biển mà trước đó chưa nhật tu trên hảI đồ. Mọi thứ chuẩn bị xong chờ ngày lên đường. Tân nhìn lại bầu trời lần cuối. Quê hương mình tuyệt đẹp, từng hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng lung linh, những lục bình trôi dào dạt bên bờ, xa xa vài mái nhá ven sông, khói chiều lơ lửng bay trong gió, các trẻ em nô đùa vô tư lự. Nắng quê hương lúc nào cũng ấm, tình người lúc nào cũng thân thiện nhưng tại sao phải chia ly, có cảnh biệt ly nào mà hoan hỷ ? Thời gian dài ở quân trường, 5 năm phục vụ trong hải quân giúp chàng thực hiện được giấc mơ và học hỏi nhiều kinh nghiệm hảI hành. Nhưng khoảng thời gian qúa ngắn chưa đủ để một thanh niên hiểu cặn kẻ ý thức hệ chiến tranh và làm trọn trách nhiệm với tổ quốc. Cuối cùng, chiến tranh đột ngột chấm dứt gây ngạc nhiên, uất hận, luyến tiếc cho mọi người. Ngày trở về từ trại cải tạo chẳng sung sướng gì. Tân chứng kiến cảnh tan nát của gia đình, cha chàng lâm trọng bịnh sau đó chết trong lao tù, 1 đứa em vẫn còn bị giam sau chuyến vượt biên có vũ khí bị đổ bể, ghe bị tịch thu, nhà bị quản lý, ấp xóa tên hộ khẩu của tất cả những người trong nhà. Không gì đau khổ cho bằng nơi chôn nhau cắt rún của mình mà không được lưu trú, chánh quyền từ chối cấp giấy vô hộ khẩu, Tân tạm di chuyện về nhà bà con, một xã nhỏ lân cận ngọai ô Saigon để sinh sống. Một buổi chiều Tân hẹn Vân ở bãi dâu, nơi mà từ lâu vắng bóng người, lưa thưa vài cặp tình nhân hẹn hò trên những tảng đá rong rêu xanh rì, dưới rặng cây che khuất.
- Bãi biển vẫn như xưa, nhưng mà vắng qúa hở em? Tân thì thầm hỏi.
- Chế độ mới,mọi vật không thay đổi, chỉ có con người thay đổi mà thôi. Vân tiếp: người người cơm không đủ no,mặc không đủ ấm làm gì có thời giờ ra tắm biển?
Tân nhìn những bọt biển trôi dạt vào bờ, các ngọn sóng cứ vỗ không ngừng làm thành đóa hoa biển nở to, dần dần lan rộng, sau cùng để lại khoảng trống ướt trên bãi, xóa nhòa các vết tich trước đó. Xa xa vài cánh chim trời bay lượn, thỉnh thoảng kêu lên vài tiếng nho nhỏ, phia sau mặt trời sáng rực đang dần dần chìm xuống chân trời.
- Nhiều buổi chiều trống trải, sau giờ dạy học, em thường ra đây tìm không gian thanh tịnh, nhìn biển của anh và nhất là thích ngắm cảnh mặt trời lặn như lúc nầy, giờ đây em mới biết, ngoài cái động bon chen xô bồ, còn có cái tĩnh làm tâm hồn con người thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Vân ngẩng đầu nhìn lên cao, đôi chim trời tung tăng bay lượn giữa bầu trời bao la, bên dưới mặt biển phản chiếu đủ màu trên những ngọn sóng lăng tăng, một buổi chiều thật đẹp, nàng hít một hơi nhẹ, nhắm mắt từ từ tựa đầu trên vai Tân để nghe tiếng đập của con tim, để nghe biển hát và tiếng sóng vỗ của đại dương ..............

Giọng la hét khàn khàn đầy chất nhựa thuóc vang dội và tiếng súng nổ của thằng bộ đội gác ở đầu cầu làm Tân gìựt mình hướng về đuôi ghe nơi có vài người cầm súng tuôn chạy xuồng:
- Bắt chúng nại, định vượt biên hả ?
Ánh đèn pha rọi thẳng về phía có tiếng động, chỉ thấy chiếc xuồng nhỏ lềnh bềnh, vài tiếng đập nhẹ rung động mặt nước yên lặng, bóng ngưới biến mất, mọi người hồI họp, chờ đợi.
Tân đang tập họp thủy thủ đoàn, mà cũng phì cười với gương mặt khẩn trương của thằng bộ đội. CuốI cùng mọi người được điểm danh không biết lần thứ mấy, từ cồn lần lượt xuống ghe, Vân và Định (em trai Vân) có mặt trong lúc nầy. Chiếc ghe sau khi được tân trang từ một ghe đánh cá trở thành ghe chở hành khách với 2 tầng hầm, dự trù chở 150 nay vượt hơn số lượng 20 người do công an gỡi, nên chổ ngồi chật chọi hơn. Tới gần nửa khuya, mọi việc xong xuôi, giỏ xin tiền của bọn công an đặt ở đầu cầu cũng đã đầy ấp hình bác Hồ nhìn thẳng, vì ai cũng nghỉ từ đây không còn cơ hội xài nữa và lúc nầy ghe từ từ tách bến. Bên kia bờ, ánh đèn vàng hiu hắt, khô cằn không đủ sáng từ cột đèn rọi xuống đám người thân nhân lố nhố, kẻ đứng người ngồi, kẻ nằm, người đi tới lui như không yên tâm, để rồi sau cùng vẫy tay chào biệt, người trên bờ, kẻ dưới ghe tất cả cùng chung ý nghỉ ..bao giờ sẽ gặp lại.

Gần sáng hôm đó theo hướng dẩn của ghe công an, được lệnh miệng phải thu nhận thêm 40 người nữa tại cửa biển, lần nầy do công an biên phòng gởi. Tân xoay qua hỏi ông Chương, chủ ghe:
- Sao không cho tôi biết trước, tôi có thể cho ghe vọt luôn, bọn họ rượt sao kịp.
- Mình bỏ biết bao công lao và của cải rồi, đừng để chuyện nhỏ mà gây trở ngại cho mọi người, vả lại bọn họ có vũ khí đó. Ông Chương phân trần.
Tân cãi lại:
- Nếu biết trước ghe chở quá só lượng tôi sẽ không đi chuyến nầy đâu ?
Nhìn chủ ghe gãi đầu....Tân thấy mình cũng lỡ lời, chuyện xảy ra ngoài ý muốn, vả lại gia đình ông Chương cũng đi trên chuyến nầy. Chàng lắc đầu xoay người nhìn lại quê hương lần cuối. Vũng Tàu trước mặt, hàng dừa xanh chạy dài dọc theo bãi trước, các quán cóc im lặng vắng người, mọi người còn chìm trong giấc ngủ, chỉ có vài ghe đánh cá đang neo bến Cầu Đá, một vài bóng lay động. Phía trên núi, ngọn hải đăng vẫn nằm sừng sững vài giây chớp tắt chói sáng, phía xa dinh ông Thượng chênh vênh nàm giữa lưng núi chìm trong màn sương của buổi sáng. Tân nắm tay Vân, cả hai nhìn lại nơi chồng chất đầy kỷ niệm của hai đứa từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành của thời gian đẹp nhất đầy dấu chân của hai người. Những bờ biển với bãi cát trắng mịn từ bãi dứa, bãi dâu, bãi trước, đến bãi sau, bãi ô quắn là nơi hò hẹn đẹp nhất nay chỉ còn là kỷ niệm, như con đường vòng núi lớn đầy lá me bay mỗi khi gió biển thổi thốc vào, bên trên là Thích Ca Phật Đài nơi thăm viếng của khách thập phương mà từ đó có thể thấy bao quát vùng biển trước mặt. Có cái gì ươn ướt trên mắt Vân, nàng xoay mặt đi để tránh cái nhìn của Tân, trước khi chàng cho ghe thẳng hướng ra khơi.

