Xe cán chó
NÂNG CHÉN CƯỜI TAN NỖI NGẬM NGÙI Trần Kiêm Đoàn
Tuổi hoa niên là tuổi thơ: nhảy.
Tuổi thanh niên là tuổi xanh: đi.
Tuổi trung niên là tuổi đá: chạy.
Tuổi lão niên là tuổi vàng: bay.
Đời người có bốn chặng: Tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng. Có chăng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ví von “Tuổi Đá Buồn” với tuổi trung niên trong chiến tranh.
Đến tuổi lão niên thì phải “bay” mới bắt kịp chặng đời cuối vì quỹ thời gian còn quá ít.
Thế thì tuổi nào mới đứng lại đây?!
Đó là một câu hỏi vật lý nên cả người hỏi lẫn kẻ trả lời đều đứng trong khung thời gian quy ước. Trong khi thời gian tâm lý thì chẳng có một quy ước nào làm tiêu chuẩn cho tất cả mọi người.
Nhà thơ Nguyễn Quý Nhượng vừa qua đời tại Sacramento. Anh ra đi nhẹ nhàng. Hình như trái tim anh cảm thấy vừa đủ… cuộc chơi với nhân gian nên ngừng đập khi vừa vào bệnh viện. Không lại hoàn không. Đó là một định luật vô thường công bằng và vô ký; nghĩa là chẳng yêu chẳng ghét, chẳng bênh chẳng bỏ ai. Tự nhiên tôi liên tưởng đến khái niệm “dừng lại”trong dòng quay của những vòng tròn sinh lão bệnh tử; thành trụ hoại không.
Một lần gặp nhau ở phố… Lưu Linh, anh Nguyễn Quý Nhượng sau vài chai sương sương, khi nhận xét những người làm văn nghệ ở cái thành phố thủ phủ tiểu bang California là Sacramento này, anh đã sáng chế một từ rất ngộ nghĩnh là "đụng sĩ": Đụng thơ thành thi sĩ, đụng văn thành văn sĩ, đụng nhạc thành nhạc sĩ, đụng karaoke thì thành ca sĩ.
Với tinh thần bằng hữu trong một thành phố nhỏ như Sacramento, những "đụng sĩ" văn nghệ là những tâm hồn và tấm lòng không bị ràng buộc với bất cứ diễn đàn hay tờ báo nào. Viết lách như dạo chơi và làm thơ - thẩn... như thêm mắm muối vào hương vị cuộc sống.
Chúng tôi vẫn thường gọi đùa anh Nguyễn Quý Nhượng là "tam sĩ": Chiến sĩ, thi sĩ và văn sĩ vì anh vừa là cựu sĩ quan quân lực VNCH, vừa là tác giả viết văn, làm thơ. Anh làm thơ và viết văn không nhiều những vẫn thường góp mặt trên các văn đàn tiếng Việt hải ngoại trong mấy chục năm qua.
Bằng hữu quý mến anh vì tinh thần "Tam Sĩ" đã đành, nhưng mà đậm đà hơn nữa là bởi tình cảm thuần hậu, thương quý bạn bè và lòng trân trọng, chung thủy đối vớ với thi ca của Anh. Nguyễn Quý Nhượng nổi tiếng trong những lúc họp mặt "thơ túi, rượu bầu" với bạn thơ văn vì trí nhớ tuyệt vời của anh về văn học. Sự biểu hiện cụ thể nhất là anh thuộc và đọc thơ bạn bè mà nhiều khi chính tác giả cũng không còn nhớ rõ. Anh thuộc lòng 3254 câu lục bát truyện Kiều và đọc vanh vách bất cứ đoạn nào mà bạn cần đến; ngoài ra, còn “chia mánh” cho anh em là truyện Kiều dễ thuộc vì tổng số câu có đủ cả dãy số thứ tự 2,3,4,5!
Ra năm mới 2017, tôi có dịp gặp nhà thơ Nguyễn Quý Nhượng ba lần: Một lần ở tiệc cưới của con trai người bạn ở Happy Garden, lần thứ hai là ở buổi lễ ra mắt sách của nhà văn Song Nhị và lần cuối là trong dịp buổi họp mặt sinh nhật 83 của nhà văn Nhật Thịnh tại tư gia. Trong cả ba lần, lúc chia tay, anh Nguyễn Quý Nhượng đều nâng ly vừa nói vừa ngâm nga hai câu thơ:
Gặp nhau cứ kể như lần cuối,
Nâng chén cười tan nỗi ngậm ngùi.
Đó là hai câu trong đoạn cuối của bài thơ Về Quê Ăn Tết.
Lần nào anh cũng yêu cầu: “Cậu gởi cho mình cả bài nghe!”
Tôi xuề xòa “Ô kê! Ô kê!” rồi quên.
Anh Nguyễn Quý Nhượng ơi! Hôm nay, khi tôi ngồi trước computer và nhớ anh, muốn gởi bài thơ như đã hứa nhưng anh đã nằm trong phòng lạnh hơn cả tuần rồi.
Bây giờ thì chỉ còn “gởi hương cho gió”!
Nhưng tôi vẫn gởi đến anh thay cho một lời hứa chưa tròn:
Về Quê Ăn Tết
Xé đi tờ lịch cuối năm
Thời gian nửa cạn rượu tăm nửa đầy
“Tóc ông chừ bạc như mây,
Mười hai năm nữa ông đầy 80”
Về làng cháu nhỏ đành hanh nhắc
Ta thấy mùa Xuân bỗng xế chiều
Quê xưa người cũ đi đâu mất
Lặng lẽ cồn hoang mộ tịch liêu
Làng cũ người đông mà vắng bóng
Những o những chú thuở đời xanh
Trai thanh gái lịch giờ lên lão
Nhớ nhớ quên quên chuyện chính mình
Chắc gì còn gặp nhau lần nữa
Tay nắm bàn tay thuở búp măng
Gầy guộc tre tàn run ớn lạnh
Đồng tiền má lúm hóp da nhăn
Tuổi 68 về quê ăn Tết
Ba mươi năm gặp lại một lần
Cố nhen nhúm ước mơ tìm dĩ vãng
Lạc thời gian nên chỉ thấy bâng khuâng
Lau lách sông Bồ nước vẫn xanh
Có ai chờ đợi tắm hai lần
Hỏi người giặt áo trăm năm nữa
Vớt được gì trong bọt đã tan
Quá khứ qua rồi quên khỏi nhắc
Tương lai chưa tới ngoảnh đi thôi
Hiện tại vui lên không sẽ mất
Chờ vui ai biết thuở nào vui
Gặp nhau cứ kể như lần cuối
Nâng chén cười tan nỗi ngậm ngùi
Xuân chín hay tàn Xuân vẫn mới
Bán trăm buồn mua lấy một niềm vui
Với tâm thành tưởng niệm xin tiễn biệt anh Nguyễn Quý Nhượng.
Anh ra đi quá nhẹ nhàng như một giấc mơ của riêng anh mà cũng thật là mong ước của những người quen, kẻ lạ đang ở vào độ tuổi như anh em mình.
Mìng lắng lòng nhớ về anh và chung lời cầu nguyện cho hương linh của Anh sớm an nghỉ nơi miền Tịnh Cảnh.
Ph Dan chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
NÂNG CHÉN CƯỜI TAN NỖI NGẬM NGÙI Trần Kiêm Đoàn
Tuổi hoa niên là tuổi thơ: nhảy.
Tuổi thanh niên là tuổi xanh: đi.
Tuổi trung niên là tuổi đá: chạy.
Tuổi lão niên là tuổi vàng: bay.
Đời người có bốn chặng: Tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng. Có chăng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ví von “Tuổi Đá Buồn” với tuổi trung niên trong chiến tranh.
Đến tuổi lão niên thì phải “bay” mới bắt kịp chặng đời cuối vì quỹ thời gian còn quá ít.
Thế thì tuổi nào mới đứng lại đây?!
Đó là một câu hỏi vật lý nên cả người hỏi lẫn kẻ trả lời đều đứng trong khung thời gian quy ước. Trong khi thời gian tâm lý thì chẳng có một quy ước nào làm tiêu chuẩn cho tất cả mọi người.
Nhà thơ Nguyễn Quý Nhượng vừa qua đời tại Sacramento. Anh ra đi nhẹ nhàng. Hình như trái tim anh cảm thấy vừa đủ… cuộc chơi với nhân gian nên ngừng đập khi vừa vào bệnh viện. Không lại hoàn không. Đó là một định luật vô thường công bằng và vô ký; nghĩa là chẳng yêu chẳng ghét, chẳng bênh chẳng bỏ ai. Tự nhiên tôi liên tưởng đến khái niệm “dừng lại”trong dòng quay của những vòng tròn sinh lão bệnh tử; thành trụ hoại không.
Một lần gặp nhau ở phố… Lưu Linh, anh Nguyễn Quý Nhượng sau vài chai sương sương, khi nhận xét những người làm văn nghệ ở cái thành phố thủ phủ tiểu bang California là Sacramento này, anh đã sáng chế một từ rất ngộ nghĩnh là "đụng sĩ": Đụng thơ thành thi sĩ, đụng văn thành văn sĩ, đụng nhạc thành nhạc sĩ, đụng karaoke thì thành ca sĩ.
Với tinh thần bằng hữu trong một thành phố nhỏ như Sacramento, những "đụng sĩ" văn nghệ là những tâm hồn và tấm lòng không bị ràng buộc với bất cứ diễn đàn hay tờ báo nào. Viết lách như dạo chơi và làm thơ - thẩn... như thêm mắm muối vào hương vị cuộc sống.
Chúng tôi vẫn thường gọi đùa anh Nguyễn Quý Nhượng là "tam sĩ": Chiến sĩ, thi sĩ và văn sĩ vì anh vừa là cựu sĩ quan quân lực VNCH, vừa là tác giả viết văn, làm thơ. Anh làm thơ và viết văn không nhiều những vẫn thường góp mặt trên các văn đàn tiếng Việt hải ngoại trong mấy chục năm qua.
Bằng hữu quý mến anh vì tinh thần "Tam Sĩ" đã đành, nhưng mà đậm đà hơn nữa là bởi tình cảm thuần hậu, thương quý bạn bè và lòng trân trọng, chung thủy đối vớ với thi ca của Anh. Nguyễn Quý Nhượng nổi tiếng trong những lúc họp mặt "thơ túi, rượu bầu" với bạn thơ văn vì trí nhớ tuyệt vời của anh về văn học. Sự biểu hiện cụ thể nhất là anh thuộc và đọc thơ bạn bè mà nhiều khi chính tác giả cũng không còn nhớ rõ. Anh thuộc lòng 3254 câu lục bát truyện Kiều và đọc vanh vách bất cứ đoạn nào mà bạn cần đến; ngoài ra, còn “chia mánh” cho anh em là truyện Kiều dễ thuộc vì tổng số câu có đủ cả dãy số thứ tự 2,3,4,5!
Ra năm mới 2017, tôi có dịp gặp nhà thơ Nguyễn Quý Nhượng ba lần: Một lần ở tiệc cưới của con trai người bạn ở Happy Garden, lần thứ hai là ở buổi lễ ra mắt sách của nhà văn Song Nhị và lần cuối là trong dịp buổi họp mặt sinh nhật 83 của nhà văn Nhật Thịnh tại tư gia. Trong cả ba lần, lúc chia tay, anh Nguyễn Quý Nhượng đều nâng ly vừa nói vừa ngâm nga hai câu thơ:
Gặp nhau cứ kể như lần cuối,
Nâng chén cười tan nỗi ngậm ngùi.
Đó là hai câu trong đoạn cuối của bài thơ Về Quê Ăn Tết.
Lần nào anh cũng yêu cầu: “Cậu gởi cho mình cả bài nghe!”
Tôi xuề xòa “Ô kê! Ô kê!” rồi quên.
Anh Nguyễn Quý Nhượng ơi! Hôm nay, khi tôi ngồi trước computer và nhớ anh, muốn gởi bài thơ như đã hứa nhưng anh đã nằm trong phòng lạnh hơn cả tuần rồi.
Bây giờ thì chỉ còn “gởi hương cho gió”!
Nhưng tôi vẫn gởi đến anh thay cho một lời hứa chưa tròn:
Về Quê Ăn Tết
Xé đi tờ lịch cuối năm
Thời gian nửa cạn rượu tăm nửa đầy
“Tóc ông chừ bạc như mây,
Mười hai năm nữa ông đầy 80”
Về làng cháu nhỏ đành hanh nhắc
Ta thấy mùa Xuân bỗng xế chiều
Quê xưa người cũ đi đâu mất
Lặng lẽ cồn hoang mộ tịch liêu
Làng cũ người đông mà vắng bóng
Những o những chú thuở đời xanh
Trai thanh gái lịch giờ lên lão
Nhớ nhớ quên quên chuyện chính mình
Chắc gì còn gặp nhau lần nữa
Tay nắm bàn tay thuở búp măng
Gầy guộc tre tàn run ớn lạnh
Đồng tiền má lúm hóp da nhăn
Tuổi 68 về quê ăn Tết
Ba mươi năm gặp lại một lần
Cố nhen nhúm ước mơ tìm dĩ vãng
Lạc thời gian nên chỉ thấy bâng khuâng
Lau lách sông Bồ nước vẫn xanh
Có ai chờ đợi tắm hai lần
Hỏi người giặt áo trăm năm nữa
Vớt được gì trong bọt đã tan
Quá khứ qua rồi quên khỏi nhắc
Tương lai chưa tới ngoảnh đi thôi
Hiện tại vui lên không sẽ mất
Chờ vui ai biết thuở nào vui
Gặp nhau cứ kể như lần cuối
Nâng chén cười tan nỗi ngậm ngùi
Xuân chín hay tàn Xuân vẫn mới
Bán trăm buồn mua lấy một niềm vui
Với tâm thành tưởng niệm xin tiễn biệt anh Nguyễn Quý Nhượng.
Anh ra đi quá nhẹ nhàng như một giấc mơ của riêng anh mà cũng thật là mong ước của những người quen, kẻ lạ đang ở vào độ tuổi như anh em mình.
Mìng lắng lòng nhớ về anh và chung lời cầu nguyện cho hương linh của Anh sớm an nghỉ nơi miền Tịnh Cảnh.
Ph Dan chuyển