Quán Bên Đường
Một nén hương lòng dâng lên Cố Tổng Thống Trần Văn Hương.
Tình cảm đầy lễ giáo tạo nên đạo đức của người kẻ sĩ thời đại là Cụ Trần văn Hương Tổng Thống dân cử thứ ba của thể chế Việt nam Cộng Hòa làm cho chúng ta nhớ lại hình ảnh của một Chu Văn An, bậc đại sĩ thời nhà Trần cách nay đã 700 năm là một biểu hiện của nhà nho, kẻ sĩ yêu nước, người đã vạch ra đường lối giáo dục để đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài lỗi lạc. Qua hình ảnh và đưòng lối của Kẻ Sĩ Chu Văn An làm hình ảnh tôn sư trọng đạo,thương nước yêu nòi… Thời của những kẻ sĩ đã lấy nhân đức để trị vì thiên hạ với ý niệm “Dân Vi Qúy”, thời điểm đó đã xuất hiện không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước.
Rồi bước sang hậu bán thế kỷ thứ 19 chúng ta có kẻ sĩ tiết tháo Phan Thanh Giản đã sống vì dân, chết vì nước luôn coi sinh mệnh của toàn dân, an ninh bờ cõi của đất nước mới là quan trọng, coi cái chết của bản thân nhẹ tựa lông hồng… Tiến sĩ Phan Thanh Giảng là một sự phản chiếu từ hình ảnh của Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ với phương tram “Thắng không Vinh, thua không nhục”. Nhưng cũng trong miền đất ruộng đồng thẳng cánh cò bay, nơi có chín con rồng biểu tượng sự linh thiêng cho nòi giống Lạc Hồng , dọc theo bờ biển trù phú của đất nước Việt Nam. Ở thời điểm cuối thế kỷ thứ 20 chúng ta lại may mắn có một kẻ sĩ thời đại đầy tiết tháo, đầy sĩ khí và đức độ, bao dung sống cho dân, chết vì nước.
Đó là vị Tổng Thống dân cử thứ ba của Việt nam Cộng Hoà:
Cụ Tổng Thống TRẦN VĂN HƯƠNG – mà chúng tôi xin được mạn phép gọi Cụ là “ Người kẻ sĩ thời đại”.
* Trước đó, tối ngày 18.4.1975, đại sứ Hoa Kỳ Martin đã thông báo với đại sứ Pháp Mérillon rằng Hoa Kỳ sẽ buông Việt Nam. Ông đại sứ Mérillon đã chuyển lời nói này cho Phó Tổng Tổng Thống Trần Văn Hương. Cụ đã trả lời:
- Ông đại sứ à, tôi đâu có ngán Việt cộng. Chúng nó muốn đánh, tôi đánh tới cùng. Tôi không muốn lưu vong xứ người. Nếu trời hại nước tôi, tôi xin thề ở lại và mất theo nước này.
* Cuộc điện đàm sau cùng của Tổng thống Trần Văn Hương và Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ. Trước khi người Mỹ quyết định bỏ mặc cho VNCH tự chiến đấu chống cộng sản. Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã chính thức gập Tổng Thống Trần Văn Hương và nói với ông Cụ :
« Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già»
Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời :
«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»
Trong phần mở đầu của bài diễn văn, Tổng Thống thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa đọc trước quốc hội lưỡng viện vào sáng ngày 26 tháng 4 năm 1975(Tức là chỉ có 4 ngày trước khi Việt nam Cộng Hòa bị rơi vào tay cộng sản bắc việt..)
Tổng Thống Trần Văn Hương đã nhìn thấy những hiểm hoạ đang ụp xuống lên hơn 30 triệu đồng bào của Cụ sau 21 năm hy sinh chiến đấu dũng cảm của Quân- Dân- Cán- Chính để bảo vệ bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa, ngõ hầu mang lại Tự Do – No Ấm cho toàn dân miền nam,với lời nói thật chân tình đầy quả cảm tự đáy lòng của một người lãnh đạo cả đời dấn thân hy sinh cho đại cuộc :
“Tôi nhiệm chức hôm nay đã được năm ngày. Nói rằng ở đây để đọc một cái thông điệp, tôi không có cái táo bạo như vậy, bởi vì tình thế nghiêm trọng của đất nước. Vả lại như quý vị đã biết, tôi không quen nói những lời văn hoa mà không có ý nghĩa, cho nên tôi xin thưa trước quý vị đây không phải là một thông điệp. Đây chẳng qua là lời thành khẩn, thật tình của một người vì nước, đến trình bày mọi việc để quý vị rõ và quyết đoán.
Thưa quý vị, tình trạng đất nước khó khăn như thế nào, có lẽ quý vị đã biết rõ rồi. Tổng thống trao quyền lại cho tôi chẳng những là khó khăn, mà còn rất là bi đát. Bởi vì như quý vị đã biết, trong bốn vùng của chúng ta, hiện giờ chúng ta đã mất hơn hai vùng rồi, còn lại vùng III và vùng IV thì đã sứt mẻ, và sứt mẻ này có thể một ngày một lan rộng, và tình trạng khốn khổ, đau thương chẳng những là của toàn xứ mà của cả Sài Gòn và Chợ Lớn này trong những ngày gần đây.”
Chính vì Tổng Thống Trần Văn Hương là người xuất thân từ giới bình dân nghèo trước khi trở thành người trí thức tiêu biểu của miền nam Việt Nam, với một ý chí cao cả, một trái tim nồng nàn yêu nước thương dân, một lý tưởng quốc gia chân chính, người kẻ sĩ “MỘC MẠC ĐẦY CHÂN TÌNH VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC” như ông. Nên Cụ đã chấp nhận định mệnh của chính mình.
Đức tính lãnh đạo ấy của Tổng Thống Trần Văn Hương đã trở thành một biểu tượng “TRONG GIỚI SĨ PHU THỜI ĐẠI”đầy hào khí, đó là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu một mất một còn chống lại đại khối cộng sản quốc tế. Nhiều chính khách, ký giả, nhà báo, giáo chức, cấp chỉ huy Quân Đội sinh trưởng tại miền đồng bằng nam bộ… rất tự hào khi nhận mình là học trò của cụ, và đều kính cẩn thưa với vị thày khả kính hằng dạy dỗ văn hóa và đạo đức cho mình bằng tiếng “THẦY” rất trân trọng.. Những người không phải là học trò của Tổng Thống Trần Văn Hương khi trước thì thưa với tổng thống là “CỤ”, để tỏ lòng cung kính nhà lãnh đạo tài đức song toàn của quốc gia.
