Tin nóng trong ngày
Mỹ có thể buộc hàng chục ngàn di dân hợp pháp về nước
Tân chính quyền Mỹ bắt đầu từ tuần tới có thể âm thầm phủi bỏ khả năng được làm việc hợp pháp tại Mỹ của hàng trăm ngàn di dân, hầu hết là phụ nữ, buộc họ phải lui về làm nội trợ hay rời khỏi nước Mỹ.
Những người này là vợ của những người đến Mỹ làm việc theo visa cấp cho lao động tay nghề cao, mà chính các bà vợ này cũng là lực lượng lao động có kỹ năng cao. Nhiều người trong số họ đã mở các công việc kinh doanh mang lại việc làm cho công dân Mỹ.
Trường hợp của doanh nhân Keerthi Ranjith, 37 tuổi, đang cư trú tại South Riding, Virginia, là một đơn cử.
Bà Ranjith đến Mỹ năm 2004, theo diện ‘ăn theo’ chồng, một kỹ sư phần mềm máy vi tính đến Mỹ bằng visa H-1B. Là một giáo viên, bà Ranjith hiểu rõ nếu sang Mỹ với chồng, ít nhất trong tạm thời, bà phải hy sinh sự nghiệp của mình vì theo quy định, vợ của các lao động nhập cư H-1B không được làm việc ăn lương.
Tuy nhiên, công ty của chồng bà hứa bảo lãnh để ông có được thẻ xanh. Điều này có nghĩa là trong vòng một vài năm, cả hai vợ chồng họ đều có công ăn việc làm ở Mỹ. Khi đó, bà có thể dùng kỹ năng chuyên môn của mình kiếm thêm thu nhập cho gia đình đang gia tăng thành viên.
Theo luật hiện hành, có một hạn ngạch hàng năm về số thẻ xanh đối với mỗi quốc gia và số này đồng đều cho các nước, dù nước đó đông hay ít dân. Cho nên, những người thuộc một nước nhỏ như Lichtenstein có thể nhận được thẻ xanh hầu như ngay lập tức sau khi tiến trình bảo trợ và rà soát hoàn tất, trong khi những người từ các quốc gia đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc có thể phải chờ nhiều chục năm.
Bà Ranjith đã chờ đợi mòn mỏi. Ở nhà thì bồn chồn, nhưng không được đi làm, bà tới tình nguyện tại trường học của các con và ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó có thể mở một dịch vụ riêng là một trung tâm dạy kèm. Bà chuyển tiếp văn bằng tại Ấn và được cấp giấy dạy học của tiểu bang Virginia. Bà nghiên cứu sách vở và chương trình học, cũng như đi tìm địa điểm.
Nhiều năm trôi qua, Quốc hội Mỹ đã một vài lần nỗ lực bất thành không cải cách được hệ thống thẻ xanh có nhiều khuyết điểm.
Cuối cùng, chính quyền Obama đưa ra một biện pháp ‘chữa cháy’ : bắt đầu từ tháng 5 năm 2015, chính quyền loan báo vợ hay chồng của những công nhân có kỹ năng cao, trong thời gian chờ thẻ xanh, sẽ được phép đi làm.
Nhờ đó, sau ngót 11 năm ròng, bà Ranjith được phép làm việc (trong trường hợp của bà, được bắt đầu công việc kinh doanh).
Bà tiến hành nhanh chóng. Trong vòng một tháng, bà mở Trung tâm giáo dục South Riding. Hiện nay trung tâm có gần 250 học sinh theo học và bà thuê hơn 15 nhân viên.
Nay, bà Ranjith và đội ngũ nhân công của bà có thể bị mất việc.
Tân Bộ trưởng Tư pháp từ thời còn là Thượng nghị sĩ, ngoài việc chống cải cách thẻ xanh, ông Jeff Sessions đã cực lực bác bỏ qui định cho phép những người như bà Ranjith mở công việc kinh doanh. Nay trong tư cách Bộ trưởng Tư pháp, ông có thể bỏ qui định này nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa.
Một vụ kiện thách thức qui định được đệ nạp lên tòa vào năm 2015, và mới đây đã lên đến tòa phúc thẩm liên bang.
Chính quyền ông Trump đã yêu cầu tạm ngưng 60 ngày để “cho phép giới chức lãnh đạo mới có đủ thì giờ cứu xét vấn đề.” Và thứ hai tuần sau là thời hạn chót của hai tháng tạm ngưng đó.
Theo Washington Post/Quartz
( VOA )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Mỹ có thể buộc hàng chục ngàn di dân hợp pháp về nước
Tân chính quyền Mỹ bắt đầu từ tuần tới có thể âm thầm phủi bỏ khả năng được làm việc hợp pháp tại Mỹ của hàng trăm ngàn di dân, hầu hết là phụ nữ, buộc họ phải lui về làm nội trợ hay rời khỏi nước Mỹ.
Những người này là vợ của những người đến Mỹ làm việc theo visa cấp cho lao động tay nghề cao, mà chính các bà vợ này cũng là lực lượng lao động có kỹ năng cao. Nhiều người trong số họ đã mở các công việc kinh doanh mang lại việc làm cho công dân Mỹ.
Trường hợp của doanh nhân Keerthi Ranjith, 37 tuổi, đang cư trú tại South Riding, Virginia, là một đơn cử.
Bà Ranjith đến Mỹ năm 2004, theo diện ‘ăn theo’ chồng, một kỹ sư phần mềm máy vi tính đến Mỹ bằng visa H-1B. Là một giáo viên, bà Ranjith hiểu rõ nếu sang Mỹ với chồng, ít nhất trong tạm thời, bà phải hy sinh sự nghiệp của mình vì theo quy định, vợ của các lao động nhập cư H-1B không được làm việc ăn lương.
Tuy nhiên, công ty của chồng bà hứa bảo lãnh để ông có được thẻ xanh. Điều này có nghĩa là trong vòng một vài năm, cả hai vợ chồng họ đều có công ăn việc làm ở Mỹ. Khi đó, bà có thể dùng kỹ năng chuyên môn của mình kiếm thêm thu nhập cho gia đình đang gia tăng thành viên.
Theo luật hiện hành, có một hạn ngạch hàng năm về số thẻ xanh đối với mỗi quốc gia và số này đồng đều cho các nước, dù nước đó đông hay ít dân. Cho nên, những người thuộc một nước nhỏ như Lichtenstein có thể nhận được thẻ xanh hầu như ngay lập tức sau khi tiến trình bảo trợ và rà soát hoàn tất, trong khi những người từ các quốc gia đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc có thể phải chờ nhiều chục năm.
Bà Ranjith đã chờ đợi mòn mỏi. Ở nhà thì bồn chồn, nhưng không được đi làm, bà tới tình nguyện tại trường học của các con và ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó có thể mở một dịch vụ riêng là một trung tâm dạy kèm. Bà chuyển tiếp văn bằng tại Ấn và được cấp giấy dạy học của tiểu bang Virginia. Bà nghiên cứu sách vở và chương trình học, cũng như đi tìm địa điểm.
Nhiều năm trôi qua, Quốc hội Mỹ đã một vài lần nỗ lực bất thành không cải cách được hệ thống thẻ xanh có nhiều khuyết điểm.
Cuối cùng, chính quyền Obama đưa ra một biện pháp ‘chữa cháy’ : bắt đầu từ tháng 5 năm 2015, chính quyền loan báo vợ hay chồng của những công nhân có kỹ năng cao, trong thời gian chờ thẻ xanh, sẽ được phép đi làm.
Nhờ đó, sau ngót 11 năm ròng, bà Ranjith được phép làm việc (trong trường hợp của bà, được bắt đầu công việc kinh doanh).
Bà tiến hành nhanh chóng. Trong vòng một tháng, bà mở Trung tâm giáo dục South Riding. Hiện nay trung tâm có gần 250 học sinh theo học và bà thuê hơn 15 nhân viên.
Nay, bà Ranjith và đội ngũ nhân công của bà có thể bị mất việc.
Tân Bộ trưởng Tư pháp từ thời còn là Thượng nghị sĩ, ngoài việc chống cải cách thẻ xanh, ông Jeff Sessions đã cực lực bác bỏ qui định cho phép những người như bà Ranjith mở công việc kinh doanh. Nay trong tư cách Bộ trưởng Tư pháp, ông có thể bỏ qui định này nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa.
Một vụ kiện thách thức qui định được đệ nạp lên tòa vào năm 2015, và mới đây đã lên đến tòa phúc thẩm liên bang.
Chính quyền ông Trump đã yêu cầu tạm ngưng 60 ngày để “cho phép giới chức lãnh đạo mới có đủ thì giờ cứu xét vấn đề.” Và thứ hai tuần sau là thời hạn chót của hai tháng tạm ngưng đó.
Theo Washington Post/Quartz
( VOA )