Sức khỏe và đời sống

Mùa cúm của những người ăn Tết xa nhà _Cá Vàng

Năm nay không còn là cái Tết đầu tiên mà Cá ở xa nhà nữa nhưng hình như cảm giác nhớ Tết, thèm Tết, khát khao được về ăn Tết dù chỉ một ngày của Cá không hiểu sao vẫn

Năm nay không còn là cái Tết đầu tiên mà Cá ở xa nhà nữa nhưng hình như cảm giác nhớ Tết, thèm Tết, khát khao được về ăn Tết dù chỉ một ngày của Cá không hiểu sao vẫn rất sục sôi, thậm chí còn hơn những năm trước. Hình như người ta càng xa nhà lâu thì nỗi nhớ càng sâu, càng day dứt thì phải. Nhưng dù sao thì Cá cũng quen rồi, và với cái tính thích nghi cao của Cá thì nước ngọt, nước mặn Cá đều vẫn có thể tung tăng bơi lội.

Nhưng nhiều người thì không thể như thế. Mấy ngày gần đây khi lên mạng, Cá xem và đọc được rất nhiều tâm sự của nhiều bạn du học sinh ăn Tết xa nhà từ nhiều nơi trên thế giới, không phải  chỉ ở Mỹ. Hôm trước, Cá đã được xem một clip chúc tết có sự tham gia của các bạn du học sinh trên nhiều nước. Các lời chúc bắt đầu từ Rome, Italy, xuyên suốt nhiều quốc gia, thành phố ở Châu Âu, rồi quay lại Châu Á, rồi đi xuống Châu Úc phía cực Nam, rồi vòng qua Angola ở Châu Phi, vượt đại dương để sang Bắc Mỹ, và cuối cùng dừng chân ở Việt Nam. Clip có độ dài gần 15’ trên Youtube và được thực hiện khá công phu nhưng cũng không kém phần giản dị, dễ thương của các du học sinh. Một người một tâm sự, hai người hai tâm sự, trăm người cũng có thể có trăm tâm sự khác nhau.

 

​​Rồi khi lướt qua những dòng statuses và những bức ảnh trên facebook, Cá thấy thú vị lắm. Các bạn trẻ ở nhà, có người hăm hở cho post những bức ảnh mình đang ‘nghịch’ gói bánh chưng, trong khi đó có người thì post những bức ảnh chụp lại không khí Tết thời xưa với thịt muối dưa hành câu đối đỏ, với những chùm pháo. Có người thì cầu trời năm nay vẫn được nhận lì xì mừng tuổi. Người thì chỉ cầu mong không còn chịu cảnh ‘cô đơn’ – hay theo ngôn ngữ của các bạn trẻ bây giờ là không còn FA (forever alone) trong năm mới.

Còn có những cập nhật khác, chỉ cần nhìn qua là biết ai là du học sinh vì vào thời điểm này, bạn nào cũng đang bắt đầu bước vào những bài kiểm tra đầu kỳ. Nhất là những bạn nào là sinh viên năm nhất, năm hai đại học, thì lại càng không muốn chểnh mảng học tập. Chỉ có những bạn năm cuối việc học tập gần như xong xuôi hoặc ai đang học cao học thì mới có tâm trạng mà nghĩ đến làm gì cho Tết. Nhưng mà dù sao chăng nữa, cho dù bận học hay không, thì có một điều mà Cá khá chắc chắn rằng: đối với nhiều người, đây là mùa
flu, mùa sick - cảm lạnh, mùa cúm; còn đối với những người xa nhà, họ cũng bị sick, nhưng mà là ‘homesick’ – nhớ nhà.

Khi ở nhà, với nhiều bạn ở thành phố, bánh chưng, thịt đông, dưa muối, thì hồi đó gần như ai cũng toàn nhường cho ‘người lớn’ làm hết, còn ‘trẻ con’ là các bạn trẻ thì có bày ra, bưng đến tận miệng, chưa chắc đã muốn ăn. Không chỉ có Tết, những dịp khác như Trung Thu cũng vậy. Ở nhà ít khi ăn bánh nướng, bánh dẻo; nhưng đến khi sang nước ngoài du học, nhìn thấy một hộp bánh Trung Thu có ghi Tiếng Việt, thì mừng như bắt được kim cương đá quý, phải vội vã lôi điện thoại ra chụp ảnh lại mình với…cái bánh. Dễ dàng nhận ra, khi đi du học rồi, không còn những thứ ‘hiển nhiên’ là phải có ấy nữa, thì bỗng dưng lại thèm, lại nhớ, lại da diết, lại khắc khoải, rồi lại bùi ngùi. Nhiều bạn may mắn học ở những trường ở vùng có phương tiện đi lại và gần chợ Việt thì còn đỡ, các bạn có thể dễ dàng ra mua lá chuối, rủ nhau tụ tập đóng khuôn rồi gói bánh chưng. Tỉ lệ thành công thì cũng không cao lắm vì đa số chưa ai tự mình gói bao giờ, ở nhà cũng ít khi ăn, thế mà đến bây giờ, không ai bảo ai, cứ thế mà rủ nhau cùng làm.

 

Được sắm Tết là một điều gì đó khá xa vời cho những bạn du học sinh ở các trường không gần cộng đồng Việt

​​Nhưng cũng có nhiều bạn, như Cá vàng đã nói trong blog đầu tiên đó, ở vùng nông thôn – rural areas – thì làm gì có chợ Việt, nói gì đến Tết. Họ không thể có bánh chưng, đồ ăn hàng ngày của họ không khác thường ngày. Nhất là những bạn nào học ở những trường năm đầu hoặc hai năm đầu bắt buộc phải ăn ở trong trường thì khẩu phần ăn của họ vẫn là pizza, vẫn là burgers, vẫn là khoai tây chiên, vẫn là sandwich. Họ hàng ngày vẫn phải cắm mặt lên thư viện học cho các bài kiểm tra, rồi chạy đến lớp, học xong lại chạy đôn chạy đáo làm thêm. Nhưng cũng kì lạ một điều, ai cũng thiếu thời gian ngủ, nhưng trong những ngày này, họ thà thiếu ngủ còn hơn bỏ lỡ những tin tức liên quan đến việc người thân, bạn bè của họ chuẩn bị cho cái Tết ở nhà.

Người ta nói, đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực ra, nói đi cũng phải nói lại, được đi du học, cho dù là nước nào đi nữa, thì các bạn du học sinh đều đã may mắn hơn rất nhiều người chưa có cơ hội đi đó đi đây rồi. Đúng là đi nước ngoài thì mở mang được nhiều điều, tiếp xúc được nhiều nền văn hóa, được thử nhiều đồ ăn, được gặp gỡ nhiều người, được tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm; nhưng phải thừa nhận, Tết có lẽ là mùa cúm nặng nhất của các bạn du học sinh hay những ai sống và làm việc xa nhà. Nếu có bạn nào đọc được những suy nghĩ cá nhân trong blog này của Cá, dù đúng hay sai với trường hợp của các bạn, thì Cá cũng chúc các bạn luôn giữ vững tinh thần làm các bài thi thật tốt hay làm việc thật tốt và sẽ không bị trận cúm này đánh gục.

Chúc các bạn độc giả của VOA nói chung và của blog Like-Go-America nói riêng, một năm mới Quý Tỵ 2013 an khang, hạnh phúc, mạnh khỏe, và thành công. Cá Vàng sẽ cố gắng mang đến cho các bạn nhiều chia sẻ hơn nữa về cuộc sống tại Mỹ trong năm tới, và mong sẽ nhận được sự ủng hộ từ các bạn.

VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mùa cúm của những người ăn Tết xa nhà _Cá Vàng

Năm nay không còn là cái Tết đầu tiên mà Cá ở xa nhà nữa nhưng hình như cảm giác nhớ Tết, thèm Tết, khát khao được về ăn Tết dù chỉ một ngày của Cá không hiểu sao vẫn

Năm nay không còn là cái Tết đầu tiên mà Cá ở xa nhà nữa nhưng hình như cảm giác nhớ Tết, thèm Tết, khát khao được về ăn Tết dù chỉ một ngày của Cá không hiểu sao vẫn rất sục sôi, thậm chí còn hơn những năm trước. Hình như người ta càng xa nhà lâu thì nỗi nhớ càng sâu, càng day dứt thì phải. Nhưng dù sao thì Cá cũng quen rồi, và với cái tính thích nghi cao của Cá thì nước ngọt, nước mặn Cá đều vẫn có thể tung tăng bơi lội.

Nhưng nhiều người thì không thể như thế. Mấy ngày gần đây khi lên mạng, Cá xem và đọc được rất nhiều tâm sự của nhiều bạn du học sinh ăn Tết xa nhà từ nhiều nơi trên thế giới, không phải  chỉ ở Mỹ. Hôm trước, Cá đã được xem một clip chúc tết có sự tham gia của các bạn du học sinh trên nhiều nước. Các lời chúc bắt đầu từ Rome, Italy, xuyên suốt nhiều quốc gia, thành phố ở Châu Âu, rồi quay lại Châu Á, rồi đi xuống Châu Úc phía cực Nam, rồi vòng qua Angola ở Châu Phi, vượt đại dương để sang Bắc Mỹ, và cuối cùng dừng chân ở Việt Nam. Clip có độ dài gần 15’ trên Youtube và được thực hiện khá công phu nhưng cũng không kém phần giản dị, dễ thương của các du học sinh. Một người một tâm sự, hai người hai tâm sự, trăm người cũng có thể có trăm tâm sự khác nhau.

 

​​Rồi khi lướt qua những dòng statuses và những bức ảnh trên facebook, Cá thấy thú vị lắm. Các bạn trẻ ở nhà, có người hăm hở cho post những bức ảnh mình đang ‘nghịch’ gói bánh chưng, trong khi đó có người thì post những bức ảnh chụp lại không khí Tết thời xưa với thịt muối dưa hành câu đối đỏ, với những chùm pháo. Có người thì cầu trời năm nay vẫn được nhận lì xì mừng tuổi. Người thì chỉ cầu mong không còn chịu cảnh ‘cô đơn’ – hay theo ngôn ngữ của các bạn trẻ bây giờ là không còn FA (forever alone) trong năm mới.

