Đoạn Đường Chiến Binh

Mùa Xuân, và tình cảm không giới tuyến

Hai ngày dưỡng sức tại hậu cứ Thiết Đoàn 18 KB qua rất nhanh. Chiếc xe GMC đưa hai đứa chúng tôi và thực phẩm tiếp tế lên đường về Tân Uyên, Biên Hòa, nơi Chi Đoàn 2/18 TK đang hành quân để bảo vệ vòng đai phía Bắc của phi trường, đang bị áp lực và chịu pháo kích


Thiên Chương, CĐ 2/15 TK


Sau khi ăn Tết Giáp Dần 1974, tôi vừa mãn khóa 56 SQCB/TG và sau một tuần lễ phép ngắn ngủi tôi về trình diện LĐ III Kỵ Binh tại Biên Hòa. Thông và tôi được bổ nhiệm đến Chiến đoàn 318 Xung Kích, một trong ba Chiến đoàn Thiết Giáp với Biệt Động Quân tùng thiết của Vùng III chiến thuật dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi.

Hai ngày dưỡng sức tại hậu cứ Thiết Đoàn 18 KB qua rất nhanh. Chiếc xe GMC đưa hai đứa chúng tôi và thực phẩm tiếp tế lên đường về Tân Uyên, Biên Hòa, nơi Chi Đoàn 2/18 TK đang hành quân để bảo vệ vòng đai phía Bắc của phi trường, đang bị áp lực và chịu pháo kích hàng ngày của CSBV. Chi Đoàn đang “ủi rừng”, một danh từ xử dụng rất quen thuộc với Kỵ Binh và BĐQ ở khu nầy trong những cuộc hành quân lùng địch. Người tài xế, đang dừng xe trên một con đường đất đỏ và chờ đợi CĐ di chuyển ra khỏi mục tiêu, chỉ cho tôi và Thông đi về hướng Bắc nơi có một số thiết vận xa M113 và vài chiến xa M41 đang bố trí sau một lùm cây cách đó chừng hơn nửa cây số. Sau khi trình diện Đ/Úy Trần văn Làm xong, Thông về chi đội 2 và tôi về chi đội 4, chúng tôi cùng chi đoàn di chuyển về Phú Chánh, tỉnh Bình Dương.

Khoảng giửa tháng 4 năm 1974, Chi Đoàn nhận nhiệm vụ hành quân an ninh trục lộ trên QL 1 từ Củ Chi đến Trảng Bàng. Đến gần cuối tháng 4 thì Chi đoàn trực chỉ về phía Bắc Quận Trảng Bàng để giải tỏa áp lực của địch đang quấy nhiễu một đơn vị ĐPQ đang trú đóng tại Chà Rầy.

Phía Bắc của đồn Chà Rầy có nhiều ruộng ớt (cũng được gọi là Đồng Ớt) nên địa thế dể dàng cho đơn vị TG và BĐQ di chuyển vào mục tiêu. Phía Đông là rừng chồi cao ngang với chiều cao của các Thiết vận xa nên địch quân bố trí kiên cố trong các công sự phòng thủ rất khó mà phát giác được. Chi Đoàn di chuyển từ hướng Bắc qua hướng Nam và khi đến căn cứ Chà Rầy thì đổi về hướng Đông để tiến vào mục tiêu. Khi Chi đoàn đến cách xa căn cứ nầy chừng hai cây số thì CSBV bắt đầu tấn công bằng các loại vũ khí, cộng thêm các loại pháo 81 ly và hỏa tiễn 107 ly. Pháo binh yểm trợ của LĐ III XK phản pháo, bộ binh địch chỉ đành tử thủ trong các hầm hố, mong ngăn chặn bước tiến của TG và BĐQ.

