TIN CỘNG ĐỒNG
NGÀY MAI NƯỚC MỸ ĐI BẦU
7-11-2016
Không có cảnh đường phố treo đầy cờ Mỹ với giăng mắc chi chít băng rôn kiểu như “Đi bầu là nghĩa vụ của mọi người dân”, người Mỹ, nhìn bề ngoài, dường như không quan tâm cuộc bầu cử quan trọng theo cách mà truyền thông Mỹ tường thuật hàng ngày. Trong các thành phố mà tôi đã đi qua từ Bắc xuống Nam bang California (San Jose, Fresno, Bakersfield, Los Angeles, Orange County…) hoặc thậm chí New York City, chẳng nơi nào có “không khí náo nhiệt ngày hội đi bầu”, nếu không kể những panô ứng cử viên cấp địa phương dựng trơ trọi vài góc đường.
Tóm lại là không có “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử các cấp” hoặc “Sáng suốt lựa chọn…”. Trong thực tế, người Mỹ không thờ ơ với cuộc bầu cử. “Quyền làm chủ” được họ hiểu rõ mà không cần được nhắc. “Quyền làm chủ” bao gồm cả việc thích đi bầu hay không mà chính quyền không thể ép buộc.
Dù “không khí bầu cử” không ồn ào (như một hình thức tuyên truyền mị dân) nhưng người Mỹ vẫn quan tâm đến cuộc bầu cử. Cần nhấn mạnh, vào ngày 8-11, không chỉ có một cuộc bầu cử tổng thống. Chỉ riêng một phần phía Nam Orange County, có hơn 10 lá phiếu được bầu vào ngày mai: phiếu bầu dân biểu địa hạt 45th; phiếu bầu thượng nghị sĩ cấp tiểu bang địa hạt 37th; phiếu bầu hội đồng tiểu bang địa hạt 68th; phiếu bầu hội đồng thành phố Lake Forest…
Tổng cộng, cuộc bầu cử 2016 là tiến trình chọn ứng cử viên cho tất cả 435 ghế Hạ viện; 34/100 ghế Thượng viện; 12 ghế thống đốc và nhiều ghế chính quyền địa phương, chẳng hạn ghế thành viên hội đồng thành phố Lake Forest, đang được tranh cử bởi một trong những ứng cử viên, cô Leah Basile, một phụ nữ xinh đẹp 42 tuổi có hai con, sống đối diện căn nhà nơi tôi đang ở.
Tất nhiên cuộc tranh cử tổng thống vẫn được chú ý nhiều nhất. Cho đến thời điểm này, Hillary Clinton vẫn nhỉnh hơn Donald Trump ở tất cả các cuộc thăm dò, trong khi nước Mỹ vẫn tiếp tục mâu thuẫn và chia cắt quanh việc ủng hộ Trump hay Hillary. Vấn đề Trump thậm chí trở thành chủ đề nhạy cảm đến mức nhiều người Mỹ bắt đầu thấy ngại bàn đến.
Vài trong số những người này nói với tôi rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ai; vài người khác nói rằng họ không thích Hillary nhưng sẽ bỏ phiếu cho bà vì đơn giản họ “thấy kinh tởm Trump”. Với Leah Basile, người đang tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập, khi được tôi hỏi sẽ bỏ phiếu cho ai, Leah trả lời rằng cô không muốn “tiết lộ”. Leah nói thêm cô không muốn bị “unfriend” khỏi danh sách bạn bè Facebook chỉ bởi thể hiện công khai quan điểm!
Vài người khác thì không ngần ngại bày tỏ. Khi được hỏi liệu có phải Trump là “khối ung thư của chính trị Mỹ hay không”, đạo diễn phim tài liệu lừng danh Ken Burns trả lời ngay: “Không thể chính xác hơn!”. Và trả lời tôi về việc Trump có thật sự “chống Cộng” hay không, giáo sư Lê Xuân Khoa nói rằng chỉ những người ấu trĩ về chính trị Mỹ mới tin như vậy.
Dù không cờ xí và băngrôn ồn ào, sự kiện ngày mai vẫn là sự kiện quan trọng, không chỉ với nước Mỹ. Vấn đề bây giờ không phải là câu hỏi Trump thắng hay không mà là nước Mỹ học được những gì từ cái gọi là “hiện tượng Trump”, bất luận là Trump thua hay thắng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
NGÀY MAI NƯỚC MỸ ĐI BẦU
7-11-2016
Không có cảnh đường phố treo đầy cờ Mỹ với giăng mắc chi chít băng rôn kiểu như “Đi bầu là nghĩa vụ của mọi người dân”, người Mỹ, nhìn bề ngoài, dường như không quan tâm cuộc bầu cử quan trọng theo cách mà truyền thông Mỹ tường thuật hàng ngày. Trong các thành phố mà tôi đã đi qua từ Bắc xuống Nam bang California (San Jose, Fresno, Bakersfield, Los Angeles, Orange County…) hoặc thậm chí New York City, chẳng nơi nào có “không khí náo nhiệt ngày hội đi bầu”, nếu không kể những panô ứng cử viên cấp địa phương dựng trơ trọi vài góc đường.
Tóm lại là không có “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử các cấp” hoặc “Sáng suốt lựa chọn…”. Trong thực tế, người Mỹ không thờ ơ với cuộc bầu cử. “Quyền làm chủ” được họ hiểu rõ mà không cần được nhắc. “Quyền làm chủ” bao gồm cả việc thích đi bầu hay không mà chính quyền không thể ép buộc.
Dù “không khí bầu cử” không ồn ào (như một hình thức tuyên truyền mị dân) nhưng người Mỹ vẫn quan tâm đến cuộc bầu cử. Cần nhấn mạnh, vào ngày 8-11, không chỉ có một cuộc bầu cử tổng thống. Chỉ riêng một phần phía Nam Orange County, có hơn 10 lá phiếu được bầu vào ngày mai: phiếu bầu dân biểu địa hạt 45th; phiếu bầu thượng nghị sĩ cấp tiểu bang địa hạt 37th; phiếu bầu hội đồng tiểu bang địa hạt 68th; phiếu bầu hội đồng thành phố Lake Forest…
Tổng cộng, cuộc bầu cử 2016 là tiến trình chọn ứng cử viên cho tất cả 435 ghế Hạ viện; 34/100 ghế Thượng viện; 12 ghế thống đốc và nhiều ghế chính quyền địa phương, chẳng hạn ghế thành viên hội đồng thành phố Lake Forest, đang được tranh cử bởi một trong những ứng cử viên, cô Leah Basile, một phụ nữ xinh đẹp 42 tuổi có hai con, sống đối diện căn nhà nơi tôi đang ở.
Tất nhiên cuộc tranh cử tổng thống vẫn được chú ý nhiều nhất. Cho đến thời điểm này, Hillary Clinton vẫn nhỉnh hơn Donald Trump ở tất cả các cuộc thăm dò, trong khi nước Mỹ vẫn tiếp tục mâu thuẫn và chia cắt quanh việc ủng hộ Trump hay Hillary. Vấn đề Trump thậm chí trở thành chủ đề nhạy cảm đến mức nhiều người Mỹ bắt đầu thấy ngại bàn đến.
Vài trong số những người này nói với tôi rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ai; vài người khác nói rằng họ không thích Hillary nhưng sẽ bỏ phiếu cho bà vì đơn giản họ “thấy kinh tởm Trump”. Với Leah Basile, người đang tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập, khi được tôi hỏi sẽ bỏ phiếu cho ai, Leah trả lời rằng cô không muốn “tiết lộ”. Leah nói thêm cô không muốn bị “unfriend” khỏi danh sách bạn bè Facebook chỉ bởi thể hiện công khai quan điểm!
Vài người khác thì không ngần ngại bày tỏ. Khi được hỏi liệu có phải Trump là “khối ung thư của chính trị Mỹ hay không”, đạo diễn phim tài liệu lừng danh Ken Burns trả lời ngay: “Không thể chính xác hơn!”. Và trả lời tôi về việc Trump có thật sự “chống Cộng” hay không, giáo sư Lê Xuân Khoa nói rằng chỉ những người ấu trĩ về chính trị Mỹ mới tin như vậy.
Dù không cờ xí và băngrôn ồn ào, sự kiện ngày mai vẫn là sự kiện quan trọng, không chỉ với nước Mỹ. Vấn đề bây giờ không phải là câu hỏi Trump thắng hay không mà là nước Mỹ học được những gì từ cái gọi là “hiện tượng Trump”, bất luận là Trump thua hay thắng.