Kinh Khổ
NHỚ CỐ HƯƠNG – NHỚ QUÊ
( HNPĐ )Ngày Xuân nơi quê người, đồng môn Quốc Gia Hành Chánh trao nhau nỗi nhớ Nhà.
Nhớ cố hương
Nước mất còn cố hương
Yêu quê phải ly hương
Đất khách đời quạnh quẽ
Quê người kiếp tha phương
Muôn loài sống hang ổ
Nước mất còn núi sông
Loài người yêu đất tổ
Mất nước phải lưu vong
Nước mất còn quê hương
Người thương cách đại dương
Những đêm rằm trăng sáng
Quay quắc nhớ cố hương
Ton that Hung 2016
Nhớ quê
Bạn thân!
Đọc bài nầy,(*) tôi lại nhớ đến tô bún "kiểm" ở chợ Thủ dầu một
ngày xưa vào bửa trưa ngày rằm mỗi tháng, giá 5 cắc,
lúc tôi học tại trường tiểu học TDM!
Thân!
Nguyễn Thanh Bạch
Tôi sanh ra nơi quê ngoại, làng Bưng Cầu, xứ Thủ. Ba làm việc ở làng Phú Cường, chợ Thủ. Những ngày còn thơ, những ngày thứ Năm, nghỉ học, thỉnh thoảng theo ba về chợ Thủ thăm “ nội “. Nội tôi, mỗi khi cháu đích tôn về thăm đều ra chợ Thủ, mua một chén nhỏ mắm bằm và một con cá lẹp (?) về nấu canh măng mẳng cho cháu ăn.
Mắm bằm là mắm thô bằm với trái thơm, ăn vừa ngọt vừa thơm. Canh măng mẳng không phải là mằn mặn mà là ngọt nước. Vị đặc biệt là ở chổ, con cá lép kẹp, nhỏ xíu, hầu như chỉ có xương và da. Vậy mà nội chắt chiu, nấu cho cháu tô canh nhỏ ngọt ngào.
Một bửa Đực lớn háu ăn, mắc phải xương cá. Chiếc xương nhỏ xíu mà nội cho Đực nuốt cả mấy muổng cơm mà không trôi. Ông bảy ở kế bên ra hàng hiên, bẻ một nhánh bông hồng, đặt lên trang và gõ mấy tiếng chuông. Bẻ một cọng nhánh hồng đưa cho thằng Đực, biểu cầm xỉa răng. Nội đặt cháu lên võng đưa và ru:
“ Con gái mà lậy (**) chồng xa
Mai sau cha yếu, mẹ già
Chén cơm ai bới, tô trà ai dâng?”
Bà ru, cháu ngủ một giấc, thức dậy quên mất chuyện mắc xương cá vì ăn canh măng mẳng.
Đó là chiện ăn. Bây giờ là chiện học. Ăn học là chuyện thiên kinh, địa nghĩa của đám hạng ba, sau nhất quỷ, nhì ma.
Thằng Đực học hành lượm thượm, mãi tới 19 tuổi mới lượm được cái bằng Trung học Đệ nhấp cấp, tức lớp 9 bây giờ. Được cái là sống lâu lên lão làng nên đậu một lượt cả hai bằng Pháp lẫn Việt. Cũng nói cho thật ở chợ Thủ hồi đó, số người đậu được cái Brevet BEPC không phải nhiều nhặn gì. Cho nên ông cậu bảy, cựu thanh tra Tiểu học thời Pháp mới trăm tiếng Tây: Tu es maintenant double licencíe. Trực nhớ lại thằng cháu của ông chỉ mới rớ được cái bắng trung học quèn, ông bèn đổi lại: Double diplômé!
Nơi làng quê Bưng Cầu, ông ngoại tôi còn oai phong hơn! Ông đi mua một tờ báo Tiếng Chuông, nơi trang nhất có đăng danh sách thí sinh đậu bằng Trung học Pháp, tục gọi BEPC. Ông ngoại đi kiếm cây viết chì xanh – đỏ, gạch một gạch đỏ thiệt bự dưới tên đứa cháu ngoại học giỏi của ông, rồi đi giáp làng, giáp chợ khoe: Thằng Đực lớn, con của hai Kim Anh đậu bằng đít lom Tây, nè! Có người chọc ông, cười hỏi: Nguyễn Thành Nhơn, đâu phải Đực lớn. Ông ngoại ngạo nghễ giảng: Tên khai sanh Đực lớn là Thành Nhơn. Vậy đó!
Thời gian như bóng câu qua song cửa! Mới đó mà hơn 70 năm đã trôi qua. Thời gian như chiếc lá bay vèo. Ông ngoại, bà nội, ông cậu bảy đã xa chơi miền miêng viễn từ lâu. Thằng cháu nhỏ ngày xưa, nay đã ngắp nghé tám mươi. Làng quê ngày nay đâu còn nữa:
Suối Bưng Cầu róc rách êm đềm
Ngày nay là cái lạch bùn lầy hôi hám
Đầy chất thải của hảng xưởng Hàn, Đài
Mội Thầy Thơ nên thơ
Nay chỉ còn một lỗ nông sờ
Tang thương dâu biển
Nguyễn Nhơn ( HNPD )
(*) “ Nhớ quê, nhớ cá linh bông điên điển mùa nước nổi “
(**) Ở chợ Thủ, các bà lớn tuổi ưa nói “ lậy “ thay vì “ lấy “
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
NHỚ CỐ HƯƠNG – NHỚ QUÊ
( HNPĐ )Ngày Xuân nơi quê người, đồng môn Quốc Gia Hành Chánh trao nhau nỗi nhớ Nhà.
Nhớ cố hương
Nước mất còn cố hương
Yêu quê phải ly hương
Đất khách đời quạnh quẽ
Quê người kiếp tha phương
Muôn loài sống hang ổ
Nước mất còn núi sông
Loài người yêu đất tổ
Mất nước phải lưu vong
Nước mất còn quê hương
Người thương cách đại dương
Những đêm rằm trăng sáng
Quay quắc nhớ cố hương
Ton that Hung 2016
Nhớ quê
Bạn thân!
Đọc bài nầy,(*) tôi lại nhớ đến tô bún "kiểm" ở chợ Thủ dầu một
ngày xưa vào bửa trưa ngày rằm mỗi tháng, giá 5 cắc,
lúc tôi học tại trường tiểu học TDM!
Thân!
Nguyễn Thanh Bạch
Tôi sanh ra nơi quê ngoại, làng Bưng Cầu, xứ Thủ. Ba làm việc ở làng Phú Cường, chợ Thủ. Những ngày còn thơ, những ngày thứ Năm, nghỉ học, thỉnh thoảng theo ba về chợ Thủ thăm “ nội “. Nội tôi, mỗi khi cháu đích tôn về thăm đều ra chợ Thủ, mua một chén nhỏ mắm bằm và một con cá lẹp (?) về nấu canh măng mẳng cho cháu ăn.
Mắm bằm là mắm thô bằm với trái thơm, ăn vừa ngọt vừa thơm. Canh măng mẳng không phải là mằn mặn mà là ngọt nước. Vị đặc biệt là ở chổ, con cá lép kẹp, nhỏ xíu, hầu như chỉ có xương và da. Vậy mà nội chắt chiu, nấu cho cháu tô canh nhỏ ngọt ngào.
Một bửa Đực lớn háu ăn, mắc phải xương cá. Chiếc xương nhỏ xíu mà nội cho Đực nuốt cả mấy muổng cơm mà không trôi. Ông bảy ở kế bên ra hàng hiên, bẻ một nhánh bông hồng, đặt lên trang và gõ mấy tiếng chuông. Bẻ một cọng nhánh hồng đưa cho thằng Đực, biểu cầm xỉa răng. Nội đặt cháu lên võng đưa và ru:
“ Con gái mà lậy (**) chồng xa
Mai sau cha yếu, mẹ già
Chén cơm ai bới, tô trà ai dâng?”
Bà ru, cháu ngủ một giấc, thức dậy quên mất chuyện mắc xương cá vì ăn canh măng mẳng.
Đó là chiện ăn. Bây giờ là chiện học. Ăn học là chuyện thiên kinh, địa nghĩa của đám hạng ba, sau nhất quỷ, nhì ma.
Thằng Đực học hành lượm thượm, mãi tới 19 tuổi mới lượm được cái bằng Trung học Đệ nhấp cấp, tức lớp 9 bây giờ. Được cái là sống lâu lên lão làng nên đậu một lượt cả hai bằng Pháp lẫn Việt. Cũng nói cho thật ở chợ Thủ hồi đó, số người đậu được cái Brevet BEPC không phải nhiều nhặn gì. Cho nên ông cậu bảy, cựu thanh tra Tiểu học thời Pháp mới trăm tiếng Tây: Tu es maintenant double licencíe. Trực nhớ lại thằng cháu của ông chỉ mới rớ được cái bắng trung học quèn, ông bèn đổi lại: Double diplômé!
Nơi làng quê Bưng Cầu, ông ngoại tôi còn oai phong hơn! Ông đi mua một tờ báo Tiếng Chuông, nơi trang nhất có đăng danh sách thí sinh đậu bằng Trung học Pháp, tục gọi BEPC. Ông ngoại đi kiếm cây viết chì xanh – đỏ, gạch một gạch đỏ thiệt bự dưới tên đứa cháu ngoại học giỏi của ông, rồi đi giáp làng, giáp chợ khoe: Thằng Đực lớn, con của hai Kim Anh đậu bằng đít lom Tây, nè! Có người chọc ông, cười hỏi: Nguyễn Thành Nhơn, đâu phải Đực lớn. Ông ngoại ngạo nghễ giảng: Tên khai sanh Đực lớn là Thành Nhơn. Vậy đó!
Thời gian như bóng câu qua song cửa! Mới đó mà hơn 70 năm đã trôi qua. Thời gian như chiếc lá bay vèo. Ông ngoại, bà nội, ông cậu bảy đã xa chơi miền miêng viễn từ lâu. Thằng cháu nhỏ ngày xưa, nay đã ngắp nghé tám mươi. Làng quê ngày nay đâu còn nữa:
Suối Bưng Cầu róc rách êm đềm
Ngày nay là cái lạch bùn lầy hôi hám
Đầy chất thải của hảng xưởng Hàn, Đài
Mội Thầy Thơ nên thơ
Nay chỉ còn một lỗ nông sờ
Tang thương dâu biển
Nguyễn Nhơn ( HNPD )
(*) “ Nhớ quê, nhớ cá linh bông điên điển mùa nước nổi “
(**) Ở chợ Thủ, các bà lớn tuổi ưa nói “ lậy “ thay vì “ lấy “