Từ tọa độ đầu tiên theo ba hướng đối vật và tiếp tục mỗI 10 phút, hướng gió và sóng biển ảnh hưởng đến độ dạt, Tân dùng các chi tiết vẽ đường đi theo hải phận quốc tế trên hải đồ, bởi vì đi cận duyên sẽ dễ gặp hải tặc Thái Lan hoặc ghe cướp Mã Lai. Cho đến chiều, Vũng Tàu chỉ còn là bóng mờ, Tân kiểm sóat lại tọa độ lần nữa trước khi cho ghe chạy theo hướng phỏng định. Biển bắt đầu động mạnh, những cơn sóng làm chiếc ghe nhồi lên xuống không ngừng, nước ngập mũi ghe, không kịp để thoát ra ngoài, tiếng nôn mửa vang dội và mùi dầu xanh nồng nặc. Vân lúc nầy mặt mày xanh xao, nàng đã mửa đến khi không còn thức ăn nôn ra ngoài, ủ rủ trong buồng lái, bên cạnh chiếc ghế Tân ngối lái, thều thào như muốn nói. Tân cũng mệt lắm rồi, hôm nay là ngày thứ 2, lênh đênh trên biển, xuôi nam theo hướng định trước ,gặp đủ loại tàu vượt qua, nhưng chẳng chiếc nào ngừng để cứu vớt. Phần chiếc ghe chở quá trọng lượng, di chuyển chậm dần,mặt nước và mặt ghe cách nhau chỉ vài gang tay, mọi người cầu trời cho chuyến đi bình yên. Cuối ngày thứ 3 gặp dàn khoan dầu, nỗi vui mừng trên mặt mọi người, nhưng không lâu họ cho biết chỉ cung cấp thực phẩm, thuốc men, cho dầu cặn và đuổi đi. Tân xin toạ độ của dàn khoan trước ghe khi bị cắt dây. Nhờ vị trí đó,Tân biết chính xác toạ độ hiện tại vẽ lại đường đi quyết định xuôi nam đến Nam Dương. Hai ngày sau, biển động rất mạnh, chiếc ghe hầu như không tiến bao nhiêu .Vỏ ghe bắt đầu kêu kẽo kẹt, sau đó tiếng la từ khoang chứa hành khách vang dội, đáy ghe bị bể, mọi người chen nhau di chuyển lên trên để ra khỏi hầm, nước tràn vào từ mũi và khoang trước. Vì tình trạng rối loạn, không ai chủ tâm giữ chặt chỗ bể, chiếc ghe nhanh chóng chìm trong làn nước tối tăm...........

Khi Tân tỉnh dậy thấy mình nằm trong căn chòi, chung quanh vài chục người nằm thoi thóp.Tân không rõ chuyện xảy ra, chỉ nhớ lúc nước tràn vào buồng lái, vội nắm tay Vân nhưng luồng nước quá mạnh, đẩy mọi người ra ngoài và sau đó không thấy Vân và Định nữa.Tân và một số người được ghe câu của dân địa phương cứu đưa về đảo Terampa, một quần đảo của Nam Dương, cách đảo Galang một ngày đường. Ngày ngày trên bãi biển vắng người, bên những ghềnh đá im lặng cô liêu, Tân rã rời chờ đợi Vân trở về dù hiện thực hay ảo tưởng. Cũng là bãi biển nhưng sao thật xa lạ, người đi kẻ ở lại có gì vui, hai chử Tự Do chàng phải đánh đổi sinh mạng Vân và cả bản thân mình. Nhiều buổi chiều đi dọc theo bờ biển hy vọng một dịp may nào đó Vân có thể về đảo bình yên, nhưng càng ngày càng ít cơ may. Một tháng trôi qua trong nhung nhớ, chàng thật sự đã mất Vân, tuyệt vọng theo ngày tháng dù cảnh chiều tà trên hải đảo thật đẹp nhưng chẳng còn ý nghỉa gì nữa. Tân không tin mình vẫn còn sống sót trên chuyến ra khơi định mệnh ,một phiến đời thoáng qua, chưa có dịp cùng Vân ngồi bên ghềnh đá nghe biển hát và nhìn mặt trời lặn trong khung cảnh tự do. Từ đây chàng chắc chắn mất Vân vĩnh viễn. Mỗi ngày ngồi đây một mình, da thịt se lại, lòng chàng khẻ rung động với những kỷ niệm lần lượt trở về, chàng thì thầm như muốn nói với Vân:
 

Quen em rừng lá chưa thay
Yêu em từ độ chim bay cuối trời
Sắt se từ chuyến ra khơi
Rừng nay thay lá, em nơi phương nào ?


Tx2 Võ Kiêm Huy
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm