Văn Học & Nghệ Thuật

NHÌN TỪ XA ...TỔ QUỐC : NỖI ĐAU QUẶN THẮT CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPĐ )Nhưng khi giải thích một câu thơ - đặc biệt trong bài thơ này – nó sẽ ít nhiều đụng đến lập trường, quan điểm. Nói thì chưa chắc người đọc sẽ tin, nhưng tôi đã đứng ngay thẳng, nghiêm chỉnh để viết lời bình cho NTXTQ.


Lời Nói Đầu

Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - nằm trong danh sách khá dài những bài thơ “phản kháng” - tự nó đã nặng mùi chính trị. Lưu chuyển nó - nếu gặp người khắt khe - cũng có thể bị coi là có ý đồ không tốt. Nhưng chẳng lẽ bình thơ mà gặp bài thơ nội dung súc tích như thế, kỹ thuật thơ hay như thế lại đang tâm ngoảnh mặt làm ngơ? Thế là tôi quyết định viết Lời Bình cho bài thơ.

Tôi không muốn biến bài bình thơ của mình thành một phương tiện tuyên truyền. Đối với những độc giả hiểu biết thì làm như thế là thừa, phí công vô ích. Đối với người khác thì họ đâu có thèm để mắt tới những bài viết khô khan, khó đọc như thế này.

Vì thế tôi chỉ chú trọng đến khía cạnh văn chương: kỹ thuật thơ, tứ thơ, hơi thơ, hồn thơ …

Nhưng khi giải thích một câu thơ - đặc biệt trong bài thơ này – nó sẽ ít nhiều đụng đến lập trường, quan điểm. Nói thì chưa chắc người đọc sẽ tin, nhưng tôi đã đứng ngay thẳng, nghiêm chỉnh để viết lời bình cho NTXTQ. 

Dĩ nhiên bình thơ - ngoại trừ những bài thơ toàn bích rất hiếm gặp - phải có khen, có chê. Đụng đến khen chê thì có người đồng ý, có người không. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến của các bậc trương thượng, của các bạn văn, bạn thơ, của những người yêu văn chương, và của mọi độc giả. Khen chê gì xin quý vị cứ gởi đến. Tôi sẽ trả lời tất cả, không trừ một ai. Nếu ý kiến hay, sẽ được tuyển lựa để đưa vào bài viết tổng hợp: Ba Bài Thơ Phản Kháng - Lời Bình – So Sánh và Tranh Luận.

Ba bài thơ đó là: NTXTQ của Nguyễn Duy, TLTS của Đỗ Trung Quân và Bánh Vẽ của Chế Lan Viên

Xin cám ơn bất cứ ai đọc bài viết này.

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

Nghe Mang Máng Về Bài Thơ

 

Hạ tuần tháng 8 năm 1988 tôi đang nằm ở khu C1 của Trại Giam Số 4 Phan Đăng Lưu chờ ra tòa (1) thì có một tù nhân mới nhập phòng. Ông đã đứng tuổi (trên 50) là một cán bộ của Sở Văn Hóa TT TP HCM. Nội vụ còn trong vòng điều tra nên ông chỉ cho biết ông bị nghi ngờ một tội mà ông không liên can. Sau khi đã quen nước quen cái ông kể cho bạn đồng tù nghe về một bài thơ lúc đó ở bên ngoài đang làm xôn xao dư luận cả nước; “nội dung thì đụng đến những yếu huyệt của Chế Độ, còn kỹ thuật thơ thì ‘hết sẩy’, đọc là khoái liền.” Rồi ông ta nói thêm: “Tác giả còn trẻ lắm. Sinh năm 48, 49 gì đó. Chưa đến 40 tuổi đầu.”

 

Thế rồi do chính sách cởi mở của Nguyễn Văn Linh chúng tôi được miễn tố và trả tự do. Chật vật với cuộc sống ở trong nam rồi lại ra bắc vượt biên 2 lần thất bại (1 lần bị lừa), cuối cùng tháng 6/1991 chuyến đi của tôi đến bến Hồng Kông, tháng 7/93 qua được Mỹ. Làm công việc đi biển bắt cua nặng nhọc được mấy năm thì bị đụng xe gẫy chân, tôi xin tiền chính phủ vào học đại học và dạy tiếng Việt cho trẻ em vào ngày Chủ Nhật kiếm thêm chút ít phụ giúp cuộc sống của gia đình. Lúc ấy - nhờ có cái computer - tôi mới được đọc Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc đầy đủ trọn vẹn. Mãi đến những năm sau này, con cái lớn đi làm, sức ép tài chánh nhẹ hẳn đi, tôi mới mon men bước vào chăm sóc vườn thơ của mình và bắt đầu bình thơ của người khác. Và hôm nay – rà soát lại lưng vốn văn chương, thấy đã kha khá - mới “sờ” đến bài thơ “nặng ký” của Nguyễn Duy.

Tứ Thơ: Bài thơ không có phép ẩn dụ toàn bài nên ý với tứ là một - từ xa nhìn về tổ quốc thấy quê hương dân tộc có quá nhiều vấn nạn (căn bệnh) quái ác mà không biết cách giải quyết (chữa trị) nên lòng đau quặn thắt.

Hình Thức: Bài thơ vẫn còn vóc dáng của thơ mới nhưng tác giả đã biết phá luật, tháo bỏ xích xiềng để có thể tự do phóng bút.

     1/ Viết hết ý thì thôi, không cần biết bài thơ có bao nhiêu câu.

     2/ Số chữ trong câu tự do thoải mái.

     3/ Vần liên tiếp kiểu Nhớ Rừng nhưng nhiều phá lệ khéo léo, hợp lý nên độ ngọt của thơ vừa phải, không có hội chứng “nhàm chán vần”.

Ngôn Ngữ Hình Tượng: Rất xuất sắc, đầy ấn tượng, đặc biệt ở phần chính của bài thơ - những vấn nạn của quê hương dân tộc.

Bố Cục: Bài thơ có thể chia làm 4 phần:

     1/ Nhập đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

     2/ Phần đầu của thân bài: Những chứng bệnh (vấn nạn) trầm trọng của quê hương, dân tộc.

     3/ Phần sau của thân bài: Chẩn đoán (tìm nguyên nhân) và cách chữa trị

     4/ Kết luận: Niềm tin ở tương lai dân tộc

Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ

Bài thơ được (bắt đầu) viết vào một đêm ở Moscow (Nga) nên tác giả thấy thấp thoáng cái bóng của mình dưới ngọn đèn và nẩy ra ý định trò chuyện với nó để bày tỏ tâm sự và giàn trải tứ thơ. Ông viết với tâm thế của “bên thắng cuộc” – là con cưng của chế độ (được du học ở Nga) - một lòng một dạ sắt son yêu quê hương đất nước:

“Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng

cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”

 Những Căn Bệnh Quái Ác

Đây là phần chính của bài thơ - tác giả vạch ra những vấn nạn lớn của quê hương, dân tộc.

1/ Hát đồng ca

Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
ta là ta mà ta cứ mê ta(*)

tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan

(*) Thơ Chế Lan Viên

 

Không phải chỉ ở ngành văn hóa văn nghệ mà hầu như ở mọi nơi, mọi mặt trong cuộc sống  người Việt Nam đều phải “hát đồng ca” đúng những chủ trương chính sách của Đảng – “chỉ được trôi xuôi, cấm lội ngược dòng.” Thi sĩ kiêm bác sĩ Nguyễn Duy đã chẩn đoán, “bắt” được chứng bệnh đầu tiên của chế độ: Tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, văn thi sĩ cứ cúi đầu nhắm mắt ngợi ca chế độ hết mình đến nỗi Chế Lan Viên cũng phải ngượng ngùng thốt lên: “Ta là ta mà ta cứ mê ta”. Cái gì của ta và phe ta (phe XHCN) cũng là nhất nên lại sinh ra biến chứng: nhiều thần tượng giả được phịa ra để làm gương, điển hình:

 

Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ

ợ lên thum thủm cả tim gan

 

2/ Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?

