Văn Học & Nghệ Thuật
NGƯỜI YÊU DẤU - L'AMANT - TRẦN VĂN NGÀ ( Tuy gửi bài cũ, nhưng post với niềm vui Niên trưởng trở về )
Trần Văn
LỜI NÓI ĐẦU: L'Amant, tác phẩm thứ 39 trong gần 50 tác phẩm của Marguerite Duras. L'Amant xuất bản năm 1984 do Minuit phát hành. Đến năm 1992, L'Amant đã thực hiện thành phim với 20 cảnh - phân đoạn (chapitres - scènes) do đạo diễn Jean-Jacques Annaud dàn dựng và Claude Berri trình bày.
Trong tập tiểu thuyết, L'Amant không chia từng chương từng đoạn rõ ràng mà tác giả chi để trống vài dòng chuyển qua một phân đoạn khác, câu chuyện nối tiếp khác. Đây là một loại tiểu thuyết như là tự truyện hay kể chuyện và không có tên nhân vật mà chỉ có cách xưng tôi - anh (nó).
So sánh giữa tập truyện và phim, phim L'Amant hấp dẫn hơn nhiều, người xem bị thu hút cách dàn dựng câu chuyện từ cảnh sống ở gia đình, hoạt cảnh tại bến phà Mỹ Thuận, con đường Quốc Lộ 4 chật hẹp, cầu ván gập ghềnh. Bồn binh Sài Gòn, Chợ Lớn, thời xa xưa - thập niên 20 - 30 như là một cái chòi nhỏ, cảnh xe kéo (người kéo xe), xe ô tô máy nóng, tài xế đem thùng xuống rạch, xuống ruộng xách nước đổ vào bình chửa nóng...
Còn tập truyền chỉ dày có 142 trang mà Trần Văn đọc phải mất nhiều ngày, có nhiều lúc cảm thấy quá đơn điệu vì cách kể chuyện cũng có những cảnh nói trên, nhưng không sống động bằng xem phim. Đặc biệt trong phim còn chứng kiến những pha gay cấn, cảnh tượng yêu nhau cụp lạc sôi nổi say đắm của 2 người trẻ. Phim luôn "action" về cảnh quang, nhân vật...Từng chi tiết một, như đôi hài cũ mòn, cô nàng, trong suốt mấy năm đi đây đó với người yêu hay đến trường học vẫn ninh một bộ cánh cũ nói lên cảnh nhà nghèo của một gia đình người da trắng đối với một đại gia ở đất nước thuộc địa. Từ bộ quần áo tút xo thời trang Paris của chàng, chiếc xe limousine đen mới cáu cạnh, đôi giày nâu bóng láng. Người ta so sánh thấy rõ hai cảnh đời quá xa cách của 2 gia đình.
Viết L'Amant, Marguerite Duras chỉ mất 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1984 tại Neauphle-le-Château - Paris.
L'Amant xuất bản với số lượng kỷ lục 2,400,000.00 (2 triệu tư) và được giải thưởng văn chương cao qúy của nước Pháp - giải Goncourt năm 1984 và lập tức được dịch ra 35 thứ tiếng phổ biến khắp thế giới.
Một điều quan trọng, tác giả người Pháp Marguerite Duras lúc nào cũng tưởng nhớ và yêu mến Sa Đéc - Việt Nam nói chung, một cách tha thiết.
Có thể với lý do đó mà nhà cầm quyền ở tỉnh Sa Đéc đã dùng nhà của chàng trai (hay nhà cô gái) làm nhà lưu niệm dựng lại mối tình tuyệt đẹp của một thiếu nữ người Pháp với một người bản xứ...thu hút du khách hiếu kỳ. Nay, người ta cùng tổ chức tua du lịch đi theo con đường tình tuyệt vời của đôi trai tài gái sắc Pháp - Hoa (hay Việt gốc Hoa).
Trần Văn xem phim trước viết phần I và khi đọc xong tập truyện L'Amant, viết tiếp phần II và gởi đến qúy vị đọc cho vui. - Trần Văn
I
Trong một chuyến du lịch Pháp và Hòa Lan, năm 2005, Trần Văn đã có quyết tâm tìm cho bằng được tác phẩm L'Amant - Người Tình cuả nữ tác giả Pháp Marguerite Duras, sách đã xuất bản năm 1984.
Người Tình (L'Amant) mà người Hoa gọi là Tình Nhân và dịch ra tiếng Anh là The Lover. Nhưng, Trần Văn thích tên gọi là Người Yêu Dấu hoặc Người Tình Yêu Dấu.
Trần Văn phải tỉm kiếm, lục lọi đến hiệu sách thứ tư ở Paris mới mua được L'Amant với 10 Euro, sách được tái bản tháng 6 năm 2006 cũng do nhà xuất bản Minuit phát hành. Tôi còn mua được cả bộ phim L'Amant với tài đạo diễn của Jean-Jacques Annaud thực hiện tại Việt Nam do hảng phim nổi tiếng từ rất lâu của Pháp - Pathé. Phim trường chính là tỉnh Sa Đéc và Chợ Lớn với sự cộng tác làm cố vấn (Historical Adviser) của nhà văn quá cố Sơn Nam - tác giả Hương Rừng Cà Mau. Phụ Tá Giám Đốc: ông Nguyễn Phú Hữu và Nguyễn Vĩnh Sơn cùng 2 ngưòi Pháp, production designer cũng là người Việt Nam - ông Thanh At Hoang và còn nhiều người Việt Nam trong nhóm cộng tác dàn dựng và sản xuất phim L'Amant. Đặc biệt có sự trợ giúp của Xưởng Phim Giải Phóng của nhà cầm quyền cộng sản tại thành phố Sài Gòn.
Bộ phim được xây dựng, hoàn toàn dựa vào nội dung cuốn tiểu thuyết L'Amant của Marguerite Duras. Sách khá mỏng, chỉ có 142 trang, khổ giấy nhỏ.
Annaud còn hướng dẫn khán giả theo chân, hết cả lộ trình của Người Tình, đi từ bến phà (bắc) Mỹ Thuận đến khu học xá mà người tình đang ở trọ và học tại trường trung học Pháp ChasseLoup Laubat - Sài Gòn (nay là trưòng Lê Quý Đôn). Tác giả còn đưa Người Tình đến bến bờ hạnh phúc đầu đời của cô nàng ở "gác trọ - garconnière" của chàng ở Chợ Lớn vào cuối thập niên 20, khoảng năm 1929 - 1930, thế kỷ trước.
Khá mất thì giờ, tôi mới tìm gặp tập truyện Người Tình và khoe với vợ chồng đứa cháu - đang sinh sống tại kinh đô ánh sáng Ba Lê hàng mấy chục năm. Vợ chồng cháu nói rằng, ở Thủ Đô Paris khi tác phẩm điện ảnh L'Amant được trình chiếu cho công chúng xem vào khoảng năm 2001, cả Paris như chấn động, báo chí phê bình và khen ngợi bộ phim tả chân, lột tả tất cả sự thật "trần truồng", dù hơi tục nhưng lại thanh. Tờ nhật báo Le Figaro của Pháp đã hết lời ca ngợi bộ phim L'Amant, nguyên văn: Une belle histoire d'amour, somptueusement filmée, dans des décors d'une beauté saisissante - Một câu chuyện tình tuyệt đẹp được thực hiện thành phim "hoành tráng" trong những khung cảnh của cái đẹp "ấn tượng" (chữ trong ngoặc kép thường được sử dụng trong nước). Bộ phim này chẳng mấy chốc đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác ở Âu Châu vì sự táo bạo của nhà đạo diễn tài danh Jean-Jacques Annaud. Nhà đạo diễn đã không ngần ngại đi sâu vào lãnh vực yêu đương cực nóng thường bị cấm kỵ hay bị hạn chế trong giới trí thức. Hơn nữa, đạo diễn Annaud không e ngại bị các nhà đạo đức giã phê phán, "em chả, em chả", nhưng lại thích xem phim và thích tìm đọc tác phẩm L'Amant. Đạo diễn Annaud phô bày tất cả sự thật về những cuộc mây mưa sôi nổi, như sấm chớp mưa sa, như giông tố bão bùng. Hình như thiên nhiên cũng quây cuồng và con người điên đảo, bị bốc lửa trong máu đang tuần hoàn trong cơ thể của người thưởng ngoạn. Đó là sự say đắm trong tình trường, sự hoan lạc không còn ở phòng the mà ngay trước mắt khán giả, chỉ cấm trẻ em từ 12 tuổi trở xuống của nước Pháp, không được xem.
Nếu ai hỏi một cư dân sinh sống lâu năm ở Pháp, có đi xem phim L'Amant hay có nghe nói hay nghe thấy người ta bàn tán gì không về sự kiện này, mọi người đều trả lời có.
Cuốn phim L'Amant do nữ tài tử Jane March, rất trẻ gốc người Anh và nam tài tử gốc người Hoa, ở Singapore, Tony Leung (nói được cả 2 thứ tiếng Pháp và Anh), đóng vai chính. Một cặp vai diễn tình nhân vô cùng diễm tuyệt, sống động như người thật việc thật. Họ đã lặn ngụp say đắm trong men tình nóng bỏng mối tình đầu của cô nhân tình, tuổi đôi tám, đôi chín và người tình của nàng là một chàng trai khá từng trải, người Hoa (Việt gốc Hoa) có bố là một doanh nhân "cực kỳ" giàu sang nổi tiếng ở địa phương, chàng từng du học ở Paris. Và chàng, lần đầu tiên được vui hưởng trọn vẹn hạnh phúc tuyệt vời với người tình trinh nữ bé bỏng da trắng, là người con gái xinh đẹp của một đất nước "mẫu quốc" mà người dân thuộc địa chỉ có trong mơ ước lại biến thành hiện thực tại quê hương Việt Nam.
Chúng ta đọc L'Amant và xem phim L'Amant của hảng phim Pathé - Pháp hay ấn bản tiếng Anh The Lover, không nên tự cho mình là nhà đạo đức, không chấp nhận những cảnh làm tình sôi nổi dù táo bạo, nhưng rất thật đối với tuổi trẻ luôn yêu đương với tất cả ham muốn của nhục dục, đam mê say đắm của tuổi thanh xuân đầy sức sống.
Sau những cảnh "yêu đương" quá sôi nổi, cụp lạc, luôn quấn quít và "ghiền" nhau, nói lên tình yêu của họ có thể sẽ không bao giờ phải bị phân ly, chia lìa, xa cách.
Nhưng, oái oăm cho mối tình lãng mạn sôi nổi này, sau cùng cả hai phải đành cắt đứt sợi dây tình ái trói buộc từ khi nàng trinh nữ mới 15 tuổi rưỡi đến năm 18 tuổi. Chàng trai hào hoa giàu có, phải vâng lệnh thân phụ đi cưới vợ, một phụ nữ khác mà chàng chưa bao giờ yêu. Người cha già của chàng sắp về bên kia thế giới, để lại một gia tài kết sù, cơ ngơi làm ăn đồ sộ và với những lời trối trăn như là mệnh lệnh, chàng không thể từ chối.
Vì chữ hiếu, là con một, chàng phải bất đắc dĩ, trong ràng rụa nước mắt nói lời chia ly với người tình bé bỏng.
Nàng đứng tựa bên lan can cầu tàu chứng kiến cảnh pháo cưới của người yêu đang nổ dòn tan rơi lả tả trên dòng nước tình đang lờ lững trôi... với tất cả sự xa hoa của một đám cưới cực kỳ ấn tượng thuộc giới giàu sang, đủ lễ nghi truyền thống gia tộc. Chàng cất bước sang ngang cưới người con gái một gia đình người Hoa giàu có khác. Như lời thân phụ của chàng trối trăn chỉ bảo, khi ông gọi đến "trình diện", ông đang nằm thoải mái gối đầu lên nàng tiên nâu nhả khỏi. Cả hai gia đình người Việt gốc Hoa này đã có mối giao tình liên hệ sâu xa về thương trường từ lâu, những lời hứa hôn năm xưa còn đó, họ cùng chủng tộc - ăn rễ trong tư tưởng của những người lớn tuổi - lại còn môn đăng hộ đối nữa.
Người thưởng ngoạn phim L'Amant, nên chú ý thêm chi tiết, khi hai người tình nằm cận kề bên nhau tỉ tê tâm sự tại "nhà hạnh phúc - garconnière" lần cuối cùng trước khi chia tay xa cách vĩnh viễn. Nàng cảm thấy rạo rực con tim, yêu chàng quá, không kềm hãm được sự ham muốn xác thịt, muốn dâng hiến làm tình với chàng lần cuối cùng này. Nhưng, chàng là người có bản lãnh, nghị lực dù trong lòng rất mê thích, thần trí chàng không cho phép chàng dấn thân thêm sự bội phản nàng nữa. Chàng thẳng thừng từ chối làm tình, nàng bẽ bàng buồn tủi. Nhưng, nàng cảm thấy sự chân tình của người yêu, rất xứng đáng, chân tình, mà trọn đời nàng mang nặng trĩu trong tim hình ảnh người yêu tuyệt vời của cả một đời người con gái, biết yêu lần đầu tiên và cũng có thể là lần yêu cuối cùng của nàng.
Sau này, về quê hương nàng có cuộc sống mới , nhưng cũng có liên lạc bằng điện thoại với người yêu đầu tiên trong cuộc đời nàng những kỷ niệm thiết tha không bao giờ quên được.
Một câu chuyện tình lãng mạn tuyệt đẹp và kết thúc trong đắng cay mà lại có hậu.
Nàng đã từng đau khổ cùng cực, âm thầm, lặng lẽ một mình chứng kiến cảnh tượng Người Yêu Dấu bước lên thuyền hoa với người tình khác, quá phũ phàng cay đắng nghẹn ngào. Thật trớ trêu cho con tạo đã làm trái tim yêu của nàng tan nát như xác pháo hờ hững trôi xuôi theo dòng nước định mệnh của cuộc đời. Nàng khóc cho mối tình đầu thơ mộng tan vỡ, vỡ tan như vầng mây trắng đang phiêu bạc trên nền trời xanh thăm thẳm vô định...
Sau đó cả gia đình cô gái bé bỏng, mẹ là Hiệu Trưởng Trường Nữ Tiểu Học tỉnh lỵ Sa Đéc và cùng đứa em trai giã từ Sa Đéc, Sài Gòn, Chợ Lớn - Việt Nam trở về Pháp. Nàng để lại con tim rướm máu với mối sầu tình chôn chặt trong tâm trí nàng của tuổi mới vào đời đã vướng khổ lụy ngang trái oái oăm, khổ đau cùng cực. Trước đó người anh cả của nàng cũng được mẹ nàng thu xếp cho về Pháp.
Tàu súp lê một còn trông còn đợi, tàu súp lê hai còn đợi còn chờ, tàu súp lê ba từ từ tách bến Sài Gòn và nàng liếc nhìn về phía xa xa, chiếc xe màu đen quen thuộc cực sang của người yêu đang đậu bên ven đường như ngầm tiển đưa người tình về quê với một tâm sự ngổn ngang của một người đàn ông đấm ngực xưng tội "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi". Tàu súp lê ba, tàu ra đi biền biệt cùng mang theo mối tình tan vỡ.
Kết thúc câu chuyện tình là sự chia tay trong nước mắt, cắt đứt tình yêu tha thiết tuyệt vời của cả hai tình nhân đầy ngang trái khôn nguôi - hạnh phúc và đau khổ của con người luôn kề cận bên nhau.
Tác giả Marguerite Duras, một nữ văn sĩ nổi tiếng của Pháp từng đoạt được giải Văn Chương cao quý Goncourt của nước Pháp. Với gần 50 tác phẩm đã xuất bản, tập truyện đầu tiên xuất bản năm 1943: Les Impudents và quay thành phim năm 1992. Cuốn tiểu thuyết C'est Tout xuẩt bản 1995, cũng có thể là tác phẩm cuối cùng của Marguerite Duras vì nhà văn đã lớn tuổi và cũng có thể đã qua đời khá lâu rồi.
L'Amant còn nhẹ nhàng lên án chế độ xã hội của Phương Đông thời xưa còn quá qúy trọng chữ hiếu hơn chữ tình. Tình cảm lứa đôi người cùng chủng tộc và môn đăng hộ đối của gia đình... Những rào cản này đã chận bước con đường tình tươi đẹp của cả hai người đã ngụp lặn yêu nhau tha thiết không phân biệt màu da chủng tộc. Dù chàng có bộ ngực lép, màu da sậm, không đẹp trai...mà nàng vẫn yêu chàng tha thiết say đắm. Nhưng, với thực tại phũ phàng, nàng cũng đành phải chấp nhận cảnh chia ly dang dở, lâm ly bi đát với nhiều nuối tiếc.
Vì vậy cả hai người tình phải xa cách trong ngậm ngùi cay đắng mối tình đầu của nàng trinh nữ và mối tình nồng thắm nhất của chàng trai hào hoa giàu có - người Việt gốc Hoa, ở Sa Đéc, một tỉnh nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu của dòng sông dài Cửu Long.
Hiện nay, ở Sa Đéc, có nhà bảo tàng lưu niệm của câu chuyện tình sống động L'Amant (ở Cần Thơ cũng có nhà lưu niệm, đôi tình nhân này cũng từng đến đây "du dương" say đắm men tình) và kết thúc trong đau thương nghiệt ngã của cô gái tuổi xuân thì phơi phới mới vừa tròn đôi chín.
Câu chuyện tình sôi nổi và lâm ly bi đát này, Trần Văn đọc được trên mạng năm 2004 và đầu tháng 1.2012, nghe được một mẩu tin của đài truyền hình SBTN, tường thuật, ở Việt Nam bây giờ có mở tua du lịch đi theo chân đôi tình nhân - L'Amant từ bến phà Mỹ Thuận đến các nơi như Sa Đéc, Vĩnh Long, Sài Gòn, Chợ Lớn...
Đi theo Người Yêu Dấu - L'Amant bằng đường thủy, sông nước hữu tình đầy thơ mộng của miền Tây tạo thêm cảm giác lãng mạn với nhiều thích thú cho du khách. Đặc biệt, du khách người Pháp và những ai đã có xem qua bộ phim L'Amant hay The Lover hoặc đọc tác phẩm bất hủ của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras - L'Amant chắc chắn sẽ bị cám dỗ.
Đây cũng là cách làm du lịch biết khai thác một câu chuyện tình tuyệt đẹp và éo le ngang trái nhằm đánh động sự tò mò tìm hiểu, thu hút du khách phương xa.
Tác giả L'Amant, viết tiểu thuyết dưới một thể loại tự thuật, kể chuyện mà nhân vật chính trong L'Amant có thể là cuộc đời thực hồi lúc còn bé bỏng của tác giả Marguerite Duras đang sống với bố mẹ ở Việt Nam.
Xin mời qúy độc giả theo dõi cốt chuyện tình tha thiết yêu đương với tất cả đam mê xác thịt của tuổi trẻ bồng bột và kết thúc quá đau thương, bi đát của mối tình đầu tan vỡ - vỡ tan, có ai "dư nước mắt khóc cho người thất tình (trầm luân)"?
Trần Văn viết bài này như là bài điểm sách và điểm phim được pha trộn với dịch thuật một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn L'Amant của Margueriten Duras vào đầu năm 2012.
II
NGƯỜI YÊU DẤU - L'AMANT (phỏng dịch)
Một ngày đẹp trời, tôi đang đứng trong một khu khánh tiết công cộng, một người đàn ông khá bảnh trai, ăn diện tươm tất từ từ tiến đến trước mật tôi, bạo dạn mở lời bằng một câu tán tỉnh nhằm thu phục cảm tình một cô con gái mới vào tuổi dậy thì, chưa có kinh nghiệm về chuyện yêu đương:
- Tôi biết cô khá lâu rồi. Cả thế gian này, ai cũng nói là cô đẹp quá lại rất trẻ trung nữa.
Tôi nghe qua, không biết gương mặt lúc đó thế nào có cưng lên, nở rộng ra hay không, nhưng tôi biết chắc, tim tôi đánh thình thịch và rung cảm vì sung sướng dù biết mấy chàng trai thường tấn công tán tỉnh, "cua" các cô gái đều có cách nói tương tự như ca, hát bản nhạc này từ muôn thủa trước.
Tôi yên lặng không đối đáp lời nào với chàng trai hào hoa và tán tỉnh táo bạo này. Dù vậy, tôi cũng có cảm giác như có một bầu đời đẹp đẽ và hạnh phúc đổ ập đến thình lình.
Lúc bấy giờ, tôi chưa tròn 18 tuổi, những khoảnh khắc hạnh phúc dù muộn màng ngắn ngủi cho một cô gái 18 tuổi, chưa nếm trải mùi vị của tình yêu, chưa biết cái chi chi gì hết kể như là cô gái già rồi.
***
Lúc tôi mới 15 tuổi rưỡi với thân hình dáng vóc mảnh mai, ngực chưa nở nang còn như một đứa trẻ... Lúc bấy giờ, tôi đã thường xuyên trải qua những cảnh đi phà (bắc) Mỹ Thuận từ nhà của mẹ con tôi ở trong thị xã Sa Đéc đi lên xuống Sài Gòn - Sa Đéc. Ở Sài Gòn, tôi đang ở nội trú trong một ký túc xá Quốc Gia (une pension d'État à Saigon) và hàng ngày đi học tại một ngôi trường trung học đệ nhị cấp cạnh bên của người Pháp (lycée francais - Trường Chasseloup Laubat).
Mẹ tôi là một Hiệu Trưởng trường Nữ Tiểu Học của tỉnh Sa Đéc, một người anh trai và một chú em út cùng ở với mẹ trong một căn nhà ngói nhếch nhác, có thuê người giúp việc và một tài xế với chiếc xe quá cũ kỹ, thuộc loại xe thổ tả của một người Pháp hạng nghèo trên một đất nước thuộc địa. Mẹ tôi rất đảm đang, hy sinh hạnh phúc mình để nuôi dạy con ăn học nên người. Tôi không hiểu tại sao tôi không thích cái môn toán, học cho giỏi mà mẹ tôi thường khuyến khích. Bà có cảm nhận, môn toán học là chìa khóa của sự thông minh và thành công của con người. Tôi lại không thích môn học này có lẽ vì tính hay mơ mộng, suy nghĩ viễn vông và luôn nghĩ đến sự hy sinh cao cả của mẹ thay vì chỉ lo học. Tôi lại mơ mơ màng màng đến chuyện muốn giúp mẹ và gia đình thoát cảnh nghèo của một gia dình người Pháp đang ở xứ thuộc địa mà lại có cuộc sống không dư giả, thoải mái như những người Pháp giàu có khác.
Đất nước này chỉ có 2 mùa nắng và mưa mà thôi...Chúng tôi là người da trắng thường hãnh diện là người có cuộc sống sung túc hơn người bản xứ vì chúng tôi không bao giờ thiếu ăn như những người nghèo ở đây, nhưng lại không khá giả như những gia đình người Pháp khác mà tôi biết.
Khi đến tuổi 18, chính tôi lại sợ tôi và sợ Thượng Đế. Có nhiều lần tôi muốn kết liễu cuộc đời mình vì thấy gia đình tôi sống trong sự nghèo khổ, chật vật, thiếu thốn mọi thứ so sánh với các gia đình người da trắng khác...
***
Dòng sông Tiền, một nhánh của con sông to rộng Cửu Long chảy ngang qua tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Từ 2 tỉnh này muốn đi lên Sài Gòn, mọi người phải vượt qua sông bằng chiếc phà cổ lổ xỉ thời thập niên 20 - phà Mỹ Thuận.
Từ nhà, mẹ tôi lên xe hơi nhà với chú tài xế dễ thương đưa tôi đến khu nhà thờ Sa Déc cũng là nơi xe đò đậu ở đó chở khách đi lên Sài Gòn.
Hể mỗi lần xe chạy xuống bắc Mỹ Thuận, như thói quen, tôi xuống xe, đi lại bên hông chiếc bắc có cái lan can bằng sắt ống nhỏ chắn lại để bảo đảm an toàn cho hành khách không bị rớt xuống sông.
Hôm đó, cũng như thường nhật, tôi luôn ninh bộ đồ tơ lụa màu kem, với chiếc áo cánh sát nách, chiếc củng quá đầu gối và mang đôi hài có cườm kim tuyến lấp lánh, nhưng, mòn sờn nhiều vì tôi không có nhiều quần áo hay giày dép để thay đổi. Đầu vẫn đội chiệc mũ phớt cũng màu kem có ru băng đen nhỏ quanh giữa nón.
Tôi đi đâu cũng thường diện có bấy nhiêu đó thôi dù bộ đồ tơ và chiếc mũ màu kem cũng đã phai màu vì chúng đã có tuổi rồi.
Hôm nay, nắng không nhiều, trên dòng nước đục phù sa chảy xiết, một con trâu chết sình cùng với các giề lục bình và nhiều rác rưởi khác trôi chảy ngang phà, qua tầm mắt của tôi đang hững hờ ngắm cảnh tượng quen thuộc không biết chán mỗi khi đi phà qua dòng sông kỷ niệm này.
Chiếc phà nhỏ cũ kỹ chỉ chở được 2 chiếc ô tô cùng với mấy chục người dân buôn gánh bán bưng hay những nông dân đem thổ sản lên Sài Gòn bán như gà, vịt, heo, rau quả... đủ thứ tiếng của người và thú vật tạo ra một âm thanh hổn tạp khá ồn ào, sinh động.
Thình lình có một chiếc xe màu đen bóng loáng, mới tinh cũng vội vã vừa chạy xuống phà vừa bóp còi hành khách tránh qua 2 bên để cho kịp chuyến phà sắp tách bến bên bờ Sa Đéc để qua bên kia bờ thuộc tỉnh Mỹ Tho. Đây là chiếc limousine mới cáu cạnh. Thời bấy giờ, loại xe sang trọng này rất hiếm thấy, nó giống như chiếc xe La Lancia màu đen của ông Đại Sứ Pháp ở Calcutta - Ấn Độ.
Chiếc xe sang trọng ấy với một tài xế mặc bộ com - lê trắng, đầu đội cát két bước ra khỏi xe, đứng khép nép phía cửa sau, một tay cằm cát kết, một tay mở cửa xe, đầu cúi thấp xuống một cách khúm núm lễ phép, kính trọng. Ông chủ trẻ từ trong xe khoan thai bước xuống để lộ đôi giày da màu nâu sáng và mặc bô com - lê tút - xo trắng tinh may kiểu Paris, với gương mặt người bản xứ da vàng mũi tẹt, không phải là người da trắng. Người ta thường thấy các chiếc xe sang trọng như vậy thường là những người da trắng giàu có qúy phái hay những chức sắc cao cấp của chính quyền mới sử dụng những chiếc xe hiếm có này tại một đất nước thuộc địa.
Người đàn ông trẻ rất chững chạc, tóc chảy tém gọn gàng, kiểu chảy tóc thập niên 20, 30 của thế kỷ trước, cũng đi lần đến lan can phà khi phà đã tách bến sang sông.
Đến gần cô gái trẻ da trắng, chàng muốn làm quen vì thấy cô nàng xinh đẹp lại đang đứng một mình thơ thẩn với đôi mắt mơ màng như có chất chứa một tâm sự ngổn ngang?. Chàng lấy hộp thuốc lá Anh Cát Lợi mở ra lịch sự mời cô gái, nhưng cô nàng chỉ nói cám ơn và từ chối vì nàng không biết hút thuốc. Cách làm quen của chàng có kết quả, dù cô nàng luôn hững hờ nhìn dòng nước trôi chảy về hướng ra biển cả, nàng bất cần đời, bất cần tất cả mọi chuyện vì nàng ôm một mối tâm sự gì đó không được vui trong lòng. Tiếp theo, chàng thanh niên móc ra chiếc "quẹt máy" từ trong cái túi nhỏ ở lưng quần, bật lửa lên đốt thuốc. Chàng hít một hơi dài và từ từ nhả khói loảng bay lên trên không trung thênh thang như giúp chàng có thêm can đảm mở lời gợi chuyện, làm quen tiếp. Và sau cùng chàng mạnh dạn mời nàng lên xe chàng cùng về Sài Gòn cho có bạn.
Một cô gái bé bỏng mới vào đời đi học xa gia đình, con một gia đình người Pháp tầm thường, thiếu thốn nhiều thứ cho cuộc sống, kể cả sinh hoạt ăn uống hàng ngày tại gia đình. Ông anh cả thường dành ăn với đứa em trai út vì thức ăn ít, làm nàng bất mãn, luôn bênh vực thương em chống lại sự "ăn hiếp" của người anh vô tích sự chỉ biết ăn chơi đua đòi, làm khổ thêm cho mẹ nàng.
Chiêc xe hơi sang trọng, chủ nhân của nó ăn nói lại lịch sự, có duyên với giọng nói tiếng Pháp đúng giọng Paris vì chàng người Hoa này từng du học bên Pháp nhiều năm và cũng có nhà cao cửa rộng thuộc giới thượng lưu giàu có ở Sa Đéc như chàng thố lộ với nàng. Nàng ríu ríu vâng theo lời mời mọc của chủ nhân chiếc xe sang trọng, gật đầu đồng ý qua xe chàng đi Sài Gòn khi phà gần cặp bến. Chú tài xế , theo sai biểu của chủ nhân, sang xe đò lấy cái vali nhỏ của nàng mang theo lên Sài Gòn.
Hai người ngồi băng sau, nép sang hai bên, đôi mắt nàng luôn hững hờ và có nhiều lo âu hay suy nghĩ điều gì cho cuộc đời mình đang sống trong một gia đình không khá giả như các gia đình của bạn bè cùng học chung trường?.
Chiếc xe limousine bóng láng lướt trên con đường Quốc lộ 4 hồi thập niên 20 vẫn còn nhỏ xíu và băng qua những chiếc cầu gỗ, ván cầu gập ghềnh dằn xóc dữ dội...
Nhân cơ hội, ngàn năm một thuở, chàng trai hào hoa còn ít nhiều "nhát gái", cho bàn tay mặt mình làm việc, mới đầu chỉ một ngón út từ từ bò qua chạm vào ngón tay cái trái của nàng. Nàng yên lặng, đôi mắt vẫn mơ màng làm như không hay biết có một ngón tay của người khác phái đụng chạm vào. Chàng thấy nàng để yên, những ngón tay còn lại tiếp tục bò trườn tiếp lên bàn tay nhỏ nhắn mỹ miều của nàng. Nàng lim dim mắt như không hay biết. nhưng ngón tay cái của nàng cục cựa, đụng vào ngón tay trái của chàng. Thời cơ đã đến, chàng luồn 5 ngón tay mình vào bàn tay nàng và nàng nắm chặt, mắt vẫn lim dim, không hề nhìn chàng. Cả hai người cũng không trao đổi lời nói tình tứ yêu đương nào mà hai bàn tay của chàng và nàng đã nói thay những lời yêu đương nồng thắm nhất như vạn lời ái ân, "Tình trong như đã - mặt ngoài còn e - Kiều".
Tình cảm của đôi trai tài gái sắc cũng dừng tại đó, không lấn sâu vào cảnh "xáp lá cà", ôm ấp, hôn hít âu yếm đậm đà như trai gái thời nay.
Xe đến Sài Gòn, đưa nàng đến ký túc xá, nàng lưu luyến như không muốn rời xa chàng vì nàng đã bị tiếng sét ái tình "nháng" cho một cú thật mạnh, bắt đầu thực sự yêu chàng và chàng cũng vậy.
Tiếp tục những cuộc hẹn hò cuối tuần, chàng và nàng dung dăng dung dẻ sánh bước đi chơi đi ăn tại những nhà hàng sang trọng của Sài gòn hoa lệ và khu ăn chơi ở Chợ Lớn nhộn nhịp của giới người Hoa.
Cái gì đến tất phải đến. Chàng giới thiệu một căn nhà là chỗ dửng chân, ngơi nghỉ riêng của chàng trong cái ngõ hẽm ở khu buôn bán bình dân ở Chợ Lớn mà người ta gọi là "garconnière". Khi mới bước vào cái garconnière này, nàng ngỡ ngàng, chàng giải thích, trước kia, cha chàng mua căn phố này để mỗi khi ông lên Chợ Lớn giao dịch mua bán có chỗ nghỉ ngơi. Nay, chàng giữ garconnière này cũng với mục đích đó. Nàng dùng dằng, không chịu ngồi xuống chiếc giường có nệm êm với 2 chiếc gối như mời mọc cám dỗ.
Chàng nói với nàng:
- Nếu em không không thích ở đây, anh đi ra khỏi phòng để một mình em ở lại? Chàng vừa nói vừa quay lưng lại định ra cửa (không biết chàng đi ra thật hay là đóng kịch giã bộ "làm ngơ" với nàng?).
Nàng vội ném chiếc mũ phớt xuống đầu giường thay cho lời nói nàng sẽ ở lại đây với chàng. Thế là nàng "chịu đèn". Chàng vẫn nghiêm nghị ngồi trên ghế chỉ dùng cặp mắt đưa tình như có phép thôi miên, nàng từ từ xê lại, xích gần thêm chút nữa, chút nữa... Đúng tầm tay, chàng ôm nàng và với "10 ngón tay thiên thần", chàng tuột lần chiếc áo cánh và nàng cũng không có mặc áo ngực nên khỏi mất thêm thì giờ, chàng đặt nàng xuống giường trong khi quần áo và giày của chàng còn nguyên. Sau "thủ tục" đầu tiên của người đàn ông khi cận kề bên người đẹp, sự làm việc cần mẫn của hai bàn tay lướt trên "đôi gò bồng đảo sương còn ngậm" khi người tình đang nằm phơi phới chờ đợi. Chàng nhõm dậy cởi giày, nàng cũng ngồi dậy tiếp chàng mở nhanh những nút áo và tháo dây nịt để cho chàng thoải mái trong chuyện mây mưa với nàng.
Lần đầu tiên trong cuộc đời trinh nữ, nàng nếm trải được hương vị của tình yêu tuyệt đỉnh, cái "lạch đào nguyên nước chửa thông", nay thì "con ong đã tỏ đường đi lối về". Có lúc nàng nhăn mặt, hít hà vì đau buốt pha lẫn với tiếng rên khe khẻ của cảm giác sung sướng tuyệt vời trong đời con gái lần đầu mới biết yêu, biết mùi vị của người đàn ông...
Cuộc tình của chàng và nàng diễn tiến tốt đẹp hàng tuần, những ngày nghỉ học chàng và nàng luôn quấn quít bên nhau ngụp lặn trong tình trường trong hạnh phúc yêu đương.
Tình yêu và chăn gối tuy hai mà một, không những phải chờ đợi đến cuối tuần, lâu quá. Nàng cúp cua vài ngày đi chơi với người yêu, nhà trường gởi giấy báo cho mẹ nàng biết. Con gái cưng của bà đã bỏ học, nàng không còn tinh thần ngồi chăm chú nghe lời giảng của giáo sư vì nàng đã quá mõi mệt, thường buồn ngủ ngáp vắn ngáp dài khi vào lớp học.
Được mẹ gọi về Sa Đéc, nàng mới tỏ hết nguồn cơn là vì đã yêu một chàng trai người (Việt gốc) Hoa cùng ở Sa Đéc. Chàng muốn mời cả nhà lên Sài Gòn để chàng ra mắt trong một bữa ăn tại một nhà hàng sang trọng.
Lần đầu tiên, người anh cả, đứa em trai út kể cả mẹ của nàng từ ngày sang cái xứ thuộc địa, chưa một lần được vào ăn một nhà hàng sang trọng với tiền ăn một bữa ăn cao hơn tiền lương một tháng của bà người Pháp Hiệu Trưởng một trường Nữ Tiểu Học tỉnh lỵ Sa Đéc. Với hóa đơn hơn 77 đồng tiền Đông Dương (lúc bấy giờ, thuế thân của một người dân thường Việt Nam đóng mỗi năm 1 đồng bạc Đông Dương, nhiều người còn không có, mỗi mét vải có mấy xu..., giá trị đồng bạc rất cao). Cả ba mẹ con há hóc mồm kinh ngạc vì số tiền chi trả chỉ có một bữa ăn dù sang trọng , nhưng sao cao quá, đắt quá. Thời bây giờ, những vương tôn công tử, giàu sang phú qúy hay cấp chức lớn trong guồng máy chính quyền mới dám gọi rượu hảo hạng Martell uống với soda Perrier chính hiệu từ Pháp nhập cảng vào. Anh cả của nàng, lợi dụng cơ hội tốt ngàn năm một thuở, uống rượu "chùa" thoải mái, gọi nhiều lọai rượu khác nhau uống cho đã và ăn những món ăn thật đắt tiền. Cái anh này còn gọi ca ve xịn nhất của nhà hàng - vũ trường ra sàn nhảy với những cô ca ve tuyệt đẹp tha hồ mà hôn hít nựng nịu, chi trả do người em rễ chưa chính thức lo hết.
"Thời gian thám thoát thoi đưa, nó đi đi mãi có chờ ai đâu?".
Mới đó mà nàng con gái từ tuổi 15 rưỡi đi học ở Sài Gòn, đến nay cũng tuổi 18, 19 đang đi vào tuổi đôi mươi.
Tình yêu của chàng và nàng luôn mặn nòng, đặc biệt rất hòa hợp trong chuyện chăn gối và 2 người luôn nghĩ đến tình yêu tươi đẹp của chàng và nàng sẽ bất diệt, sống bên nhau mãi mãi...
***
Bỗng một ngày kia, chàng được lệnh gọi của phụ thân bảo chàng về gặp cha để cha bàn bạc chuyện gia đình. Về đến nhà, cha của chàng đang nằm cạnh bàn đèn đang vui đùa với nàng tiên nâu, nhả khỏi trắng đục loang loáng bay lên. Sau một ngao thuốc phiện mê tơi, cha chàng nói rằng ông đã già yếu rồi, nhà cửa cơ ngơi làm ăn bề bộn, chàng phải quán xuyến thay ông. Sau một ngụm nước trà thông cổ, ông như muốn nói điều gì quan trọng, ông biết hết mọi chuyện của chàng trong mấy năm qua. Nay ông quyết định chàng phải lấy vợ mà phải cưới vợ gốc người Hoa cơ. Ông nói tiếp, gia đình bên vợ chàng rất môn đăng hộ đối cũng là người Hoa chỉ biết lo buôn bán làm ăn và giàu có như ông. Hơn nữa, ông cho biết, từ hồi còn hàn vi hai bên đã từng hứa hôn, khi các con khôn lớn phải kết thành sui gia, hai trẻ phải thành hôn như lời hứa.
Chàng nghe tin bỏ người yêu mà chàng yêu say đắm đi cưới một ngưòi Hoa mà chàng chưa hề yêu cũng như chàng ít có dịp gặp người ấy, lòng chàng như muối xát kim châm, đau nhói trong tim.
Chàng gặp lại người tình bé bỏng của mình cũng tại căn nhà hạnh phúc - garconnière, chàng buồn bã nói hết nói thật đến chuyện cha chàng ép chàng phải đi cưới một người mà chàng chưa hề yêu như yêu nàng. Nghe tin, nàng như bị sét đánh bên tai, rướm rướm lệ, nàng cắn răng dìm sự đau khổ vào tim mình. Nàng nằm buồn dười dượi thở ra thở vào một cách mệt nhọc. Bể tình đang lai láng, đến đây khô cạn hết sao? Nàng không tin, nhưng chuyện thật chàng đã giải bày tâm sự hết cho nàng nghe rồi. Một chuyện thật đau thương nghiệt ngã đã đến nhanh quá, nàng không bao giờ nghĩ tới.
Cái qúy giá nhất của đời con gái trinh trắng, nàng đã tự nguyện dâng hiến hết cho Người Yêu Dấu suốt mấy năm trường. Được chàng cư xử thật tuyệt vời đối với nàng và gia đình nàng, chàng cũng làm như vậy, luôn luôn như bát nước đầy, hết lòng giúp đở. Khi mẹ nàng cần tiền trang trải nợ nần, thiếu thốn, chàng không bao giờ từ nan. Còn đối với nàng, chàng có cách đối xử xem nàng như các bà tiên trong các chuyện thần thoại, cổ tích, chàng rất mực yêu thương chìu chuộng dù nàng không vòi vĩnh.
Đặc biệt là chuyện chăn gối, chàng và nàng luôn hòa hợp trong mọi lúc mọi nơi, từ trên giường và kể cả lăn lộn trên nền gạch... Ở đâu cũng có cả bầu trời hạnh phúc yêu đương mà cả hai tin là không bao giờ bị phân ly chia cắt.
Nàng miên man suy nghĩ, nằm bên cạnh chàng tỉ tê tâm sự như trút hết những u buồn phiền muộn của một mối tình đầu tan vỡ. Nàng thông cảm, dù yêu chàng đến mức độ nào nàng cũng phải để cho chàng vâng lời cha chàng như là lời trăn trối của ông để chàng lo quán xuyến tài sản, nhà cửa, cơ ngơi công việc làm ăn của cha chàng. Người Yêu Dấu của nàng lại là người con trai duy nhất, ông bố kỳ vọng sẽ nối bước thành công của ông trên thương trường và sẽ thành công hơn ông nữa vì chàng được học hành đàng hoàng.
Nằm sát cạnh Người Yêu Dấu, hơi hướm của người yêu làm nàng rạo rực như hồi thời còn mới biết yêu, nàng như quên đi sự sầu não của mối tình đầu tan vỡ. Nàng còn muốn dâng hiến cái qúy giá nhất của người con gái cho chàng lần cuối cùng trước khi chia tay. Chàng cưới vợ và nàng cùng gia đình sẽ rời quê hương Sa Đéc-Sài Gòn-Chợ Lớn và Việt Nam để trở về cố quốc mang theo trong lòng khôn nguôi mối sầu tình dang dở vỡ tan...
Nàng choàng qua ôm chàng, cởi nút áo như bao lần trước, chàng vụt ngồi dậy với đôi mắt u buồn, nước mắt lưng tròng, nói với nàng, anh không muốn làm cho em thêm sầu khổ, phụ bạc em thêm lần nữa. Nàng tiu nghỉu buồn bã rươm rướm nước mắt vì sự từ chối quá phũ phàng của chàng.
Nàng thật đau khổ và chỉ trong chốc lát, nàng trở lại bình tĩnh trong tâm hồn, nàng suy nghĩ và vô cùng khâm phục người tình của của mình có nhiều bản lãnh, nghị lực, thẳng thừng từ chối lởi mời mọc, dâng hiến cuối cùng của nàng. Gần gũi bao năm, nàng biết rõ chàng lúc nào cũng muốn làm tình với nàng, nay chàng có thể dùng hết can đảm và thần trí mới mạnh dạn từ chối lời mời mọc, cám dỗ của nàng. Càng suy nghĩ, nàng càng khâm phục và yêu chàng thêm mãnh liệt. Nhưng, đời nàng hưởng hạnh phúc tuyệt vời với chàng chỉ đến đó thôi ư?.
Nàng hỏi chàng cho biết ngày giờ cưới tại địa điểm nào để nàng đến chứng kiến và tiển đưa Người Yêu Dấu đến bến bờ hạnh phúc yêu đương mới.
Đứng tựa lan can cầu nhìn ngắm những thuyền hoa được trang trí theo truyền thống của người Hoa rực rỡ với màu vàng và màu đỏ, tượng trưng cho song hỉ của đôi vợ chồng mới cưới. Những tràng pháo nổ vang hòa lẫn với những tiếng nhạc mừng lễ cưới được trổi lên rộn rã cũng là lúc làm cho con tim của người con gái bị tan nát đau khổ thêm. Xác pháo tung lên cao và lả tả rơi xuống dòng sông định mệnh đau khổ của nàng, nàng lặng lẽ lê bước đi, mang nặng khốí tình cay đắng với muôn vàn suy nghĩ vấn vương...
***
Cuộc tình kết thúc trong đau khổ phũ phàng, nàng và gia đình nàng không còn gì lưu luyến Sa Đéc - Sài Gòn - Chợ Lớn nữa. Thế là hết, khép lại một mảnh tình tan vỡ trên miền đất mà nàng trước đó tin rằng cuộc đời nàng sẽ mãi mãi chôn chặt ở cái tỉnh Sa Đéc hay vùng Chợ Lớn. Gia đình nàng đã quyết định trở về Pháp.
Tàu súp lê một còn trông còn đợi, tàu súp lê hai còn đợi còn chờ, tàu súp lê ba, tàu ra biển cả và mối tình đầu của nàng cũng biến tan nhấp nhô như những lượn sóng ngoài khơi xa thẳm...
***
Con tàu định mệnh rời Sài Gòn ra biển Đông mênh mông sóng nước, mất nhiều ngày đến Hồng Hải. Biển nối biển vẫn mênh mông như vô tận, tàu từ biển Hồng đến Ấn Độ Dương rồi chạy qua kinh đào Suez của xứ Ai Cập và về đến Marseille của nước pháp. Cả tháng vượt trùng dương , nàng vẫn cảm thấy hạnh phúc của nàng và chàng như vẫn còn đọng lại trong cái cabin nhỏ hẹp của chiếc tàu chở khách.
Về đến Pháp cuộc sống mới bắt đầu với nhiều đổi thay. Dù cuộc sống luôn bề bộn, nhưng, nàng có dịp có điều kiện, nàng đi du lịch bằng đường biển, đường thủy cũng là dịp nàng hồi tưởng lại những kỷ niệm tuyệt vời xa xưa cuả dòng sông Mékong với nước phù sa đục ngầu, vùng tỉnh Sa Đéc, đầy ấp kỷ niệm nên thơ của nàng mà nàng nhớ thương da diết mãi mãi.
Trong một chuyến du lịch khác, trên biển nước mênh mông, một người con trai cũng từng học trường trung học mà trước đây, nàng từng theo học ở Sài Gòn.
Bổng nhiên anh chàng trai trẻ này mất tích khá ly kỳ, sau khi từ cabin anh đi ra ngoài và có thể trượt rơi xuống biển hay anh tìm cái chết, không ai hiểu nổi. Nàng được biết lý lịch anh chàng này là con của một giới chức chính quyền ở tỉnh Sa Đéc. Nàng choáng váng vì 2 tiếng Sa Đéc. Bất cứ ai thốt ra hay nàng đọc trên sách báo gặp 2 chữ Sa Đéc cũng đều đánh động tâm trí nàng, một trời thương nhớ vụt đến, những kỷ niêm nên thơ tuyệt đẹp năm xưa của tỉnh Sa Đéc có dịp trổi dậy mãnh liệt trong lòng.
***
Sau nhiều năm chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945). Sau những lần cưới hỏi, có nhiều con, nhiều lần ly dị, chàng đến Paris với người vợ (có thể người vợ mới nhất).
Chàng gọi điện thoại, bên kia đầu dây:
- Có em đây, nàng còn nhớ giọng nói trầm ấm dễ thương của chàng có ắc - xăng si - noa, làm sao nàng quên được dù xa cách hàng chục năm trường.
- Anh chỉ muốn nói chuyện với em và nghe lại giọng nói (ngọt ngào) của em.
- Chào anh, em đây. Chàng có vẽ e ngại hơn xưa với giọng nói hơi rung.
Chàng xa nàng với những thay đổi của cuộc sống, chàng về sống ở Sài Gòn, qua nhiều đổ vỡ và chàng đã viết sách.
Sau cùng chàng nói trong lúc tình cảm dạt dào, có lẽ những kỷ niệm tuyệt vời xa xưa như trổi dậy mảnh liệt trong người. Chàng nói tình yêu của anh ngày nay anh cũng dành trọn vẹn cho em như ngày xưa vậy. Anh còn nói tiếp, tình yêu của chúng ta sẽ còn tiếp tục mãi mãi và cho đến ngày anh chết mới quên em được./.@
LỜI BÀN CỦA TRẦN VĂN:
Nhà văn Marguerite Duras, tác giả L'Amant, một bậc thầy viết tiểu thuyết tình cảm thơ mộng và lâm ly bi đát. Nhưng, kết thúc rất có hậu.
Chấm dứt tập truyện, để cho người đọc, người xem phim tự tìm cách giải đáp sao cho thích hợp với suy nghĩ mong muốn của mình.
Nhà văn Marguerite Duras bỏ lững câu chuyện tình khi chàng gặp lại nàng tại Paris sau hàng chục năm chia ly xa cách.
Nay có dịp gặp lại nhau, câu chuyện tình này "Có tái hồi Kim Trọng", "Châu về hợp phố" hay đường anh anh đi, đường em em đi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi...
Bái phục sư phụ Marguerite Duras và nhà đạo diễn tài danh Jean-Jacques Annaud.
Trần Văn (Sacamento)Bàn ra tán vào (0)
NGƯỜI YÊU DẤU - L'AMANT - TRẦN VĂN NGÀ ( Tuy gửi bài cũ, nhưng post với niềm vui Niên trưởng trở về )
Trần Văn
LỜI NÓI ĐẦU: L'Amant, tác phẩm thứ 39 trong gần 50 tác phẩm của Marguerite Duras. L'Amant xuất bản năm 1984 do Minuit phát hành. Đến năm 1992, L'Amant đã thực hiện thành phim với 20 cảnh - phân đoạn (chapitres - scènes) do đạo diễn Jean-Jacques Annaud dàn dựng và Claude Berri trình bày.
Trong tập tiểu thuyết, L'Amant không chia từng chương từng đoạn rõ ràng mà tác giả chi để trống vài dòng chuyển qua một phân đoạn khác, câu chuyện nối tiếp khác. Đây là một loại tiểu thuyết như là tự truyện hay kể chuyện và không có tên nhân vật mà chỉ có cách xưng tôi - anh (nó).
So sánh giữa tập truyện và phim, phim L'Amant hấp dẫn hơn nhiều, người xem bị thu hút cách dàn dựng câu chuyện từ cảnh sống ở gia đình, hoạt cảnh tại bến phà Mỹ Thuận, con đường Quốc Lộ 4 chật hẹp, cầu ván gập ghềnh. Bồn binh Sài Gòn, Chợ Lớn, thời xa xưa - thập niên 20 - 30 như là một cái chòi nhỏ, cảnh xe kéo (người kéo xe), xe ô tô máy nóng, tài xế đem thùng xuống rạch, xuống ruộng xách nước đổ vào bình chửa nóng...
Còn tập truyền chỉ dày có 142 trang mà Trần Văn đọc phải mất nhiều ngày, có nhiều lúc cảm thấy quá đơn điệu vì cách kể chuyện cũng có những cảnh nói trên, nhưng không sống động bằng xem phim. Đặc biệt trong phim còn chứng kiến những pha gay cấn, cảnh tượng yêu nhau cụp lạc sôi nổi say đắm của 2 người trẻ. Phim luôn "action" về cảnh quang, nhân vật...Từng chi tiết một, như đôi hài cũ mòn, cô nàng, trong suốt mấy năm đi đây đó với người yêu hay đến trường học vẫn ninh một bộ cánh cũ nói lên cảnh nhà nghèo của một gia đình người da trắng đối với một đại gia ở đất nước thuộc địa. Từ bộ quần áo tút xo thời trang Paris của chàng, chiếc xe limousine đen mới cáu cạnh, đôi giày nâu bóng láng. Người ta so sánh thấy rõ hai cảnh đời quá xa cách của 2 gia đình.
Viết L'Amant, Marguerite Duras chỉ mất 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1984 tại Neauphle-le-Château - Paris.
L'Amant xuất bản với số lượng kỷ lục 2,400,000.00 (2 triệu tư) và được giải thưởng văn chương cao qúy của nước Pháp - giải Goncourt năm 1984 và lập tức được dịch ra 35 thứ tiếng phổ biến khắp thế giới.
Một điều quan trọng, tác giả người Pháp Marguerite Duras lúc nào cũng tưởng nhớ và yêu mến Sa Đéc - Việt Nam nói chung, một cách tha thiết.
Có thể với lý do đó mà nhà cầm quyền ở tỉnh Sa Đéc đã dùng nhà của chàng trai (hay nhà cô gái) làm nhà lưu niệm dựng lại mối tình tuyệt đẹp của một thiếu nữ người Pháp với một người bản xứ...thu hút du khách hiếu kỳ. Nay, người ta cùng tổ chức tua du lịch đi theo con đường tình tuyệt vời của đôi trai tài gái sắc Pháp - Hoa (hay Việt gốc Hoa).
Trần Văn xem phim trước viết phần I và khi đọc xong tập truyện L'Amant, viết tiếp phần II và gởi đến qúy vị đọc cho vui. - Trần Văn
I
Trong một chuyến du lịch Pháp và Hòa Lan, năm 2005, Trần Văn đã có quyết tâm tìm cho bằng được tác phẩm L'Amant - Người Tình cuả nữ tác giả Pháp Marguerite Duras, sách đã xuất bản năm 1984.
Người Tình (L'Amant) mà người Hoa gọi là Tình Nhân và dịch ra tiếng Anh là The Lover. Nhưng, Trần Văn thích tên gọi là Người Yêu Dấu hoặc Người Tình Yêu Dấu.
Trần Văn phải tỉm kiếm, lục lọi đến hiệu sách thứ tư ở Paris mới mua được L'Amant với 10 Euro, sách được tái bản tháng 6 năm 2006 cũng do nhà xuất bản Minuit phát hành. Tôi còn mua được cả bộ phim L'Amant với tài đạo diễn của Jean-Jacques Annaud thực hiện tại Việt Nam do hảng phim nổi tiếng từ rất lâu của Pháp - Pathé. Phim trường chính là tỉnh Sa Đéc và Chợ Lớn với sự cộng tác làm cố vấn (Historical Adviser) của nhà văn quá cố Sơn Nam - tác giả Hương Rừng Cà Mau. Phụ Tá Giám Đốc: ông Nguyễn Phú Hữu và Nguyễn Vĩnh Sơn cùng 2 ngưòi Pháp, production designer cũng là người Việt Nam - ông Thanh At Hoang và còn nhiều người Việt Nam trong nhóm cộng tác dàn dựng và sản xuất phim L'Amant. Đặc biệt có sự trợ giúp của Xưởng Phim Giải Phóng của nhà cầm quyền cộng sản tại thành phố Sài Gòn.
Bộ phim được xây dựng, hoàn toàn dựa vào nội dung cuốn tiểu thuyết L'Amant của Marguerite Duras. Sách khá mỏng, chỉ có 142 trang, khổ giấy nhỏ.
Annaud còn hướng dẫn khán giả theo chân, hết cả lộ trình của Người Tình, đi từ bến phà (bắc) Mỹ Thuận đến khu học xá mà người tình đang ở trọ và học tại trường trung học Pháp ChasseLoup Laubat - Sài Gòn (nay là trưòng Lê Quý Đôn). Tác giả còn đưa Người Tình đến bến bờ hạnh phúc đầu đời của cô nàng ở "gác trọ - garconnière" của chàng ở Chợ Lớn vào cuối thập niên 20, khoảng năm 1929 - 1930, thế kỷ trước.
Khá mất thì giờ, tôi mới tìm gặp tập truyện Người Tình và khoe với vợ chồng đứa cháu - đang sinh sống tại kinh đô ánh sáng Ba Lê hàng mấy chục năm. Vợ chồng cháu nói rằng, ở Thủ Đô Paris khi tác phẩm điện ảnh L'Amant được trình chiếu cho công chúng xem vào khoảng năm 2001, cả Paris như chấn động, báo chí phê bình và khen ngợi bộ phim tả chân, lột tả tất cả sự thật "trần truồng", dù hơi tục nhưng lại thanh. Tờ nhật báo Le Figaro của Pháp đã hết lời ca ngợi bộ phim L'Amant, nguyên văn: Une belle histoire d'amour, somptueusement filmée, dans des décors d'une beauté saisissante - Một câu chuyện tình tuyệt đẹp được thực hiện thành phim "hoành tráng" trong những khung cảnh của cái đẹp "ấn tượng" (chữ trong ngoặc kép thường được sử dụng trong nước). Bộ phim này chẳng mấy chốc đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác ở Âu Châu vì sự táo bạo của nhà đạo diễn tài danh Jean-Jacques Annaud. Nhà đạo diễn đã không ngần ngại đi sâu vào lãnh vực yêu đương cực nóng thường bị cấm kỵ hay bị hạn chế trong giới trí thức. Hơn nữa, đạo diễn Annaud không e ngại bị các nhà đạo đức giã phê phán, "em chả, em chả", nhưng lại thích xem phim và thích tìm đọc tác phẩm L'Amant. Đạo diễn Annaud phô bày tất cả sự thật về những cuộc mây mưa sôi nổi, như sấm chớp mưa sa, như giông tố bão bùng. Hình như thiên nhiên cũng quây cuồng và con người điên đảo, bị bốc lửa trong máu đang tuần hoàn trong cơ thể của người thưởng ngoạn. Đó là sự say đắm trong tình trường, sự hoan lạc không còn ở phòng the mà ngay trước mắt khán giả, chỉ cấm trẻ em từ 12 tuổi trở xuống của nước Pháp, không được xem.
Nếu ai hỏi một cư dân sinh sống lâu năm ở Pháp, có đi xem phim L'Amant hay có nghe nói hay nghe thấy người ta bàn tán gì không về sự kiện này, mọi người đều trả lời có.
Cuốn phim L'Amant do nữ tài tử Jane March, rất trẻ gốc người Anh và nam tài tử gốc người Hoa, ở Singapore, Tony Leung (nói được cả 2 thứ tiếng Pháp và Anh), đóng vai chính. Một cặp vai diễn tình nhân vô cùng diễm tuyệt, sống động như người thật việc thật. Họ đã lặn ngụp say đắm trong men tình nóng bỏng mối tình đầu của cô nhân tình, tuổi đôi tám, đôi chín và người tình của nàng là một chàng trai khá từng trải, người Hoa (Việt gốc Hoa) có bố là một doanh nhân "cực kỳ" giàu sang nổi tiếng ở địa phương, chàng từng du học ở Paris. Và chàng, lần đầu tiên được vui hưởng trọn vẹn hạnh phúc tuyệt vời với người tình trinh nữ bé bỏng da trắng, là người con gái xinh đẹp của một đất nước "mẫu quốc" mà người dân thuộc địa chỉ có trong mơ ước lại biến thành hiện thực tại quê hương Việt Nam.
Chúng ta đọc L'Amant và xem phim L'Amant của hảng phim Pathé - Pháp hay ấn bản tiếng Anh The Lover, không nên tự cho mình là nhà đạo đức, không chấp nhận những cảnh làm tình sôi nổi dù táo bạo, nhưng rất thật đối với tuổi trẻ luôn yêu đương với tất cả ham muốn của nhục dục, đam mê say đắm của tuổi thanh xuân đầy sức sống.
Sau những cảnh "yêu đương" quá sôi nổi, cụp lạc, luôn quấn quít và "ghiền" nhau, nói lên tình yêu của họ có thể sẽ không bao giờ phải bị phân ly, chia lìa, xa cách.
Nhưng, oái oăm cho mối tình lãng mạn sôi nổi này, sau cùng cả hai phải đành cắt đứt sợi dây tình ái trói buộc từ khi nàng trinh nữ mới 15 tuổi rưỡi đến năm 18 tuổi. Chàng trai hào hoa giàu có, phải vâng lệnh thân phụ đi cưới vợ, một phụ nữ khác mà chàng chưa bao giờ yêu. Người cha già của chàng sắp về bên kia thế giới, để lại một gia tài kết sù, cơ ngơi làm ăn đồ sộ và với những lời trối trăn như là mệnh lệnh, chàng không thể từ chối.
Vì chữ hiếu, là con một, chàng phải bất đắc dĩ, trong ràng rụa nước mắt nói lời chia ly với người tình bé bỏng.
Nàng đứng tựa bên lan can cầu tàu chứng kiến cảnh pháo cưới của người yêu đang nổ dòn tan rơi lả tả trên dòng nước tình đang lờ lững trôi... với tất cả sự xa hoa của một đám cưới cực kỳ ấn tượng thuộc giới giàu sang, đủ lễ nghi truyền thống gia tộc. Chàng cất bước sang ngang cưới người con gái một gia đình người Hoa giàu có khác. Như lời thân phụ của chàng trối trăn chỉ bảo, khi ông gọi đến "trình diện", ông đang nằm thoải mái gối đầu lên nàng tiên nâu nhả khỏi. Cả hai gia đình người Việt gốc Hoa này đã có mối giao tình liên hệ sâu xa về thương trường từ lâu, những lời hứa hôn năm xưa còn đó, họ cùng chủng tộc - ăn rễ trong tư tưởng của những người lớn tuổi - lại còn môn đăng hộ đối nữa.
Người thưởng ngoạn phim L'Amant, nên chú ý thêm chi tiết, khi hai người tình nằm cận kề bên nhau tỉ tê tâm sự tại "nhà hạnh phúc - garconnière" lần cuối cùng trước khi chia tay xa cách vĩnh viễn. Nàng cảm thấy rạo rực con tim, yêu chàng quá, không kềm hãm được sự ham muốn xác thịt, muốn dâng hiến làm tình với chàng lần cuối cùng này. Nhưng, chàng là người có bản lãnh, nghị lực dù trong lòng rất mê thích, thần trí chàng không cho phép chàng dấn thân thêm sự bội phản nàng nữa. Chàng thẳng thừng từ chối làm tình, nàng bẽ bàng buồn tủi. Nhưng, nàng cảm thấy sự chân tình của người yêu, rất xứng đáng, chân tình, mà trọn đời nàng mang nặng trĩu trong tim hình ảnh người yêu tuyệt vời của cả một đời người con gái, biết yêu lần đầu tiên và cũng có thể là lần yêu cuối cùng của nàng.
Sau này, về quê hương nàng có cuộc sống mới , nhưng cũng có liên lạc bằng điện thoại với người yêu đầu tiên trong cuộc đời nàng những kỷ niệm thiết tha không bao giờ quên được.
Một câu chuyện tình lãng mạn tuyệt đẹp và kết thúc trong đắng cay mà lại có hậu.
Nàng đã từng đau khổ cùng cực, âm thầm, lặng lẽ một mình chứng kiến cảnh tượng Người Yêu Dấu bước lên thuyền hoa với người tình khác, quá phũ phàng cay đắng nghẹn ngào. Thật trớ trêu cho con tạo đã làm trái tim yêu của nàng tan nát như xác pháo hờ hững trôi xuôi theo dòng nước định mệnh của cuộc đời. Nàng khóc cho mối tình đầu thơ mộng tan vỡ, vỡ tan như vầng mây trắng đang phiêu bạc trên nền trời xanh thăm thẳm vô định...
Sau đó cả gia đình cô gái bé bỏng, mẹ là Hiệu Trưởng Trường Nữ Tiểu Học tỉnh lỵ Sa Đéc và cùng đứa em trai giã từ Sa Đéc, Sài Gòn, Chợ Lớn - Việt Nam trở về Pháp. Nàng để lại con tim rướm máu với mối sầu tình chôn chặt trong tâm trí nàng của tuổi mới vào đời đã vướng khổ lụy ngang trái oái oăm, khổ đau cùng cực. Trước đó người anh cả của nàng cũng được mẹ nàng thu xếp cho về Pháp.
Tàu súp lê một còn trông còn đợi, tàu súp lê hai còn đợi còn chờ, tàu súp lê ba từ từ tách bến Sài Gòn và nàng liếc nhìn về phía xa xa, chiếc xe màu đen quen thuộc cực sang của người yêu đang đậu bên ven đường như ngầm tiển đưa người tình về quê với một tâm sự ngổn ngang của một người đàn ông đấm ngực xưng tội "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi". Tàu súp lê ba, tàu ra đi biền biệt cùng mang theo mối tình tan vỡ.
Kết thúc câu chuyện tình là sự chia tay trong nước mắt, cắt đứt tình yêu tha thiết tuyệt vời của cả hai tình nhân đầy ngang trái khôn nguôi - hạnh phúc và đau khổ của con người luôn kề cận bên nhau.
Tác giả Marguerite Duras, một nữ văn sĩ nổi tiếng của Pháp từng đoạt được giải Văn Chương cao quý Goncourt của nước Pháp. Với gần 50 tác phẩm đã xuất bản, tập truyện đầu tiên xuất bản năm 1943: Les Impudents và quay thành phim năm 1992. Cuốn tiểu thuyết C'est Tout xuẩt bản 1995, cũng có thể là tác phẩm cuối cùng của Marguerite Duras vì nhà văn đã lớn tuổi và cũng có thể đã qua đời khá lâu rồi.
L'Amant còn nhẹ nhàng lên án chế độ xã hội của Phương Đông thời xưa còn quá qúy trọng chữ hiếu hơn chữ tình. Tình cảm lứa đôi người cùng chủng tộc và môn đăng hộ đối của gia đình... Những rào cản này đã chận bước con đường tình tươi đẹp của cả hai người đã ngụp lặn yêu nhau tha thiết không phân biệt màu da chủng tộc. Dù chàng có bộ ngực lép, màu da sậm, không đẹp trai...mà nàng vẫn yêu chàng tha thiết say đắm. Nhưng, với thực tại phũ phàng, nàng cũng đành phải chấp nhận cảnh chia ly dang dở, lâm ly bi đát với nhiều nuối tiếc.
Vì vậy cả hai người tình phải xa cách trong ngậm ngùi cay đắng mối tình đầu của nàng trinh nữ và mối tình nồng thắm nhất của chàng trai hào hoa giàu có - người Việt gốc Hoa, ở Sa Đéc, một tỉnh nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu của dòng sông dài Cửu Long.
Hiện nay, ở Sa Đéc, có nhà bảo tàng lưu niệm của câu chuyện tình sống động L'Amant (ở Cần Thơ cũng có nhà lưu niệm, đôi tình nhân này cũng từng đến đây "du dương" say đắm men tình) và kết thúc trong đau thương nghiệt ngã của cô gái tuổi xuân thì phơi phới mới vừa tròn đôi chín.
Câu chuyện tình sôi nổi và lâm ly bi đát này, Trần Văn đọc được trên mạng năm 2004 và đầu tháng 1.2012, nghe được một mẩu tin của đài truyền hình SBTN, tường thuật, ở Việt Nam bây giờ có mở tua du lịch đi theo chân đôi tình nhân - L'Amant từ bến phà Mỹ Thuận đến các nơi như Sa Đéc, Vĩnh Long, Sài Gòn, Chợ Lớn...
Đi theo Người Yêu Dấu - L'Amant bằng đường thủy, sông nước hữu tình đầy thơ mộng của miền Tây tạo thêm cảm giác lãng mạn với nhiều thích thú cho du khách. Đặc biệt, du khách người Pháp và những ai đã có xem qua bộ phim L'Amant hay The Lover hoặc đọc tác phẩm bất hủ của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras - L'Amant chắc chắn sẽ bị cám dỗ.
Đây cũng là cách làm du lịch biết khai thác một câu chuyện tình tuyệt đẹp và éo le ngang trái nhằm đánh động sự tò mò tìm hiểu, thu hút du khách phương xa.
Tác giả L'Amant, viết tiểu thuyết dưới một thể loại tự thuật, kể chuyện mà nhân vật chính trong L'Amant có thể là cuộc đời thực hồi lúc còn bé bỏng của tác giả Marguerite Duras đang sống với bố mẹ ở Việt Nam.
Xin mời qúy độc giả theo dõi cốt chuyện tình tha thiết yêu đương với tất cả đam mê xác thịt của tuổi trẻ bồng bột và kết thúc quá đau thương, bi đát của mối tình đầu tan vỡ - vỡ tan, có ai "dư nước mắt khóc cho người thất tình (trầm luân)"?
Trần Văn viết bài này như là bài điểm sách và điểm phim được pha trộn với dịch thuật một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn L'Amant của Margueriten Duras vào đầu năm 2012.
II
NGƯỜI YÊU DẤU - L'AMANT (phỏng dịch)
Một ngày đẹp trời, tôi đang đứng trong một khu khánh tiết công cộng, một người đàn ông khá bảnh trai, ăn diện tươm tất từ từ tiến đến trước mật tôi, bạo dạn mở lời bằng một câu tán tỉnh nhằm thu phục cảm tình một cô con gái mới vào tuổi dậy thì, chưa có kinh nghiệm về chuyện yêu đương:
- Tôi biết cô khá lâu rồi. Cả thế gian này, ai cũng nói là cô đẹp quá lại rất trẻ trung nữa.
Tôi nghe qua, không biết gương mặt lúc đó thế nào có cưng lên, nở rộng ra hay không, nhưng tôi biết chắc, tim tôi đánh thình thịch và rung cảm vì sung sướng dù biết mấy chàng trai thường tấn công tán tỉnh, "cua" các cô gái đều có cách nói tương tự như ca, hát bản nhạc này từ muôn thủa trước.
Tôi yên lặng không đối đáp lời nào với chàng trai hào hoa và tán tỉnh táo bạo này. Dù vậy, tôi cũng có cảm giác như có một bầu đời đẹp đẽ và hạnh phúc đổ ập đến thình lình.
Lúc bấy giờ, tôi chưa tròn 18 tuổi, những khoảnh khắc hạnh phúc dù muộn màng ngắn ngủi cho một cô gái 18 tuổi, chưa nếm trải mùi vị của tình yêu, chưa biết cái chi chi gì hết kể như là cô gái già rồi.
***
Lúc tôi mới 15 tuổi rưỡi với thân hình dáng vóc mảnh mai, ngực chưa nở nang còn như một đứa trẻ... Lúc bấy giờ, tôi đã thường xuyên trải qua những cảnh đi phà (bắc) Mỹ Thuận từ nhà của mẹ con tôi ở trong thị xã Sa Đéc đi lên xuống Sài Gòn - Sa Đéc. Ở Sài Gòn, tôi đang ở nội trú trong một ký túc xá Quốc Gia (une pension d'État à Saigon) và hàng ngày đi học tại một ngôi trường trung học đệ nhị cấp cạnh bên của người Pháp (lycée francais - Trường Chasseloup Laubat).
Mẹ tôi là một Hiệu Trưởng trường Nữ Tiểu Học của tỉnh Sa Đéc, một người anh trai và một chú em út cùng ở với mẹ trong một căn nhà ngói nhếch nhác, có thuê người giúp việc và một tài xế với chiếc xe quá cũ kỹ, thuộc loại xe thổ tả của một người Pháp hạng nghèo trên một đất nước thuộc địa. Mẹ tôi rất đảm đang, hy sinh hạnh phúc mình để nuôi dạy con ăn học nên người. Tôi không hiểu tại sao tôi không thích cái môn toán, học cho giỏi mà mẹ tôi thường khuyến khích. Bà có cảm nhận, môn toán học là chìa khóa của sự thông minh và thành công của con người. Tôi lại không thích môn học này có lẽ vì tính hay mơ mộng, suy nghĩ viễn vông và luôn nghĩ đến sự hy sinh cao cả của mẹ thay vì chỉ lo học. Tôi lại mơ mơ màng màng đến chuyện muốn giúp mẹ và gia đình thoát cảnh nghèo của một gia dình người Pháp đang ở xứ thuộc địa mà lại có cuộc sống không dư giả, thoải mái như những người Pháp giàu có khác.
Đất nước này chỉ có 2 mùa nắng và mưa mà thôi...Chúng tôi là người da trắng thường hãnh diện là người có cuộc sống sung túc hơn người bản xứ vì chúng tôi không bao giờ thiếu ăn như những người nghèo ở đây, nhưng lại không khá giả như những gia đình người Pháp khác mà tôi biết.
Khi đến tuổi 18, chính tôi lại sợ tôi và sợ Thượng Đế. Có nhiều lần tôi muốn kết liễu cuộc đời mình vì thấy gia đình tôi sống trong sự nghèo khổ, chật vật, thiếu thốn mọi thứ so sánh với các gia đình người da trắng khác...
***
Dòng sông Tiền, một nhánh của con sông to rộng Cửu Long chảy ngang qua tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Từ 2 tỉnh này muốn đi lên Sài Gòn, mọi người phải vượt qua sông bằng chiếc phà cổ lổ xỉ thời thập niên 20 - phà Mỹ Thuận.
Từ nhà, mẹ tôi lên xe hơi nhà với chú tài xế dễ thương đưa tôi đến khu nhà thờ Sa Déc cũng là nơi xe đò đậu ở đó chở khách đi lên Sài Gòn.
Hể mỗi lần xe chạy xuống bắc Mỹ Thuận, như thói quen, tôi xuống xe, đi lại bên hông chiếc bắc có cái lan can bằng sắt ống nhỏ chắn lại để bảo đảm an toàn cho hành khách không bị rớt xuống sông.
Hôm đó, cũng như thường nhật, tôi luôn ninh bộ đồ tơ lụa màu kem, với chiếc áo cánh sát nách, chiếc củng quá đầu gối và mang đôi hài có cườm kim tuyến lấp lánh, nhưng, mòn sờn nhiều vì tôi không có nhiều quần áo hay giày dép để thay đổi. Đầu vẫn đội chiệc mũ phớt cũng màu kem có ru băng đen nhỏ quanh giữa nón.
Tôi đi đâu cũng thường diện có bấy nhiêu đó thôi dù bộ đồ tơ và chiếc mũ màu kem cũng đã phai màu vì chúng đã có tuổi rồi.
Hôm nay, nắng không nhiều, trên dòng nước đục phù sa chảy xiết, một con trâu chết sình cùng với các giề lục bình và nhiều rác rưởi khác trôi chảy ngang phà, qua tầm mắt của tôi đang hững hờ ngắm cảnh tượng quen thuộc không biết chán mỗi khi đi phà qua dòng sông kỷ niệm này.
Chiếc phà nhỏ cũ kỹ chỉ chở được 2 chiếc ô tô cùng với mấy chục người dân buôn gánh bán bưng hay những nông dân đem thổ sản lên Sài Gòn bán như gà, vịt, heo, rau quả... đủ thứ tiếng của người và thú vật tạo ra một âm thanh hổn tạp khá ồn ào, sinh động.
Thình lình có một chiếc xe màu đen bóng loáng, mới tinh cũng vội vã vừa chạy xuống phà vừa bóp còi hành khách tránh qua 2 bên để cho kịp chuyến phà sắp tách bến bên bờ Sa Đéc để qua bên kia bờ thuộc tỉnh Mỹ Tho. Đây là chiếc limousine mới cáu cạnh. Thời bấy giờ, loại xe sang trọng này rất hiếm thấy, nó giống như chiếc xe La Lancia màu đen của ông Đại Sứ Pháp ở Calcutta - Ấn Độ.
Chiếc xe sang trọng ấy với một tài xế mặc bộ com - lê trắng, đầu đội cát két bước ra khỏi xe, đứng khép nép phía cửa sau, một tay cằm cát kết, một tay mở cửa xe, đầu cúi thấp xuống một cách khúm núm lễ phép, kính trọng. Ông chủ trẻ từ trong xe khoan thai bước xuống để lộ đôi giày da màu nâu sáng và mặc bô com - lê tút - xo trắng tinh may kiểu Paris, với gương mặt người bản xứ da vàng mũi tẹt, không phải là người da trắng. Người ta thường thấy các chiếc xe sang trọng như vậy thường là những người da trắng giàu có qúy phái hay những chức sắc cao cấp của chính quyền mới sử dụng những chiếc xe hiếm có này tại một đất nước thuộc địa.
Người đàn ông trẻ rất chững chạc, tóc chảy tém gọn gàng, kiểu chảy tóc thập niên 20, 30 của thế kỷ trước, cũng đi lần đến lan can phà khi phà đã tách bến sang sông.
Đến gần cô gái trẻ da trắng, chàng muốn làm quen vì thấy cô nàng xinh đẹp lại đang đứng một mình thơ thẩn với đôi mắt mơ màng như có chất chứa một tâm sự ngổn ngang?. Chàng lấy hộp thuốc lá Anh Cát Lợi mở ra lịch sự mời cô gái, nhưng cô nàng chỉ nói cám ơn và từ chối vì nàng không biết hút thuốc. Cách làm quen của chàng có kết quả, dù cô nàng luôn hững hờ nhìn dòng nước trôi chảy về hướng ra biển cả, nàng bất cần đời, bất cần tất cả mọi chuyện vì nàng ôm một mối tâm sự gì đó không được vui trong lòng. Tiếp theo, chàng thanh niên móc ra chiếc "quẹt máy" từ trong cái túi nhỏ ở lưng quần, bật lửa lên đốt thuốc. Chàng hít một hơi dài và từ từ nhả khói loảng bay lên trên không trung thênh thang như giúp chàng có thêm can đảm mở lời gợi chuyện, làm quen tiếp. Và sau cùng chàng mạnh dạn mời nàng lên xe chàng cùng về Sài Gòn cho có bạn.
Một cô gái bé bỏng mới vào đời đi học xa gia đình, con một gia đình người Pháp tầm thường, thiếu thốn nhiều thứ cho cuộc sống, kể cả sinh hoạt ăn uống hàng ngày tại gia đình. Ông anh cả thường dành ăn với đứa em trai út vì thức ăn ít, làm nàng bất mãn, luôn bênh vực thương em chống lại sự "ăn hiếp" của người anh vô tích sự chỉ biết ăn chơi đua đòi, làm khổ thêm cho mẹ nàng.
Chiêc xe hơi sang trọng, chủ nhân của nó ăn nói lại lịch sự, có duyên với giọng nói tiếng Pháp đúng giọng Paris vì chàng người Hoa này từng du học bên Pháp nhiều năm và cũng có nhà cao cửa rộng thuộc giới thượng lưu giàu có ở Sa Đéc như chàng thố lộ với nàng. Nàng ríu ríu vâng theo lời mời mọc của chủ nhân chiếc xe sang trọng, gật đầu đồng ý qua xe chàng đi Sài Gòn khi phà gần cặp bến. Chú tài xế , theo sai biểu của chủ nhân, sang xe đò lấy cái vali nhỏ của nàng mang theo lên Sài Gòn.
Hai người ngồi băng sau, nép sang hai bên, đôi mắt nàng luôn hững hờ và có nhiều lo âu hay suy nghĩ điều gì cho cuộc đời mình đang sống trong một gia đình không khá giả như các gia đình của bạn bè cùng học chung trường?.
Chiếc xe limousine bóng láng lướt trên con đường Quốc lộ 4 hồi thập niên 20 vẫn còn nhỏ xíu và băng qua những chiếc cầu gỗ, ván cầu gập ghềnh dằn xóc dữ dội...
Nhân cơ hội, ngàn năm một thuở, chàng trai hào hoa còn ít nhiều "nhát gái", cho bàn tay mặt mình làm việc, mới đầu chỉ một ngón út từ từ bò qua chạm vào ngón tay cái trái của nàng. Nàng yên lặng, đôi mắt vẫn mơ màng làm như không hay biết có một ngón tay của người khác phái đụng chạm vào. Chàng thấy nàng để yên, những ngón tay còn lại tiếp tục bò trườn tiếp lên bàn tay nhỏ nhắn mỹ miều của nàng. Nàng lim dim mắt như không hay biết. nhưng ngón tay cái của nàng cục cựa, đụng vào ngón tay trái của chàng. Thời cơ đã đến, chàng luồn 5 ngón tay mình vào bàn tay nàng và nàng nắm chặt, mắt vẫn lim dim, không hề nhìn chàng. Cả hai người cũng không trao đổi lời nói tình tứ yêu đương nào mà hai bàn tay của chàng và nàng đã nói thay những lời yêu đương nồng thắm nhất như vạn lời ái ân, "Tình trong như đã - mặt ngoài còn e - Kiều".
Tình cảm của đôi trai tài gái sắc cũng dừng tại đó, không lấn sâu vào cảnh "xáp lá cà", ôm ấp, hôn hít âu yếm đậm đà như trai gái thời nay.
Xe đến Sài Gòn, đưa nàng đến ký túc xá, nàng lưu luyến như không muốn rời xa chàng vì nàng đã bị tiếng sét ái tình "nháng" cho một cú thật mạnh, bắt đầu thực sự yêu chàng và chàng cũng vậy.
Tiếp tục những cuộc hẹn hò cuối tuần, chàng và nàng dung dăng dung dẻ sánh bước đi chơi đi ăn tại những nhà hàng sang trọng của Sài gòn hoa lệ và khu ăn chơi ở Chợ Lớn nhộn nhịp của giới người Hoa.
Cái gì đến tất phải đến. Chàng giới thiệu một căn nhà là chỗ dửng chân, ngơi nghỉ riêng của chàng trong cái ngõ hẽm ở khu buôn bán bình dân ở Chợ Lớn mà người ta gọi là "garconnière". Khi mới bước vào cái garconnière này, nàng ngỡ ngàng, chàng giải thích, trước kia, cha chàng mua căn phố này để mỗi khi ông lên Chợ Lớn giao dịch mua bán có chỗ nghỉ ngơi. Nay, chàng giữ garconnière này cũng với mục đích đó. Nàng dùng dằng, không chịu ngồi xuống chiếc giường có nệm êm với 2 chiếc gối như mời mọc cám dỗ.
Chàng nói với nàng:
- Nếu em không không thích ở đây, anh đi ra khỏi phòng để một mình em ở lại? Chàng vừa nói vừa quay lưng lại định ra cửa (không biết chàng đi ra thật hay là đóng kịch giã bộ "làm ngơ" với nàng?).
Nàng vội ném chiếc mũ phớt xuống đầu giường thay cho lời nói nàng sẽ ở lại đây với chàng. Thế là nàng "chịu đèn". Chàng vẫn nghiêm nghị ngồi trên ghế chỉ dùng cặp mắt đưa tình như có phép thôi miên, nàng từ từ xê lại, xích gần thêm chút nữa, chút nữa... Đúng tầm tay, chàng ôm nàng và với "10 ngón tay thiên thần", chàng tuột lần chiếc áo cánh và nàng cũng không có mặc áo ngực nên khỏi mất thêm thì giờ, chàng đặt nàng xuống giường trong khi quần áo và giày của chàng còn nguyên. Sau "thủ tục" đầu tiên của người đàn ông khi cận kề bên người đẹp, sự làm việc cần mẫn của hai bàn tay lướt trên "đôi gò bồng đảo sương còn ngậm" khi người tình đang nằm phơi phới chờ đợi. Chàng nhõm dậy cởi giày, nàng cũng ngồi dậy tiếp chàng mở nhanh những nút áo và tháo dây nịt để cho chàng thoải mái trong chuyện mây mưa với nàng.
Lần đầu tiên trong cuộc đời trinh nữ, nàng nếm trải được hương vị của tình yêu tuyệt đỉnh, cái "lạch đào nguyên nước chửa thông", nay thì "con ong đã tỏ đường đi lối về". Có lúc nàng nhăn mặt, hít hà vì đau buốt pha lẫn với tiếng rên khe khẻ của cảm giác sung sướng tuyệt vời trong đời con gái lần đầu mới biết yêu, biết mùi vị của người đàn ông...
Cuộc tình của chàng và nàng diễn tiến tốt đẹp hàng tuần, những ngày nghỉ học chàng và nàng luôn quấn quít bên nhau ngụp lặn trong tình trường trong hạnh phúc yêu đương.
Tình yêu và chăn gối tuy hai mà một, không những phải chờ đợi đến cuối tuần, lâu quá. Nàng cúp cua vài ngày đi chơi với người yêu, nhà trường gởi giấy báo cho mẹ nàng biết. Con gái cưng của bà đã bỏ học, nàng không còn tinh thần ngồi chăm chú nghe lời giảng của giáo sư vì nàng đã quá mõi mệt, thường buồn ngủ ngáp vắn ngáp dài khi vào lớp học.
Được mẹ gọi về Sa Đéc, nàng mới tỏ hết nguồn cơn là vì đã yêu một chàng trai người (Việt gốc) Hoa cùng ở Sa Đéc. Chàng muốn mời cả nhà lên Sài Gòn để chàng ra mắt trong một bữa ăn tại một nhà hàng sang trọng.
Lần đầu tiên, người anh cả, đứa em trai út kể cả mẹ của nàng từ ngày sang cái xứ thuộc địa, chưa một lần được vào ăn một nhà hàng sang trọng với tiền ăn một bữa ăn cao hơn tiền lương một tháng của bà người Pháp Hiệu Trưởng một trường Nữ Tiểu Học tỉnh lỵ Sa Đéc. Với hóa đơn hơn 77 đồng tiền Đông Dương (lúc bấy giờ, thuế thân của một người dân thường Việt Nam đóng mỗi năm 1 đồng bạc Đông Dương, nhiều người còn không có, mỗi mét vải có mấy xu..., giá trị đồng bạc rất cao). Cả ba mẹ con há hóc mồm kinh ngạc vì số tiền chi trả chỉ có một bữa ăn dù sang trọng , nhưng sao cao quá, đắt quá. Thời bây giờ, những vương tôn công tử, giàu sang phú qúy hay cấp chức lớn trong guồng máy chính quyền mới dám gọi rượu hảo hạng Martell uống với soda Perrier chính hiệu từ Pháp nhập cảng vào. Anh cả của nàng, lợi dụng cơ hội tốt ngàn năm một thuở, uống rượu "chùa" thoải mái, gọi nhiều lọai rượu khác nhau uống cho đã và ăn những món ăn thật đắt tiền. Cái anh này còn gọi ca ve xịn nhất của nhà hàng - vũ trường ra sàn nhảy với những cô ca ve tuyệt đẹp tha hồ mà hôn hít nựng nịu, chi trả do người em rễ chưa chính thức lo hết.
"Thời gian thám thoát thoi đưa, nó đi đi mãi có chờ ai đâu?".
Mới đó mà nàng con gái từ tuổi 15 rưỡi đi học ở Sài Gòn, đến nay cũng tuổi 18, 19 đang đi vào tuổi đôi mươi.
Tình yêu của chàng và nàng luôn mặn nòng, đặc biệt rất hòa hợp trong chuyện chăn gối và 2 người luôn nghĩ đến tình yêu tươi đẹp của chàng và nàng sẽ bất diệt, sống bên nhau mãi mãi...
***
Bỗng một ngày kia, chàng được lệnh gọi của phụ thân bảo chàng về gặp cha để cha bàn bạc chuyện gia đình. Về đến nhà, cha của chàng đang nằm cạnh bàn đèn đang vui đùa với nàng tiên nâu, nhả khỏi trắng đục loang loáng bay lên. Sau một ngao thuốc phiện mê tơi, cha chàng nói rằng ông đã già yếu rồi, nhà cửa cơ ngơi làm ăn bề bộn, chàng phải quán xuyến thay ông. Sau một ngụm nước trà thông cổ, ông như muốn nói điều gì quan trọng, ông biết hết mọi chuyện của chàng trong mấy năm qua. Nay ông quyết định chàng phải lấy vợ mà phải cưới vợ gốc người Hoa cơ. Ông nói tiếp, gia đình bên vợ chàng rất môn đăng hộ đối cũng là người Hoa chỉ biết lo buôn bán làm ăn và giàu có như ông. Hơn nữa, ông cho biết, từ hồi còn hàn vi hai bên đã từng hứa hôn, khi các con khôn lớn phải kết thành sui gia, hai trẻ phải thành hôn như lời hứa.
Chàng nghe tin bỏ người yêu mà chàng yêu say đắm đi cưới một ngưòi Hoa mà chàng chưa hề yêu cũng như chàng ít có dịp gặp người ấy, lòng chàng như muối xát kim châm, đau nhói trong tim.
Chàng gặp lại người tình bé bỏng của mình cũng tại căn nhà hạnh phúc - garconnière, chàng buồn bã nói hết nói thật đến chuyện cha chàng ép chàng phải đi cưới một người mà chàng chưa hề yêu như yêu nàng. Nghe tin, nàng như bị sét đánh bên tai, rướm rướm lệ, nàng cắn răng dìm sự đau khổ vào tim mình. Nàng nằm buồn dười dượi thở ra thở vào một cách mệt nhọc. Bể tình đang lai láng, đến đây khô cạn hết sao? Nàng không tin, nhưng chuyện thật chàng đã giải bày tâm sự hết cho nàng nghe rồi. Một chuyện thật đau thương nghiệt ngã đã đến nhanh quá, nàng không bao giờ nghĩ tới.
Cái qúy giá nhất của đời con gái trinh trắng, nàng đã tự nguyện dâng hiến hết cho Người Yêu Dấu suốt mấy năm trường. Được chàng cư xử thật tuyệt vời đối với nàng và gia đình nàng, chàng cũng làm như vậy, luôn luôn như bát nước đầy, hết lòng giúp đở. Khi mẹ nàng cần tiền trang trải nợ nần, thiếu thốn, chàng không bao giờ từ nan. Còn đối với nàng, chàng có cách đối xử xem nàng như các bà tiên trong các chuyện thần thoại, cổ tích, chàng rất mực yêu thương chìu chuộng dù nàng không vòi vĩnh.
Đặc biệt là chuyện chăn gối, chàng và nàng luôn hòa hợp trong mọi lúc mọi nơi, từ trên giường và kể cả lăn lộn trên nền gạch... Ở đâu cũng có cả bầu trời hạnh phúc yêu đương mà cả hai tin là không bao giờ bị phân ly chia cắt.
Nàng miên man suy nghĩ, nằm bên cạnh chàng tỉ tê tâm sự như trút hết những u buồn phiền muộn của một mối tình đầu tan vỡ. Nàng thông cảm, dù yêu chàng đến mức độ nào nàng cũng phải để cho chàng vâng lời cha chàng như là lời trăn trối của ông để chàng lo quán xuyến tài sản, nhà cửa, cơ ngơi công việc làm ăn của cha chàng. Người Yêu Dấu của nàng lại là người con trai duy nhất, ông bố kỳ vọng sẽ nối bước thành công của ông trên thương trường và sẽ thành công hơn ông nữa vì chàng được học hành đàng hoàng.
Nằm sát cạnh Người Yêu Dấu, hơi hướm của người yêu làm nàng rạo rực như hồi thời còn mới biết yêu, nàng như quên đi sự sầu não của mối tình đầu tan vỡ. Nàng còn muốn dâng hiến cái qúy giá nhất của người con gái cho chàng lần cuối cùng trước khi chia tay. Chàng cưới vợ và nàng cùng gia đình sẽ rời quê hương Sa Đéc-Sài Gòn-Chợ Lớn và Việt Nam để trở về cố quốc mang theo trong lòng khôn nguôi mối sầu tình dang dở vỡ tan...
Nàng choàng qua ôm chàng, cởi nút áo như bao lần trước, chàng vụt ngồi dậy với đôi mắt u buồn, nước mắt lưng tròng, nói với nàng, anh không muốn làm cho em thêm sầu khổ, phụ bạc em thêm lần nữa. Nàng tiu nghỉu buồn bã rươm rướm nước mắt vì sự từ chối quá phũ phàng của chàng.
Nàng thật đau khổ và chỉ trong chốc lát, nàng trở lại bình tĩnh trong tâm hồn, nàng suy nghĩ và vô cùng khâm phục người tình của của mình có nhiều bản lãnh, nghị lực, thẳng thừng từ chối lởi mời mọc, dâng hiến cuối cùng của nàng. Gần gũi bao năm, nàng biết rõ chàng lúc nào cũng muốn làm tình với nàng, nay chàng có thể dùng hết can đảm và thần trí mới mạnh dạn từ chối lời mời mọc, cám dỗ của nàng. Càng suy nghĩ, nàng càng khâm phục và yêu chàng thêm mãnh liệt. Nhưng, đời nàng hưởng hạnh phúc tuyệt vời với chàng chỉ đến đó thôi ư?.
Nàng hỏi chàng cho biết ngày giờ cưới tại địa điểm nào để nàng đến chứng kiến và tiển đưa Người Yêu Dấu đến bến bờ hạnh phúc yêu đương mới.
Đứng tựa lan can cầu nhìn ngắm những thuyền hoa được trang trí theo truyền thống của người Hoa rực rỡ với màu vàng và màu đỏ, tượng trưng cho song hỉ của đôi vợ chồng mới cưới. Những tràng pháo nổ vang hòa lẫn với những tiếng nhạc mừng lễ cưới được trổi lên rộn rã cũng là lúc làm cho con tim của người con gái bị tan nát đau khổ thêm. Xác pháo tung lên cao và lả tả rơi xuống dòng sông định mệnh đau khổ của nàng, nàng lặng lẽ lê bước đi, mang nặng khốí tình cay đắng với muôn vàn suy nghĩ vấn vương...
***
Cuộc tình kết thúc trong đau khổ phũ phàng, nàng và gia đình nàng không còn gì lưu luyến Sa Đéc - Sài Gòn - Chợ Lớn nữa. Thế là hết, khép lại một mảnh tình tan vỡ trên miền đất mà nàng trước đó tin rằng cuộc đời nàng sẽ mãi mãi chôn chặt ở cái tỉnh Sa Đéc hay vùng Chợ Lớn. Gia đình nàng đã quyết định trở về Pháp.
Tàu súp lê một còn trông còn đợi, tàu súp lê hai còn đợi còn chờ, tàu súp lê ba, tàu ra biển cả và mối tình đầu của nàng cũng biến tan nhấp nhô như những lượn sóng ngoài khơi xa thẳm...
***
Con tàu định mệnh rời Sài Gòn ra biển Đông mênh mông sóng nước, mất nhiều ngày đến Hồng Hải. Biển nối biển vẫn mênh mông như vô tận, tàu từ biển Hồng đến Ấn Độ Dương rồi chạy qua kinh đào Suez của xứ Ai Cập và về đến Marseille của nước pháp. Cả tháng vượt trùng dương , nàng vẫn cảm thấy hạnh phúc của nàng và chàng như vẫn còn đọng lại trong cái cabin nhỏ hẹp của chiếc tàu chở khách.
Về đến Pháp cuộc sống mới bắt đầu với nhiều đổi thay. Dù cuộc sống luôn bề bộn, nhưng, nàng có dịp có điều kiện, nàng đi du lịch bằng đường biển, đường thủy cũng là dịp nàng hồi tưởng lại những kỷ niệm tuyệt vời xa xưa cuả dòng sông Mékong với nước phù sa đục ngầu, vùng tỉnh Sa Đéc, đầy ấp kỷ niệm nên thơ của nàng mà nàng nhớ thương da diết mãi mãi.
Trong một chuyến du lịch khác, trên biển nước mênh mông, một người con trai cũng từng học trường trung học mà trước đây, nàng từng theo học ở Sài Gòn.
Bổng nhiên anh chàng trai trẻ này mất tích khá ly kỳ, sau khi từ cabin anh đi ra ngoài và có thể trượt rơi xuống biển hay anh tìm cái chết, không ai hiểu nổi. Nàng được biết lý lịch anh chàng này là con của một giới chức chính quyền ở tỉnh Sa Đéc. Nàng choáng váng vì 2 tiếng Sa Đéc. Bất cứ ai thốt ra hay nàng đọc trên sách báo gặp 2 chữ Sa Đéc cũng đều đánh động tâm trí nàng, một trời thương nhớ vụt đến, những kỷ niêm nên thơ tuyệt đẹp năm xưa của tỉnh Sa Đéc có dịp trổi dậy mãnh liệt trong lòng.
***
Sau nhiều năm chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945). Sau những lần cưới hỏi, có nhiều con, nhiều lần ly dị, chàng đến Paris với người vợ (có thể người vợ mới nhất).
Chàng gọi điện thoại, bên kia đầu dây:
- Có em đây, nàng còn nhớ giọng nói trầm ấm dễ thương của chàng có ắc - xăng si - noa, làm sao nàng quên được dù xa cách hàng chục năm trường.
- Anh chỉ muốn nói chuyện với em và nghe lại giọng nói (ngọt ngào) của em.
- Chào anh, em đây. Chàng có vẽ e ngại hơn xưa với giọng nói hơi rung.
Chàng xa nàng với những thay đổi của cuộc sống, chàng về sống ở Sài Gòn, qua nhiều đổ vỡ và chàng đã viết sách.
Sau cùng chàng nói trong lúc tình cảm dạt dào, có lẽ những kỷ niệm tuyệt vời xa xưa như trổi dậy mảnh liệt trong người. Chàng nói tình yêu của anh ngày nay anh cũng dành trọn vẹn cho em như ngày xưa vậy. Anh còn nói tiếp, tình yêu của chúng ta sẽ còn tiếp tục mãi mãi và cho đến ngày anh chết mới quên em được./.@
LỜI BÀN CỦA TRẦN VĂN:
Nhà văn Marguerite Duras, tác giả L'Amant, một bậc thầy viết tiểu thuyết tình cảm thơ mộng và lâm ly bi đát. Nhưng, kết thúc rất có hậu.
Chấm dứt tập truyện, để cho người đọc, người xem phim tự tìm cách giải đáp sao cho thích hợp với suy nghĩ mong muốn của mình.
Nhà văn Marguerite Duras bỏ lững câu chuyện tình khi chàng gặp lại nàng tại Paris sau hàng chục năm chia ly xa cách.
Nay có dịp gặp lại nhau, câu chuyện tình này "Có tái hồi Kim Trọng", "Châu về hợp phố" hay đường anh anh đi, đường em em đi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi...
Bái phục sư phụ Marguerite Duras và nhà đạo diễn tài danh Jean-Jacques Annaud.
Trần Văn (Sacamento)