Còn có những cập nhật khác, chỉ cần nhìn qua là biết ai là du học sinh vì vào thời điểm này, bạn nào cũng đang bắt đầu bước vào những bài kiểm tra đầu kỳ. Nhất là những bạn nào là sinh viên năm nhất, năm hai đại học, thì lại càng không muốn chểnh mảng học tập. Chỉ có những bạn năm cuối việc học tập gần như xong xuôi hoặc ai đang học cao học thì mới có tâm trạng mà nghĩ đến làm gì cho Tết. Nhưng mà dù sao chăng nữa, cho dù bận học hay không, thì có một điều mà Cá khá chắc chắn rằng: đối với nhiều người, đây là mùa
flu, mùa sick - cảm lạnh, mùa cúm; còn đối với những người xa nhà, họ cũng bị sick, nhưng mà là ‘homesick’ – nhớ nhà.

Khi ở nhà, với nhiều bạn ở thành phố, bánh chưng, thịt đông, dưa muối, thì hồi đó gần như ai cũng toàn nhường cho ‘người lớn’ làm hết, còn ‘trẻ con’ là các bạn trẻ thì có bày ra, bưng đến tận miệng, chưa chắc đã muốn ăn. Không chỉ có Tết, những dịp khác như Trung Thu cũng vậy. Ở nhà ít khi ăn bánh nướng, bánh dẻo; nhưng đến khi sang nước ngoài du học, nhìn thấy một hộp bánh Trung Thu có ghi Tiếng Việt, thì mừng như bắt được kim cương đá quý, phải vội vã lôi điện thoại ra chụp ảnh lại mình với…cái bánh. Dễ dàng nhận ra, khi đi du học rồi, không còn những thứ ‘hiển nhiên’ là phải có ấy nữa, thì bỗng dưng lại thèm, lại nhớ, lại da diết, lại khắc khoải, rồi lại bùi ngùi. Nhiều bạn may mắn học ở những trường ở vùng có phương tiện đi lại và gần chợ Việt thì còn đỡ, các bạn có thể dễ dàng ra mua lá chuối, rủ nhau tụ tập đóng khuôn rồi gói bánh chưng. Tỉ lệ thành công thì cũng không cao lắm vì đa số chưa ai tự mình gói bao giờ, ở nhà cũng ít khi ăn, thế mà đến bây giờ, không ai bảo ai, cứ thế mà rủ nhau cùng làm.

 

Được sắm Tết là một điều gì đó khá xa vời cho những bạn du học sinh ở các trường không gần cộng đồng Việt

​​Nhưng cũng có nhiều bạn, như Cá vàng đã nói trong blog đầu tiên đó, ở vùng nông thôn – rural areas – thì làm gì có chợ Việt, nói gì đến Tết. Họ không thể có bánh chưng, đồ ăn hàng ngày của họ không khác thường ngày. Nhất là những bạn nào học ở những trường năm đầu hoặc hai năm đầu bắt buộc phải ăn ở trong trường thì khẩu phần ăn của họ vẫn là pizza, vẫn là burgers, vẫn là khoai tây chiên, vẫn là sandwich. Họ hàng ngày vẫn phải cắm mặt lên thư viện học cho các bài kiểm tra, rồi chạy đến lớp, học xong lại chạy đôn chạy đáo làm thêm. Nhưng cũng kì lạ một điều, ai cũng thiếu thời gian ngủ, nhưng trong những ngày này, họ thà thiếu ngủ còn hơn bỏ lỡ những tin tức liên quan đến việc người thân, bạn bè của họ chuẩn bị cho cái Tết ở nhà.

Người ta nói, đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực ra, nói đi cũng phải nói lại, được đi du học, cho dù là nước nào đi nữa, thì các bạn du học sinh đều đã may mắn hơn rất nhiều người chưa có cơ hội đi đó đi đây rồi. Đúng là đi nước ngoài thì mở mang được nhiều điều, tiếp xúc được nhiều nền văn hóa, được thử nhiều đồ ăn, được gặp gỡ nhiều người, được tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm; nhưng phải thừa nhận, Tết có lẽ là mùa cúm nặng nhất của các bạn du học sinh hay những ai sống và làm việc xa nhà. Nếu có bạn nào đọc được những suy nghĩ cá nhân trong blog này của Cá, dù đúng hay sai với trường hợp của các bạn, thì Cá cũng chúc các bạn luôn giữ vững tinh thần làm các bài thi thật tốt hay làm việc thật tốt và sẽ không bị trận cúm này đánh gục.

Chúc các bạn độc giả của VOA nói chung và của blog Like-Go-America nói riêng, một năm mới Quý Tỵ 2013 an khang, hạnh phúc, mạnh khỏe, và thành công. Cá Vàng sẽ cố gắng mang đến cho các bạn nhiều chia sẻ hơn nữa về cuộc sống tại Mỹ trong năm tới, và mong sẽ nhận được sự ủng hộ từ các bạn.

VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm