Cõi Người Ta
Một phút suy tư: Chữ TÂM_ Nguyễn Nhơn
Trên đây là lời khuyên
Của tác giả vô danh
Luận về chữ Tâm
Tâm là trái tim
Đâu có gì phải suy tư
Nhưng tác giả khuyên vậy
Chắc có điều đáng suy nghĩ
Trẻ thơ sinh ra với trái tim đỏ hỏn
Kêu là “xích tử chi tâm”
Là trái tim hồn nhiên lúc sơ sanh
Tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết
Tim sôi sụt bầu máu nóng “nhiệt tâm”
Tuổi yêu đương, hò hẹn, “tâm tình”
Khi người yêu lở bước sang ngang
“Lòng” đau quặn thắt chớ không phải tim
Vậy là cái tâm đau đớn từ tim xuống bụng
Cho nên mới nói kẻ vô tâm là
“ không có lòng ruột”
Và khi đau đớn thì than thở
“ đau đứt ruột, đứt gan “
Tỉnh trí lại, vận dụng “ Tâm trí “ suy nghĩ
Tâm từ bụng chuyên đầu óc
Vậy Tâm từ đâu ra?
Kinh Phật dạy:
Tâm không ở trong thân
Cũng không ở ngoài thân
Cũng không ở chặn giữa
Vậy thì tâm ở đâu?
Kinh lại nói tâm lớn tợ hư không
Không ở nơi đâu, mà nơi đâu cũng ở
Nhưng lại có câu “nhứt điểm hư linh”
Tổng kết lại là: Cái tâm khi thu nhỏ
Chỉ bằng hạt cải
Khi nở gỉản, lớn tợ hư không
Nhưng thực chất nó là cái gì?
Nghĩ hoài mà không ra
May đâu trực nhớ giai thoại
Đối đáp giữa hai cha con
Người Ấn theo đạo Bà La Môn
Họ không gọi Chân Tâm, Tự Tánh
Hay Bản Lai Diện Mục
Họ ởm ờ nói là “ Cái Ấy “
Cậu con hỏi cha già “ Cái ấy “ là gì?
Ông già Ấn Độ thản nhiên,
chỉ vào ngực con bảo:
CÁI ẤY CHÍNH LÀ NGƯƠI
con người sống động nơi trần thế
Nhưng đừng tưởng ông già Ấn đó là hay
Trần Cao Vân luận tam tài mới oai phong:
“ Chưa sinh, Trời, Đất có Ta trong
Ta cùng Trời, Đất ba Ngôi sánh
Trời đất sinh ta một chữ Đồng
Đất nứt ta ra, Trời chuyển động
Ta thay trời mở đất mênh mông “
Vậy đó, cái TÂM ẤY chính là TA
Là CON NGƯỜI viết chữ hoa
Nguyễn Nhơn
Nhà sư và cô lái đò ...
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.
- Cô lái đò đòi tiền "gấp đôi."
- Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền "gấp ba."
- Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền "gấp năm" lần.
- Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
Nói một cách khác - (mọi sự từ TÂM mà ra)...
Sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!
Một phút suy tư: Chữ TÂM
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Tác giả: Vô Danh
Nguồn : i-meo
Bàn ra tán vào (0)
Một phút suy tư: Chữ TÂM_ Nguyễn Nhơn
Trên đây là lời khuyên
Của tác giả vô danh
Luận về chữ Tâm
Tâm là trái tim
Đâu có gì phải suy tư
Nhưng tác giả khuyên vậy
Chắc có điều đáng suy nghĩ
Trẻ thơ sinh ra với trái tim đỏ hỏn
Kêu là “xích tử chi tâm”
Là trái tim hồn nhiên lúc sơ sanh
Tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết
Tim sôi sụt bầu máu nóng “nhiệt tâm”
Tuổi yêu đương, hò hẹn, “tâm tình”
Khi người yêu lở bước sang ngang
“Lòng” đau quặn thắt chớ không phải tim
Vậy là cái tâm đau đớn từ tim xuống bụng
Cho nên mới nói kẻ vô tâm là
“ không có lòng ruột”
Và khi đau đớn thì than thở
“ đau đứt ruột, đứt gan “
Tỉnh trí lại, vận dụng “ Tâm trí “ suy nghĩ
Tâm từ bụng chuyên đầu óc
Vậy Tâm từ đâu ra?
Kinh Phật dạy:
Tâm không ở trong thân
Cũng không ở ngoài thân
Cũng không ở chặn giữa
Vậy thì tâm ở đâu?
Kinh lại nói tâm lớn tợ hư không
Không ở nơi đâu, mà nơi đâu cũng ở
Nhưng lại có câu “nhứt điểm hư linh”
Tổng kết lại là: Cái tâm khi thu nhỏ
Chỉ bằng hạt cải
Khi nở gỉản, lớn tợ hư không
Nhưng thực chất nó là cái gì?
Nghĩ hoài mà không ra
May đâu trực nhớ giai thoại
Đối đáp giữa hai cha con
Người Ấn theo đạo Bà La Môn
Họ không gọi Chân Tâm, Tự Tánh
Hay Bản Lai Diện Mục
Họ ởm ờ nói là “ Cái Ấy “
Cậu con hỏi cha già “ Cái ấy “ là gì?
Ông già Ấn Độ thản nhiên,
chỉ vào ngực con bảo:
CÁI ẤY CHÍNH LÀ NGƯƠI
con người sống động nơi trần thế
Nhưng đừng tưởng ông già Ấn đó là hay
Trần Cao Vân luận tam tài mới oai phong:
“ Chưa sinh, Trời, Đất có Ta trong
Ta cùng Trời, Đất ba Ngôi sánh
Trời đất sinh ta một chữ Đồng
Đất nứt ta ra, Trời chuyển động
Ta thay trời mở đất mênh mông “
Vậy đó, cái TÂM ẤY chính là TA
Là CON NGƯỜI viết chữ hoa
Nguyễn Nhơn
Nhà sư và cô lái đò ...
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.
- Cô lái đò đòi tiền "gấp đôi."
- Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền "gấp ba."
- Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền "gấp năm" lần.
- Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
Nói một cách khác - (mọi sự từ TÂM mà ra)...
Sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!
Một phút suy tư: Chữ TÂM
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Tác giả: Vô Danh
Nguồn : i-meo