Tin nóng trong ngày
Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hiện diện ở Syria đến khi đánh bật được IS
Ngày 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hiện diện ở Syria cho tới khi có thể đánh bật được tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi nước này.
Ngày 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hiện diện ở Syria cho tới khi có thể đánh bật được tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi nước này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp trước đó cùng ngày với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông Biden nêu rõ người Thổ Nhĩ Kỳ đã có một sự thay đổi tư tưởng dần dần, theo đó họ nhận ra rằng IS là mối đe dọa đối với vận mệnh của Ankara.
Tuyên bố trên của Phó Tổng thống Mỹ được đưa ra giữa lúc chính quyền Damascus phản ứng dữ dội trước việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa xe tăng, xe bọc thép và nhiều binh lính vào khu vực lãnh thổ miền Bắc Syria. Chính quyền Syria cho rằng những hành động này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước này.
Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố nên chỉ được tiến hành phối hợp và có sự cho phép của chính quyền Damascus. Nga cũng bày tỏ quan ngại về những động thái nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Syria, theo hãng tin AFP của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đưa thêm nhiều xe tăng và xe bọc thép vượt biên giới vào khu vực miền Bắc Syria với lý do để "xóa sổ" IS và truy quét các tay súng người Kurd.
Cũng trong ngày 25/8, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lực lượng người Kurd ở Syria đã bắt đầu rút khỏi khu vực phía Đông của sông Euphrates. Thông tin này được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiết lộ trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, trong đó hai bên thảo luận về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.
Theo giới quan sát, việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vượt biên giới vào Syria thực chất là kế hoạch của Mỹ và các đồng minh trong khu vực nhằm tìm cách thiết lập một vùng đệm hoặc "nơi trú ẩn an toàn" trong lãnh thổ Syria mà các lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria không thể tấn công, và từ đó các lực lượng đối lập Syria do phương Tây hậu thuẫn có thể tiến hành các hoạt động sâu hơn trong lãnh thổ Syria./.
Song Phương chuyển
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ hướng về thành phố biên giới Karkamis ở vùng miền Nam Gaziantep ngày 24/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hiện diện ở Syria cho tới khi có thể đánh bật được tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi nước này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp trước đó cùng ngày với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông Biden nêu rõ người Thổ Nhĩ Kỳ đã có một sự thay đổi tư tưởng dần dần, theo đó họ nhận ra rằng IS là mối đe dọa đối với vận mệnh của Ankara.
Tuyên bố trên của Phó Tổng thống Mỹ được đưa ra giữa lúc chính quyền Damascus phản ứng dữ dội trước việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa xe tăng, xe bọc thép và nhiều binh lính vào khu vực lãnh thổ miền Bắc Syria. Chính quyền Syria cho rằng những hành động này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước này.
Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố nên chỉ được tiến hành phối hợp và có sự cho phép của chính quyền Damascus. Nga cũng bày tỏ quan ngại về những động thái nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Syria, theo hãng tin AFP của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đưa thêm nhiều xe tăng và xe bọc thép vượt biên giới vào khu vực miền Bắc Syria với lý do để "xóa sổ" IS và truy quét các tay súng người Kurd.
Cũng trong ngày 25/8, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lực lượng người Kurd ở Syria đã bắt đầu rút khỏi khu vực phía Đông của sông Euphrates. Thông tin này được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiết lộ trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, trong đó hai bên thảo luận về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.
Theo giới quan sát, việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vượt biên giới vào Syria thực chất là kế hoạch của Mỹ và các đồng minh trong khu vực nhằm tìm cách thiết lập một vùng đệm hoặc "nơi trú ẩn an toàn" trong lãnh thổ Syria mà các lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria không thể tấn công, và từ đó các lực lượng đối lập Syria do phương Tây hậu thuẫn có thể tiến hành các hoạt động sâu hơn trong lãnh thổ Syria./.
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hiện diện ở Syria đến khi đánh bật được IS
Ngày 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hiện diện ở Syria cho tới khi có thể đánh bật được tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi nước này.
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ hướng về thành phố biên giới Karkamis ở vùng miền Nam Gaziantep ngày 24/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 25/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hiện diện ở Syria cho tới khi có thể đánh bật được tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi nước này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp trước đó cùng ngày với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông Biden nêu rõ người Thổ Nhĩ Kỳ đã có một sự thay đổi tư tưởng dần dần, theo đó họ nhận ra rằng IS là mối đe dọa đối với vận mệnh của Ankara.
Tuyên bố trên của Phó Tổng thống Mỹ được đưa ra giữa lúc chính quyền Damascus phản ứng dữ dội trước việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa xe tăng, xe bọc thép và nhiều binh lính vào khu vực lãnh thổ miền Bắc Syria. Chính quyền Syria cho rằng những hành động này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước này.
Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố nên chỉ được tiến hành phối hợp và có sự cho phép của chính quyền Damascus. Nga cũng bày tỏ quan ngại về những động thái nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Syria, theo hãng tin AFP của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đưa thêm nhiều xe tăng và xe bọc thép vượt biên giới vào khu vực miền Bắc Syria với lý do để "xóa sổ" IS và truy quét các tay súng người Kurd.
Cũng trong ngày 25/8, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lực lượng người Kurd ở Syria đã bắt đầu rút khỏi khu vực phía Đông của sông Euphrates. Thông tin này được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiết lộ trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, trong đó hai bên thảo luận về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.
Theo giới quan sát, việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vượt biên giới vào Syria thực chất là kế hoạch của Mỹ và các đồng minh trong khu vực nhằm tìm cách thiết lập một vùng đệm hoặc "nơi trú ẩn an toàn" trong lãnh thổ Syria mà các lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria không thể tấn công, và từ đó các lực lượng đối lập Syria do phương Tây hậu thuẫn có thể tiến hành các hoạt động sâu hơn trong lãnh thổ Syria./.
Song Phương chuyển