Trong bối cảnh đất nước ly loạn dầu sôi lửa bỏng nghiêng ngửa, giữa cơn hoạn nạn đày phong ba bão táp như vậy, giặc cộng đã và đang bao vây trùng điệp bên ngoài Thủ Đô Sài Gòn, ngày 21 tháng 4 năm 1975 Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đã nhận trách nhiệm của một vị “ Tổng Tư Lệnh” TRONG THỜI CHIẾN từ tay người Tổng Thống tiền nhiệm Nguyễn Văn Thiệu một di sản quá nặng nề với tình trạng quân lực và tinh thần của quân dân đầy tơi tả sau khi rút từ vùng I và vùng II về cố thủ sau vĩ tuyến 13 từ Phan Rang trở vào đến mũi Cà Mâu..
Ở tuổi 71, sức khỏe suy kém, đôi chân phải nhờ đến chiếc gậy chống, vị Tổng Thống thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa vẫn hùng hồn và dứt khoát khẳng định cùng với quân dân Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục chiến đấu. Ngày 22.4.1975, trong cương vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội, Tổng Thống Trần Văn Hương đã ký ngay một nghị định tăng lương thêm 10,000 đồng phụ cấp cho tất cả quân nhân tác chiến để xác định rõ tấm lòng thương mến của cụ dành cho người quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để nâng cao tinh thần chiến đấu của Quân Đội, sẵn sàng quyết chiến với giặc trong cuộc tử sinh cuối cùng.
Đồng thời Tổng Thống Trần văn Hương cũng ra lệnh tức khắc ngừng việc cấp giấy xuất ngoại cho bất cứ công dân Việt Nam Cộng Hòa nào được ra khỏi nước trong giờ phút thập tử nhất sinh, nếu không có sự chuẩn thuận của Tổng Thống.
Không vì bất cứ lý do gì trong lúc những người chiến sĩ đang ngày đêm gian nan hy sinh sẵn sang đổ máu ngoài tiền tuyến để ngăn chống giặc cộng đang tấn công vũ bão khắp các chiến tuyến, mà cụ lại có thể ban “đặc ân” cho một số người chạy trốn cuộc chiến để được vinh thân phì da một cách hèn mạt như vậy!!!
- Đích thân Tổng Thống Hương duyệt xét từng hồ sơ xuất ngoại một, để bảo đảm rằng không có sự lo lót hối lộ trong đó (?)
Mặt khác , trên cương vị Tổng Tư Lệnh Tổng Thống Trần Văn Hương ngợi khen chiến thắng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Ngày 25.4.1975, Tổng Thống Hương đã dùng trực thăng đến Căn Cứ Long Bình vinh thăng Thiếu Tướng tại mặt trận cho Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, cũng như ân thưởng cấp bậc và huy chương cho tất cả chiến sĩ có công trong việc ngăn chặn địch quân.. Trước đó vài ngày, Cụ cũng đã bay xuống Thủ Thừa để tuyên dương công trạng của Trung Đoàn 12, thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh và đặc cách thăng cấp Đại Tá tại mặt trận cho Trung Tá Đặng Phương Thành, Trung Đoàn Trưởng. Không chỉ chăm lo việc binh bị và đời sống của chiến sĩ, Tổng Thống Trần Văn Hương còn góp tay vào tất cả mọi lãnh vực xã hội khác trong quyền hạn của mình… Cụ Tổng Thống Trần Văn Hương là một chiến sĩ quốc gia chân chính, là một kẻ sĩ đạo đức thiết thực dầy lòng nhân ái, thanh liêm và nghiêm minh trong vai trò Chủ Tịch Ủy ban Bài Trừ Tham Nhũng, cụ đã chọn Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu một vị tướng nổi tiếng là thanh liêm trong vai trò phụ tá để bảo đảm trong công việc trong sách hoá guồng máy chính quyền.
Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1904 tại làng Long Châu thuộc quận châu thành Vĩnh Long trong một gia đình thanh bạch, thuở nhỏ rất thông minh và hiếu học, nên song thân đã tằn tiện chắt mót hy sinh cho người con để có thể gửi cụ ra tận Hà Nội học Trường Cao Đẳng Sư Phạm. Chúng ta phải hiểu rằng, thời Pháp thuộc, một học sinh lấy được bằng Cao Đẳng Tiểu Học đã quá khó khăn, rồi phải vất vả đến như thế nào để đậu được bằng Thành Chung (Diplome), tương đương với bằng Trung Học Đệ Nhất cấp sau này. Người Pháp chủ trương hạn chế trí thức Việt Nam, và mở mang dân trí thuộc địa một cách nhỏ giọt, nên những học sinh phải thật xuất sắc mới có thể đậu được bằng Tú Tài II (Baccalaureat) . Để được nhận vào Trường Đại Học Y Khoa hay Cao Đẳng Sư Phạm thời thập niên 30-40 là một con đường dốc thẳng đứng không biết bao nhiêu gian nanmới có thể đạt được ước nguyện. Sau khi tốt nghiệp Cao Đảng Sư Phạm tại Hà Nội, người giáo sư trẻ Trần Văn Hươngthời đó được bổ nhiệm về dạy Trường Le Myrle de Vilers ở Mỹ Tho. Người thầy giáo bồi hồi trong niềm hãnh diện và sung sướng khi được trở về đứng trên bục giảng ngay tại ngôi trường xưa mà ông đã theo học từ những năm trước để có thể dìu dắt các thế hệ đàn em có thể tiến bước theo ông.. Trong những năm 1943 – 1945, giáo sư Trần Văn Hương dạy môn văn chương và luân lý. Vài năm sau ông được đổi lên làm Đốc Học tỉnh Tây Ninh, một chức vụ đầu tỉnh về ngành giáo dục.
Dù có được đào tạo trong môi trường giáo dục của chính quyền bảo hộ Pháp, là một giáo sư trong môi trường có quá nhiều cạm bẫy ân sủng do người Pháp đưa ra. Nếu cứ chiụ khuất phục giống như nhiều người để con đường hoạn lộ được thong dong thì chắc chắn sẽ không có danh thơm là một kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất Trần văn Hương sau này. Mùa thu năm 1945, Việt Minh, tổ chức cộng sản trá hình của cộng sản Việt Nam đã nổi dậy cướp chính quyền khắp ba miền bắc-trung-nam của Việt Nam. Trần Văn Giàu, một Xứ Ủy cộng sản tại miền Nam trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, đã tiếp xúc và xin cử giáo sư Trần Văn Hương làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng tỉnh Tây Ninh, một chức vụ tương đương với Tỉnh Trưởng sau này. Nhưng làm việc với Việt Minh không được mấy tháng, giáo sư Trần Văn Hương đã nhận thấy ngay bộ mặt thật của cộng sản được che bởi chiếc mặt nạ kháng chiến. Vì thấy cộng sản chủ trương khủng bố, ám sát và thủ tiêu những người yêu nước có tinh thần quốc gia, giáo sư Trần Văn Hương xin từ chức, và tìm cách bỏ về thành phố chọn cho mình một con đường kháng chiến khác. Ban đầu ông giữ một chân bán thuốc Tây cho nhà thuốc của dược sĩ Trần Kim Quan ở góc đường Lê Lợi và chợ Bến Thành.