 

Từ những bài học dạy con em ở trường, những câu nói cửa miệng của cán bộ đảng và nhà nước đến những khẩu hiệu biểu ngữ đỏ đường, đỏ thành phố trên khắp quê hương thường có đoạn: Đất nước ta giầu và đẹp. Trong bài hát Tình Đất Đỏ Miền Đông của Trần Long Ẩn có câu “Trong đấu tranh người Miền Đông anh dũng; trong lao động người lại cũng anh hùng (nghĩa là còn hơn cả cần cù chăm chỉ). Thế nhưng “sao thật lắm ăn mày?” Theo tôi, cơ chế chính quyền và cơ cấu xã hội bất công - đặc biệt là chính sách Làm Chủ Tập Thể (cha chung không ai khóc) - đã làm nguội lạnh ý chí, nhiệt tình lao động của người dân; thà đi ăn mày còn hơn “còng làm cho thẳng lưng ăn”.  

3/ Thương binh liệt sĩ bị bỏ bê.

 

Lãnh đạo chóp bu chỉ biết bằng mọi cách đẩy thanh niên ra chiến trường. Chính Chế Lan Viên đã tự thú:

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

(Ai? Tôi!, Chế Lan Viên)

http://www.thica.net/2008/03/15/ai-toi/

 

Đến khi họ chết hoặc bị thương thì vì không dự trù ngân sách nên không có chích sách đãi ngộ, đành ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ mặc họ với gia đình trong khốn quẫn.

 

Xứ sở nhân tình
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan

 

Đoạn thơ đã quá rõ ràng, quá thật và quá mạnh, không cần giải thích gì thêm nữa.

4/ Tín ngưỡng bị chà đạp

Đức tin, tín ngưỡng của con người bị ngang nhiên xúc phạm, chà đạp. Tính vô thần của Chủ Nghĩa Cộng Sản lộ rõ mặt, không còn lấp liếm chối cãi được nữa.

Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh

 

Đoạn thơ thật hay về cả 3 mặt: ngôn ngữ, hình ảnh và âm điệu.

5/ Công việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho tương lai bị bỏ bê, coi thường.

Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu

Tám câu thơ đã vẽ lên những bức tranh thê thảm của tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn trái ngược với những thông tin “màu hồng” từ các phương tiện tuyên truyền của nhà nước. Với một thế hệ trẻ như vậy, tương lai đất nước thật vô cùng ảm đạm. Ở đây hình tượng thơ đã thừa sức thuyết phục, không cần biện giải dài dòng.

6/ Nhân phẩm con người rẻ mạt

Và con người - để sống còn - phải học dối gian, lừa đảo, trở thành những thứ điếm.

Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
vì hạ giá linh hồn

 

phải tự hủy hoại nhân phẩm và lắm lúc phải bán rẻ linh hồn.  

7/ Cơ chế chính quyền, cơ cấu xã hội thối nát

 

Để úng phó với cơ chế bất công, xã hội thối nát con người phải khôn vặt, trở nên lười biếng, ma giáo và vô cảm.

 

Xứ sở cần cù
sao thật lắm Lãn Ông
lắm mẹo lãn công
……………………
Tội lỗi dửng dưng
lạnh lùng gian ác vặt

buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt…
quyền lực bày ra đấu giá trước công đường

 

Xã hội thối nát đến mức mua quan bán tước, “quyền lực bày ra đấu giá trước công đường” thì không còn gì để nói nữa, dân chỉ còn nước bó tay kêu trời.

8/ Nhiều chính sách tàn ác, phân biệt đối xử, gây chia rẽ

 

Xứ sở bao dung
sao thật lắm thần dân lìa xứ
lắm cuộc chia li toe toét cười

Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa
chen nhau sang nước người làm thuê

Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về

 

Sau 30/4/75 có những người đang ở trên tàu chuẩn bị ra khơi nhưng vì yêu đất nước và:

 

thương cha mẹ già, đàn em dại

nên:

tôi bước lên bờ ở lại quê hương (2)

 

Nhưng chính quyền của “xứ sở bao dung” đã đưa họ và hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức của chế độ cũ (VNCH) vào các trại tập trung cải tạo.

 

“Và bằng những lời dối trá

trái tim vô tình

tia nhìn thù hận

các anh cướp mất của tôi

những tháng năm đẹp nhất cuộc đời” (2)

 

Không những chỉ bị đày đọa đến thân tàn ma dại mà còn biết bao người bỏ xác nơi rừng sâu nước độc. Thân nhân của họ ở ngoài thì bị phân chia thành phần, phân biệt đối xử, tước hết mọi phương tiện để mưu sinh nên đành liều mình - bất kể sông chết - vượt biên. Sau này nhiều người được đi theo diện đoàn tụ gia đình, hoặc xuất khẩu lao động – đi làm thuê ở nước ngoài. Nhìn “lắm cuộc chia ly toe toét miệng cười” như thế thật đau lòng cho những ai yêu quý quê hương đất nước.

9/ Luật pháp như đùa, lãnh chúa và đủ loại vua xuất hiện

 

Các quan chức địa phương thì không do dân bầu trực tiếp như các nước dân chủ mà từ tiền bạc và thế lực phe nhóm. Quan chức cao thấp các ngành không được tuyển chọn do khả năng chuyên môn mà đều có “giá cả” như một món hàng giữa chợ - chồng tiền là lãnh chức. Người mua chức sẽ trở thành lãnh chúa một vùng, thành vua trong ngành và tha hồ vơ vét để lấy lại vốn và sau đó kiếm lời.

Xứ sở kỷ cương
sao thật lắm thứ vua
vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa
sứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa như có như không có
một người đi chật cả con đường

Những thành phần lừa đảo, mánh mung chôm chỉa cũng trở thành những vua con trong lãnh vực mình hoạt động. “Luật pháp như đùa như có như không có” nghĩa là chỉ áp dụng với dân đen còn thì dung túng cho đám có quyền, có tiền tự tung, tự tác.

Những Vấn Nạn Của Quê Hương Dân Tộc là phần hay nhất, được nhắc đến và trích dẫn nhiều nhất của bài thơ. Ông bạn tù - cán bộ Sở Văn Hóa TT - cho rằng nội dung đã “đụng đến những yếu huyệt của chế độ” chắc là ông muốn nói đến phần này. Nguyễn Duy tạo ra được những đoạn thơ tuyệt vời như thế, trước tiên, vì ông là người “nằm trong chăn” nên “biết chăn có rận”. Nhưng có phải mình ông biết đâu. Con số “biết chăn có rận” lên đến hàng vạn, hàng triệu người nhưng chỉ có ông lòng đau quặn thắt vì yêu nước thương dân, tài thơ trác tuyệt, đởm lược hơn người, lại gặp lúc cao hứng - cảm xúc sôi lên phủ mờ lý trí – không biết sợ, không suy tính thiệt hơn nên mới “tuôn ra” được những vần thơ chân thật, có hồn. Ông viết về những xấu xa tệ hại của XHCN và con người Việt Nam đúng và thật quá, ngôn ngữ hình tượng mạnh mẽ, sinh động và táo bạo quá. Chính ông sau này cũng phải công nhận “khi viết xong thì chính bản thân tôi cũng bất ngờ bởi vì không nghĩ là mình viết được những câu thơ như vậy.

Chẩn Đoán Bệnh Và Cách Chữa Trị

Muốn bắt đúng bệnh thì việc đầu tiên phải cho bác sĩ thấy, sờ, khám những bộ phận của cơ thể bị che dấu bởi nhiều lớp áo quần - phải “lột mặt nạ” để nhìn rõ chân tướng sự vật

Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ

Và thi sĩ đã tìm ra mấy nguyên nhân đã gây ra và ủ bệnh từ nhiều năm:

miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi

1/ Áp đặt quá hấp tấp “bước quá độ” của CNXH vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam trong khi cơ sở vật chất còn chưa đủ lớn, đủ vững.

2/ Tự hào vô lối, vô căn cứ đến độ “bội thực”, cả nước vỗ ngực ngợi ca mình, ngợi ca đảng, ngợi ca chế độ, ngợi ca nhau đến mức “ngộ độc ca ngợi”.

3/ Trên lừa dưới, dưới lừa trên, cả nước lừa nhau để được sống “an lành”. Cụm từ “sự thật hôn mê” được dùng rất chính xác, rất đắt.

Nhưng muốn chữa trị thì Nguyễn Duy bất lực:

“biết thế nhưng mà biết làm thế nào”

Bốc thang chửi bới thì sợ bị lợi dụng, van lạy để cầu xin đổi mới thì không biết:

“Đổi mới thật hay giả vờ đổi mới”                      

nên đành buông một câu hỏi bâng quơ mà chính mình không biết - và không ai có thể cho mình -  câu trả lời:

“Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”

Đối Thoại Với Cái Bóng - Và Hồn Thơ

Sau phần nhập đề - khoảng trên dưới 20 câu nhẹ nhàng từ tốn - nhịp thơ nhanh dần lên khi bước vào phần chính của tứ thơ. Cũng là người làm thơ, tôi có cảm giác Nguyễn Duy đang lên cơn điên – điên vì quá đau thương, điên vì quá giận dữ. Ông đã không đắn đo hơn thiệt, không biết sợ hãi, để mặc cho các con chữ tuôn ra. Cảm xúc từ mỗi chữ, mỗi câu tỏa ra nóng hổi. Ý này nối tiếp ý kia, vấn nạn sau nối tiếp vấn nạn trước, chảy xiết cứ như dòng sông vào mùa nước lũ. Nhưng sao thật lạ! Ở những đoạn sau, cảm xúc từ mỗi câu thơ vẫn nóng như lửa, cơn điên của tác giả hình như vẫn chưa hạ, mà sao có một “cái gì đó”, một “lực nào đó” trì kéo lại, không cho tứ thơ chuyển động nhanh như trước. Tôi đọc lại phần chính của tứ thơ vài lần và hình như đã tìm ra nguyên nhân.

Số là Nguyễn Duy trong lúc xác lập khung cảnh (setting) của bài thơ đã có một sáng kiến. Để khỏi phải tự mình đơn độc kể lể giãi bày tâm sự như các thi sĩ khác ông “đè” cái bóng của chính mình ra để nói chuyện với nó. Làm thế có cái lợi trước mắt là giọng thơ bớt đơn điệu. Tôi đã nghe ông đọc bài thơ trên Youtube. Mỗi lúc quay qua nhấn giọng hỏi cái bóng: Ai? thì vài khán giả ngồi gần ông – cũng giống ông - mắt lại sáng lên khoái chí; không khí bài thơ tươi, vui hơn.

Tuy nhiên, để có được cái không khí có vẻ tươi vui ấy bài thơ đã phải trả một giá khá đắt. Một là, hỏi giật giọng như vậy một, hai lần thì còn lôi cuốn sự chú ý của độc giả, tạo không khí sống động cho bài thơ, nhưng chơi cái mửng ấy đến 10 lần - mà lần nào câu hỏi cũng chỉ một chữ Ai? và câu trả lời cũng là dáng điệu bất tri, bất lực của cái bóng (3) - thì càng về sau cảm giác nhàm chán càng nặng nề. Hai là, về chữ nghĩa, ý tứ thì bài thơ nhất khí liền mạch nhưng hơi thơ, dòng thơ thì vì phải qua hơi nhiều bảng Stop nên không có trớn, chảy không được nhanh, được mạnh, không tận dụng được sự gia tăng tốc độ và cường độ dòng chảy khi có “sóng sau dồn sóng trước”. Do đó, thiệt thòi cho sự lớn mạnh của hồn thơ.

Tôi nghĩ rằng nếu không có quá nhiều bảng Stop do “đối thoại với cái bóng” tạo ra thì hơi thơ, hồn thơ sẽ mạnh hơn nhiều và giá trị nghệ thuật của bài thơ còn cao hơn nữa.

 

Đoạn Kết Thiếu Thuyết Phục

 

Mới đây cô giáo Trần Thị Lam cũng vẽ lên một bức tranh đen tối của đắt nước qua bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? Cô chấm dứt bài thơ bằng một câu hỏi:

 

Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu?

 

làm xốn xang, rung động trái tim của hàng triệu người yêu thơ, yêu quê hương dân tộc bởi vì đó là nỗi băn khoăn chung của toàn dân trước hiện tình đất nước..

 

Nguyễn Duy đã moi tâm huyết, dùng tài thơ của mình vẽ lên bức tranh về con người và quê hương đất nước Việt Nam rất sinh động, rất thật nhưng đen như mõm chó, đen như cái “sự đời”. Vâng, bức tranh Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc đầy đủ, cụ thể, rõ nét, sinh động và “đen” hơn bức tranh của cô giáo nhiều. Nhưng nhà thơ của chúng ta lại rất lạc quan bảo người dân Việt Nam:

 

“Còn thơ còn dân

ta là dân - vậy thì ta tồn tại (sic!)

 

Giọt từng giọt

nặng nhọc thay

Dù có sao đừng thở dài

Còn da lông mọc còn chồi nảy cây

 

thì đúng là ngài nói cho lấy được, chẳng “tâm lý” tý nào. Lạc quan của ngài là thứ lạc quan tếu và niềm tin của ngài chỉ nhẹ như những câu xã giao, đầu môi chót lưỡi của láng giềng an ủi nhau trong cảnh nghèo hoặc khi gặp hoạn nạn:

Thôi! Bác cũng đừng quá buồn. Hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai.” (Sau đó nếu nó cứ bỉ cực hoài mà không thấy thái lai thì cũng cố chịu vậy nhé)

Khi viết:

Giọt từng giọt

nặng nhọc thay

không biết có phải ngài muốn nói đến việc thay máu nhiễm trùng không? Nếu đúng thế thì nhà thơ kiêm bác sĩ (mà tôi rất yêu mến và nể trọng) đang … mơ. Lẽ ra phải giải quyết cái nguồn đưa vi trùng vào máu thì ngài lại “thay máu từng giọt”. Chữa bệnh kiểu đó thì ngài – và hàng mấy chục triệu bệnh nhân khác - sẽ “chết trước giờ sổ số”.

 

Riêng câu “Dù có sao đừng thở dài” thì rất “chõi” với tứ thơ, như một cái gai nhọn và cứng đâm vào da thịt người đọc.

 

Tôi nhớ đã khá lâu rồi - khi gặp nhau ở Cali (Mỹ) - một bạn thơ đã nói với tôi “Biết đâu nếu không có cái đoạn kết lạc quan tếu ấy thì giờ này Nguyễn Duy đang mịt mù ở một vùng núi rừng nào đó còng lưng cuốc đất như Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan thời Nhân Văn Giai Phẩm. Nguyễn Duy viết như thế là ‘hay’ đấy, chứ không phải ‘dở’ đâu.” Theo tôi, đó chỉ là suy đoán; và “hay, dở” như ông bạn tôi nói là cách ứng xử của thi sĩ trước cường quyền. Nhiệm vụ của tôi - một người bình thơ - là dựa vào văn bản để tìm ra cái hay, cái dở của kỹ thuật và nghệ thuật thơ. Và đoạn kết của NTXTQ với tôi, đã không cùng hướng với dòng chảy của tứ thơ và là một đoạn kết dở.

 

Đởm Lược Của Nguyễn Duy

 

Nguyễn Duy nhìn quanh quất rồi than một câu não nuột trong bài thơ của mình:

“Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết”

Nhân sĩ Bắc Hà và cả miền nam (13 năm sau ngày đổi chủ)) đã biết rõ chế độ XHCN nó nguy hại như thế mà miệng vẫn ngậm tăm. Để giải thích hiện tượng này nhà phê bình Chu Văn Sơn đã viết “Rồi yêu nước cũng phải có chỉ đạo nữa. Có phải thế không mà lòng yêu nước, nỗi đau đời lắm khi cứ phải nói chui như một thứ hàng lậu. Thiện chí bị nghi ngờ, thiện tâm bị cảnh giác. Lời tâm huyết bị kiểm duyệt, cắt xén sao cho hợp những cái khuôn cấm kỵ, lọt được những lỗ tai đông đặc nghi kỵ. https://ngominhblog.wordpress.com/2015/02/26/nhin-tu-xa-to-quoc-tieng-tho-quan-quai-bi-hung/

Riêng Nguyễn Duy, ông không chỉ than suông mà đã viết – viết đúng những vần thơ tuẫn tiết - phổ biến là có thể mất mạng hoặc tù đày. Biết thế nhưng ông vẫn cứ “chơi” và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Người đời kính trọng ông, yêu mến ông vì tài thơ, vì lòng yêu nước, nhưng có lẽ còn kính trọng và yêu mến ông nhiều hơn nữa vì đởm lược – thái độ anh hùng, hiên ngang bất khuất - của ông. Bàì thơ vì thế xuất hiện đúng lúc, tính thời sự nóng hổi, có tiếng vang lớn cả bắc lẫn trong nam.

 

Kết Luận

 

Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc là một bài thơ rất hay - tứ thơ táo bạo, ngôn ngữ hình tượng tuyệt vời, viết trong lúc cao hứng nên cảm xúc mạnh, thơ có hồn. Có chút “xộc xệch” về thế trận chữ nghĩa nên bài thơ chưa phải là toàn bích. Nhưng chỉ với hình hài như thế thôi nó đã làm chính quyền bối rối. “Nó cũng như một giọt nước đầy ly, tạp chí Sông Hương đang có một số vấn đề mà gặp bài “Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc” này thành ra họ phải đình bản để kiểm điểm.”(4)  Còn độc giả thì khỏi nói, trình độ thưởng thức thơ càng cao thì càng khoái - đọc mà nở từng khúc ruột. Tôi xin mạn phép xếp nó vào danh sách gồm 3 bài thơ phản kháng xuất sắc (5), về giá trị nghệ thuật đã đủ tầm vóc để đại diện cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc – giai đoạn CNXH bị áp đặt trên toàn nước Việt Nam.

 

Texas 07/ 2016

Phạm Đức Nhì ( HNPD) 

nhidpham@gmail.com

Blog: phamnhibinhtho.blogspot.com

 

CHÚ THÍCH:

1/ Vũ Ánh, một phóng viên tài ba, một viên chức cao cấp trong ngành Truyền Thanh Truyền Hình VNCH (Sau này là chủ bút báo Người Việt ở Califonia) trong thời gian bị giam ở Trại Trừng Giới A 20 Xuân Phước đã thực hiện tờ Hợp Đoàn - một tờ báo “chui”, kiểu Nguyệt San - để đấu tranh chống chính sách đối xử dã man với tù nhân của trại. Sau khi anh bị đưa đi “xà lim” dài hạn, tôi được đề cử thay thế phụ trách tờ báo. Được thêm 3 số nữa thì báo bị đình bản vì lý do an ninh. Một năm sau, chuyện làm báo bị đổ bể nhưng không có vật chứng. Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ vẫn bắt giải những người liên can về Số 4 Phan Đăng Lưu để thụ lý chờ ra tòa. Ngoài ra tôi còn dính líu tới một bài thơ “có vấn đề” mà người lưu giữ nó đã bị xử 12 năm tù.

2/ Bờ Vẫn Quá Xa, Phạm Đức Nhì, t-van.net

3/ Mượn chữ của Chu Văn Sơn trong bài Nhìn Từ Xa Tổ Quốc - Tiếng Thơ Quằn Quại Bi Hùng https://ngominhblog.wordpress.com/2015/02/26/nhin-tu-xa-to-quoc-tieng-tho-quan-quai-bi-hung/

 

 4/ http://hatranghn.blogtiengviet.net/2013/05/15/bani_thai_nhann_tarl_xa_tar_quar_c_carsa

5/ Gồm: Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc của Nguyễn Duy, Bánh Vẽ của Chế Lan Viên và Tạ Lỗi Trường Sơn của Đỗ Trung Quân.

PHỤ LỤC:

Nhìn Từ Xa … Tổ Quóc


Ðối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
*
Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
ai cứ sau mình lẩn quất như ma
Ai ?
im lặng
Ai ?
cái bóng !
A… xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà
Thôi thì ta quay lại
chuyện trò cùng cái bóng máu me ta
*
Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
ta là ta mà ta cứ mê ta(*)
Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm
hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Vâng – một thời không thể nào phủ nhận
tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan

*
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân
nhói dài mỗi bước
Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ?
Ai ?
không ai
Vết bầm đen đấm ngực
*
Xứ sở nhân tình
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan
Ai ?
không ai
Vết bầm đen quều quào giơ tay
*
Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh…
quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
Ðêm huyền hoặc
dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác
mắt ai xanh lè lạnh toát
lửa ma trơi
Ai ?
không ai
Vết bầm đen ngửa mặt lên trời
*
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh
Ai ?
không ai
Vết bầm đen tọa thiền
*
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
Ai ?
không ai
Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh
*
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
vì hạ giá linh hồn
Ai ?
không ai
Vết bầm đen vò tai
*
Xứ sở cần cù
sao thật lắm Lãn Ông
lắm mẹo lãn công
Giả vờ lĩnh lương
giả vờ làm việc
Tội lỗi dửng dưng
lạnh lùng gian ác vặt
Ðạo Chích thành tôn giáo phổ thông
Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn
buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt…
quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
Ai ?
không ai
Vết bầm đen nhún vai
*
Xứ sở bao dung
sao thật lắm thần dân lìa xứ
lắm cuộc chia li toe toét cười
Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa
chen nhau sang nước người làm thuê
Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
Ai ?
không ai
Vết bầm đen rứt tóc
*
Xứ sở kỷ cương
sao thật lắm thứ vua
vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa như có như không có
một người đi chật cả con đường
Ai ?
không ai
Vết bầm đen gập vuông thước thợ
*
?…
?…
?…
*
Ai ?
Ai ?
Ai ?
Không ai !
Không ai !
Không ai !
Tự vấn – mỏi
vết bầm đen còng còng dấu hỏi
*
Thôi thì ta trở về
còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại
còn chút gì le lói ở trong lòng
*
Ðôi khi nổi máu lên đồng
hồn thoát xác
rũ ruột gan ra đếm
Chích một giọt máu thường xét nghiệm
tí trí thức – tí thợ cày – tí điếm
tí con buôn – tí cán bộ – tí thằng hề
phật và ma mỗi thứ tí ti…
Khốn nạn thân nhau
nặng kiếp phân thân mặt nạ
Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ
*
Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao
miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại
biết thế nhưng mà biết làm thế nào
Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới
thầy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội
Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại
lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy
xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói
vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
Ðổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?
máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
*
Thật đáng sợ ai không có ai thương
càng đáng sợ ai không còn ai ghét
Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết
ta là gì ?
ta cần thiết cho ai ?
*
Có thể ta không tin ai đó
có thể không ai tin ta nữa
dù có sao vẫn tin ở con người
Dù có sao
đừng khoanh tay
khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn ?
những người tốt đang cần liên hiệp lại!
*
Dù có sao
vẫn Tổ Quốc trong lòng
mạch tâm linh trong sạch vô ngần
còn thơ còn dân
ta là dân – vậy thì ta tồn tại
*
Giọt từng giọt
nặng nhọc
Nặng nhọc thay
Dù có sao
đừng thở dài
còn da lông mọc còn chồi nảy cây.

____
1. Thơ Chế Lan Viên


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHÌN TỪ XA ...TỔ QUỐC : NỖI ĐAU QUẶN THẮT CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPĐ )Nhưng khi giải thích một câu thơ - đặc biệt trong bài thơ này – nó sẽ ít nhiều đụng đến lập trường, quan điểm. Nói thì chưa chắc người đọc sẽ tin, nhưng tôi đã đứng ngay thẳng, nghiêm chỉnh để viết lời bình cho NTXTQ.


Lời Nói Đầu

Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - nằm trong danh sách khá dài những bài thơ “phản kháng” - tự nó đã nặng mùi chính trị. Lưu chuyển nó - nếu gặp người khắt khe - cũng có thể bị coi là có ý đồ không tốt. Nhưng chẳng lẽ bình thơ mà gặp bài thơ nội dung súc tích như thế, kỹ thuật thơ hay như thế lại đang tâm ngoảnh mặt làm ngơ? Thế là tôi quyết định viết Lời Bình cho bài thơ.

Tôi không muốn biến bài bình thơ của mình thành một phương tiện tuyên truyền. Đối với những độc giả hiểu biết thì làm như thế là thừa, phí công vô ích. Đối với người khác thì họ đâu có thèm để mắt tới những bài viết khô khan, khó đọc như thế này.

Vì thế tôi chỉ chú trọng đến khía cạnh văn chương: kỹ thuật thơ, tứ thơ, hơi thơ, hồn thơ …

Nhưng khi giải thích một câu thơ - đặc biệt trong bài thơ này – nó sẽ ít nhiều đụng đến lập trường, quan điểm. Nói thì chưa chắc người đọc sẽ tin, nhưng tôi đã đứng ngay thẳng, nghiêm chỉnh để viết lời bình cho NTXTQ. 

Dĩ nhiên bình thơ - ngoại trừ những bài thơ toàn bích rất hiếm gặp - phải có khen, có chê. Đụng đến khen chê thì có người đồng ý, có người không. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến của các bậc trương thượng, của các bạn văn, bạn thơ, của những người yêu văn chương, và của mọi độc giả. Khen chê gì xin quý vị cứ gởi đến. Tôi sẽ trả lời tất cả, không trừ một ai. Nếu ý kiến hay, sẽ được tuyển lựa để đưa vào bài viết tổng hợp: Ba Bài Thơ Phản Kháng - Lời Bình – So Sánh và Tranh Luận.

Ba bài thơ đó là: NTXTQ của Nguyễn Duy, TLTS của Đỗ Trung Quân và Bánh Vẽ của Chế Lan Viên

Xin cám ơn bất cứ ai đọc bài viết này.

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

Nghe Mang Máng Về Bài Thơ

 

Hạ tuần tháng 8 năm 1988 tôi đang nằm ở khu C1 của Trại Giam Số 4 Phan Đăng Lưu chờ ra tòa (1) thì có một tù nhân mới nhập phòng. Ông đã đứng tuổi (trên 50) là một cán bộ của Sở Văn Hóa TT TP HCM. Nội vụ còn trong vòng điều tra nên ông chỉ cho biết ông bị nghi ngờ một tội mà ông không liên can. Sau khi đã quen nước quen cái ông kể cho bạn đồng tù nghe về một bài thơ lúc đó ở bên ngoài đang làm xôn xao dư luận cả nước; “nội dung thì đụng đến những yếu huyệt của Chế Độ, còn kỹ thuật thơ thì ‘hết sẩy’, đọc là khoái liền.” Rồi ông ta nói thêm: “Tác giả còn trẻ lắm. Sinh năm 48, 49 gì đó. Chưa đến 40 tuổi đầu.”

 

Thế rồi do chính sách cởi mở của Nguyễn Văn Linh chúng tôi được miễn tố và trả tự do. Chật vật với cuộc sống ở trong nam rồi lại ra bắc vượt biên 2 lần thất bại (1 lần bị lừa), cuối cùng tháng 6/1991 chuyến đi của tôi đến bến Hồng Kông, tháng 7/93 qua được Mỹ. Làm công việc đi biển bắt cua nặng nhọc được mấy năm thì bị đụng xe gẫy chân, tôi xin tiền chính phủ vào học đại học và dạy tiếng Việt cho trẻ em vào ngày Chủ Nhật kiếm thêm chút ít phụ giúp cuộc sống của gia đình. Lúc ấy - nhờ có cái computer - tôi mới được đọc Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc đầy đủ trọn vẹn. Mãi đến những năm sau này, con cái lớn đi làm, sức ép tài chánh nhẹ hẳn đi, tôi mới mon men bước vào chăm sóc vườn thơ của mình và bắt đầu bình thơ của người khác. Và hôm nay – rà soát lại lưng vốn văn chương, thấy đã kha khá - mới “sờ” đến bài thơ “nặng ký” của Nguyễn Duy.

Tứ Thơ: Bài thơ không có phép ẩn dụ toàn bài nên ý với tứ là một - từ xa nhìn về tổ quốc thấy quê hương dân tộc có quá nhiều vấn nạn (căn bệnh) quái ác mà không biết cách giải quyết (chữa trị) nên lòng đau quặn thắt.

Hình Thức: Bài thơ vẫn còn vóc dáng của thơ mới nhưng tác giả đã biết phá luật, tháo bỏ xích xiềng để có thể tự do phóng bút.

     1/ Viết hết ý thì thôi, không cần biết bài thơ có bao nhiêu câu.

     2/ Số chữ trong câu tự do thoải mái.

     3/ Vần liên tiếp kiểu Nhớ Rừng nhưng nhiều phá lệ khéo léo, hợp lý nên độ ngọt của thơ vừa phải, không có hội chứng “nhàm chán vần”.

Ngôn Ngữ Hình Tượng: Rất xuất sắc, đầy ấn tượng, đặc biệt ở phần chính của bài thơ - những vấn nạn của quê hương dân tộc.

Bố Cục: Bài thơ có thể chia làm 4 phần:

     1/ Nhập đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

     2/ Phần đầu của thân bài: Những chứng bệnh (vấn nạn) trầm trọng của quê hương, dân tộc.

     3/ Phần sau của thân bài: Chẩn đoán (tìm nguyên nhân) và cách chữa trị

     4/ Kết luận: Niềm tin ở tương lai dân tộc

Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ

Bài thơ được (bắt đầu) viết vào một đêm ở Moscow (Nga) nên tác giả thấy thấp thoáng cái bóng của mình dưới ngọn đèn và nẩy ra ý định trò chuyện với nó để bày tỏ tâm sự và giàn trải tứ thơ. Ông viết với tâm thế của “bên thắng cuộc” – là con cưng của chế độ (được du học ở Nga) - một lòng một dạ sắt son yêu quê hương đất nước:

“Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng

cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”

 Những Căn Bệnh Quái Ác

Đây là phần chính của bài thơ - tác giả vạch ra những vấn nạn lớn của quê hương, dân tộc.

1/ Hát đồng ca

Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
ta là ta mà ta cứ mê ta(*)

tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan

(*) Thơ Chế Lan Viên

 

Không phải chỉ ở ngành văn hóa văn nghệ mà hầu như ở mọi nơi, mọi mặt trong cuộc sống  người Việt Nam đều phải “hát đồng ca” đúng những chủ trương chính sách của Đảng – “chỉ được trôi xuôi, cấm lội ngược dòng.” Thi sĩ kiêm bác sĩ Nguyễn Duy đã chẩn đoán, “bắt” được chứng bệnh đầu tiên của chế độ: Tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, văn thi sĩ cứ cúi đầu nhắm mắt ngợi ca chế độ hết mình đến nỗi Chế Lan Viên cũng phải ngượng ngùng thốt lên: “Ta là ta mà ta cứ mê ta”. Cái gì của ta và phe ta (phe XHCN) cũng là nhất nên lại sinh ra biến chứng: nhiều thần tượng giả được phịa ra để làm gương, điển hình:

 

Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ

ợ lên thum thủm cả tim gan

 

2/ Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?

 

Từ những bài học dạy con em ở trường, những câu nói cửa miệng của cán bộ đảng và nhà nước đến những khẩu hiệu biểu ngữ đỏ đường, đỏ thành phố trên khắp quê hương thường có đoạn: Đất nước ta giầu và đẹp. Trong bài hát Tình Đất Đỏ Miền Đông của Trần Long Ẩn có câu “Trong đấu tranh người Miền Đông anh dũng; trong lao động người lại cũng anh hùng (nghĩa là còn hơn cả cần cù chăm chỉ). Thế nhưng “sao thật lắm ăn mày?” Theo tôi, cơ chế chính quyền và cơ cấu xã hội bất công - đặc biệt là chính sách Làm Chủ Tập Thể (cha chung không ai khóc) - đã làm nguội lạnh ý chí, nhiệt tình lao động của người dân; thà đi ăn mày còn hơn “còng làm cho thẳng lưng ăn”.  

3/ Thương binh liệt sĩ bị bỏ bê.

 

Lãnh đạo chóp bu chỉ biết bằng mọi cách đẩy thanh niên ra chiến trường. Chính Chế Lan Viên đã tự thú:

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

(Ai? Tôi!, Chế Lan Viên)

http://www.thica.net/2008/03/15/ai-toi/

 

Đến khi họ chết hoặc bị thương thì vì không dự trù ngân sách nên không có chích sách đãi ngộ, đành ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ mặc họ với gia đình trong khốn quẫn.

 

Xứ sở nhân tình
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan

 

Đoạn thơ đã quá rõ ràng, quá thật và quá mạnh, không cần giải thích gì thêm nữa.

4/ Tín ngưỡng bị chà đạp

Đức tin, tín ngưỡng của con người bị ngang nhiên xúc phạm, chà đạp. Tính vô thần của Chủ Nghĩa Cộng Sản lộ rõ mặt, không còn lấp liếm chối cãi được nữa.

Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh

 

Đoạn thơ thật hay về cả 3 mặt: ngôn ngữ, hình ảnh và âm điệu.

5/ Công việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho tương lai bị bỏ bê, coi thường.

Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu

Tám câu thơ đã vẽ lên những bức tranh thê thảm của tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn trái ngược với những thông tin “màu hồng” từ các phương tiện tuyên truyền của nhà nước. Với một thế hệ trẻ như vậy, tương lai đất nước thật vô cùng ảm đạm. Ở đây hình tượng thơ đã thừa sức thuyết phục, không cần biện giải dài dòng.

6/ Nhân phẩm con người rẻ mạt

Và con người - để sống còn - phải học dối gian, lừa đảo, trở thành những thứ điếm.

Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
vì hạ giá linh hồn

 

phải tự hủy hoại nhân phẩm và lắm lúc phải bán rẻ linh hồn.  

7/ Cơ chế chính quyền, cơ cấu xã hội thối nát

 

Để úng phó với cơ chế bất công, xã hội thối nát con người phải khôn vặt, trở nên lười biếng, ma giáo và vô cảm.

 

Xứ sở cần cù
sao thật lắm Lãn Ông
lắm mẹo lãn công
……………………
Tội lỗi dửng dưng
lạnh lùng gian ác vặt

buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt…
quyền lực bày ra đấu giá trước công đường

 

Xã hội thối nát đến mức mua quan bán tước, “quyền lực bày ra đấu giá trước công đường” thì không còn gì để nói nữa, dân chỉ còn nước bó tay kêu trời.

8/ Nhiều chính sách tàn ác, phân biệt đối xử, gây chia rẽ

 

Xứ sở bao dung
sao thật lắm thần dân lìa xứ
lắm cuộc chia li toe toét cười

Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa
chen nhau sang nước người làm thuê

Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về

 

Sau 30/4/75 có những người đang ở trên tàu chuẩn bị ra khơi nhưng vì yêu đất nước và:

 

thương cha mẹ già, đàn em dại

nên:

tôi bước lên bờ ở lại quê hương (2)

 

Nhưng chính quyền của “xứ sở bao dung” đã đưa họ và hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức của chế độ cũ (VNCH) vào các trại tập trung cải tạo.

 

“Và bằng những lời dối trá

trái tim vô tình

tia nhìn thù hận

các anh cướp mất của tôi

những tháng năm đẹp nhất cuộc đời” (2)

 

Không những chỉ bị đày đọa đến thân tàn ma dại mà còn biết bao người bỏ xác nơi rừng sâu nước độc. Thân nhân của họ ở ngoài thì bị phân chia thành phần, phân biệt đối xử, tước hết mọi phương tiện để mưu sinh nên đành liều mình - bất kể sông chết - vượt biên. Sau này nhiều người được đi theo diện đoàn tụ gia đình, hoặc xuất khẩu lao động – đi làm thuê ở nước ngoài. Nhìn “lắm cuộc chia ly toe toét miệng cười” như thế thật đau lòng cho những ai yêu quý quê hương đất nước.

9/ Luật pháp như đùa, lãnh chúa và đủ loại vua xuất hiện

 

Các quan chức địa phương thì không do dân bầu trực tiếp như các nước dân chủ mà từ tiền bạc và thế lực phe nhóm. Quan chức cao thấp các ngành không được tuyển chọn do khả năng chuyên môn mà đều có “giá cả” như một món hàng giữa chợ - chồng tiền là lãnh chức. Người mua chức sẽ trở thành lãnh chúa một vùng, thành vua trong ngành và tha hồ vơ vét để lấy lại vốn và sau đó kiếm lời.

Xứ sở kỷ cương
sao thật lắm thứ vua
vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa
sứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa như có như không có
một người đi chật cả con đường

Những thành phần lừa đảo, mánh mung chôm chỉa cũng trở thành những vua con trong lãnh vực mình hoạt động. “Luật pháp như đùa như có như không có” nghĩa là chỉ áp dụng với dân đen còn thì dung túng cho đám có quyền, có tiền tự tung, tự tác.

Những Vấn Nạn Của Quê Hương Dân Tộc là phần hay nhất, được nhắc đến và trích dẫn nhiều nhất của bài thơ. Ông bạn tù - cán bộ Sở Văn Hóa TT - cho rằng nội dung đã “đụng đến những yếu huyệt của chế độ” chắc là ông muốn nói đến phần này. Nguyễn Duy tạo ra được những đoạn thơ tuyệt vời như thế, trước tiên, vì ông là người “nằm trong chăn” nên “biết chăn có rận”. Nhưng có phải mình ông biết đâu. Con số “biết chăn có rận” lên đến hàng vạn, hàng triệu người nhưng chỉ có ông lòng đau quặn thắt vì yêu nước thương dân, tài thơ trác tuyệt, đởm lược hơn người, lại gặp lúc cao hứng - cảm xúc sôi lên phủ mờ lý trí – không biết sợ, không suy tính thiệt hơn nên mới “tuôn ra” được những vần thơ chân thật, có hồn. Ông viết về những xấu xa tệ hại của XHCN và con người Việt Nam đúng và thật quá, ngôn ngữ hình tượng mạnh mẽ, sinh động và táo bạo quá. Chính ông sau này cũng phải công nhận “khi viết xong thì chính bản thân tôi cũng bất ngờ bởi vì không nghĩ là mình viết được những câu thơ như vậy.

Chẩn Đoán Bệnh Và Cách Chữa Trị

Muốn bắt đúng bệnh thì việc đầu tiên phải cho bác sĩ thấy, sờ, khám những bộ phận của cơ thể bị che dấu bởi nhiều lớp áo quần - phải “lột mặt nạ” để nhìn rõ chân tướng sự vật

Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ

Và thi sĩ đã tìm ra mấy nguyên nhân đã gây ra và ủ bệnh từ nhiều năm:

miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi

1/ Áp đặt quá hấp tấp “bước quá độ” của CNXH vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam trong khi cơ sở vật chất còn chưa đủ lớn, đủ vững.

2/ Tự hào vô lối, vô căn cứ đến độ “bội thực”, cả nước vỗ ngực ngợi ca mình, ngợi ca đảng, ngợi ca chế độ, ngợi ca nhau đến mức “ngộ độc ca ngợi”.

3/ Trên lừa dưới, dưới lừa trên, cả nước lừa nhau để được sống “an lành”. Cụm từ “sự thật hôn mê” được dùng rất chính xác, rất đắt.

Nhưng muốn chữa trị thì Nguyễn Duy bất lực:

“biết thế nhưng mà biết làm thế nào”

Bốc thang chửi bới thì sợ bị lợi dụng, van lạy để cầu xin đổi mới thì không biết:

“Đổi mới thật hay giả vờ đổi mới”                      

nên đành buông một câu hỏi bâng quơ mà chính mình không biết - và không ai có thể cho mình -  câu trả lời:

“Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”

Đối Thoại Với Cái Bóng - Và Hồn Thơ

Sau phần nhập đề - khoảng trên dưới 20 câu nhẹ nhàng từ tốn - nhịp thơ nhanh dần lên khi bước vào phần chính của tứ thơ. Cũng là người làm thơ, tôi có cảm giác Nguyễn Duy đang lên cơn điên – điên vì quá đau thương, điên vì quá giận dữ. Ông đã không đắn đo hơn thiệt, không biết sợ hãi, để mặc cho các con chữ tuôn ra. Cảm xúc từ mỗi chữ, mỗi câu tỏa ra nóng hổi. Ý này nối tiếp ý kia, vấn nạn sau nối tiếp vấn nạn trước, chảy xiết cứ như dòng sông vào mùa nước lũ. Nhưng sao thật lạ! Ở những đoạn sau, cảm xúc từ mỗi câu thơ vẫn nóng như lửa, cơn điên của tác giả hình như vẫn chưa hạ, mà sao có một “cái gì đó”, một “lực nào đó” trì kéo lại, không cho tứ thơ chuyển động nhanh như trước. Tôi đọc lại phần chính của tứ thơ vài lần và hình như đã tìm ra nguyên nhân.

Số là Nguyễn Duy trong lúc xác lập khung cảnh (setting) của bài thơ đã có một sáng kiến. Để khỏi phải tự mình đơn độc kể lể giãi bày tâm sự như các thi sĩ khác ông “đè” cái bóng của chính mình ra để nói chuyện với nó. Làm thế có cái lợi trước mắt là giọng thơ bớt đơn điệu. Tôi đã nghe ông đọc bài thơ trên Youtube. Mỗi lúc quay qua nhấn giọng hỏi cái bóng: Ai? thì vài khán giả ngồi gần ông – cũng giống ông - mắt lại sáng lên khoái chí; không khí bài thơ tươi, vui hơn.

Tuy nhiên, để có được cái không khí có vẻ tươi vui ấy bài thơ đã phải trả một giá khá đắt. Một là, hỏi giật giọng như vậy một, hai lần thì còn lôi cuốn sự chú ý của độc giả, tạo không khí sống động cho bài thơ, nhưng chơi cái mửng ấy đến 10 lần - mà lần nào câu hỏi cũng chỉ một chữ Ai? và câu trả lời cũng là dáng điệu bất tri, bất lực của cái bóng (3) - thì càng về sau cảm giác nhàm chán càng nặng nề. Hai là, về chữ nghĩa, ý tứ thì bài thơ nhất khí liền mạch nhưng hơi thơ, dòng thơ thì vì phải qua hơi nhiều bảng Stop nên không có trớn, chảy không được nhanh, được mạnh, không tận dụng được sự gia tăng tốc độ và cường độ dòng chảy khi có “sóng sau dồn sóng trước”. Do đó, thiệt thòi cho sự lớn mạnh của hồn thơ.

Tôi nghĩ rằng nếu không có quá nhiều bảng Stop do “đối thoại với cái bóng” tạo ra thì hơi thơ, hồn thơ sẽ mạnh hơn nhiều và giá trị nghệ thuật của bài thơ còn cao hơn nữa.

 

Đoạn Kết Thiếu Thuyết Phục

 

Mới đây cô giáo Trần Thị Lam cũng vẽ lên một bức tranh đen tối của đắt nước qua bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? Cô chấm dứt bài thơ bằng một câu hỏi:

 

Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu?

 

làm xốn xang, rung động trái tim của hàng triệu người yêu thơ, yêu quê hương dân tộc bởi vì đó là nỗi băn khoăn chung của toàn dân trước hiện tình đất nước..

 

Nguyễn Duy đã moi tâm huyết, dùng tài thơ của mình vẽ lên bức tranh về con người và quê hương đất nước Việt Nam rất sinh động, rất thật nhưng đen như mõm chó, đen như cái “sự đời”. Vâng, bức tranh Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc đầy đủ, cụ thể, rõ nét, sinh động và “đen” hơn bức tranh của cô giáo nhiều. Nhưng nhà thơ của chúng ta lại rất lạc quan bảo người dân Việt Nam:

 

“Còn thơ còn dân

ta là dân - vậy thì ta tồn tại (sic!)

 

Giọt từng giọt

nặng nhọc thay

Dù có sao đừng thở dài

Còn da lông mọc còn chồi nảy cây

 

thì đúng là ngài nói cho lấy được, chẳng “tâm lý” tý nào. Lạc quan của ngài là thứ lạc quan tếu và niềm tin của ngài chỉ nhẹ như những câu xã giao, đầu môi chót lưỡi của láng giềng an ủi nhau trong cảnh nghèo hoặc khi gặp hoạn nạn:

Thôi! Bác cũng đừng quá buồn. Hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai.” (Sau đó nếu nó cứ bỉ cực hoài mà không thấy thái lai thì cũng cố chịu vậy nhé)

Khi viết:

Giọt từng giọt

nặng nhọc thay

không biết có phải ngài muốn nói đến việc thay máu nhiễm trùng không? Nếu đúng thế thì nhà thơ kiêm bác sĩ (mà tôi rất yêu mến và nể trọng) đang … mơ. Lẽ ra phải giải quyết cái nguồn đưa vi trùng vào máu thì ngài lại “thay máu từng giọt”. Chữa bệnh kiểu đó thì ngài – và hàng mấy chục triệu bệnh nhân khác - sẽ “chết trước giờ sổ số”.

 

Riêng câu “Dù có sao đừng thở dài” thì rất “chõi” với tứ thơ, như một cái gai nhọn và cứng đâm vào da thịt người đọc.

 

Tôi nhớ đã khá lâu rồi - khi gặp nhau ở Cali (Mỹ) - một bạn thơ đã nói với tôi “Biết đâu nếu không có cái đoạn kết lạc quan tếu ấy thì giờ này Nguyễn Duy đang mịt mù ở một vùng núi rừng nào đó còng lưng cuốc đất như Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan thời Nhân Văn Giai Phẩm. Nguyễn Duy viết như thế là ‘hay’ đấy, chứ không phải ‘dở’ đâu.” Theo tôi, đó chỉ là suy đoán; và “hay, dở” như ông bạn tôi nói là cách ứng xử của thi sĩ trước cường quyền. Nhiệm vụ của tôi - một người bình thơ - là dựa vào văn bản để tìm ra cái hay, cái dở của kỹ thuật và nghệ thuật thơ. Và đoạn kết của NTXTQ với tôi, đã không cùng hướng với dòng chảy của tứ thơ và là một đoạn kết dở.

 

Đởm Lược Của Nguyễn Duy

 

Nguyễn Duy nhìn quanh quất rồi than một câu não nuột trong bài thơ của mình:

“Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết”

Nhân sĩ Bắc Hà và cả miền nam (13 năm sau ngày đổi chủ)) đã biết rõ chế độ XHCN nó nguy hại như thế mà miệng vẫn ngậm tăm. Để giải thích hiện tượng này nhà phê bình Chu Văn Sơn đã viết “Rồi yêu nước cũng phải có chỉ đạo nữa. Có phải thế không mà lòng yêu nước, nỗi đau đời lắm khi cứ phải nói chui như một thứ hàng lậu. Thiện chí bị nghi ngờ, thiện tâm bị cảnh giác. Lời tâm huyết bị kiểm duyệt, cắt xén sao cho hợp những cái khuôn cấm kỵ, lọt được những lỗ tai đông đặc nghi kỵ. https://ngominhblog.wordpress.com/2015/02/26/nhin-tu-xa-to-quoc-tieng-tho-quan-quai-bi-hung/

Riêng Nguyễn Duy, ông không chỉ than suông mà đã viết – viết đúng những vần thơ tuẫn tiết - phổ biến là có thể mất mạng hoặc tù đày. Biết thế nhưng ông vẫn cứ “chơi” và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Người đời kính trọng ông, yêu mến ông vì tài thơ, vì lòng yêu nước, nhưng có lẽ còn kính trọng và yêu mến ông nhiều hơn nữa vì đởm lược – thái độ anh hùng, hiên ngang bất khuất - của ông. Bàì thơ vì thế xuất hiện đúng lúc, tính thời sự nóng hổi, có tiếng vang lớn cả bắc lẫn trong nam.

 

Kết Luận

 

Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc là một bài thơ rất hay - tứ thơ táo bạo, ngôn ngữ hình tượng tuyệt vời, viết trong lúc cao hứng nên cảm xúc mạnh, thơ có hồn. Có chút “xộc xệch” về thế trận chữ nghĩa nên bài thơ chưa phải là toàn bích. Nhưng chỉ với hình hài như thế thôi nó đã làm chính quyền bối rối. “Nó cũng như một giọt nước đầy ly, tạp chí Sông Hương đang có một số vấn đề mà gặp bài “Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc” này thành ra họ phải đình bản để kiểm điểm.”(4)  Còn độc giả thì khỏi nói, trình độ thưởng thức thơ càng cao thì càng khoái - đọc mà nở từng khúc ruột. Tôi xin mạn phép xếp nó vào danh sách gồm 3 bài thơ phản kháng xuất sắc (5), về giá trị nghệ thuật đã đủ tầm vóc để đại diện cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc – giai đoạn CNXH bị áp đặt trên toàn nước Việt Nam.

 

Texas 07/ 2016

Phạm Đức Nhì ( HNPD) 

nhidpham@gmail.com

Blog: phamnhibinhtho.blogspot.com

 

CHÚ THÍCH:

1/ Vũ Ánh, một phóng viên tài ba, một viên chức cao cấp trong ngành Truyền Thanh Truyền Hình VNCH (Sau này là chủ bút báo Người Việt ở Califonia) trong thời gian bị giam ở Trại Trừng Giới A 20 Xuân Phước đã thực hiện tờ Hợp Đoàn - một tờ báo “chui”, kiểu Nguyệt San - để đấu tranh chống chính sách đối xử dã man với tù nhân của trại. Sau khi anh bị đưa đi “xà lim” dài hạn, tôi được đề cử thay thế phụ trách tờ báo. Được thêm 3 số nữa thì báo bị đình bản vì lý do an ninh. Một năm sau, chuyện làm báo bị đổ bể nhưng không có vật chứng. Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ vẫn bắt giải những người liên can về Số 4 Phan Đăng Lưu để thụ lý chờ ra tòa. Ngoài ra tôi còn dính líu tới một bài thơ “có vấn đề” mà người lưu giữ nó đã bị xử 12 năm tù.

2/ Bờ Vẫn Quá Xa, Phạm Đức Nhì, t-van.net

3/ Mượn chữ của Chu Văn Sơn trong bài Nhìn Từ Xa Tổ Quốc - Tiếng Thơ Quằn Quại Bi Hùng https://ngominhblog.wordpress.com/2015/02/26/nhin-tu-xa-to-quoc-tieng-tho-quan-quai-bi-hung/

 

 4/ http://hatranghn.blogtiengviet.net/2013/05/15/bani_thai_nhann_tarl_xa_tar_quar_c_carsa

5/ Gồm: Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc của Nguyễn Duy, Bánh Vẽ của Chế Lan Viên và Tạ Lỗi Trường Sơn của Đỗ Trung Quân.

PHỤ LỤC:

Nhìn Từ Xa … Tổ Quóc


Ðối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
*
Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
ai cứ sau mình lẩn quất như ma
Ai ?
im lặng
Ai ?
cái bóng !
A… xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà
Thôi thì ta quay lại
chuyện trò cùng cái bóng máu me ta
*
Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm
ta là ta mà ta cứ mê ta(*)
Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm
hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Vâng – một thời không thể nào phủ nhận
tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan

*
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân
nhói dài mỗi bước
Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ?
Ai ?
không ai
Vết bầm đen đấm ngực
*
Xứ sở nhân tình
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan
Ai ?
không ai
Vết bầm đen quều quào giơ tay
*
Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh…
quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
Ðêm huyền hoặc
dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác
mắt ai xanh lè lạnh toát
lửa ma trơi
Ai ?
không ai
Vết bầm đen ngửa mặt lên trời
*
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh
Ai ?
không ai
Vết bầm đen tọa thiền
*
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
Ai ?
không ai
Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh
*
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng
vì hạ giá linh hồn
Ai ?
không ai
Vết bầm đen vò tai
*
Xứ sở cần cù
sao thật lắm Lãn Ông
lắm mẹo lãn công
Giả vờ lĩnh lương
giả vờ làm việc
Tội lỗi dửng dưng
lạnh lùng gian ác vặt
Ðạo Chích thành tôn giáo phổ thông
Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn
buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt…
quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
Ai ?
không ai
Vết bầm đen nhún vai
*
Xứ sở bao dung
sao thật lắm thần dân lìa xứ
lắm cuộc chia li toe toét cười
Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa
chen nhau sang nước người làm thuê
Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
Ai ?
không ai
Vết bầm đen rứt tóc
*
Xứ sở kỷ cương
sao thật lắm thứ vua
vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa như có như không có
một người đi chật cả con đường
Ai ?
không ai
Vết bầm đen gập vuông thước thợ
*
?…
?…
?…
*
Ai ?
Ai ?
Ai ?
Không ai !
Không ai !
Không ai !
Tự vấn – mỏi
vết bầm đen còng còng dấu hỏi
*
Thôi thì ta trở về
còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại
còn chút gì le lói ở trong lòng
*
Ðôi khi nổi máu lên đồng
hồn thoát xác
rũ ruột gan ra đếm
Chích một giọt máu thường xét nghiệm
tí trí thức – tí thợ cày – tí điếm
tí con buôn – tí cán bộ – tí thằng hề
phật và ma mỗi thứ tí ti…
Khốn nạn thân nhau
nặng kiếp phân thân mặt nạ
Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ
*
Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao
miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại
biết thế nhưng mà biết làm thế nào
Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới
thầy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội
Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại
lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy
xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói
vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
Ðổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?
máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
*
Thật đáng sợ ai không có ai thương
càng đáng sợ ai không còn ai ghét
Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết
ta là gì ?
ta cần thiết cho ai ?
*
Có thể ta không tin ai đó
có thể không ai tin ta nữa
dù có sao vẫn tin ở con người
Dù có sao
đừng khoanh tay
khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn ?
những người tốt đang cần liên hiệp lại!
*
Dù có sao
vẫn Tổ Quốc trong lòng
mạch tâm linh trong sạch vô ngần
còn thơ còn dân
ta là dân – vậy thì ta tồn tại
*
Giọt từng giọt
nặng nhọc
Nặng nhọc thay
Dù có sao
đừng thở dài
còn da lông mọc còn chồi nảy cây.

____
1. Thơ Chế Lan Viên


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm