Tin nóng trong ngày
Mỹ bất ngờ đưa lính vào Ukraine
(VnMedia) - Tổng thống Vladimir Putin hôm nay (26/2) đã đặt lực lượng vũ trang Nga ở khu vực phía tây trong tình trạng “báo động”. Trong khi đó, có tin Mỹ vừa đưa một loạt lính thủy đánh bộ vào thủ đô Kiev. Những diễn biến này diễn ra trong bối cảnh tình hình Ukraine tiếp tục căng thẳng sau cuộc chính biến khiến chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych sụp đổ.
Tổng thống Putin |
Trong một dấu hiệu cho thấy Moscow không hài lòng trước tình hình ở Ukraine trong những ngày vừa qua, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội đóng ở phía tây nước Nga, giáp với Ukraine, thực hiện một cuộc tập trận khẩn cấp để thử thách và kiểm tra khả năng chiến đấu của lực lượng này.
"Theo lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng ở Quân khu Phía Tây đã được đặt trong tình trạng báo động lúc 2h chiều nay theo giờ địa phương (tức khoảng 5h chiều nay theo giờ Hà Nội)”, hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.
Trước đó, Moscow đã lên án việc phe đối lập Ukraine phá vỡ thỏa thuận ký với Tổng thống Yanukovych và lật đổ ông này. Moscow coi hành động của phe đối lập Ukraine chẳng khác gì một cuộc đảo chính và bày tỏ sự quan ngại về những động thái nhanh chóng của Quốc hội Ukraine trong việc tìm cách thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga.
Dù lên án nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn khẳng định Moscow sẽ theo đuổi chính sách “không can thiệp” vào vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, cuộc tập trận của lực lượng Nga ở Quân khu Phía Tây giáp với biên giới Ukraine có thể sẽ làm cho tình hình khu vực nóng lên.
Mỹ từng cảnh báo Nga không được can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nói rằng một cuộc can thiệp quân sự như vậy sẽ là “sai lầm nghiêm trọng”.
Trong khi Nga đặt Quân khu Phía Tây vào tình trạng báo động thì có tin Mỹ phái một đơn vị thủy quân lục chiến đến để tăng cường bảo vệ an ninh cho Đại sứ quán nước này ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Nhóm lính thủy đánh bộ ở Quantico của Mỹ đã được triển khai đến thủ đô Kiev, một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ. Không có dấu hiệu nào cho thấy có thêm các lực lượng Mỹ trong khu vực được huy động để sẵn sàng hành động.
Ukraine tiếp tục căng thẳng
Những
bước đi trên của Nga và Mỹ diễn ra trong bối cảnh thủ phủ Simferopol
của Crimean đang diễn ra những cuộc đụng độ giữa một bên là lực lượng
ủng hộ cuộc nổi dậy ở Ukraine và bên kia là lực lượng thân Nga.
Một đám đông gồm hàng nghìn người đã hô vang những khẩu hiệu chống và ủng hộ cuộc nổi dậy ở Ukraine vừa rồi khi họ kéo đến tụ tập ở bên ngoài tòa thị chính. Những người ủng hộ Nga nói rằng họ đang bảo vệ mình trước “những tên phát xít” đã tiếm quyền ở Kiev. Các cuộc đụng độ nhỏ đã nổ ra khi hai bên xô đẩy lẫn nhau.
Những người biểu tình ủng hộ Châu Âu, phần lớn là người dân tộc Tatars, tụ tập dưới lá cờ màu xanh nhạt, hô vang khẩu hiệu "Ukraine! Ukraine!". Trong khi đó, đám đông những người thân Nga hô đáp trả: “Crimea là của Nga”. Hàng ngàn người dân tộc Nga ở Crimea đang đòi tách bán đảo này ra khỏi đất nước Ukraine.
Những người biểu tình cho biết, các nghị sĩ Ukraine đang thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định về tương lai của bán đảo Crimea ở Biển Đen mặc dù thông tin này chưa thể được xác nhận về tính chính xác.
Bán dảo Crimea vốn là một khu vực tự trị ở phía đông Ukraine. Đây là nơi có rất nhiều người gốc Nga sinh sống. Crimea hiện giờ đang trở thành trung tâm của căng thẳng sau sự kiện Tổng thống Yanukovych bị lật đổ.
Những ngày qua, người ta chứng kiến một loạt cuộc biểu tình của những người gốc Nga ở Crimea. Họ đòi tách Crimea ra khỏi Ukraine và đưa bán đảo này trở về Nga. Thậm chí, hồi cuối tuần, một số người biểu tình đã kéo cờ Ukraine xuống và đưa cờ Nga lên tòa thị chính.
Kể từ sau khi chính quyền của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ hôm 22/2, mọi con mắt đang đổ dồn về phía Tổng thống Putin để chờ xem ông có phản ứng hay đưa ra quyết định gì.
Trong lúc này, giới lãnh đạo mới của Ukraine lên kế hoạch công bố nội các mới trong ngày hôm nay (26/2) nhằm mở đường cho Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) họp khẩn về việc giúp Kiev ngăn chặn tình trạng đổ vỡ về tài chính của nước này.
IMF cho biết, họ đã sẵn sàng cử một nhóm các nhà đàm phán đến Kiev nhưng trước hết, một chính phủ mới cần phải được thành lập ỏ Ukraine và chính phủ này cần phải đề nghị viện trợ. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns đang có mặt ở Kiev. Ông này cho biết, các chuyên gia tài chính của Mỹ đã sẵn sàng tìm cách giúp đỡ Kiev.
Mỹ và phương Tây đã nhanh chóng công nhận chính quyền mới ở Ukraine và đang tìm cách cứu vớt quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cứu Ukraine thoát khỏi một sự sụp đổ về kinh tế không phải là điều dễ dàng với Mỹ và phương Tây. Trong khi đó, Moscow không công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới và tuyên bố chỉ làm việc với Ukraine khi một chính phủ được thành lập. Như vậy, hiện tại, Ukraine chưa thể trông chờ vào khoản tiền viện trợ mà Nga từng cam kết với Tổng thống Yanukovych.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Mỹ bất ngờ đưa lính vào Ukraine
(VnMedia) - Tổng thống Vladimir Putin hôm nay (26/2) đã đặt lực lượng vũ trang Nga ở khu vực phía tây trong tình trạng “báo động”. Trong khi đó, có tin Mỹ vừa đưa một loạt lính thủy đánh bộ vào thủ đô Kiev. Những diễn biến này diễn ra trong bối cảnh tình hình Ukraine tiếp tục căng thẳng sau cuộc chính biến khiến chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych sụp đổ.
Tổng thống Putin |
Trong một dấu hiệu cho thấy Moscow không hài lòng trước tình hình ở Ukraine trong những ngày vừa qua, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội đóng ở phía tây nước Nga, giáp với Ukraine, thực hiện một cuộc tập trận khẩn cấp để thử thách và kiểm tra khả năng chiến đấu của lực lượng này.
"Theo lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng ở Quân khu Phía Tây đã được đặt trong tình trạng báo động lúc 2h chiều nay theo giờ địa phương (tức khoảng 5h chiều nay theo giờ Hà Nội)”, hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.
Trước đó, Moscow đã lên án việc phe đối lập Ukraine phá vỡ thỏa thuận ký với Tổng thống Yanukovych và lật đổ ông này. Moscow coi hành động của phe đối lập Ukraine chẳng khác gì một cuộc đảo chính và bày tỏ sự quan ngại về những động thái nhanh chóng của Quốc hội Ukraine trong việc tìm cách thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga.
Dù lên án nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn khẳng định Moscow sẽ theo đuổi chính sách “không can thiệp” vào vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, cuộc tập trận của lực lượng Nga ở Quân khu Phía Tây giáp với biên giới Ukraine có thể sẽ làm cho tình hình khu vực nóng lên.
Mỹ từng cảnh báo Nga không được can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nói rằng một cuộc can thiệp quân sự như vậy sẽ là “sai lầm nghiêm trọng”.
Trong khi Nga đặt Quân khu Phía Tây vào tình trạng báo động thì có tin Mỹ phái một đơn vị thủy quân lục chiến đến để tăng cường bảo vệ an ninh cho Đại sứ quán nước này ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Nhóm lính thủy đánh bộ ở Quantico của Mỹ đã được triển khai đến thủ đô Kiev, một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ. Không có dấu hiệu nào cho thấy có thêm các lực lượng Mỹ trong khu vực được huy động để sẵn sàng hành động.
Ukraine tiếp tục căng thẳng
Những
bước đi trên của Nga và Mỹ diễn ra trong bối cảnh thủ phủ Simferopol
của Crimean đang diễn ra những cuộc đụng độ giữa một bên là lực lượng
ủng hộ cuộc nổi dậy ở Ukraine và bên kia là lực lượng thân Nga.
Một đám đông gồm hàng nghìn người đã hô vang những khẩu hiệu chống và ủng hộ cuộc nổi dậy ở Ukraine vừa rồi khi họ kéo đến tụ tập ở bên ngoài tòa thị chính. Những người ủng hộ Nga nói rằng họ đang bảo vệ mình trước “những tên phát xít” đã tiếm quyền ở Kiev. Các cuộc đụng độ nhỏ đã nổ ra khi hai bên xô đẩy lẫn nhau.
Những người biểu tình ủng hộ Châu Âu, phần lớn là người dân tộc Tatars, tụ tập dưới lá cờ màu xanh nhạt, hô vang khẩu hiệu "Ukraine! Ukraine!". Trong khi đó, đám đông những người thân Nga hô đáp trả: “Crimea là của Nga”. Hàng ngàn người dân tộc Nga ở Crimea đang đòi tách bán đảo này ra khỏi đất nước Ukraine.
Những người biểu tình cho biết, các nghị sĩ Ukraine đang thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định về tương lai của bán đảo Crimea ở Biển Đen mặc dù thông tin này chưa thể được xác nhận về tính chính xác.
Bán dảo Crimea vốn là một khu vực tự trị ở phía đông Ukraine. Đây là nơi có rất nhiều người gốc Nga sinh sống. Crimea hiện giờ đang trở thành trung tâm của căng thẳng sau sự kiện Tổng thống Yanukovych bị lật đổ.
Những ngày qua, người ta chứng kiến một loạt cuộc biểu tình của những người gốc Nga ở Crimea. Họ đòi tách Crimea ra khỏi Ukraine và đưa bán đảo này trở về Nga. Thậm chí, hồi cuối tuần, một số người biểu tình đã kéo cờ Ukraine xuống và đưa cờ Nga lên tòa thị chính.
Kể từ sau khi chính quyền của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ hôm 22/2, mọi con mắt đang đổ dồn về phía Tổng thống Putin để chờ xem ông có phản ứng hay đưa ra quyết định gì.
Trong lúc này, giới lãnh đạo mới của Ukraine lên kế hoạch công bố nội các mới trong ngày hôm nay (26/2) nhằm mở đường cho Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) họp khẩn về việc giúp Kiev ngăn chặn tình trạng đổ vỡ về tài chính của nước này.
IMF cho biết, họ đã sẵn sàng cử một nhóm các nhà đàm phán đến Kiev nhưng trước hết, một chính phủ mới cần phải được thành lập ỏ Ukraine và chính phủ này cần phải đề nghị viện trợ. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns đang có mặt ở Kiev. Ông này cho biết, các chuyên gia tài chính của Mỹ đã sẵn sàng tìm cách giúp đỡ Kiev.
Mỹ và phương Tây đã nhanh chóng công nhận chính quyền mới ở Ukraine và đang tìm cách cứu vớt quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cứu Ukraine thoát khỏi một sự sụp đổ về kinh tế không phải là điều dễ dàng với Mỹ và phương Tây. Trong khi đó, Moscow không công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới và tuyên bố chỉ làm việc với Ukraine khi một chính phủ được thành lập. Như vậy, hiện tại, Ukraine chưa thể trông chờ vào khoản tiền viện trợ mà Nga từng cam kết với Tổng thống Yanukovych.
Kiệt Linh - (tổng hợp)