Sau khi Tổng Thống Ngô Đì nh Diệm đã bị nhóm quân phiệt hạ sát chết ngày 2.11.1963, thời gian kế tiếp là một loạt biến động và hỗn loạn trong chính trường Việt Nam Cộng Hòa, Quốc Sách Ấp Chiến Lược do ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu khởi xướng đã bị nhóm quân nhân đảo chánh dẹp bỏ, Hà Nội nhân cơ hội đó cho tăng cường xâm nhập bộ đội lên đến hàng trăm ngàn người, đồng thời đẩy mạnh kế hoạch phá hoại chính trị Miền Nam. Tháng 11.1964, chính phủ dân sự của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu đã mời cựu giáo sư Trần Văn Hương lập nội các, sau khi được Hội Đồng Tướng Lãnh trao trách nhiệm lèo lái quốc gia lại cho giới dân sự .Thủ Tướng Trần Văn Hương với chính sách không nhân nhượng những yêu sách vô lý của Phật giáo mà ông biết rõ đã có sự nhúng tay của các phần tử cộng sản trà trộn, đã vấp phải sự chống đối của nhiều tăng ni. Chính quyền của Thủ Tướng Hương đã rất kiên nhẫn chịu đựng những công kích các kẻ hở của thời kỳ chuyển tiếp đầy u ám từ phía đối lập và Phật giáo, để dồn nỗ lực đối phó với cuộc xâm lược trước mắt của cộng sản. Thủ Tướng Hương chủ trương tôn giáo không dính líu đến chính trị nên đã cương quyết không đáp ứng thỏa đáng những đòi hỏi có tính cách chính trị của nhóm Phật giáo.
Nhiều người đã không nhận ra rằng những việc cấp thiết nhất phải là cùng góp tay ngăn chống làn sóng cộng sản trước đã. Những tay tình báo chiến lược cộng sản giả dạng nhà tu đã khai thác, kích động tăng ni xuống đường chống phá chính quyền quốc gia. Đương đầu với giặc ngoài chiến trường không khó, nhưng khó là ở chỗ đề phòng những cú đâm lén từ phía sau lưng. Dưới áp lực đó, nên đến ngày 28.1.1965 Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu đành phải thay thế ông Trần Văn Hương bằng bác sĩ Phan Huy Quát.
“Thủ Tướng Phan Huy Quát không xa lạ gì với ông Trần Văn Hương, vì cả hai vị đều là những nhân sĩ đồng chí trong nhóm Caravelle năm 1960, còn được gọi là nhóm Tự Do Tiến Bộ. Năm 1960, nền Đệ Nhất Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình chính trị, khi dân chúng bắt đầu ta thán những sự lạm quyền quá đáng từ những anh em của ông. Tình trạng này ít nhiều đã khơi thêm hố ngăn cách giữa dân chúng và chính quyền, mà chỉ có lợi cho cộng sản Hà Nội. Chiến tranh du kích do cộng sản phát động đã ngày càng lan rộng, cán bộ cộng sản luôn tìm dịp móc nối và thuyết phục những nhóm chống đối chính quyền. Băn khoăn trước tình thế nguy hiểm đó, một nhóm trí thức, nhân sĩ quốc gia đã họp lại với nhau tìm một phương cách mềm dẽo và hợp lý khả dĩ thuyết phục được chính quyền lắng nghe nguyện vọng từ phía đối lập, trong đó gồm những chính khách nặng lòng với đất nước như : Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Ngọc An, Trần Văn Tuyên, Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Văn, Huỳnh Kim Hữu, Phan Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỉ, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, linh mục Hồ Văn Vui. Đặc biệt hơn cả là sự tham gia của ông Trần Văn Đỗ, chú ruột của bà Trần Lệ Xuân phu nhân cố vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 26.4.1960, tất cả là 19 vị nhân sĩ đối lập của nhóm “Tự Do Tiến Bộ” đã họp tại nhà hàng Caravelle, nên còn được gọi là Nhóm Caravelle. Một bức thư tâm huyết được soạn thảo và gửi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Những thuật ngữ gửi cho vị nguyên thủ quốc gia đã được cẩn thận viết với lối văn hòa nhã, cung kính và lễ độ, đưa ra những nhận xét về tình hình đất nước và đề nghị chính phủ một số biện pháp để cải thiện tình hình, mở rộng nền tự do dân chủ. Một khi người dân được hưởng những quyền lợi đó, họ sẽ nỗ lực để bảo vệ chính phủ Miền Nam chống lại chế độ độc tài Miền Bắc. Chính là nhân dân sẽ tranh đấu bảo vệ một chính phủ dân chủ và cho những quyền lợi tự do thực sự của họ. Thật đáng tiếc, bức thư được gửi đi đã không được trả lời. Vài ngày sau có lệnh bắt giam 19 nhân sĩ Caravelle, một số trốn thoát, nhưng nhà giáo Trần Văn Hương, cựu Đô Trưởng Sài Gòn thời Thủ Tướng Diệm năm 1954, thì bị bắt và tống giam, trong đó có ông Trần Văn Đỗ cũng bị nhốt vào Trại Võ Tánh. Tập thơ “Lao Trung Lãnh Vận” nổi tiếng của nhà giáo Trần Văn Hương đã hình thành trong thời gian này. Mãi đến tháng 7.1963, Tòa Án Quân Sự Sài Gòn đã tuyên bố tha bỗng cho tất cả người tham dự nhóm Tự Do Tiến Bộ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình và nhượng bộ của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Cụ Trần Văn Hương trở lại tham chính lần nữa trong chức vụ Thủ Tướng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, khi cụ được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời lập nội các, đó là chưa kể cụ đã hai lần làm Đô Trưởng Sài Gòn. Thủ Tướng Hương làm việc từ 28.5.1968 đến 1.9.1969 thì nhường văn phòng lại cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Mặt khác Cụ Trần văn Hương với tư cách Thượng Nghị Sĩ, với cái dũng khí của một kẻ sĩ và dòng máu kiên cường uy vũ bất năng khuất của dân tộc Việt Nam đã đứng ra tổ chức một cuộc họp báo có đông đủ ký giả trong và ngoài nước chỉ trích MACV đã không hành xử đầy đủ cam kết của mình thậm chí đã làm rúng động đến tận Hoa Thịnh Đốn bằng cuộc họp báo Lam Sơn 719 Hạ Lào của Cụ.Quan tâm theo dõi tình hình tiến quân và những tổn thất của đại quân Việt Nam Cộng Hòa trên đất Hạ Lào từ những ngày đầu tháng 2.1971, Cụ đã rất đau lòng đọc những báo cáo bất lợi dồn dập gửi về Sài Gòn cho biết Không Lực Hoa Kỳ nại cớ thời tiết xấu đã không yểm trợ đầy đủ hỏa lực theo đúng kế hoạch hành quân mà đã do chính MACV (Military Assistance Command, Vietnam : Bộ tư Lệnh quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam) dành quyền soạn thảo. Những phi công gan dạ thuộc Không Quân Việt Nam vì tình chiến hữu, quá xót xa đã cất cánh xuất kích, bất chấp nhiều tổn thất. Con số chiến thương và tử trận của quân ta càng lên cao mà thiếu phương tiện yểm trợ và tải thương,
Đứng trước một sự thật như thế, MACV đành phải ra lệnh cho Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ đáp ứng yểm trợ hỏa lực tích cực hơn nữa. Cũng nhân câu chuyện này, xin được dành vài hàng vinh danh các phi công Hoa Kỳ đã anh dũng hy sinh hay bị thương trên chiến trường Hạ Lào để yểm trợ cho những người bạn huynh đệ chi binh Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi cuộc hành quân Lam sơn 719 kết thúc, số lượng trực thăng khả dụng của sư Đoàn 101Không Kỵ Hoa Kỳ bị hao hụt 92 chiếc, 102 nhân viên phi hành tử trận, 215 chiến thương và 53 mất tích. Nhờ có sự can thiệp của Nghị Sĩ Hương và lệnh phi yểm của MACV nên quân ta đã rút về được Việt Nam cuối tháng 3.1971 với những tổn thất nhẹ. Sư Đoàn Nhảy Dù đã trao tặng Nghị Sĩ Trầ n Văn Hương danh hiệu “HẠ SĨ DANH DỰ”, Cụ rất vinh dự nhận danh hiệu lính Mũ Đỏ này. Đối với người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và dân chúng, thì Cụ Trần Văn Hương còn có một mỹ danh khác thân thiết hơn: “Ông Già Gân”.(1)(Trích quan điểm của bài viết về Tổng Thống Trần văn Hương đã được phổ biến trên diễn đàn)
Nơi đây chúng tôi xin mượn những vần thơ với tựa đề nếu của Tô Vũ để nói lên những nỗi niềm ona khiên trước thời cuộc trong dai đoạn dầu sôi lửa bỏng, thập tử nhất sinh của những ngày cuối cùng trước khi nước Việt Nam Cộng Hòa bị rơi vào tay cộng sản.
NẾU
Nếu giữ được tinh thần sáng suốt ,
Giữa những người hoảng hốt ghét con.
Nếu giữ được lòng son bền vững,
Mặc những người nghi hoặc lòng con.
Nếu chờ đợi lâu dài không nhụt chí
Dù miệng đời ác độc, cũng không sờn.
Nếu bị đời ghen ghét, chẳng thiệt hơn
Chẳng khoe mẽ, khoe khôn khoe khéo
Cứ mơ ước, đừng để Giấc Mơ níu kéo
Cứ xét suy, đừng viễn vọng tư duy
Khi thành công, khi thất bại suy vi
Coi May Rủi là lẽ thường trong sự sống.
Lời thành thực con ngỏ cùng công chúng
Đứa xấu xa xuyên tạc để gạt người.
Nếu sản nghiệp một thời con xây dựng,
Bỗng vỡ tan,
Chẳng than van, con tái tạo cuộc đời.
(Tiếp theo trang 55)
Tổng Thống Trần Văn Hương…
(Tiếp theo)
Đặt tất cả cơ đồ sự nghiệp
Hy sinh vào thực hiện mục tiêu.
Gặp lúc thắng, hân hoan bày trận khác
Khi bị thua, nuốt hận ván cờ thua.
Nếu có dịp được gần nơi vua chúa,
Con chớ quên xuất xứ tầm thường.
Nếu có dịp ngỏ lời cùng đại chúng,
Chẳng nên quên đức tính khiêm nhường.
Và hơn nữa, hơn cả bạc tiền danh vọng
Hơn mọi điều quan trọng thế gian
Hơn Rủi May, phú quý giàu sang
Nếu con giữ dược tinh thần toàn mỹ
Nếu con giữ được can trường bền bỉ
Trái với phường ích kỷ tiểu nhân
Thì con ơi !
Con đã trở nên ‘Người’,
Trở nên người ‘Thành nhân chi mỹ’
Tô Vũ phỏng dịch
Năm 1977, chánh quyền Cộng Sản đem giấy tờ trao trả quyền công dân lại cho ông. Ông đã khẳng khái khước từ. Ông dõng dạc tuyên bố với chánh quyền Cộng Sản rằng ông sẽ là người sau cùng nhận lãnh sự trao trả đó khi nào tất cả các dân quân cán chánh đang bị giam cầm đều được trao trả quyền công dân.
“Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…”
Tính khí cương trực đầy hào hùng của một vị lãnh đạo đất nước như Tổng Thống Trần Văn Hương hành xử của người kẻ sĩ trước những áp lực chính trị, trước những kẻ thù đầy nguy hiểm, Cụ vẫn khẳng khái từ chối tất cả mọi phủ dụ dành cho cá nhân mình từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ hay từ kẻ địch khi chưa tròn bổn phận của người lãnh đạo đối với dân với nước, không bao giờ bỏ chạy khi gập nguy nan để hưởng thụ cá nhân. Cụ Trần Văn Hương đã biểu hiện được đầy đủ tính khi của Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản và Nguyễn Khuyến của thời trước.
“Ông đã sống hết sức thanh bần trong những ngày còn lại của ông. Tuy rất nghèo nàn, thiếu thốn, ông vẫn muốn sống, để sống hơn Hồ Chí Minh một tuổi thôi.
Ông đã được thỏa mãn với ước nguyện của ông. Ông mất hồi 4 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1982, tức ngày mùng ba Tết năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi.”(Trích đăng)
Uy Vũ Bất Năng Khuất mà Tổng Thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Pháp, Đại Sứ Hoa Kỳ từ chối việc dời bỏ quê hương khi đất nước lâm nguy đã khác xa với những khuôn mặt thuộc loại “Sĩ Khí như gà thấy cáo” ù té bỏ chạy trước ba quân. Vị Tổng Tư Lệnh Trần văn Hương của chúng ta đã thể hiện lối sống chân thành đối với quốc dân của Cụ hơn hẳn loại người giả dối, khiếp nhược trước hiểm nguy. Thanh danh của một vị lãnh đạo cả đời tận tụy cho quê hương và dân tộc đã in đậm trong những trang sử oai hùng của giòng giống Lạc Hồng.
Một nén hương lòng dâng lên Cố Tổng Thống Trân Văn Hương.
Phạm Lễ.
Tân Sơn Hòa chuyển
Một nén hương lòng dâng lên Cố Tổng Thống Trần Văn Hương.
Tình cảm đầy lễ giáo tạo nên đạo đức của người kẻ sĩ thời đại là Cụ Trần văn Hương Tổng Thống dân cử thứ ba của thể chế Việt nam Cộng Hòa làm cho chúng ta nhớ lại hình ảnh của một Chu Văn An, bậc đại sĩ thời nhà Trần cách nay đã 700 năm là một biểu hiện của nhà nho, kẻ sĩ yêu nước, người đã vạch ra đường lối giáo dục để đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài lỗi lạc. Qua hình ảnh và đưòng lối của Kẻ Sĩ Chu Văn An làm hình ảnh tôn sư trọng đạo,thương nước yêu nòi… Thời của những kẻ sĩ đã lấy nhân đức để trị vì thiên hạ với ý niệm “Dân Vi Qúy”, thời điểm đó đã xuất hiện không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước.
Rồi bước sang hậu bán thế kỷ thứ 19 chúng ta có kẻ sĩ tiết tháo Phan Thanh Giản đã sống vì dân, chết vì nước luôn coi sinh mệnh của toàn dân, an ninh bờ cõi của đất nước mới là quan trọng, coi cái chết của bản thân nhẹ tựa lông hồng… Tiến sĩ Phan Thanh Giảng là một sự phản chiếu từ hình ảnh của Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ với phương tram “Thắng không Vinh, thua không nhục”. Nhưng cũng trong miền đất ruộng đồng thẳng cánh cò bay, nơi có chín con rồng biểu tượng sự linh thiêng cho nòi giống Lạc Hồng , dọc theo bờ biển trù phú của đất nước Việt Nam. Ở thời điểm cuối thế kỷ thứ 20 chúng ta lại may mắn có một kẻ sĩ thời đại đầy tiết tháo, đầy sĩ khí và đức độ, bao dung sống cho dân, chết vì nước.
Đó là vị Tổng Thống dân cử thứ ba của Việt nam Cộng Hoà:
Cụ Tổng Thống TRẦN VĂN HƯƠNG – mà chúng tôi xin được mạn phép gọi Cụ là “ Người kẻ sĩ thời đại”.
* Trước đó, tối ngày 18.4.1975, đại sứ Hoa Kỳ Martin đã thông báo với đại sứ Pháp Mérillon rằng Hoa Kỳ sẽ buông Việt Nam. Ông đại sứ Mérillon đã chuyển lời nói này cho Phó Tổng Tổng Thống Trần Văn Hương. Cụ đã trả lời:
- Ông đại sứ à, tôi đâu có ngán Việt cộng. Chúng nó muốn đánh, tôi đánh tới cùng. Tôi không muốn lưu vong xứ người. Nếu trời hại nước tôi, tôi xin thề ở lại và mất theo nước này.
* Cuộc điện đàm sau cùng của Tổng thống Trần Văn Hương và Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ. Trước khi người Mỹ quyết định bỏ mặc cho VNCH tự chiến đấu chống cộng sản. Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã chính thức gập Tổng Thống Trần Văn Hương và nói với ông Cụ :
« Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già»
Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời :
«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»
Trong phần mở đầu của bài diễn văn, Tổng Thống thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa đọc trước quốc hội lưỡng viện vào sáng ngày 26 tháng 4 năm 1975(Tức là chỉ có 4 ngày trước khi Việt nam Cộng Hòa bị rơi vào tay cộng sản bắc việt..)
Tổng Thống Trần Văn Hương đã nhìn thấy những hiểm hoạ đang ụp xuống lên hơn 30 triệu đồng bào của Cụ sau 21 năm hy sinh chiến đấu dũng cảm của Quân- Dân- Cán- Chính để bảo vệ bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa, ngõ hầu mang lại Tự Do – No Ấm cho toàn dân miền nam,với lời nói thật chân tình đầy quả cảm tự đáy lòng của một người lãnh đạo cả đời dấn thân hy sinh cho đại cuộc :
“Tôi nhiệm chức hôm nay đã được năm ngày. Nói rằng ở đây để đọc một cái thông điệp, tôi không có cái táo bạo như vậy, bởi vì tình thế nghiêm trọng của đất nước. Vả lại như quý vị đã biết, tôi không quen nói những lời văn hoa mà không có ý nghĩa, cho nên tôi xin thưa trước quý vị đây không phải là một thông điệp. Đây chẳng qua là lời thành khẩn, thật tình của một người vì nước, đến trình bày mọi việc để quý vị rõ và quyết đoán.
Thưa quý vị, tình trạng đất nước khó khăn như thế nào, có lẽ quý vị đã biết rõ rồi. Tổng thống trao quyền lại cho tôi chẳng những là khó khăn, mà còn rất là bi đát. Bởi vì như quý vị đã biết, trong bốn vùng của chúng ta, hiện giờ chúng ta đã mất hơn hai vùng rồi, còn lại vùng III và vùng IV thì đã sứt mẻ, và sứt mẻ này có thể một ngày một lan rộng, và tình trạng khốn khổ, đau thương chẳng những là của toàn xứ mà của cả Sài Gòn và Chợ Lớn này trong những ngày gần đây.”
Chính vì Tổng Thống Trần Văn Hương là người xuất thân từ giới bình dân nghèo trước khi trở thành người trí thức tiêu biểu của miền nam Việt Nam, với một ý chí cao cả, một trái tim nồng nàn yêu nước thương dân, một lý tưởng quốc gia chân chính, người kẻ sĩ “MỘC MẠC ĐẦY CHÂN TÌNH VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC” như ông. Nên Cụ đã chấp nhận định mệnh của chính mình.
Đức tính lãnh đạo ấy của Tổng Thống Trần Văn Hương đã trở thành một biểu tượng “TRONG GIỚI SĨ PHU THỜI ĐẠI”đầy hào khí, đó là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu một mất một còn chống lại đại khối cộng sản quốc tế. Nhiều chính khách, ký giả, nhà báo, giáo chức, cấp chỉ huy Quân Đội sinh trưởng tại miền đồng bằng nam bộ… rất tự hào khi nhận mình là học trò của cụ, và đều kính cẩn thưa với vị thày khả kính hằng dạy dỗ văn hóa và đạo đức cho mình bằng tiếng “THẦY” rất trân trọng.. Những người không phải là học trò của Tổng Thống Trần Văn Hương khi trước thì thưa với tổng thống là “CỤ”, để tỏ lòng cung kính nhà lãnh đạo tài đức song toàn của quốc gia.
Trong bối cảnh đất nước ly loạn dầu sôi lửa bỏng nghiêng ngửa, giữa cơn hoạn nạn đày phong ba bão táp như vậy, giặc cộng đã và đang bao vây trùng điệp bên ngoài Thủ Đô Sài Gòn, ngày 21 tháng 4 năm 1975 Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đã nhận trách nhiệm của một vị “ Tổng Tư Lệnh” TRONG THỜI CHIẾN từ tay người Tổng Thống tiền nhiệm Nguyễn Văn Thiệu một di sản quá nặng nề với tình trạng quân lực và tinh thần của quân dân đầy tơi tả sau khi rút từ vùng I và vùng II về cố thủ sau vĩ tuyến 13 từ Phan Rang trở vào đến mũi Cà Mâu..
Ở tuổi 71, sức khỏe suy kém, đôi chân phải nhờ đến chiếc gậy chống, vị Tổng Thống thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa vẫn hùng hồn và dứt khoát khẳng định cùng với quân dân Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục chiến đấu. Ngày 22.4.1975, trong cương vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội, Tổng Thống Trần Văn Hương đã ký ngay một nghị định tăng lương thêm 10,000 đồng phụ cấp cho tất cả quân nhân tác chiến để xác định rõ tấm lòng thương mến của cụ dành cho người quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để nâng cao tinh thần chiến đấu của Quân Đội, sẵn sàng quyết chiến với giặc trong cuộc tử sinh cuối cùng.
Đồng thời Tổng Thống Trần văn Hương cũng ra lệnh tức khắc ngừng việc cấp giấy xuất ngoại cho bất cứ công dân Việt Nam Cộng Hòa nào được ra khỏi nước trong giờ phút thập tử nhất sinh, nếu không có sự chuẩn thuận của Tổng Thống.
Không vì bất cứ lý do gì trong lúc những người chiến sĩ đang ngày đêm gian nan hy sinh sẵn sang đổ máu ngoài tiền tuyến để ngăn chống giặc cộng đang tấn công vũ bão khắp các chiến tuyến, mà cụ lại có thể ban “đặc ân” cho một số người chạy trốn cuộc chiến để được vinh thân phì da một cách hèn mạt như vậy!!!
- Đích thân Tổng Thống Hương duyệt xét từng hồ sơ xuất ngoại một, để bảo đảm rằng không có sự lo lót hối lộ trong đó (?)
Mặt khác , trên cương vị Tổng Tư Lệnh Tổng Thống Trần Văn Hương ngợi khen chiến thắng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Ngày 25.4.1975, Tổng Thống Hương đã dùng trực thăng đến Căn Cứ Long Bình vinh thăng Thiếu Tướng tại mặt trận cho Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, cũng như ân thưởng cấp bậc và huy chương cho tất cả chiến sĩ có công trong việc ngăn chặn địch quân.. Trước đó vài ngày, Cụ cũng đã bay xuống Thủ Thừa để tuyên dương công trạng của Trung Đoàn 12, thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh và đặc cách thăng cấp Đại Tá tại mặt trận cho Trung Tá Đặng Phương Thành, Trung Đoàn Trưởng. Không chỉ chăm lo việc binh bị và đời sống của chiến sĩ, Tổng Thống Trần Văn Hương còn góp tay vào tất cả mọi lãnh vực xã hội khác trong quyền hạn của mình… Cụ Tổng Thống Trần Văn Hương là một chiến sĩ quốc gia chân chính, là một kẻ sĩ đạo đức thiết thực dầy lòng nhân ái, thanh liêm và nghiêm minh trong vai trò Chủ Tịch Ủy ban Bài Trừ Tham Nhũng, cụ đã chọn Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu một vị tướng nổi tiếng là thanh liêm trong vai trò phụ tá để bảo đảm trong công việc trong sách hoá guồng máy chính quyền.
Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1904 tại làng Long Châu thuộc quận châu thành Vĩnh Long trong một gia đình thanh bạch, thuở nhỏ rất thông minh và hiếu học, nên song thân đã tằn tiện chắt mót hy sinh cho người con để có thể gửi cụ ra tận Hà Nội học Trường Cao Đẳng Sư Phạm. Chúng ta phải hiểu rằng, thời Pháp thuộc, một học sinh lấy được bằng Cao Đẳng Tiểu Học đã quá khó khăn, rồi phải vất vả đến như thế nào để đậu được bằng Thành Chung (Diplome), tương đương với bằng Trung Học Đệ Nhất cấp sau này. Người Pháp chủ trương hạn chế trí thức Việt Nam, và mở mang dân trí thuộc địa một cách nhỏ giọt, nên những học sinh phải thật xuất sắc mới có thể đậu được bằng Tú Tài II (Baccalaureat) . Để được nhận vào Trường Đại Học Y Khoa hay Cao Đẳng Sư Phạm thời thập niên 30-40 là một con đường dốc thẳng đứng không biết bao nhiêu gian nanmới có thể đạt được ước nguyện. Sau khi tốt nghiệp Cao Đảng Sư Phạm tại Hà Nội, người giáo sư trẻ Trần Văn Hươngthời đó được bổ nhiệm về dạy Trường Le Myrle de Vilers ở Mỹ Tho. Người thầy giáo bồi hồi trong niềm hãnh diện và sung sướng khi được trở về đứng trên bục giảng ngay tại ngôi trường xưa mà ông đã theo học từ những năm trước để có thể dìu dắt các thế hệ đàn em có thể tiến bước theo ông.. Trong những năm 1943 – 1945, giáo sư Trần Văn Hương dạy môn văn chương và luân lý. Vài năm sau ông được đổi lên làm Đốc Học tỉnh Tây Ninh, một chức vụ đầu tỉnh về ngành giáo dục.
Dù có được đào tạo trong môi trường giáo dục của chính quyền bảo hộ Pháp, là một giáo sư trong môi trường có quá nhiều cạm bẫy ân sủng do người Pháp đưa ra. Nếu cứ chiụ khuất phục giống như nhiều người để con đường hoạn lộ được thong dong thì chắc chắn sẽ không có danh thơm là một kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất Trần văn Hương sau này. Mùa thu năm 1945, Việt Minh, tổ chức cộng sản trá hình của cộng sản Việt Nam đã nổi dậy cướp chính quyền khắp ba miền bắc-trung-nam của Việt Nam. Trần Văn Giàu, một Xứ Ủy cộng sản tại miền Nam trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, đã tiếp xúc và xin cử giáo sư Trần Văn Hương làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng tỉnh Tây Ninh, một chức vụ tương đương với Tỉnh Trưởng sau này. Nhưng làm việc với Việt Minh không được mấy tháng, giáo sư Trần Văn Hương đã nhận thấy ngay bộ mặt thật của cộng sản được che bởi chiếc mặt nạ kháng chiến. Vì thấy cộng sản chủ trương khủng bố, ám sát và thủ tiêu những người yêu nước có tinh thần quốc gia, giáo sư Trần Văn Hương xin từ chức, và tìm cách bỏ về thành phố chọn cho mình một con đường kháng chiến khác. Ban đầu ông giữ một chân bán thuốc Tây cho nhà thuốc của dược sĩ Trần Kim Quan ở góc đường Lê Lợi và chợ Bến Thành.
Sau khi Tổng Thống Ngô Đì nh Diệm đã bị nhóm quân phiệt hạ sát chết ngày 2.11.1963, thời gian kế tiếp là một loạt biến động và hỗn loạn trong chính trường Việt Nam Cộng Hòa, Quốc Sách Ấp Chiến Lược do ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu khởi xướng đã bị nhóm quân nhân đảo chánh dẹp bỏ, Hà Nội nhân cơ hội đó cho tăng cường xâm nhập bộ đội lên đến hàng trăm ngàn người, đồng thời đẩy mạnh kế hoạch phá hoại chính trị Miền Nam. Tháng 11.1964, chính phủ dân sự của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu đã mời cựu giáo sư Trần Văn Hương lập nội các, sau khi được Hội Đồng Tướng Lãnh trao trách nhiệm lèo lái quốc gia lại cho giới dân sự .Thủ Tướng Trần Văn Hương với chính sách không nhân nhượng những yêu sách vô lý của Phật giáo mà ông biết rõ đã có sự nhúng tay của các phần tử cộng sản trà trộn, đã vấp phải sự chống đối của nhiều tăng ni. Chính quyền của Thủ Tướng Hương đã rất kiên nhẫn chịu đựng những công kích các kẻ hở của thời kỳ chuyển tiếp đầy u ám từ phía đối lập và Phật giáo, để dồn nỗ lực đối phó với cuộc xâm lược trước mắt của cộng sản. Thủ Tướng Hương chủ trương tôn giáo không dính líu đến chính trị nên đã cương quyết không đáp ứng thỏa đáng những đòi hỏi có tính cách chính trị của nhóm Phật giáo.
Nhiều người đã không nhận ra rằng những việc cấp thiết nhất phải là cùng góp tay ngăn chống làn sóng cộng sản trước đã. Những tay tình báo chiến lược cộng sản giả dạng nhà tu đã khai thác, kích động tăng ni xuống đường chống phá chính quyền quốc gia. Đương đầu với giặc ngoài chiến trường không khó, nhưng khó là ở chỗ đề phòng những cú đâm lén từ phía sau lưng. Dưới áp lực đó, nên đến ngày 28.1.1965 Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu đành phải thay thế ông Trần Văn Hương bằng bác sĩ Phan Huy Quát.
“Thủ Tướng Phan Huy Quát không xa lạ gì với ông Trần Văn Hương, vì cả hai vị đều là những nhân sĩ đồng chí trong nhóm Caravelle năm 1960, còn được gọi là nhóm Tự Do Tiến Bộ. Năm 1960, nền Đệ Nhất Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình chính trị, khi dân chúng bắt đầu ta thán những sự lạm quyền quá đáng từ những anh em của ông. Tình trạng này ít nhiều đã khơi thêm hố ngăn cách giữa dân chúng và chính quyền, mà chỉ có lợi cho cộng sản Hà Nội. Chiến tranh du kích do cộng sản phát động đã ngày càng lan rộng, cán bộ cộng sản luôn tìm dịp móc nối và thuyết phục những nhóm chống đối chính quyền. Băn khoăn trước tình thế nguy hiểm đó, một nhóm trí thức, nhân sĩ quốc gia đã họp lại với nhau tìm một phương cách mềm dẽo và hợp lý khả dĩ thuyết phục được chính quyền lắng nghe nguyện vọng từ phía đối lập, trong đó gồm những chính khách nặng lòng với đất nước như : Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Ngọc An, Trần Văn Tuyên, Lê Ngọc Chấn, Trần Văn Văn, Huỳnh Kim Hữu, Phan Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỉ, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, linh mục Hồ Văn Vui. Đặc biệt hơn cả là sự tham gia của ông Trần Văn Đỗ, chú ruột của bà Trần Lệ Xuân phu nhân cố vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 26.4.1960, tất cả là 19 vị nhân sĩ đối lập của nhóm “Tự Do Tiến Bộ” đã họp tại nhà hàng Caravelle, nên còn được gọi là Nhóm Caravelle. Một bức thư tâm huyết được soạn thảo và gửi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Những thuật ngữ gửi cho vị nguyên thủ quốc gia đã được cẩn thận viết với lối văn hòa nhã, cung kính và lễ độ, đưa ra những nhận xét về tình hình đất nước và đề nghị chính phủ một số biện pháp để cải thiện tình hình, mở rộng nền tự do dân chủ. Một khi người dân được hưởng những quyền lợi đó, họ sẽ nỗ lực để bảo vệ chính phủ Miền Nam chống lại chế độ độc tài Miền Bắc. Chính là nhân dân sẽ tranh đấu bảo vệ một chính phủ dân chủ và cho những quyền lợi tự do thực sự của họ. Thật đáng tiếc, bức thư được gửi đi đã không được trả lời. Vài ngày sau có lệnh bắt giam 19 nhân sĩ Caravelle, một số trốn thoát, nhưng nhà giáo Trần Văn Hương, cựu Đô Trưởng Sài Gòn thời Thủ Tướng Diệm năm 1954, thì bị bắt và tống giam, trong đó có ông Trần Văn Đỗ cũng bị nhốt vào Trại Võ Tánh. Tập thơ “Lao Trung Lãnh Vận” nổi tiếng của nhà giáo Trần Văn Hương đã hình thành trong thời gian này. Mãi đến tháng 7.1963, Tòa Án Quân Sự Sài Gòn đã tuyên bố tha bỗng cho tất cả người tham dự nhóm Tự Do Tiến Bộ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình và nhượng bộ của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Cụ Trần Văn Hương trở lại tham chính lần nữa trong chức vụ Thủ Tướng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, khi cụ được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời lập nội các, đó là chưa kể cụ đã hai lần làm Đô Trưởng Sài Gòn. Thủ Tướng Hương làm việc từ 28.5.1968 đến 1.9.1969 thì nhường văn phòng lại cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Mặt khác Cụ Trần văn Hương với tư cách Thượng Nghị Sĩ, với cái dũng khí của một kẻ sĩ và dòng máu kiên cường uy vũ bất năng khuất của dân tộc Việt Nam đã đứng ra tổ chức một cuộc họp báo có đông đủ ký giả trong và ngoài nước chỉ trích MACV đã không hành xử đầy đủ cam kết của mình thậm chí đã làm rúng động đến tận Hoa Thịnh Đốn bằng cuộc họp báo Lam Sơn 719 Hạ Lào của Cụ.Quan tâm theo dõi tình hình tiến quân và những tổn thất của đại quân Việt Nam Cộng Hòa trên đất Hạ Lào từ những ngày đầu tháng 2.1971, Cụ đã rất đau lòng đọc những báo cáo bất lợi dồn dập gửi về Sài Gòn cho biết Không Lực Hoa Kỳ nại cớ thời tiết xấu đã không yểm trợ đầy đủ hỏa lực theo đúng kế hoạch hành quân mà đã do chính MACV (Military Assistance Command, Vietnam : Bộ tư Lệnh quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam) dành quyền soạn thảo. Những phi công gan dạ thuộc Không Quân Việt Nam vì tình chiến hữu, quá xót xa đã cất cánh xuất kích, bất chấp nhiều tổn thất. Con số chiến thương và tử trận của quân ta càng lên cao mà thiếu phương tiện yểm trợ và tải thương,
Đứng trước một sự thật như thế, MACV đành phải ra lệnh cho Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ đáp ứng yểm trợ hỏa lực tích cực hơn nữa. Cũng nhân câu chuyện này, xin được dành vài hàng vinh danh các phi công Hoa Kỳ đã anh dũng hy sinh hay bị thương trên chiến trường Hạ Lào để yểm trợ cho những người bạn huynh đệ chi binh Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi cuộc hành quân Lam sơn 719 kết thúc, số lượng trực thăng khả dụng của sư Đoàn 101Không Kỵ Hoa Kỳ bị hao hụt 92 chiếc, 102 nhân viên phi hành tử trận, 215 chiến thương và 53 mất tích. Nhờ có sự can thiệp của Nghị Sĩ Hương và lệnh phi yểm của MACV nên quân ta đã rút về được Việt Nam cuối tháng 3.1971 với những tổn thất nhẹ. Sư Đoàn Nhảy Dù đã trao tặng Nghị Sĩ Trầ n Văn Hương danh hiệu “HẠ SĨ DANH DỰ”, Cụ rất vinh dự nhận danh hiệu lính Mũ Đỏ này. Đối với người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và dân chúng, thì Cụ Trần Văn Hương còn có một mỹ danh khác thân thiết hơn: “Ông Già Gân”.(1)(Trích quan điểm của bài viết về Tổng Thống Trần văn Hương đã được phổ biến trên diễn đàn)
Nơi đây chúng tôi xin mượn những vần thơ với tựa đề nếu của Tô Vũ để nói lên những nỗi niềm ona khiên trước thời cuộc trong dai đoạn dầu sôi lửa bỏng, thập tử nhất sinh của những ngày cuối cùng trước khi nước Việt Nam Cộng Hòa bị rơi vào tay cộng sản.
NẾU
Nếu giữ được tinh thần sáng suốt ,
Giữa những người hoảng hốt ghét con.
Nếu giữ được lòng son bền vững,
Mặc những người nghi hoặc lòng con.
Nếu chờ đợi lâu dài không nhụt chí
Dù miệng đời ác độc, cũng không sờn.
Nếu bị đời ghen ghét, chẳng thiệt hơn
Chẳng khoe mẽ, khoe khôn khoe khéo
Cứ mơ ước, đừng để Giấc Mơ níu kéo
Cứ xét suy, đừng viễn vọng tư duy
Khi thành công, khi thất bại suy vi
Coi May Rủi là lẽ thường trong sự sống.
Lời thành thực con ngỏ cùng công chúng
Đứa xấu xa xuyên tạc để gạt người.
Nếu sản nghiệp một thời con xây dựng,
Bỗng vỡ tan,
Chẳng than van, con tái tạo cuộc đời.
(Tiếp theo trang 55)
Tổng Thống Trần Văn Hương…
(Tiếp theo)
Đặt tất cả cơ đồ sự nghiệp
Hy sinh vào thực hiện mục tiêu.
Gặp lúc thắng, hân hoan bày trận khác
Khi bị thua, nuốt hận ván cờ thua.
Nếu có dịp được gần nơi vua chúa,
Con chớ quên xuất xứ tầm thường.
Nếu có dịp ngỏ lời cùng đại chúng,
Chẳng nên quên đức tính khiêm nhường.
Và hơn nữa, hơn cả bạc tiền danh vọng
Hơn mọi điều quan trọng thế gian
Hơn Rủi May, phú quý giàu sang
Nếu con giữ dược tinh thần toàn mỹ
Nếu con giữ được can trường bền bỉ
Trái với phường ích kỷ tiểu nhân
Thì con ơi !
Con đã trở nên ‘Người’,
Trở nên người ‘Thành nhân chi mỹ’
Tô Vũ phỏng dịch
Năm 1977, chánh quyền Cộng Sản đem giấy tờ trao trả quyền công dân lại cho ông. Ông đã khẳng khái khước từ. Ông dõng dạc tuyên bố với chánh quyền Cộng Sản rằng ông sẽ là người sau cùng nhận lãnh sự trao trả đó khi nào tất cả các dân quân cán chánh đang bị giam cầm đều được trao trả quyền công dân.
“Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…”
Tính khí cương trực đầy hào hùng của một vị lãnh đạo đất nước như Tổng Thống Trần Văn Hương hành xử của người kẻ sĩ trước những áp lực chính trị, trước những kẻ thù đầy nguy hiểm, Cụ vẫn khẳng khái từ chối tất cả mọi phủ dụ dành cho cá nhân mình từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ hay từ kẻ địch khi chưa tròn bổn phận của người lãnh đạo đối với dân với nước, không bao giờ bỏ chạy khi gập nguy nan để hưởng thụ cá nhân. Cụ Trần Văn Hương đã biểu hiện được đầy đủ tính khi của Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản và Nguyễn Khuyến của thời trước.
“Ông đã sống hết sức thanh bần trong những ngày còn lại của ông. Tuy rất nghèo nàn, thiếu thốn, ông vẫn muốn sống, để sống hơn Hồ Chí Minh một tuổi thôi.
Ông đã được thỏa mãn với ước nguyện của ông. Ông mất hồi 4 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1982, tức ngày mùng ba Tết năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi.”(Trích đăng)
Uy Vũ Bất Năng Khuất mà Tổng Thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Pháp, Đại Sứ Hoa Kỳ từ chối việc dời bỏ quê hương khi đất nước lâm nguy đã khác xa với những khuôn mặt thuộc loại “Sĩ Khí như gà thấy cáo” ù té bỏ chạy trước ba quân. Vị Tổng Tư Lệnh Trần văn Hương của chúng ta đã thể hiện lối sống chân thành đối với quốc dân của Cụ hơn hẳn loại người giả dối, khiếp nhược trước hiểm nguy. Thanh danh của một vị lãnh đạo cả đời tận tụy cho quê hương và dân tộc đã in đậm trong những trang sử oai hùng của giòng giống Lạc Hồng.
Một nén hương lòng dâng lên Cố Tổng Thống Trân Văn Hương.
Phạm Lễ.
Tân Sơn Hòa chuyển