Văn Học & Nghệ Thuật
Mường Mán
Những năm đầu thập niên 70, có một cao trào văn học lãng mạn dành cho tuổi mới lớn.
Những năm đầu thập niên 70, có một cao trào văn học lãng mạn dành cho tuổi mới lớn. Những người chủ xướng chủ trương viết nhẹ nhàng, thiên về cảm xúc hơn là tả thực. Không như các tiểu thuyết dạng hoa tím, những tác phẩm của trường phái này không uỷ mị hóa cảm xúc con người. Có chăng, chúng chỉ làm cho người đọc có cơ hội nhìn lại mình, và có điều kiện làm giàu thêm những cảm tình có ở trong nhau. Truyện và thơ của những tác giả khá trẻ đó, chẳng mấy chốc đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong mọi giới độc giả, đặc biệt là ở lứa tuổi ô mai, tuổi chớm biết rung động trước cái đẹp. Họ là ai, nếu không phải là những Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền, Đinh Tiến Luyện, và Mường Mán ...
Trong khi Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền và Đinh Tiến Luyện viết truyện nhiều hơn làm thơ, Mường Mán lại thích làm thơ hơn, cho dù số truyện anh cho ra đời không ít (hơn 10 cuốn). Cũng như trường hợp của Đỗ Trung Quân và Đoàn Vị Thượng sau này, những bài thơ anh viết dẫu bị đổ tội là nghèo ở tính nghệ thuật nhưng lại giàu biết bao nhiêu ở ý tưởng, ở sự duyên dáng, và ở cả cái âm hưởng rất nhạc trong ngôn từ. Có thật không?
Nếu như nói, thơ Đỗ Trung Quân rất Bắc, thì thơ Mường Mán phải được công nhận là quá ... Huế. Bắt đầu từ bài "Qua Mấy Ngõ Hoa", bài thơ đưa anh vào lòng độc giả, Mường Mán cho ra đời hàng loạt những bài thơ nhỏ mà bất cứ nhìn vào đâu, người ta cũng có thể bắt gặp hàng hàng lớp lớp những thi từ lượm lặt từ trong cái kho cơ man những từ lạ kiểu răng rứa mô tê mà người dân Huế vẫn dùng trong đời sống thường ngày. Có nhiều lúc, độc giả khó tính cũng phải lấy làm khó chịu bởi ấn tượng của một sự lạm dụng theo kiểu Bích Vân Thiên, nhưng cũng may, số bài đó không nhiều lắm. Phần còn lại đều là những tặng phẩm đáng được trân trọng.
Mường Mán viết văn và làm thơ như một ... nghiệp dĩ, không qua trường lớp, cũng chẳng chịu ảnh hưởng rõ rệt của một ai. Tốt nghiệp tú tài II, anh lao vào đời sống, làm phóng viên chiến trường sau đó. Những tưởng đạn bom và máu lửa làm cho anh khô đi những ước nguyện, ai ngờ tai ương của chiến cuộc lại chuẩn bị cho anh một cách đầy đủ hơn, giúp anh định hướng đời mình, hiến thân cho văn nghệ.
Mường Mán sinh năm 1947 dưới cái tên khai sinh Trần Văn Quảng, quê quán ở Phú Vang, Huế. Nhưng anh không trưởng thành ở Huế. Cũng như biết bao nhiêu người con của Huế ở phương xa, anh nặng lòng với Huế. Cái mảnh đất đói nghèo "mùa đông thiếu áo hạ thời thiếu ăn", cái mảnh đất đầy đau thương bởi thiên tai nhân họa đó, vẫn nằm lại trong lòng mỗi người con dân Huế như một nỗi ray rứt khôn nguôi. Dứt áo mà đi, có mấy ai có thể thấy lòng mình thênh thang và không xót xa nỗi nhớ. Nỗi nhớ mỗi ngày theo nhau dồn lại, tuôn chảy trong huyết quản, rồi khơi ra ở đầu ngọn bút. Và đó cũng là lý do mà nhiều người con của Huế chọn cây bút thay vì chọn chính trường, dĩ nhiên không loại trừ trường hợp của Trịnh Công Sơn và ... Mường Mán.
Sáng nay anh thấy mộng rất đầy
Mộng về theo những cánh me bay
Bay từ vai quên sang vai nhớ
Xanh cả hồn anh bé có hay?
Năm 1974, Mường Mán cho xuất bản truyện dài đầu tiên, Lá Tương Tư. Lá Tương Tư được giới trẻ nhiệt liệt hưởng ứng, vì cái chất thơ không chối bỏ được của nó. Toàn bộ câu chuyện được xếp đặt ... ngổn ngang như một câu chuyện kể của một gã trai đang ngồi lại ở một góc nào đó, nhìn về cái ngày xưa khờ khạo mà đáng yêu biết bao. Và thấp thoáng, có bóng quê nhà trong chuyện kể, khiến cho người đọc không khỏi thắc mắc, có thật đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng! Vậy thì xin hãy lắng nghe,
... Quàng lên vai bé một giòng sông
Mêng mông non nước thuở tang bồng
Sông ru tóc ngủ sầu xa ngái
Sông chở phù sa ươm mắt trong ...
Và con sông đó, con sông yên ả bốn mùa "ru tóc ngủ sầu xa ngái" đó, sẽ ở đâu nữa nếu không phải là quê anh ...
Sau Lá Tương Tư, anh cho xuất bản tiếp "Một Chút Mưa Thơm". Rồi vì những lý do rất ngoại cảnh, anh lui vào im lặng, dẫu vẫn không ngừng sáng tác . Năm 1989, anh trở lại với giới thưởng ngoạn bằng một loạt tác phẩm mới, như Thương Nhớ Người Dưng, như Bâng Khuâng Như Bướm . Mười lăm năm sau, anh vẫn là nhà văn viết cho tuổi mới lớn, vẫn là Mường Mán cúa Lá Tương Tư . Có khác chăng, văn của anh chín muồi hơn, thơ của anh sâu sắc hơn, đâu đó ẩn giấu một ít trăn trở đối với thời cuộc, đối với thân phận . Anh thích viết thơ về tuổi thơ, mùa xuân, về mùa vui, vậy mà đôi lúc, độc giả vẫn thấy thoáng một chút bâng khuâng trong thơ xuân và tuổi thơ của anh . Lấy ví dụ, anh viết
Hương xoan nay đã xa vời vợi
Thuyền cũ đi về vắng bóng ai
Lênh đênh trên bến vần thơ trắng
Nhuộm áo, khăn xưa màu trăng phai ...
Bao nhiêu năm đã đi qua, Mường Mán vẫn trẻ mãi trong lòng độc giả, trẻ như những thông điệp anh viết cho tuổi ô mai. Mà ở ngay cả trong lòng những người tóc đã chớm phai màu sương khói, anh vẫn trẻ như cái cảm giác anh đem đến cho họ, khi họ đọc những dòng anh viết, sống lại một thời đẹp biết bao nhiêu và thơ mộng biết bao nhiêu. Và lão, cũng như nhiều người khác, xin được cám ơn anh!
Cuối cùng, xin chép tặng hai bài thơ rất Mường Mán, Về Bến Xuân Xưa và Bông Hồng Đầu Năm
Về Bến Xuân Xưa
Mường Mán
Áo biếc xưa về qua bến tạnh
Ngày xuân tóc mới chớm ngang vai
Chị đi thoáng chút hương xoan muộn
Sóng sánh nghiêng lòng bao gã trai
Khăn đào xưa đùa cùng gió nội
Theo người qua trăm chặng lao đao
Chị gánh sương đi từ hừng sáng
Khuya về, vai nặng gánh trăng sao
Cậu bé ngày xưa thường tha thẩn
Ôm đàn ra bến hát nghêu ngao
Đón chị, đón quà, và đón cả
Vòng tay thơm gió bụi ngọt ngào
Hương xoan nay đã xa vời vợi
Thuyền cũ đi về vắng bóng ai
Lênh đênh trên bến vần thơ trắng
Nhuộm áo khăn xưa màu trăng phai .
Bông Hồng Đầu Năm
Mường Mán
Mưa chẳng nhảy valse trên đường nữa
Vàng chi lắm thế nắng mai ơi
Hình như có điệu tango mới
Đưa bước em qua ngõ nhà người
Đông biếc đã phai ngoài dậu trúc
Tết hồng xác pháo cuối hiên mai
Có chàng nghiêng ngó xuân sau trước
Rồi chợt thấy mình đi theo ai
Dòng sông uốn lượn theo chân sáo
Chim lợp vòm me khúc nhạc vui
Đi lễ chùa xa nên em vội
Quên cả giấu duyên trên miệng cười
Màu áo hoa ngâu như là sóng
Tóc mơ se mộng với mây trời
Thầm cuốn lòng ai lên tận núi
Chùa xa chuông điểm nhịp sương rơi
Lóng ngóng ẩn mình sau hương khói
Với cành hoa nói hộ trên tay
Sao anh chẳng dám trao thiên hạ
Để hồng úa rụng chỉ còn gai
Bông hồng chưa nhận em đâu biết
Có kẻ khật khùng suốt Tết nay
Trái tim thôi nhảy soul trong ngực
Bởi đã hoá thành bong bóng bay ...
Theo dactrung.net
Những năm đầu thập niên 70, có một cao trào văn học lãng mạn dành cho tuổi mới lớn. Những người chủ xướng chủ trương viết nhẹ nhàng, thiên về cảm xúc hơn là tả thực. Không như các tiểu thuyết dạng hoa tím, những tác phẩm của trường phái này không uỷ mị hóa cảm xúc con người. Có chăng, chúng chỉ làm cho người đọc có cơ hội nhìn lại mình, và có điều kiện làm giàu thêm những cảm tình có ở trong nhau. Truyện và thơ của những tác giả khá trẻ đó, chẳng mấy chốc đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong mọi giới độc giả, đặc biệt là ở lứa tuổi ô mai, tuổi chớm biết rung động trước cái đẹp. Họ là ai, nếu không phải là những Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền, Đinh Tiến Luyện, và Mường Mán ...
Trong khi Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền và Đinh Tiến Luyện viết truyện nhiều hơn làm thơ, Mường Mán lại thích làm thơ hơn, cho dù số truyện anh cho ra đời không ít (hơn 10 cuốn). Cũng như trường hợp của Đỗ Trung Quân và Đoàn Vị Thượng sau này, những bài thơ anh viết dẫu bị đổ tội là nghèo ở tính nghệ thuật nhưng lại giàu biết bao nhiêu ở ý tưởng, ở sự duyên dáng, và ở cả cái âm hưởng rất nhạc trong ngôn từ. Có thật không?
Nếu như nói, thơ Đỗ Trung Quân rất Bắc, thì thơ Mường Mán phải được công nhận là quá ... Huế. Bắt đầu từ bài "Qua Mấy Ngõ Hoa", bài thơ đưa anh vào lòng độc giả, Mường Mán cho ra đời hàng loạt những bài thơ nhỏ mà bất cứ nhìn vào đâu, người ta cũng có thể bắt gặp hàng hàng lớp lớp những thi từ lượm lặt từ trong cái kho cơ man những từ lạ kiểu răng rứa mô tê mà người dân Huế vẫn dùng trong đời sống thường ngày. Có nhiều lúc, độc giả khó tính cũng phải lấy làm khó chịu bởi ấn tượng của một sự lạm dụng theo kiểu Bích Vân Thiên, nhưng cũng may, số bài đó không nhiều lắm. Phần còn lại đều là những tặng phẩm đáng được trân trọng.
Mường Mán viết văn và làm thơ như một ... nghiệp dĩ, không qua trường lớp, cũng chẳng chịu ảnh hưởng rõ rệt của một ai. Tốt nghiệp tú tài II, anh lao vào đời sống, làm phóng viên chiến trường sau đó. Những tưởng đạn bom và máu lửa làm cho anh khô đi những ước nguyện, ai ngờ tai ương của chiến cuộc lại chuẩn bị cho anh một cách đầy đủ hơn, giúp anh định hướng đời mình, hiến thân cho văn nghệ.
Mường Mán sinh năm 1947 dưới cái tên khai sinh Trần Văn Quảng, quê quán ở Phú Vang, Huế. Nhưng anh không trưởng thành ở Huế. Cũng như biết bao nhiêu người con của Huế ở phương xa, anh nặng lòng với Huế. Cái mảnh đất đói nghèo "mùa đông thiếu áo hạ thời thiếu ăn", cái mảnh đất đầy đau thương bởi thiên tai nhân họa đó, vẫn nằm lại trong lòng mỗi người con dân Huế như một nỗi ray rứt khôn nguôi. Dứt áo mà đi, có mấy ai có thể thấy lòng mình thênh thang và không xót xa nỗi nhớ. Nỗi nhớ mỗi ngày theo nhau dồn lại, tuôn chảy trong huyết quản, rồi khơi ra ở đầu ngọn bút. Và đó cũng là lý do mà nhiều người con của Huế chọn cây bút thay vì chọn chính trường, dĩ nhiên không loại trừ trường hợp của Trịnh Công Sơn và ... Mường Mán.
Sáng nay anh thấy mộng rất đầy
Mộng về theo những cánh me bay
Bay từ vai quên sang vai nhớ
Xanh cả hồn anh bé có hay?
Năm 1974, Mường Mán cho xuất bản truyện dài đầu tiên, Lá Tương Tư. Lá Tương Tư được giới trẻ nhiệt liệt hưởng ứng, vì cái chất thơ không chối bỏ được của nó. Toàn bộ câu chuyện được xếp đặt ... ngổn ngang như một câu chuyện kể của một gã trai đang ngồi lại ở một góc nào đó, nhìn về cái ngày xưa khờ khạo mà đáng yêu biết bao. Và thấp thoáng, có bóng quê nhà trong chuyện kể, khiến cho người đọc không khỏi thắc mắc, có thật đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng! Vậy thì xin hãy lắng nghe,
... Quàng lên vai bé một giòng sông
Mêng mông non nước thuở tang bồng
Sông ru tóc ngủ sầu xa ngái
Sông chở phù sa ươm mắt trong ...
Và con sông đó, con sông yên ả bốn mùa "ru tóc ngủ sầu xa ngái" đó, sẽ ở đâu nữa nếu không phải là quê anh ...
Sau Lá Tương Tư, anh cho xuất bản tiếp "Một Chút Mưa Thơm". Rồi vì những lý do rất ngoại cảnh, anh lui vào im lặng, dẫu vẫn không ngừng sáng tác . Năm 1989, anh trở lại với giới thưởng ngoạn bằng một loạt tác phẩm mới, như Thương Nhớ Người Dưng, như Bâng Khuâng Như Bướm . Mười lăm năm sau, anh vẫn là nhà văn viết cho tuổi mới lớn, vẫn là Mường Mán cúa Lá Tương Tư . Có khác chăng, văn của anh chín muồi hơn, thơ của anh sâu sắc hơn, đâu đó ẩn giấu một ít trăn trở đối với thời cuộc, đối với thân phận . Anh thích viết thơ về tuổi thơ, mùa xuân, về mùa vui, vậy mà đôi lúc, độc giả vẫn thấy thoáng một chút bâng khuâng trong thơ xuân và tuổi thơ của anh . Lấy ví dụ, anh viết
Hương xoan nay đã xa vời vợi
Thuyền cũ đi về vắng bóng ai
Lênh đênh trên bến vần thơ trắng
Nhuộm áo, khăn xưa màu trăng phai ...
Bao nhiêu năm đã đi qua, Mường Mán vẫn trẻ mãi trong lòng độc giả, trẻ như những thông điệp anh viết cho tuổi ô mai. Mà ở ngay cả trong lòng những người tóc đã chớm phai màu sương khói, anh vẫn trẻ như cái cảm giác anh đem đến cho họ, khi họ đọc những dòng anh viết, sống lại một thời đẹp biết bao nhiêu và thơ mộng biết bao nhiêu. Và lão, cũng như nhiều người khác, xin được cám ơn anh!
Cuối cùng, xin chép tặng hai bài thơ rất Mường Mán, Về Bến Xuân Xưa và Bông Hồng Đầu Năm
Về Bến Xuân Xưa
Mường Mán
Áo biếc xưa về qua bến tạnh
Ngày xuân tóc mới chớm ngang vai
Chị đi thoáng chút hương xoan muộn
Sóng sánh nghiêng lòng bao gã trai
Khăn đào xưa đùa cùng gió nội
Theo người qua trăm chặng lao đao
Chị gánh sương đi từ hừng sáng
Khuya về, vai nặng gánh trăng sao
Cậu bé ngày xưa thường tha thẩn
Ôm đàn ra bến hát nghêu ngao
Đón chị, đón quà, và đón cả
Vòng tay thơm gió bụi ngọt ngào
Hương xoan nay đã xa vời vợi
Thuyền cũ đi về vắng bóng ai
Lênh đênh trên bến vần thơ trắng
Nhuộm áo khăn xưa màu trăng phai .
Bông Hồng Đầu Năm
Mường Mán
Mưa chẳng nhảy valse trên đường nữa
Vàng chi lắm thế nắng mai ơi
Hình như có điệu tango mới
Đưa bước em qua ngõ nhà người
Đông biếc đã phai ngoài dậu trúc
Tết hồng xác pháo cuối hiên mai
Có chàng nghiêng ngó xuân sau trước
Rồi chợt thấy mình đi theo ai
Dòng sông uốn lượn theo chân sáo
Chim lợp vòm me khúc nhạc vui
Đi lễ chùa xa nên em vội
Quên cả giấu duyên trên miệng cười
Màu áo hoa ngâu như là sóng
Tóc mơ se mộng với mây trời
Thầm cuốn lòng ai lên tận núi
Chùa xa chuông điểm nhịp sương rơi
Lóng ngóng ẩn mình sau hương khói
Với cành hoa nói hộ trên tay
Sao anh chẳng dám trao thiên hạ
Để hồng úa rụng chỉ còn gai
Bông hồng chưa nhận em đâu biết
Có kẻ khật khùng suốt Tết nay
Trái tim thôi nhảy soul trong ngực
Bởi đã hoá thành bong bóng bay ...
Theo dactrung.net
Bàn ra tán vào (0)
Mường Mán
Những năm đầu thập niên 70, có một cao trào văn học lãng mạn dành cho tuổi mới lớn.
Những năm đầu thập niên 70, có một cao trào văn học lãng mạn dành cho tuổi mới lớn. Những người chủ xướng chủ trương viết nhẹ nhàng, thiên về cảm xúc hơn là tả thực. Không như các tiểu thuyết dạng hoa tím, những tác phẩm của trường phái này không uỷ mị hóa cảm xúc con người. Có chăng, chúng chỉ làm cho người đọc có cơ hội nhìn lại mình, và có điều kiện làm giàu thêm những cảm tình có ở trong nhau. Truyện và thơ của những tác giả khá trẻ đó, chẳng mấy chốc đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong mọi giới độc giả, đặc biệt là ở lứa tuổi ô mai, tuổi chớm biết rung động trước cái đẹp. Họ là ai, nếu không phải là những Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền, Đinh Tiến Luyện, và Mường Mán ...
Trong khi Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền và Đinh Tiến Luyện viết truyện nhiều hơn làm thơ, Mường Mán lại thích làm thơ hơn, cho dù số truyện anh cho ra đời không ít (hơn 10 cuốn). Cũng như trường hợp của Đỗ Trung Quân và Đoàn Vị Thượng sau này, những bài thơ anh viết dẫu bị đổ tội là nghèo ở tính nghệ thuật nhưng lại giàu biết bao nhiêu ở ý tưởng, ở sự duyên dáng, và ở cả cái âm hưởng rất nhạc trong ngôn từ. Có thật không?
Nếu như nói, thơ Đỗ Trung Quân rất Bắc, thì thơ Mường Mán phải được công nhận là quá ... Huế. Bắt đầu từ bài "Qua Mấy Ngõ Hoa", bài thơ đưa anh vào lòng độc giả, Mường Mán cho ra đời hàng loạt những bài thơ nhỏ mà bất cứ nhìn vào đâu, người ta cũng có thể bắt gặp hàng hàng lớp lớp những thi từ lượm lặt từ trong cái kho cơ man những từ lạ kiểu răng rứa mô tê mà người dân Huế vẫn dùng trong đời sống thường ngày. Có nhiều lúc, độc giả khó tính cũng phải lấy làm khó chịu bởi ấn tượng của một sự lạm dụng theo kiểu Bích Vân Thiên, nhưng cũng may, số bài đó không nhiều lắm. Phần còn lại đều là những tặng phẩm đáng được trân trọng.
Mường Mán viết văn và làm thơ như một ... nghiệp dĩ, không qua trường lớp, cũng chẳng chịu ảnh hưởng rõ rệt của một ai. Tốt nghiệp tú tài II, anh lao vào đời sống, làm phóng viên chiến trường sau đó. Những tưởng đạn bom và máu lửa làm cho anh khô đi những ước nguyện, ai ngờ tai ương của chiến cuộc lại chuẩn bị cho anh một cách đầy đủ hơn, giúp anh định hướng đời mình, hiến thân cho văn nghệ.
Mường Mán sinh năm 1947 dưới cái tên khai sinh Trần Văn Quảng, quê quán ở Phú Vang, Huế. Nhưng anh không trưởng thành ở Huế. Cũng như biết bao nhiêu người con của Huế ở phương xa, anh nặng lòng với Huế. Cái mảnh đất đói nghèo "mùa đông thiếu áo hạ thời thiếu ăn", cái mảnh đất đầy đau thương bởi thiên tai nhân họa đó, vẫn nằm lại trong lòng mỗi người con dân Huế như một nỗi ray rứt khôn nguôi. Dứt áo mà đi, có mấy ai có thể thấy lòng mình thênh thang và không xót xa nỗi nhớ. Nỗi nhớ mỗi ngày theo nhau dồn lại, tuôn chảy trong huyết quản, rồi khơi ra ở đầu ngọn bút. Và đó cũng là lý do mà nhiều người con của Huế chọn cây bút thay vì chọn chính trường, dĩ nhiên không loại trừ trường hợp của Trịnh Công Sơn và ... Mường Mán.
Sáng nay anh thấy mộng rất đầy
Mộng về theo những cánh me bay
Bay từ vai quên sang vai nhớ
Xanh cả hồn anh bé có hay?
Năm 1974, Mường Mán cho xuất bản truyện dài đầu tiên, Lá Tương Tư. Lá Tương Tư được giới trẻ nhiệt liệt hưởng ứng, vì cái chất thơ không chối bỏ được của nó. Toàn bộ câu chuyện được xếp đặt ... ngổn ngang như một câu chuyện kể của một gã trai đang ngồi lại ở một góc nào đó, nhìn về cái ngày xưa khờ khạo mà đáng yêu biết bao. Và thấp thoáng, có bóng quê nhà trong chuyện kể, khiến cho người đọc không khỏi thắc mắc, có thật đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng! Vậy thì xin hãy lắng nghe,
... Quàng lên vai bé một giòng sông
Mêng mông non nước thuở tang bồng
Sông ru tóc ngủ sầu xa ngái
Sông chở phù sa ươm mắt trong ...
Và con sông đó, con sông yên ả bốn mùa "ru tóc ngủ sầu xa ngái" đó, sẽ ở đâu nữa nếu không phải là quê anh ...
Sau Lá Tương Tư, anh cho xuất bản tiếp "Một Chút Mưa Thơm". Rồi vì những lý do rất ngoại cảnh, anh lui vào im lặng, dẫu vẫn không ngừng sáng tác . Năm 1989, anh trở lại với giới thưởng ngoạn bằng một loạt tác phẩm mới, như Thương Nhớ Người Dưng, như Bâng Khuâng Như Bướm . Mười lăm năm sau, anh vẫn là nhà văn viết cho tuổi mới lớn, vẫn là Mường Mán cúa Lá Tương Tư . Có khác chăng, văn của anh chín muồi hơn, thơ của anh sâu sắc hơn, đâu đó ẩn giấu một ít trăn trở đối với thời cuộc, đối với thân phận . Anh thích viết thơ về tuổi thơ, mùa xuân, về mùa vui, vậy mà đôi lúc, độc giả vẫn thấy thoáng một chút bâng khuâng trong thơ xuân và tuổi thơ của anh . Lấy ví dụ, anh viết
Hương xoan nay đã xa vời vợi
Thuyền cũ đi về vắng bóng ai
Lênh đênh trên bến vần thơ trắng
Nhuộm áo, khăn xưa màu trăng phai ...
Bao nhiêu năm đã đi qua, Mường Mán vẫn trẻ mãi trong lòng độc giả, trẻ như những thông điệp anh viết cho tuổi ô mai. Mà ở ngay cả trong lòng những người tóc đã chớm phai màu sương khói, anh vẫn trẻ như cái cảm giác anh đem đến cho họ, khi họ đọc những dòng anh viết, sống lại một thời đẹp biết bao nhiêu và thơ mộng biết bao nhiêu. Và lão, cũng như nhiều người khác, xin được cám ơn anh!
Cuối cùng, xin chép tặng hai bài thơ rất Mường Mán, Về Bến Xuân Xưa và Bông Hồng Đầu Năm
Về Bến Xuân Xưa
Mường Mán
Áo biếc xưa về qua bến tạnh
Ngày xuân tóc mới chớm ngang vai
Chị đi thoáng chút hương xoan muộn
Sóng sánh nghiêng lòng bao gã trai
Khăn đào xưa đùa cùng gió nội
Theo người qua trăm chặng lao đao
Chị gánh sương đi từ hừng sáng
Khuya về, vai nặng gánh trăng sao
Cậu bé ngày xưa thường tha thẩn
Ôm đàn ra bến hát nghêu ngao
Đón chị, đón quà, và đón cả
Vòng tay thơm gió bụi ngọt ngào
Hương xoan nay đã xa vời vợi
Thuyền cũ đi về vắng bóng ai
Lênh đênh trên bến vần thơ trắng
Nhuộm áo khăn xưa màu trăng phai .
Bông Hồng Đầu Năm
Mường Mán
Mưa chẳng nhảy valse trên đường nữa
Vàng chi lắm thế nắng mai ơi
Hình như có điệu tango mới
Đưa bước em qua ngõ nhà người
Đông biếc đã phai ngoài dậu trúc
Tết hồng xác pháo cuối hiên mai
Có chàng nghiêng ngó xuân sau trước
Rồi chợt thấy mình đi theo ai
Dòng sông uốn lượn theo chân sáo
Chim lợp vòm me khúc nhạc vui
Đi lễ chùa xa nên em vội
Quên cả giấu duyên trên miệng cười
Màu áo hoa ngâu như là sóng
Tóc mơ se mộng với mây trời
Thầm cuốn lòng ai lên tận núi
Chùa xa chuông điểm nhịp sương rơi
Lóng ngóng ẩn mình sau hương khói
Với cành hoa nói hộ trên tay
Sao anh chẳng dám trao thiên hạ
Để hồng úa rụng chỉ còn gai
Bông hồng chưa nhận em đâu biết
Có kẻ khật khùng suốt Tết nay
Trái tim thôi nhảy soul trong ngực
Bởi đã hoá thành bong bóng bay ...
Theo dactrung.net