Chiều hôm đó đơn vị chiếm được mục tiêu, các đơn vị BĐQ được tung ra lục soát các hầm hố, tịch thu một số súng cá nhân và cộng đồng mà địch đã để lại, với một số bị tử thương. Phía ta có một số bị thương. May mắn, cả Kỵ binh và BĐQ đều không bị tổn thất nhân mạng, cũng như thiết vận xa và chiến xa. Khi đêm xuống, chi đoàn quây thành vòng tròn để phòng thủ đêm, trong khi các đơn vị BĐQ đào công sự phòng thủ xen kẽ giữa những chiếc M113 và M41.

Đây là lần đầu tiên tôi tham dự trận đánh rất lớn trong cuộc đời quân ngũ, nên tôi rất hăng hái và không biết sợ. Tôi lội vòng quanh các xe trong chi đội, mà tôi là chi đội phó, thăm hỏi các anh lính mũ nâu về trận đánh, dự định sẻ viết những bài tường thuật gởi về cho nguyệt san Vó Câu Biên Trấn của LĐ III XK (mà tôi đã từng cộng tác ngày mới ra đơn vị.) Họ cho tôi biết nửa đêm sẻ có một toán Trinh Sát di chuyển sâu vào phía Nam ngay trước hướng bố trí của chi đội tôi, hy vọng nếu địch quân tìm cách trở lại mục tiêu để tìm xác đồng đội thì lọt vào ổ phục kích đêm của họ. Tờ mờ sáng hôm sau, tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng súng nổ vang rền trước đầu xe.

Tôi mở máy truyền tin liên lạc với BCH chi đoàn, thì được biết toán Trinh Sát BĐQ đang chạm trán với một số Cộng quân, di chuyển qua ổ phục kích có lẻ để tiếp tế súng đạn và lương thực. Tôi nhận lịnh tác xạ súng cối 81 ly vào các mục tiêu để yểm trợ cho lực lượng bạn. Sau nửa giờ giao tranh địch để lại vài xác chết và một nữ giao liên bị thương ở chân nên không tẩu thoát được với đồng bọn. Sau đó tôi nhận chỉ thị của Đ/Úy Làm đưa người nữ tù binh nầy lên xe cuả tôi về BCH Thiết Đoàn 18 đang trú đóng tại sân vận động Trảng Bàng.

Khi xe chạy trên đường di chuyển về hướng Nam, trực chỉ quận lỵ thì tôi nghe tiếng rên nho nhỏ của người nữ tù binh, đang nằm trên sàn đạn mà tôi đã xử dụng làm giường ngủ của mình suốt mấy tháng từ ngày tôi về đơn vị. Tôi nhảy xuống sàn xe để xem chuyện gì xảy ra. Hình như đầu của cô ta đụng vào bàn quay của khẩu súng cối 81 ly khi chiếc M113 chạy ngang một hố lớn. Có lẽ do đạn pháo của địch để lại khi bắn quấy rối căn cứ ĐPQ Chà Rầy, và có lẻ đau nhức từ vết thương ở đùi đã làm cô ta rên rỉ.

Khi tôi lấy chiếc gối lót dưới đầu cô thì cô xin uống nước. Tôi hỏi người lính BĐQ, và mượn bi đông của anh để cô gượng ngồi lên uống một chút nước. Lúc nầy tôi thấy thẻ tù binh gắn trên áo bà ba của cô có ghi hàng chữ Trần thị Lệ Thu. Cô nhìn tôi với đôi mắt buồn vời vợi - cái nhìn không quyến rũ như đôi mắt của cô Yến ngày xưa, người mà tôi nuôi dưỡng giấc mơ đẹp cuả những ngày mới lớn - nhưng cũng đủ làm mềm lòng người đối diện, như tên của cô là giọt lệ mùa Thu.

Khi tôi giúp cô nằm xuống thì tay cô vô tình đụng chồng sách tôi để gần đó, gồm vài cuốn Văn Nghệ Tiền Phong và tập san Tuổi Ngọc rơi xuống sàn đạn. Cô tìm cách sắp xếp lại và hỏi tôi thích đọc những tập san nầy lắm không.

Tôi cho cô hay là tôi có một vài bài thơ được đăng trong những tập san nầy, tuy nhiên thơ và mộng không bao giờ thành thực tế. Có lẽ tôi hơi bi quan, hay vì cuộc đời chinh chiến, hay vì mối tình hằng mơ ước đã không thành từ ngày tôi xa Đà Nẵng. Cô cũng cho tôi biết những ngày còn đi học ở trường Trung Học Trảng Bàng, cô ưa đọc những bài thơ trong những cuốn Văn nghệ Tiền Phong mượn của một người bạn gái. Tôi hỏi cô có biết bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của nữ thi sĩ Huỳnh Lệ Yến không? Nội dung bài thơ là để trả lời cho một anh lính chiến trú đóng trên một tiền đồn xa xôi, rằng cô đã đọc thơ của anh lính lãng mạn đăng tải trong Văn nghệ Tiền phong và mơ ước ngày đối diện. Cô biết nhưng không nhớ nhiều lắm. Tôi đọc cho cô nghe bài thơ nầy mà tôi thuộc lòng từ ngày giấc mộng đầu dang dở.

Em đã đọc chút lòng anh ngờ vực
Gởi đi từ trong những ước mơ xưa
Gởi đi từ lòng anh đêm dậy sóng
Lời yêu thương em biết nói sao vừa

Vâng em hiểu cũng như chàng thường hiểu
Đời đâu tròn trong những giấc mơ vui
Đâu chỉ là thơ là nhạc là mây
Là hoa bướm đam mê nào cũng ngỡ

Em đi tới hồn không nhiều rực rỡ
Lòng không nhiều rộn rã ánh tà huy
Dù đắm đuối với tình yêu cũng sợ
Lời em trao chàng sẻ mỉa mai gì

Giữ được mãi lòng chàng em cũng đủ
Trái tim chàng thi sỉ đủ nguy nan
Chỉ xin chàng đừng lấy mộng làm duyên
Chàng mộng mãi còn em thì ích kỷ

Thơ chàng hỏi được chàng yêu chỉ để
Vinh quang gì khi em chẳng cùng mơ
Xin thưa lại với chàng thưa rất rõ
Em yêu chàng không phải chỉ qua thơ

Người nữ tù binh, và cũng là cô nữ sinh trung học với bao mơ mộng trong đời, như những người con gái chưa tròn tuổi đôi mươi, nay là kẻ thù không cùng chung giới tuyến, nhìn tôi mỉm cười. Lúc nầy tôi mới nhận diện vẻ đẹp dễ thương, không phấn son, đài các như các cô gái Sài Gòn mà tôi thường gặp trong những lần về phép, khi còn thụ huấn khoá Sĩ Quan Căn Bản TG tại Long Thành. Nụ cười trong sáng trên khuôn mặt tròn trịa của cô ẩn dấu dưới mái tóc đen huyền chấm bờ vai làm tôi nghe lòng bồi hồi xúc động.

Cô cho tôi biết khi Việt Cộng chiếm đóng ngôi làng cô ở sau ngày ngưng bắn giả tạo năm 1973, bọn chúng đã bắt ba cô làm giao liên để dẫn đường và tiếp tế lương thực cho CSBV. Cô bỏ học và tình nguyện hy sinh thay thế, để bảo vệ tính mạng cho ba cô và để có người chăm sóc mẹ cô với bầy em nhỏ dại. Tôi nói với cô có lẽ chính quyền của quận lỵ Trảng Bàng sẽ điều tra lý lịch. Nếu câu chuyện cô cho tôi hay là sự thật thì họ sẻ ân xá cho cô và cô có cơ hội đoàn tụ với gia đình.

Chiếc xe M113 băng qua QL1 về đến sân vận động Trảng Bàng. Tôi trình diện Thiếu Tá Phan văn Sĩ, Thiết đoàn trưởng TĐ 18, và giải giao cô nữ tù binh khả ái Trần thị Lệ Thu. Tôi không quên chúc cô may mắn và trực chỉ về hướng Bắc. Khi đến Chà Rầy thì chi đoàn cũng vừa di chuyển ra khỏi khu vực nầy và trở về Lái Thiêu, Bình Dương. Tháng 5/74, chi đoàn 2/18 TK hành quân trên QL 13, tham dự trận An Điền và giải tỏa căn cứ 82. Giữa tháng 6/74, tôi được thuyên chuyển về chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ. Sau Tết Ất Mẹo 1975, trong khi tăng phái cho Chi Đoàn 2/22 CX hành quân tại Gò Dầu Thượng và đóng quân trên đường về Tây Ninh, tôi gặp Chi Đoàn 2/18 đóng quân gần đó nên ghé thăm Th/Úy Thông, cũng là SQ Đồng Đế, cùng khóa SQ CBTG và các bạn từng chung chiến đấu ngày xưa.

Khi gặp Hùng, tài xế chi đội 4 của tôi ngày mới ra đơn vị, Hùng hỏi tôi còn nhớ cô Thu, nữ tù binh năm ngoái khi hành quân giải tỏa đồn Chà Rầy không? Tôi nhớ cô, và nhớ câu chuyện hàn huyên trên đường đi giải giao người không cùng chiến tuyến. Hùng cho tôi biết khi ăn Tết vừa rồi, Chi đoàn 2/18 đóng quân gần sân vận động Trảng Bàng, có một người con gái, với huy hiệu nữ sinh trường trung học Trảng Bàng, đến tìm tôi. Cô cho Hùng biết cô là cô Thu năm xưa. Được chính quyền quận Trảng Bàng ân xá nhân dịp tết Nguyên Đán, gia đình cô trong vùng CS chiếm đóng đã được quân đội VNCH giải tỏa, do đó cô được trở lại trường xưa nối tiếp chuyện học hành dang dở. Khi Hùng cho biết tôi đã rời đơn vị và chính Hùng cũng chẳng có dịp gặp lại tôi, cô Thu rươm rướm nước mắt và quay mặt bỏ đi. “Trông cô rất buồn. Chắc cô ấy nhớ Thiếu Úy nhiều lắm.” Hùng mỉm cười bảo tôi.

Cuộc chiến trở nên sôi động từ độ ấy, tôi không có dịp ghé qua Trảng Bàng để tìm gặp lại cô. Chiến cuộc đã đưa tôi từ đó về Trị Tâm, Khiêm Hanh. Tuy gần quận lỵ Trảng Bàng, nhưng thực thì xa vì tôi bận bịu trong những chiến trường máu lửa vào những ngày gần tàn cuộc chiến. Tôi tham dự trận đánh sau cùng ở Bà Rịa cuối tháng 4/1975 rồi định cư tại Hoa Kỳ hơn 37 năm nay. Cứ mổi lần Xuân về nhớ chuyện cô Thu, tôi không biết cuộc đời cô đã về đâu. Cô rời vùng xôi đậu tìm về chốn bình yên để rồi cũng trở lại với chế độ CS bạo tàn ngày khôn lớn. Đôi lần nhớ đến người nữ tù binh và tình cảm không giới tuyến dành cho nhau, tôi nghe lòng chùng xuống. Ước gì tôi còn ở lại. Ước gì quê hương Việt Nam thanh bình, tự do, tôi sẻ tìm thăm cô Thu, đọc lại cho cô bài thơ của thi sĩ Huỳnh Lệ Yến.

Đời đâu tròn trong những giấc mơ vui
Đâu chỉ là thơ là nhạc là mây
Là hoa bướm đam mê nào cũng ngỡ...

Tôi không còn viết những bài thơ tình vụng dại, gởi gấm tiếng lòng lên trang báo như những ngày mới lớn, nhưng dù ở chốn nào và cuộc đời trôi nổi ra sao, tôi vẫn nhớ cô Lệ Thu, người nữ tù binh dịu hiền ngày xưa, và không quên nguyện cầu cho cô một đời bình an, hạnh phúc.

Mùa Xuân 2012

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso36.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mùa Xuân, và tình cảm không giới tuyến

Hai ngày dưỡng sức tại hậu cứ Thiết Đoàn 18 KB qua rất nhanh. Chiếc xe GMC đưa hai đứa chúng tôi và thực phẩm tiếp tế lên đường về Tân Uyên, Biên Hòa, nơi Chi Đoàn 2/18 TK đang hành quân để bảo vệ vòng đai phía Bắc của phi trường, đang bị áp lực và chịu pháo kích


Thiên Chương, CĐ 2/15 TK


Sau khi ăn Tết Giáp Dần 1974, tôi vừa mãn khóa 56 SQCB/TG và sau một tuần lễ phép ngắn ngủi tôi về trình diện LĐ III Kỵ Binh tại Biên Hòa. Thông và tôi được bổ nhiệm đến Chiến đoàn 318 Xung Kích, một trong ba Chiến đoàn Thiết Giáp với Biệt Động Quân tùng thiết của Vùng III chiến thuật dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi.

Hai ngày dưỡng sức tại hậu cứ Thiết Đoàn 18 KB qua rất nhanh. Chiếc xe GMC đưa hai đứa chúng tôi và thực phẩm tiếp tế lên đường về Tân Uyên, Biên Hòa, nơi Chi Đoàn 2/18 TK đang hành quân để bảo vệ vòng đai phía Bắc của phi trường, đang bị áp lực và chịu pháo kích hàng ngày của CSBV. Chi Đoàn đang “ủi rừng”, một danh từ xử dụng rất quen thuộc với Kỵ Binh và BĐQ ở khu nầy trong những cuộc hành quân lùng địch. Người tài xế, đang dừng xe trên một con đường đất đỏ và chờ đợi CĐ di chuyển ra khỏi mục tiêu, chỉ cho tôi và Thông đi về hướng Bắc nơi có một số thiết vận xa M113 và vài chiến xa M41 đang bố trí sau một lùm cây cách đó chừng hơn nửa cây số. Sau khi trình diện Đ/Úy Trần văn Làm xong, Thông về chi đội 2 và tôi về chi đội 4, chúng tôi cùng chi đoàn di chuyển về Phú Chánh, tỉnh Bình Dương.

Khoảng giửa tháng 4 năm 1974, Chi Đoàn nhận nhiệm vụ hành quân an ninh trục lộ trên QL 1 từ Củ Chi đến Trảng Bàng. Đến gần cuối tháng 4 thì Chi đoàn trực chỉ về phía Bắc Quận Trảng Bàng để giải tỏa áp lực của địch đang quấy nhiễu một đơn vị ĐPQ đang trú đóng tại Chà Rầy.

Phía Bắc của đồn Chà Rầy có nhiều ruộng ớt (cũng được gọi là Đồng Ớt) nên địa thế dể dàng cho đơn vị TG và BĐQ di chuyển vào mục tiêu. Phía Đông là rừng chồi cao ngang với chiều cao của các Thiết vận xa nên địch quân bố trí kiên cố trong các công sự phòng thủ rất khó mà phát giác được. Chi Đoàn di chuyển từ hướng Bắc qua hướng Nam và khi đến căn cứ Chà Rầy thì đổi về hướng Đông để tiến vào mục tiêu. Khi Chi đoàn đến cách xa căn cứ nầy chừng hai cây số thì CSBV bắt đầu tấn công bằng các loại vũ khí, cộng thêm các loại pháo 81 ly và hỏa tiễn 107 ly. Pháo binh yểm trợ của LĐ III XK phản pháo, bộ binh địch chỉ đành tử thủ trong các hầm hố, mong ngăn chặn bước tiến của TG và BĐQ.

Chiều hôm đó đơn vị chiếm được mục tiêu, các đơn vị BĐQ được tung ra lục soát các hầm hố, tịch thu một số súng cá nhân và cộng đồng mà địch đã để lại, với một số bị tử thương. Phía ta có một số bị thương. May mắn, cả Kỵ binh và BĐQ đều không bị tổn thất nhân mạng, cũng như thiết vận xa và chiến xa. Khi đêm xuống, chi đoàn quây thành vòng tròn để phòng thủ đêm, trong khi các đơn vị BĐQ đào công sự phòng thủ xen kẽ giữa những chiếc M113 và M41.

Đây là lần đầu tiên tôi tham dự trận đánh rất lớn trong cuộc đời quân ngũ, nên tôi rất hăng hái và không biết sợ. Tôi lội vòng quanh các xe trong chi đội, mà tôi là chi đội phó, thăm hỏi các anh lính mũ nâu về trận đánh, dự định sẻ viết những bài tường thuật gởi về cho nguyệt san Vó Câu Biên Trấn của LĐ III XK (mà tôi đã từng cộng tác ngày mới ra đơn vị.) Họ cho tôi biết nửa đêm sẻ có một toán Trinh Sát di chuyển sâu vào phía Nam ngay trước hướng bố trí của chi đội tôi, hy vọng nếu địch quân tìm cách trở lại mục tiêu để tìm xác đồng đội thì lọt vào ổ phục kích đêm của họ. Tờ mờ sáng hôm sau, tôi giật mình thức giấc khi nghe tiếng súng nổ vang rền trước đầu xe.

Tôi mở máy truyền tin liên lạc với BCH chi đoàn, thì được biết toán Trinh Sát BĐQ đang chạm trán với một số Cộng quân, di chuyển qua ổ phục kích có lẻ để tiếp tế súng đạn và lương thực. Tôi nhận lịnh tác xạ súng cối 81 ly vào các mục tiêu để yểm trợ cho lực lượng bạn. Sau nửa giờ giao tranh địch để lại vài xác chết và một nữ giao liên bị thương ở chân nên không tẩu thoát được với đồng bọn. Sau đó tôi nhận chỉ thị của Đ/Úy Làm đưa người nữ tù binh nầy lên xe cuả tôi về BCH Thiết Đoàn 18 đang trú đóng tại sân vận động Trảng Bàng.

Khi xe chạy trên đường di chuyển về hướng Nam, trực chỉ quận lỵ thì tôi nghe tiếng rên nho nhỏ của người nữ tù binh, đang nằm trên sàn đạn mà tôi đã xử dụng làm giường ngủ của mình suốt mấy tháng từ ngày tôi về đơn vị. Tôi nhảy xuống sàn xe để xem chuyện gì xảy ra. Hình như đầu của cô ta đụng vào bàn quay của khẩu súng cối 81 ly khi chiếc M113 chạy ngang một hố lớn. Có lẽ do đạn pháo của địch để lại khi bắn quấy rối căn cứ ĐPQ Chà Rầy, và có lẻ đau nhức từ vết thương ở đùi đã làm cô ta rên rỉ.

Khi tôi lấy chiếc gối lót dưới đầu cô thì cô xin uống nước. Tôi hỏi người lính BĐQ, và mượn bi đông của anh để cô gượng ngồi lên uống một chút nước. Lúc nầy tôi thấy thẻ tù binh gắn trên áo bà ba của cô có ghi hàng chữ Trần thị Lệ Thu. Cô nhìn tôi với đôi mắt buồn vời vợi - cái nhìn không quyến rũ như đôi mắt của cô Yến ngày xưa, người mà tôi nuôi dưỡng giấc mơ đẹp cuả những ngày mới lớn - nhưng cũng đủ làm mềm lòng người đối diện, như tên của cô là giọt lệ mùa Thu.

Khi tôi giúp cô nằm xuống thì tay cô vô tình đụng chồng sách tôi để gần đó, gồm vài cuốn Văn Nghệ Tiền Phong và tập san Tuổi Ngọc rơi xuống sàn đạn. Cô tìm cách sắp xếp lại và hỏi tôi thích đọc những tập san nầy lắm không.

Tôi cho cô hay là tôi có một vài bài thơ được đăng trong những tập san nầy, tuy nhiên thơ và mộng không bao giờ thành thực tế. Có lẽ tôi hơi bi quan, hay vì cuộc đời chinh chiến, hay vì mối tình hằng mơ ước đã không thành từ ngày tôi xa Đà Nẵng. Cô cũng cho tôi biết những ngày còn đi học ở trường Trung Học Trảng Bàng, cô ưa đọc những bài thơ trong những cuốn Văn nghệ Tiền Phong mượn của một người bạn gái. Tôi hỏi cô có biết bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của nữ thi sĩ Huỳnh Lệ Yến không? Nội dung bài thơ là để trả lời cho một anh lính chiến trú đóng trên một tiền đồn xa xôi, rằng cô đã đọc thơ của anh lính lãng mạn đăng tải trong Văn nghệ Tiền phong và mơ ước ngày đối diện. Cô biết nhưng không nhớ nhiều lắm. Tôi đọc cho cô nghe bài thơ nầy mà tôi thuộc lòng từ ngày giấc mộng đầu dang dở.

Em đã đọc chút lòng anh ngờ vực
Gởi đi từ trong những ước mơ xưa
Gởi đi từ lòng anh đêm dậy sóng
Lời yêu thương em biết nói sao vừa

Vâng em hiểu cũng như chàng thường hiểu
Đời đâu tròn trong những giấc mơ vui
Đâu chỉ là thơ là nhạc là mây
Là hoa bướm đam mê nào cũng ngỡ

Em đi tới hồn không nhiều rực rỡ
Lòng không nhiều rộn rã ánh tà huy
Dù đắm đuối với tình yêu cũng sợ
Lời em trao chàng sẻ mỉa mai gì

Giữ được mãi lòng chàng em cũng đủ
Trái tim chàng thi sỉ đủ nguy nan
Chỉ xin chàng đừng lấy mộng làm duyên
Chàng mộng mãi còn em thì ích kỷ

Thơ chàng hỏi được chàng yêu chỉ để
Vinh quang gì khi em chẳng cùng mơ
Xin thưa lại với chàng thưa rất rõ
Em yêu chàng không phải chỉ qua thơ

Người nữ tù binh, và cũng là cô nữ sinh trung học với bao mơ mộng trong đời, như những người con gái chưa tròn tuổi đôi mươi, nay là kẻ thù không cùng chung giới tuyến, nhìn tôi mỉm cười. Lúc nầy tôi mới nhận diện vẻ đẹp dễ thương, không phấn son, đài các như các cô gái Sài Gòn mà tôi thường gặp trong những lần về phép, khi còn thụ huấn khoá Sĩ Quan Căn Bản TG tại Long Thành. Nụ cười trong sáng trên khuôn mặt tròn trịa của cô ẩn dấu dưới mái tóc đen huyền chấm bờ vai làm tôi nghe lòng bồi hồi xúc động.

Cô cho tôi biết khi Việt Cộng chiếm đóng ngôi làng cô ở sau ngày ngưng bắn giả tạo năm 1973, bọn chúng đã bắt ba cô làm giao liên để dẫn đường và tiếp tế lương thực cho CSBV. Cô bỏ học và tình nguyện hy sinh thay thế, để bảo vệ tính mạng cho ba cô và để có người chăm sóc mẹ cô với bầy em nhỏ dại. Tôi nói với cô có lẽ chính quyền của quận lỵ Trảng Bàng sẽ điều tra lý lịch. Nếu câu chuyện cô cho tôi hay là sự thật thì họ sẻ ân xá cho cô và cô có cơ hội đoàn tụ với gia đình.

Chiếc xe M113 băng qua QL1 về đến sân vận động Trảng Bàng. Tôi trình diện Thiếu Tá Phan văn Sĩ, Thiết đoàn trưởng TĐ 18, và giải giao cô nữ tù binh khả ái Trần thị Lệ Thu. Tôi không quên chúc cô may mắn và trực chỉ về hướng Bắc. Khi đến Chà Rầy thì chi đoàn cũng vừa di chuyển ra khỏi khu vực nầy và trở về Lái Thiêu, Bình Dương. Tháng 5/74, chi đoàn 2/18 TK hành quân trên QL 13, tham dự trận An Điền và giải tỏa căn cứ 82. Giữa tháng 6/74, tôi được thuyên chuyển về chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ. Sau Tết Ất Mẹo 1975, trong khi tăng phái cho Chi Đoàn 2/22 CX hành quân tại Gò Dầu Thượng và đóng quân trên đường về Tây Ninh, tôi gặp Chi Đoàn 2/18 đóng quân gần đó nên ghé thăm Th/Úy Thông, cũng là SQ Đồng Đế, cùng khóa SQ CBTG và các bạn từng chung chiến đấu ngày xưa.

Khi gặp Hùng, tài xế chi đội 4 của tôi ngày mới ra đơn vị, Hùng hỏi tôi còn nhớ cô Thu, nữ tù binh năm ngoái khi hành quân giải tỏa đồn Chà Rầy không? Tôi nhớ cô, và nhớ câu chuyện hàn huyên trên đường đi giải giao người không cùng chiến tuyến. Hùng cho tôi biết khi ăn Tết vừa rồi, Chi đoàn 2/18 đóng quân gần sân vận động Trảng Bàng, có một người con gái, với huy hiệu nữ sinh trường trung học Trảng Bàng, đến tìm tôi. Cô cho Hùng biết cô là cô Thu năm xưa. Được chính quyền quận Trảng Bàng ân xá nhân dịp tết Nguyên Đán, gia đình cô trong vùng CS chiếm đóng đã được quân đội VNCH giải tỏa, do đó cô được trở lại trường xưa nối tiếp chuyện học hành dang dở. Khi Hùng cho biết tôi đã rời đơn vị và chính Hùng cũng chẳng có dịp gặp lại tôi, cô Thu rươm rướm nước mắt và quay mặt bỏ đi. “Trông cô rất buồn. Chắc cô ấy nhớ Thiếu Úy nhiều lắm.” Hùng mỉm cười bảo tôi.

Cuộc chiến trở nên sôi động từ độ ấy, tôi không có dịp ghé qua Trảng Bàng để tìm gặp lại cô. Chiến cuộc đã đưa tôi từ đó về Trị Tâm, Khiêm Hanh. Tuy gần quận lỵ Trảng Bàng, nhưng thực thì xa vì tôi bận bịu trong những chiến trường máu lửa vào những ngày gần tàn cuộc chiến. Tôi tham dự trận đánh sau cùng ở Bà Rịa cuối tháng 4/1975 rồi định cư tại Hoa Kỳ hơn 37 năm nay. Cứ mổi lần Xuân về nhớ chuyện cô Thu, tôi không biết cuộc đời cô đã về đâu. Cô rời vùng xôi đậu tìm về chốn bình yên để rồi cũng trở lại với chế độ CS bạo tàn ngày khôn lớn. Đôi lần nhớ đến người nữ tù binh và tình cảm không giới tuyến dành cho nhau, tôi nghe lòng chùng xuống. Ước gì tôi còn ở lại. Ước gì quê hương Việt Nam thanh bình, tự do, tôi sẻ tìm thăm cô Thu, đọc lại cho cô bài thơ của thi sĩ Huỳnh Lệ Yến.

Đời đâu tròn trong những giấc mơ vui
Đâu chỉ là thơ là nhạc là mây
Là hoa bướm đam mê nào cũng ngỡ...

Tôi không còn viết những bài thơ tình vụng dại, gởi gấm tiếng lòng lên trang báo như những ngày mới lớn, nhưng dù ở chốn nào và cuộc đời trôi nổi ra sao, tôi vẫn nhớ cô Lệ Thu, người nữ tù binh dịu hiền ngày xưa, và không quên nguyện cầu cho cô một đời bình an, hạnh phúc.

Mùa Xuân 2012

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso36.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm