Tin nóng trong ngày
Mỹ chuẩn bị các giải pháp cho vụ khủng hoảng Iraq
Hoa Kỳ đang đưa các khí tài quân sự tới gần Iraq trong khi Baghdad đang chuẩn bị đương đầu với khả năng xảy ra một vụ tấn công của các phần tử chủ chiến Sunni, lực lượng đã chiếm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ lớn của nước này.
Máy
bay chiến đấu không người lái hạ cánh trên boong tàu sân bay USS George
HW . Bush. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ra lệnh cho tàu sân bay USS
George H.W. Bush di chuyển từ Biển Bắc Ả Rập đến vùng Vịnh.
Hoa Kỳ đang đưa các khí tài quân sự tới gần Iraq trong khi Baghdad
đang chuẩn bị đương đầu với khả năng xảy ra một vụ tấn công của các phần
tử chủ chiến Sunni, lực lượng đã chiếm quyền kiểm soát các vùng lãnh
thổ lớn của nước này. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường
thuật của thông tín viên đài VOA Michael Bowman ở Washington, nơi đang
có những cuộc thảo luận sôi nổi về các rủi ro cũng như sự đúng đắn về
khả năng can thiệp nào đó của Hoa Kỳ vào Iraq.
Các tín đồ Shia ở Baghdad đang đổ xô tới các trung tâm tuyển quân để bảo vệ thành phố. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc xung đột giáo phái đang xấu đi tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Về phía bắc, chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant (ISIL) tiếp tục chiến dịch tàn bạo và có hiệu quả để chiếm giữ các thành phố, tịch thu các thiết bị quân sự, và công bố các bức ảnh cho thấy họ xử tử tất cả những ai cản trở họ.
Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm tới vùng Vịnh Ba Tư. Ngũ Giác Đài nói rằng việc triển khai này cung cấp “sự linh động hơn nữa nếu cần tới các giải pháp quân sự’.
Tổng thống Barack Obama nói rằng ông hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
“Các lực lượng an ninh Iraq đã cho thấy là họ không thể bảo vệ một số thành phố. Điều đó đã tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố kiểm soát một phần lãnh thổ của Iraq. Việc đó gây nguy hiểm cho Iraq và người dân Iraq. Và vì bản chất của những kẻ khủng bố này, điều đó rốt cuộc có thể gây ra một mối đe dọa với các lợi ích của Mỹ”.
Khi xuất hiện trên chương trình ‘This Week’ của Đài truyền hình ABC, Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ, nói rằng sự can thiệp của Mỹ vào Iraq là điều hết sức cần thiết vào lúc này.
“Chúng ta cần cẩn trọng với bất kỳ chiến thuật quân sự nào. Về mặt ngoại giao, chúng ta cần phải đoàn kết người Sunni-Shia và Kurds lại để chống lại những kẻ khủng bố”.
Một đảng viên cộng hòa khác là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Hoa Kỳ nên thảo luận với nước láng giềng của Iraq là Iran về cuộc khủng hoảng này.
Tổng thống Obama nói mọi giải pháp đang được chuẩn bị và xem xét.
“Bất kỳ hành động nào mà chúng tôi có thể thực hiện để hỗ trợ Iraq, hỗ trợ các lực lượng an ninh, đều cần phải đi kèm với một nỗ lực nghiêm túc và chân thành của các nhà lãnh đạo Iraq nhằm đặt sang một bên các khác biệt về phe phái. Chúng tôi không thể làm thay cho họ. Và nếu không có nỗ lực chính trị này, hành động quân sự ngắn hạn, trong đó có bất kỳ hỗ trợ nào mà chúng tôi cung cấp, sẽ không thành công”.
Và hiện giờ, tình trạng chia rẽ giáo phái nghiêm trọng ở Iraq tiếp tục gây ra đổ máu và hỗn loạn.
VOA
Các tín đồ Shia ở Baghdad đang đổ xô tới các trung tâm tuyển quân để bảo vệ thành phố. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc xung đột giáo phái đang xấu đi tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Về phía bắc, chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant (ISIL) tiếp tục chiến dịch tàn bạo và có hiệu quả để chiếm giữ các thành phố, tịch thu các thiết bị quân sự, và công bố các bức ảnh cho thấy họ xử tử tất cả những ai cản trở họ.
Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm tới vùng Vịnh Ba Tư. Ngũ Giác Đài nói rằng việc triển khai này cung cấp “sự linh động hơn nữa nếu cần tới các giải pháp quân sự’.
Tổng thống Barack Obama nói rằng ông hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
“Các lực lượng an ninh Iraq đã cho thấy là họ không thể bảo vệ một số thành phố. Điều đó đã tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố kiểm soát một phần lãnh thổ của Iraq. Việc đó gây nguy hiểm cho Iraq và người dân Iraq. Và vì bản chất của những kẻ khủng bố này, điều đó rốt cuộc có thể gây ra một mối đe dọa với các lợi ích của Mỹ”.
Khi xuất hiện trên chương trình ‘This Week’ của Đài truyền hình ABC, Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ, nói rằng sự can thiệp của Mỹ vào Iraq là điều hết sức cần thiết vào lúc này.
“Chúng ta cần cẩn trọng với bất kỳ chiến thuật quân sự nào. Về mặt ngoại giao, chúng ta cần phải đoàn kết người Sunni-Shia và Kurds lại để chống lại những kẻ khủng bố”.
Một đảng viên cộng hòa khác là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Hoa Kỳ nên thảo luận với nước láng giềng của Iraq là Iran về cuộc khủng hoảng này.
Tổng thống Obama nói mọi giải pháp đang được chuẩn bị và xem xét.
“Bất kỳ hành động nào mà chúng tôi có thể thực hiện để hỗ trợ Iraq, hỗ trợ các lực lượng an ninh, đều cần phải đi kèm với một nỗ lực nghiêm túc và chân thành của các nhà lãnh đạo Iraq nhằm đặt sang một bên các khác biệt về phe phái. Chúng tôi không thể làm thay cho họ. Và nếu không có nỗ lực chính trị này, hành động quân sự ngắn hạn, trong đó có bất kỳ hỗ trợ nào mà chúng tôi cung cấp, sẽ không thành công”.
Và hiện giờ, tình trạng chia rẽ giáo phái nghiêm trọng ở Iraq tiếp tục gây ra đổ máu và hỗn loạn.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Mỹ chuẩn bị các giải pháp cho vụ khủng hoảng Iraq
Hoa Kỳ đang đưa các khí tài quân sự tới gần Iraq trong khi Baghdad đang chuẩn bị đương đầu với khả năng xảy ra một vụ tấn công của các phần tử chủ chiến Sunni, lực lượng đã chiếm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ lớn của nước này.
Máy
bay chiến đấu không người lái hạ cánh trên boong tàu sân bay USS George
HW . Bush. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ra lệnh cho tàu sân bay USS
George H.W. Bush di chuyển từ Biển Bắc Ả Rập đến vùng Vịnh.
Hoa Kỳ đang đưa các khí tài quân sự tới gần Iraq trong khi Baghdad
đang chuẩn bị đương đầu với khả năng xảy ra một vụ tấn công của các phần
tử chủ chiến Sunni, lực lượng đã chiếm quyền kiểm soát các vùng lãnh
thổ lớn của nước này. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường
thuật của thông tín viên đài VOA Michael Bowman ở Washington, nơi đang
có những cuộc thảo luận sôi nổi về các rủi ro cũng như sự đúng đắn về
khả năng can thiệp nào đó của Hoa Kỳ vào Iraq.
Các tín đồ Shia ở Baghdad đang đổ xô tới các trung tâm tuyển quân để bảo vệ thành phố. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc xung đột giáo phái đang xấu đi tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Về phía bắc, chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant (ISIL) tiếp tục chiến dịch tàn bạo và có hiệu quả để chiếm giữ các thành phố, tịch thu các thiết bị quân sự, và công bố các bức ảnh cho thấy họ xử tử tất cả những ai cản trở họ.
Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm tới vùng Vịnh Ba Tư. Ngũ Giác Đài nói rằng việc triển khai này cung cấp “sự linh động hơn nữa nếu cần tới các giải pháp quân sự’.
Tổng thống Barack Obama nói rằng ông hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
“Các lực lượng an ninh Iraq đã cho thấy là họ không thể bảo vệ một số thành phố. Điều đó đã tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố kiểm soát một phần lãnh thổ của Iraq. Việc đó gây nguy hiểm cho Iraq và người dân Iraq. Và vì bản chất của những kẻ khủng bố này, điều đó rốt cuộc có thể gây ra một mối đe dọa với các lợi ích của Mỹ”.
Khi xuất hiện trên chương trình ‘This Week’ của Đài truyền hình ABC, Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ, nói rằng sự can thiệp của Mỹ vào Iraq là điều hết sức cần thiết vào lúc này.
“Chúng ta cần cẩn trọng với bất kỳ chiến thuật quân sự nào. Về mặt ngoại giao, chúng ta cần phải đoàn kết người Sunni-Shia và Kurds lại để chống lại những kẻ khủng bố”.
Một đảng viên cộng hòa khác là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Hoa Kỳ nên thảo luận với nước láng giềng của Iraq là Iran về cuộc khủng hoảng này.
Tổng thống Obama nói mọi giải pháp đang được chuẩn bị và xem xét.
“Bất kỳ hành động nào mà chúng tôi có thể thực hiện để hỗ trợ Iraq, hỗ trợ các lực lượng an ninh, đều cần phải đi kèm với một nỗ lực nghiêm túc và chân thành của các nhà lãnh đạo Iraq nhằm đặt sang một bên các khác biệt về phe phái. Chúng tôi không thể làm thay cho họ. Và nếu không có nỗ lực chính trị này, hành động quân sự ngắn hạn, trong đó có bất kỳ hỗ trợ nào mà chúng tôi cung cấp, sẽ không thành công”.
Và hiện giờ, tình trạng chia rẽ giáo phái nghiêm trọng ở Iraq tiếp tục gây ra đổ máu và hỗn loạn.
VOA
Các tín đồ Shia ở Baghdad đang đổ xô tới các trung tâm tuyển quân để bảo vệ thành phố. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc xung đột giáo phái đang xấu đi tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Về phía bắc, chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant (ISIL) tiếp tục chiến dịch tàn bạo và có hiệu quả để chiếm giữ các thành phố, tịch thu các thiết bị quân sự, và công bố các bức ảnh cho thấy họ xử tử tất cả những ai cản trở họ.
Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm tới vùng Vịnh Ba Tư. Ngũ Giác Đài nói rằng việc triển khai này cung cấp “sự linh động hơn nữa nếu cần tới các giải pháp quân sự’.
Tổng thống Barack Obama nói rằng ông hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
“Các lực lượng an ninh Iraq đã cho thấy là họ không thể bảo vệ một số thành phố. Điều đó đã tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố kiểm soát một phần lãnh thổ của Iraq. Việc đó gây nguy hiểm cho Iraq và người dân Iraq. Và vì bản chất của những kẻ khủng bố này, điều đó rốt cuộc có thể gây ra một mối đe dọa với các lợi ích của Mỹ”.
Khi xuất hiện trên chương trình ‘This Week’ của Đài truyền hình ABC, Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ, nói rằng sự can thiệp của Mỹ vào Iraq là điều hết sức cần thiết vào lúc này.
“Chúng ta cần cẩn trọng với bất kỳ chiến thuật quân sự nào. Về mặt ngoại giao, chúng ta cần phải đoàn kết người Sunni-Shia và Kurds lại để chống lại những kẻ khủng bố”.
Một đảng viên cộng hòa khác là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Hoa Kỳ nên thảo luận với nước láng giềng của Iraq là Iran về cuộc khủng hoảng này.
Tổng thống Obama nói mọi giải pháp đang được chuẩn bị và xem xét.
“Bất kỳ hành động nào mà chúng tôi có thể thực hiện để hỗ trợ Iraq, hỗ trợ các lực lượng an ninh, đều cần phải đi kèm với một nỗ lực nghiêm túc và chân thành của các nhà lãnh đạo Iraq nhằm đặt sang một bên các khác biệt về phe phái. Chúng tôi không thể làm thay cho họ. Và nếu không có nỗ lực chính trị này, hành động quân sự ngắn hạn, trong đó có bất kỳ hỗ trợ nào mà chúng tôi cung cấp, sẽ không thành công”.
Và hiện giờ, tình trạng chia rẽ giáo phái nghiêm trọng ở Iraq tiếp tục gây ra đổ máu và hỗn loạn.
VOA